Giới thiệu một số nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5

Giới thiệu một số nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5

I/ CÁC BÀI TẬP VỀ KĨ NĂNG DÙNG DẤU CÂU:

 (Chú ý: HSinh đừng đánh dấu câu vào ngay các đề trong tờ nầy, chỉ nhìn để viết ra vở khác cho thầy cô chấm, sau đó làm lại đến bao giờ đúng hoàn toàn .)

Vừa chép lại vào vở, vừa điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn sau:

1) Năm nay ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi trước đây ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố hiện nay ông đã về hưu ở thôn quê lần nào gặp tôi ông cũng căn dặn cháu hãy cố học cho giỏi nhé

2) Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các cụ già nhặt cỏ đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm chẳng mấy chốc khói bếp đã um lên các bà mẹ cúi lom khom tra ngô được mẹ ủ ấm các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.

3) Buổi sớm mặt trời lên ngang đỉnh núi sương tan trời mới quang đãng buổi chiều nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống khắp núi đồi.

4) Sau giờ thủ công hôm ấy về nhà tôi nghĩ mãi chả lẽ mình chịu cái môn cắt chữ nầy thật ư không các bạn cắt được thì mình cũng cắt được.

5) Đoạn văn sau gồm 4 câu, trong đó có hai câu hội thoại có lời dẫn trực tiếp. Chép lại 4 câu đó. (không cần viết thêm chữ nào, chỉ cần viết hoa )

Chim sâu sao nhiều thế nó bay tràn qua vườn cải bé hỏi chimlàm gì thế chim trả lời chúng em bắt sâu.

 

doc 16 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1189Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giới thiệu một số nội dung bồi dưỡng cho học sinh giỏi lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG CHO HỌC SINH GIỎI L5
A/ MÔN TIẾNG VIỆT
I/ CÁC BÀI TẬP VỀ KĨ NĂNG DÙNG DẤU CÂU:
 (Chú ý: HSinh đừng đánh dấu câu vào ngay các đề trong tờ nầy, chỉ nhìn để viết ra vở khác cho thầy cô chấm, sau đó làm lại đến bao giờ đúng hoàn toàn ...) 
Vừa chép lại vào vở, vừa điền dấu câu thích hợp vào các đoạn văn sau: 
1) Năm nay ông ngoại tôi đã ngoài sáu mươi tuổi trước đây ông từng là giáo viên dạy học ở thành phố hiện nay ông đã về hưu ở thôn quê lần nào gặp tôi ông cũng căn dặn cháu hãy cố học cho giỏi nhé
2) Trên nương mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các cụ già nhặt cỏ đốt lá mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm chẳng mấy chốc khói bếp đã um lên các bà mẹ cúi lom khom tra ngô được mẹ ủ ấm các em bé ngủ khì trên lưng mẹ.
3) Buổi sớm mặt trời lên ngang đỉnh núi sương tan trời mới quang đãng buổi chiều nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống khắp núi đồi.
4) Sau giờ thủ công hôm ấy về nhà tôi nghĩ mãi chả lẽ mình chịu cái môn cắt chữ nầy thật ư không các bạn cắt được thì mình cũng cắt được.
5) Đoạn văn sau gồm 4 câu, trong đó có hai câu hội thoại có lời dẫn trực tiếp. Chép lại 4 câu đó. (không cần viết thêm chữ nào, chỉ cần viết hoa )
Chim sâu sao nhiều thế nó bay tràn qua vườn cải bé hỏi chimlàm gì thế chim trả lời chúng em bắt sâu.
6) Một con dê trắng vào rừng tìm lá non bỗng gặp sói sói hỏi dê kia mi đi đâu dê trắng run rẫy tôi đi tìm lá non trên đầu mi có cái gì thế đầu tôi có sừng tim mi thế nào tim tôi đang run sợ 
(Chú ý: Chỉ dùng một trong 2 hình thức ghi lời dẫn, đừng vừa dùng lời dẫn trực tiếp vừa dùng lời dẫn gián tiếp trong một đoạn văn trên)
II/ CÁC BÀI TẬP VỀ ÂM-CHỮ CÁI, CHỮ-TIẾNG, TỪ ĐƠN, TỪ LÁY, TỪ GHÉP
1/ Tự ghi theo thứ tự Bảng chữ cái tiếng Việt. Gạch chân các nguyên âm.
2) Trong tiếng Việt, tiếng nào được ghi bằng chữ có 7 chữ cái ? Phân tích âm đầu, vần, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh của tiếng đó và vài chữ khác.
3/ Tìm và giải nghĩa các từ láy trong các câu thơ trích dưới đây:
a) 	 Dưới trăng quyên đã gọi hè,
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông (Nguyễn Du)
b) Ngoài kia chú vạc / Lặng lẽ mò tôm / Bên cạnh sao hôm / Long lanh đáy nước (Võ Quảng)
4/ Các từ: nhà báo, nhà ngói, nhà trường, nhà văn, nhà bạt, nhà in, nhà thơ, nhà kính, nhà hát ...
a) Các từ trên là từ ghép loại gì ? b) Tìm căn cứ chia các từ trên thành 3 nhóm.
5/ Các từ sau, từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép:
Nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh, ngang ngược, trống trải, chao đảo, lành lặn. Cho biết tại sao phân loại như thế ?
6/ Gạch một gạch dưới từ ghép, hai gạch dưới từ láy đoạn thơ sau. Sau đó, em cho biết từ ghép khác và giống từ láy ở những điểm nào ?
“ ... Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
 Buồn trông con nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu ... “ (Nguyễn Du)
7/ Phân chia các từ sau thành 2 loại rồi đặt tên cho mỗi loại:
“thon thả, mập mạp, dịu hiền, đen láy, thật thà, chu đáo, nhanh nhẹn, hoà nhã”
*8/ Tìm các từ láy đôi (thuộc kiểu láy âm) theo mẫu cấu tạo vần trong tiếng láy là “ăn” và cho biết nghĩa của những từ láy vừa tìm được có gì giống nhau ?
III/ CÁC BÀI TẬP VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
1/a) Tìm các từ thích hợp điền vào các chỗ trống để có các thành ngữ:
 -Một .......... hai ............. - ............. lấm ....... bùn
b) Giải thích các thành ngữ vừa tìm được. c) Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
2/ a) Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để có các thành ngữ sau:
 - Tốt ........ hơn tốt ......... - ................ cho sạch .......... cho thơm.
b) Thành ngữ tìm được khuyên ta điều gì ? c) Đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
3/ Hãy giải thích và đặt câu với mỗi thành ngữ sau:
a) như nước vỡ bờ b) trùng trùng điệp điệp
 4/a) Hãy tìm câu tục ngữ cùng nghĩa với câu: “ Ăn quả nhớ người trồng cây” 
b) Câu tục ngữ tìm được khuyên chúng ta điều gì ? c) Đặt câu với câu mới tìm.
IV/ CÁC BÀI TẬP VỀ BỘ PHẬN CHÍNH VÀ PHỤ CỦA CÂU ĐƠN
1) Các dòng sau chưa phải là câu, hãy chữa lại bằng hai cách:
a) Vóc người cân đối và mạnh khoẻ của Lan. 
b) Nối buồn của những em bé mồ côi không nơi nương tựa.
c) Nhìn bộ ấm chén sạch sẽ và đẹp như lúc mới mua.
d) Nhờ sự giúp đỡ, đùm bọc của tập thể lớp và tình yêu thương trìu mến của cô giáo chủ nhiệm.
e) Qua cảnh đẹp của cánh đồng lúa chín càng thấy yêu quê hương và trân trọng từng hạt lúa vàng.
g) Những ngày nắng nóng, tôi và các bạn trai khác cùng lứa tuổi trong cái xóm nhỏ ven sông mát rượi bóng tre.
2/ Đặt 2 câu có trạng ngữ để tả trời, mây trong ngày nắng đẹp. (Mỗi câu có12 chữ trở lên. Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm, một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.) 
3) Chép lại, điền tên các bộ phận (CN, VN, TN, ĐN, BN...) dưới mỗi cụm từ ngữ gạch chân trong các câu sau: (đừng điền ngay vào tờ giấy nầy)
a) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
b) Các chiến sĩ biên phòng luôn cầm chắc tay súng để giữ vững bờ cõi của Tổ quốc.
4) Ghép từng đôi câu sau đây thành một câu có thành phần phụ trạng ngữ thích hợp (lúc ghép có thể thêm vài từ hoặc đổi vị trí bộ phận phụ trong câu ).
a) Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang.
b/ Con đường nầy chạy về làng. Từng tốp người hối hả gánh những gánh lúa đầy ắp về nhà.
5/ Hãy sắp xếp các từ và cụm từ sau đây thành câu thích hợp. (dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần của câu, dùng từ “và” để nối các trạng ngữ thích hợp)
-lúc tảng sáng -lúc chặp tối
- ở quảng đường nầy - qua lại rất nhộn nhịp - dân làng
6/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Tinh mơ, Thu Thảo đã ra đây, chiều nhá nhem tối mới trở về.
b) Muốn đạt kết quả tốt trong mùa thi tới, chúng ta phải cố gắng nhiều.
c) Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù, Tuấn vượt lên đầu lớp.
d) Giữa đầm, trên nền lá xanh mượt, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa theo gió.
7/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a) Mấy hôm rày, bận ơi là bận, mình không đến thăm cậu được.
b) Hôm nay là ngày bế giảng năm học. c) Chúng em đều là học sinh lớp Năm.
d) Thược dược, hướng dương, lan, huệ đua nhau khoe sắc.
8/ Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Rồi lặng lẽ, từ từ, vất vả mà vui vẻ, như cánh cò lặn lội bờ sông, mẹ nuôi chúng tôi khôn lớn thành người. b) Hôm nay là ngày khai trường. 
c) Buổi chiều, nắng tàn, mát dịu, biển trong xanh như màu mảnh chai.
d) Thời gian đi qua thật chậm mà cũng thật nhanh.
9/ Trời bắt đầu sáng1 , cảnh đêm tĩnh mịch2 đang dần dần chuyển sang một ngày mới.3
 Cho biết tên các bộ phận ngữ pháp của các bộ phận gạch chân trong câu trên.
10/ Cho biết tên các bộ phận trong câu văn sau: 
a) Trong im lặng1 , chiêng trống bỗng rung lên2.
b) Chiến sĩ Việt Nam1 hi sinh đến giọt máu cuối cùng2 để giữ vững nền tự do độc lập3. 
IV/ BÀI TẬP VỀ CẢM THỤ VĂN HỌC 
Thương thuyền
Suốt đêm kéo lưới mệt đầm
Sớm về chụm bến thuyền nằm ngủ say.
Thương thuyền vất vả tối ngày
Biển xanh chao võng sóng đầy lời ru
(Phạm Đình Ân)
1) a) Tìm những từ ngữ làm cho chiếc thuyền giống như con người ? 
b) Đoạn thơ trên có tên là “Thương thuyền”, điều đó có hàm ý gì ?
c) Em hãy đặt một tên khác cho đoạn thơ trên.
“ Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà.
Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời ...”
(Nghe thầy đọc thơ - Trần Đăng Khoa)
2) 
a) Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp ?
b) Em hiểu cái hay, cái đẹp của mỗi hình ảnh đó như thế nào ?
c) Hãy thuộc lòng và đọc diễn cảm đoạn thơ trên.
V/ BÀI TẬP VỀ VIẾT ĐOẠN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
1) a) Viết một đoạn văn ngắn tả buổi chiều nơi em ở, có dùng các từ: gió nồm, rung rinh, dịu dàng, lướt thướt.
2) Viết một đoạn văn ngắn tả lại cuộc trò chuyện giữa em với một con vật gần gũi mà em yêu quí như bè bạn. (Có dùng các kiểu câu đã học trong đoạn văn)
3/ Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 dòng), trong đó, có dùng những tính từ chỉ màu sắc để tả cây phượng đang ra hoa ở sân trường em.
4) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 25 dòng) tả một người thân của em. 
5) Tả hình dáng và tính tình một anh bộ đội mà em quen biết.
II/ Điền từ: 
1) Điền các từ láy thích hợp vào chỗ có dấu “...” trong đoạn văn sau:
Mưa đến rồi, ............... , ................ . Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa kéo đến chóng thế. Lúc nảy chỉ mới mấy giọt mưa ............ , bây giờ bao nhiêu là nước tuôn .................. , giọt ngã, giọt bay. Mưa ............... trên sân gạch. Mưa ........... trên phên nứa, đạp ................ vào lòng lá chuối. Cơn mưa đã tạnh khá lâu mà mái tranh vẫn còn những giọt nước nghe ..........
2) Điền các từ láy thích hợp vào chỗ có dấu chấm (...) ; điền từ ghép vào chỗ có dấu gạch ( _____ ) trong 2 đoạn văn sau:
(Viết lại trong vở trước khi điền cho GV chấm, đừng điền ngay vào đây để các lần sau thực hành lại đến lúc đúng hoàn toàn mới thôi)
a) Mấy hôm trước, bầu trời ............... , mưa ngâu ..................... . Hôm nay, trời nắng. Vầng mặt trời ___________ đang lên giữa bầu trời _____________ , không gợn chút mây. Từng cơn gió nhẹ thổi lướt qua làm cho cả biển lúa vàng ..................... như gợn sóng. 
b) Nam ................. bước đi trong căn phòng tối ___________ để tìm cái bật lửa. Hai bàn tay Nam .......................... một cách ......................... để tránh _____________ các vật dụng trên bàn. Đây rồi, cái bật lửa .................. đây rồi ! Một tiếng “quẹt” ....................... vang lên. Cả căn phòng bỗng _______________ ánh sáng. 
c) Gió thổi hiu hiu, lá vàng rơi ................................. 
Gió thổi ào ào, là vàng rơi .......................................
Vầng trăng ......................... , ánh trăng ....................... chiếu qua kẻ lá.
d) Cho 8 từ ngữ sau: mát mẻ – như những chùm hoa rực rỡ – lượt trên các ngọn cây – dễ chịu – cuốn lấy từng đám lá úa rắc vàng trên mặt đất – vắng vẻ – làm đồi tranh cuộn sóng – lùa qua những ống bương. 
 Điền hết 8 từ ngữ trên vào 6 chỗ trống thích hợp trong đoạn văn sau:
“ Sang thu, trời ......... Nắng đã dịu. Rừng thu ....... Gió thu ........ Gió ......... Gió ......... Ven rừng, những con công xoè đuôi ...........
 Đoạn văn đã điền trên thuộc thể loại văn miêu tả hay tường thuật ? Theo em, những từ ngữ có sẵn trước khi điền hay những mới điền ... m x, biết: 
 a) (x - 1) : 105 = 125 x 80
 b) ( x – 607200 ) : 305 = 642 + 318 c) 17/ 5 : x = 34/ 5 : 4/3
2) Tìm 5 số có thể thay vào vị trí của x trong biểu thức: 1,15 < x < 1,16
3/ Tìm y biết: y/5 x 6/8 - 1/5 = 1/4
4/ Biến đổi để tính nhanh biểu thức sau : 
64 x 50 + 44 x 100
27 x 38 + 146 X 19
5/ a) Giải thích cách làm để điền số thích hợp vào các dấu * trong phép chia sau:
 * 5 * * * 3
 * * * * *
 7 4
 * * 
* 1
* *
 0 0
b) Điền số và giải thích cách tìm từng chữ số: 
6/ Một vườn cây trồng 4 loại cây: na, táo, vải, nhãn. Số cây na là 186 cây. Số cây táo gấp 3 lần số cây na, số cây nhẫn kém số cây táo là 214 cây, số cây vải bằng nửa số cây nhãn.
a) Lập biểu thức tính từng loại cây.
b) Lập biểu thức tính tổng số cây trong vườn.
7/ Tam giác ABC có tổng độ dài cạnh AB và BC là 122cm. Tổng độ dài cạnh AB và BC là 122cm.Tổng độ dài cạnh BC và AC là 104cm. Tổng độ dài AC và AB là 174cm. Tính chu vi và số đo mỗi cạnh của tam giác đó. 
III/ DẠNG TOÁN TỔNG HIỆU (số học và hình học)
1/ Tìm 2 số tự nhiên, biết rằng tổng của chúng bằng 50 và giữa chúng có 2 số chẵn.
2/ Hoà kém Bình 3 tuổi. Đến năm 2000 tổng số tuổi của Hoà và Bình là 29. Hỏi năm sinh của mỗi bạn ?
3/ Nếu thêm 5m vào mỗi cạnh hình vuông thì diện tích tăng thêm 125m2 . Tính diện tích ban đầu ?
4/ Sân trường hình chữ nhật có chu vi 150m. Nếu giảm chiều dài 5m và tăng chiều rộng 5m thì diện tích của sân không thay đổi. Tính diện tích ?
5/ Một hợp tác xã có khu đất hình chữ nhật diện tích là 1436m2. ở giữa khu đất người ta đào một cái ao để nuôi cá có diện tích nhỏ hơn phần diện tích còn lại sau khi đào ao là 164m2 . Tính diện tích ao cá ?
6/ Một cửa hàng bán vải có 5 866 mét vải trắng và vải xanh. Sau khi bán 860m vải trắng và 320m vải xanh thì số vải còn lại của mỗi loại bằng nhau . Hỏi lúc đầu mỗi loại có bao nhiêu mét vải ?
7/ Tuổi của An, Bình và Cúc là 100 tuổi. An hơn Bình 15 tuổi và kém Cúc 7 tuổi. Tính tuổi của mỗi người ?
(Dù đề không yêu cầu nhưng các em vẫn phải vẽ sơ đồ hoặc hình vẽ, nếu không sẽ mất điểm.Vẽ nháp để tìm cách giải, sau đó dựa vào các kết quả tìm được để vẽ thật đúng tỉ lệ vào bài làm.)
IV/ Toán trung bình cộng:
1/ Tìm bốn số biết trung bình cộng của chúng là 50 và mỗi số bằng 1/3 số liền sau.
2/ Tìm ba số có trung bình cộng là 333, biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số nhỏ nhất hai chữ số 0 thì được số lớn nhất và số thứ hai bằng 1/10 số lớn nhất .
3/ Tìm ba số có trung bình cộng là 82, biết rằng nếu số thứ nhất cộng với 70 thì bằng số thứ hai trừ đi 50, số thứ ba là số lớn nhất .
4/ Bốn bạn góp tiền mua một quả bóng. Hùng góp 7000 đồng, Dũng góp 8000đồng . Cần góp nhiều hơn mức trung bình của hai bạn trước là 900 đồng , An góp kém hơn mức trung bình của bốn bạn là 2400 đồng , hỏi:
	a/ Gía tiền quả bóng ?
	b/ Cần và An mỗi bạn góp bao nhiêu tiền ?
5/ a/ Tính tổng của các chữ số của 1993 số tự nhiên liên tiếp đầu tiên.
 b/ Tính trung bình cộng các số trong dãy số đó .
V/ Tìm hai số khi biết tổng số và tỉ số của chúng:
1/ Bố Hoà mua 840 viên gạch hoa về lát nhà, lát buồng, còn thừa lát một khoảng sân nhỏ . Số gạch lát nhà gấp đôi số gạch lát buồng, số gạch lát buồng gấp đôi số gạch lát sân . Hỏi:
	a/ Số gạch lát nhà ? b/ Số gạch lát buồng ? c/ Số gạch lát sân ?
2/ Tìm một số biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số đó số 74 thì ta được số mới và tổng của số mới và số phải tìm là 1993 .
3/ Cho hai số có tổng là 803 . Biết số lớn có hàng đơn vị là 0 và nếu xoá chữ số 0 thì được số bé . Tìm hai số đó .
4/ Tìm một số biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số đó 1 chữ số 0 thì ta được số mới và tổng của số mới với số phải tìm là 297 .
VI/ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng .
1/ Hiện nay mẹ 34 tuổi , con 9 tuổi . Hỏi mấy năm trước, tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi con ?
2/ Tìm hai số biết rằng hiệu của chúng là 45và nếu xoá chữ số 0 tận cùng bên phải số lớn thì ta được số bé .
3/ Tìm hai số lẻ, biết rằng số thứ hai gấp 3 lần số thứ nhất và giữa chúng còn 14 số lẻ nữa .
4/ Một giá sách có hai ngăn . Số sách ở ngăn trên gấp 3 lần số sách ở ngăn dưới . Nếu chuyển 5 quyển từ ngăn dưới lên ngăn trên thì số sách ở ngăn trên sẽ gấp 4 lần số sách ở ngăn dưới .
VII/ Tìm hai số khi biết hai hiệu số :
1/ Ông chia mận cho các cháu . Nếu chia cho mỗi cháu 5 quả thì còn thừa 4 quả , nếu chia cho mỗi cháu 6 quả thì thiếu mất 5 quả . Hỏi:
	a/ Ông chia cho mấy cháu ?
	b/ Số quả mận ông có ?
2/ Một lớp học nếu xếp mỗi bàn 4 em thì còn 4 em chưa có chỗ ngồi . Nếu xếp mỗi bàn 5 em thì còn thừa 1 bàn . Hỏi:
	a/ Lớp đó có bao nhiêu học sinh ?
	b/ Có bao nhiêu bàn học ?
3/ Bình mua 17 quyển vở gồm hai loại: 48 trang và 100 trang . Tổng số trang của 17 quyển vở là 1336 trang. Hỏi Bình đã mua bao nhiêu quyển vở mỗi loại ?
4/ Bài toán cổ :
	Vừa gà vừa cho 
Có ba sáu con
Bó lại cho tròn
Một trăm chân chẵn .
	Hỏi có bao nhiêu gà, bao nhiêu chó ? 
VIII/ Toán về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch :
1/ Một người thợ làm 2 ngày, mỗi ngày làm 8 giờ thì làm được 112 sản phẩm. Hỏi người thợ đó làm 3 ngày mỗi ngày làm9 giờ thì được bao nhiêu sản phẩm cùng loại ? ( năng suất như nhau )
2/ Người ta chuẩn bị lương thực để một đơn vị bộ đội có 400 người ăn trong 40 ngày . Sau khi đơn vị đó ở được 10 ngày , người ta lại bổ sung cho đơn vị 200 người nữa . hỏi số lương thực đó đủ ăn được bao nhiêu ngày nữa ? ( biết mức ăn như nhau )
3/ 4 người trong ba ngày ăn hết 9 kg gạo . Cũng mức ăn đó 7 người ăn trong mười ngày hết bao nhiêu kg gạo .
4/ Một đơn vị giao thông có 300 người , định làm xong một quãng đường trong 20 ngày . Sau khi làm được 10 ngày thì nhờ có thêm máy móc được điều tới nên năng suất tăng gấp đôi. Hỏi đơn vị sẽ hoàn thành quãng đường đó sớm hơn dự định bao nhiêu ngày ? Số công giảm đi là bao nhiêu ?
5/ Một công việc phải 9 người làm trong 6 ngày mới xong . Hỏi công việc đó:
	a/ 18 người làm bao lâu thì xong ?
	b/ 2 người làm bao lâu thì xong ?
	---------------------------------------------------
31/ Một bãi tập hình vuông được mở rộng bên phải thêm 2 mét và phía dưới thêm 4 mét thì thành hình chữ nhật có chu vi 84m. Tính diện tích ban đầu của bãi tập đó. 
17/ Có hai rổ cam. Nếu thêm vào rổ thứ nhất 4 quả cam thì số cam ở hai rổ bằng nhau. Nếu thêm 28 quả cam vào rổ thứ nhất thì sau đó số cam ở rổ thứ nhất gấp 3 lần số cam ở rổ thứ hai. Hỏi lúc đầu mổi rổ có bao nhiêu quả ?
19/ Một số gạo đủ cho 12 người ăn trong 3 ngày mỗi ngày 2 bữa. Với số gạo ấy, nếu có 8 người ăn, mỗi người mỗi ngày ăn 3 bữa (mức ăn như nhau) thì sẽ ăn được mấy ngày ?
20/ Cả gà và lợn có 252 chân. Số đầu gà bằng số đầu lợn. Hỏi có tất cả bao nhiêu con ?
21/ Một trường có 900 học sinh, trong đó có 400 nam sinh. 
a) Tính tỉ số phần trăm giữa số nam và nữ.
b) Tỉ số phần trăm của mỗi loại học sinh so với học sinh toàn trường tương ứng là: Giỏi 12% ; Khá 60%, Trung bình 28%. Tính số học sinh mỗi loại ?
22/ Hai người thợ cùng làm một công việc thì hết 4 giờ mới xong. Nếu làm riêng một mình thì người thứ nhất phải mất 7 giờ mới xong. Hỏi người thứ hai làm riêng một mình thì sau bao lâu mới xong công việc ? (ĐS: 9 giờ 20 phút)
23/ Một cửa hàng bán vải có 5 866 mét vải trắng và vải xanh. Sau khi bán 860m vải trắng và 320m vải xanh thì số vải trắng còn lại gấp đôi số vải xanh còn lại. Hỏi lúc đầu mỗi loại có bao nhiêu mét vải ?
24/ Vườn An có 104 cây chanh. Tỉ số giữa số cây bưởi và chanh là 3/4. Tính tổng số cây 2 loại ?
25/ Hai chị em có tổng số tuổi là 45. Hãy tính số tuổi của mỗi người, biết rằng 1/5 tuổi của chị bằng 2/5 tuổi của em.
26/ Cho hình thang ABCD, đáy lớn là CD, đáy nhỏ là AB. Hai đường chéo cắt nhau tạo O. So sánh diện tích 2 tam giác AOD và BOC. 
27/ Đổi một mảnh đất hình thang có đáy lớn 20,5m, đáy bé 16,5m lấy một miếng đất hình vuông cùng diện tích có chu vi 48m. Tính chiều cao mảnh đất đó ?
29/ Một hình chữ nhất có chiều rộng bằng 1/3 chiều dài. Nếu chiều dài được kéo thêm 15m và chiều rộng được kéo thêm 105m thì được một hình vuông. Tính số đo mỗi chiều ?
Bài 3: Tuổi bố bằng 7/6 tuổi mẹ. Tuổi Hồng bằng 1/3 tuổi mẹ. Tổng số tuổi của bố và Hồng là 36 tuổi. Tìm số tuổi mỗi người.
Bài 4: Một hình thang vuông ABCD (cạnh AD vuông góc với hai đáy AB cà CD) có trung bình cộng hai đáy là 3,1m. 
a) Tìm diện tích hình thang ABCD. Biết rằng nếu tăng đáy lớn 0,6m từ đỉnh C thì diện tích hình thang sẽ tăng thêm 1,2m2
b) Lấy M là điểm chính giữa của cạnh BC, tính diện tích hình tam giác AMD.
2/ Tổng của 3 số là 1978. Số thứ nhất hơn tổng hai số kia là 58. Nếu bớt ở số thứ hai 36 đơn vị thì số thứ hai sẽ bằng số thứ ba. Tìm 3 số đó.
4/ Số điện thoại của ba tôi là một số có 5 chữ số abcde. Biết abc lớn gấp 7 lần de. Hiệu của chúng là 174. Hỏi số điện thoại của ba tôi là bao nhiêu ?
3/ Tìm 3 số có trung bình cộng là 600, biết rằng số thứ ba gấp 18 lần số thứ nhất và nếu viết thêm số thứ nhất vào bên phải hoặc bên trái nó thì được số thứ hai.
b) Phần đất còn lại, cứ mỗi a thu được 50 kg lúa. Hỏi tổng số lúa thu được là bao nhiêu tạ ?
2/ Mẹ hơn con 25 tuổi. Biết 1/7 tuổi mẹ bằng 1/2 tuổi con và bằng 1/8 tuổi bố. Tính tuổi của mỗi người.
3/ Một cửa hàng, buổi sáng bán được 2/9 tấm vải ; buổi chiều bán được 2/5 tấm vải ấy. Phần vải bán buổi chiều nhiều hơn phần vải bán buổi sáng là 8m. Hỏi mỗi buổi bán được bao nhiêu m vải ?
4/ Quãng đường AB dài 14km. Một người đi xe đạp từ A với vận tốc 12km/giờ để đuổi theo một người đi bộ cùng chiều từ B với vận tốc 5km/giờ. Hai người cùng khởi hành lúc 8 giờ. Hỏi:
a) Đến mấy giờ thì người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ ?
b) Chỗ người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ cách B bao nhiêu km ?
4/ Một thửa ruộng hình thang có trung bình cộng 2 đáy là 47,5m. Nếu tăng đáy lớn thêm 20m. tăng đáy nhỏ thêm 12m thì diện tích thửa ruộng sẽ tăng thêm 512m2 . Tính diện tích thửa ruộng đó ?
3/ Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính diện tích khu vườn đó. Biết rằng nếu bớt chiều dài đi 5m và tăng chiều rộng thêm 5m thì diện tích tăng thêm là 225m2.
5/ a) Tương tự tính tống các số tự nhiên có 2 chữ số. (từ 10 đến 99)
 b) Tính tổng các số chẵn từ 20 đến 50.
6/a) Từ năm 1988 đến năm 2002 có bao nhiêu năm chẵn, bao nhiêu năm lẻ ? 
 b) Tính tổng các số lẻ từ 15 đến 33 ? Tính tổng các số chẵn từ 15 đến 33 ?
/ Tìm 2 số biết tổng của chúng bằng 148 và nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải số thứ nhất thì được số thứ hai.
12/ Tổng 2 số là 873. Số lớn bằng tích giữa số bé và số chẵn lớn nhất có một chữ số. Tìm 2 số đó.
a) 87,5 x y + 12,5 x y =302

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu boi duong.doc