Tuần 5
Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì?
Câu 2: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du?
Câu 3: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất?
Tuần 6
Câu 1: Nêu đặc điểm và sự phân bố một số loại đất chính ở nước ta?
Câu 2: Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn?
Câu 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước của Người như thế nào? Vì sao Người có được quyết tâm đó?
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 5 Tuần 5 Câu 1: Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì? Câu 2: Nêu kết quả và ý nghĩa của phong trào Đông du? Câu 3: Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Tuần 6 Câu 1: Nêu đặc điểm và sự phân bố một số loại đất chính ở nước ta? Câu 2: Nêu đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn? Câu 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước của Người như thế nào? Vì sao Người có được quyết tâm đó? Tuần 7 Câu 1: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng? Câu 3: Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? Tuần 8 Câu1: Năm 2004 dân số nước ta là bao nhiêu? Số dân nước tađứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á? Câu 2: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em? Câu 3: Nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh? Tuần 9 Câu 1: Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội? Câu 2: Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 3: Phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì? Tuần 10 Câu 1: Ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta? Câu 2: Hãy kể tên một số loại cây trồng nhiều ở nứơc ta? Loại nào được trồng nhiều nhất? Câu 3: Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày 2-9-1945? Tuần 11 Câu 1: Thống kê các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945? Câu 2: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì? Phân bố ở đâu? Câu 3: Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản? Tuần 12 Câu 1: ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”? Câu 2: Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo? Câu3: Kể tên một số ngành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của ngành công nghiệp đó? Tuần 13 Câu 1: Trình bày sự phân bố của một số ngành công nghiệp ở nước ta? Câu 2: Nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào? Câu 3: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch thể hiện điều gì? Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện điều đó rõ nhất? Tuần 14 Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947? Câu 2: Tại sao nói: Việt Băc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”? Câu 3: Kể tên một số sân bay quốc tế và cảng biển lớn ở nước ta? Tuần 15 Câu 1: Thương mại gồm những hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì? Câu 2: Nước ta xuất khẩu và nhập khẳu những mặt hàng nào là chủ yếu? Câu3: Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950? Tuần 16 Câu 1: Đại hội đại biểu toàn quốc (2-1951) đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam; để thực hiện nhiẹm vụ đó cần các điều kiện gì? Câu 2: Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào? Đại hội nhằm mục đích gì? Kể tên các anh hùng được Đại hội bầu chọn? Câu 3: Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta? Tuần 17 Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? Câu 2: Em hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của Châu Á? Câu 3: Nêu đặc điểm chính về địa hình của châu Á? Châu Á chịu ảnh hưởng của những đới khí hậu nào? Vì sao? Tuần 18 Câu 1: Thống kê các sự kiện lịch sử trong giai đoạn 1945-1954? Câu 2: Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở vùng nào? Vì sao? Câu 3: So sánh dân cư Châu Á với các châu lục khác? Tuần 19 Câu 1: Nêu đặc điểm các dân tộc Châu Á? Câu 2: Vì sao khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo? Câu 3: Nêu tên các nước có chung đường biên giới đất liền với nước ta? Chúng tiếp giáp ở phía nào của nước ta? Câu 4: Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì? Tuần 20 Câu 1: Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ? Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì? Câu 2: Em hãy nêu tên thủ đô của một số nước ở Đông Nam Á? Câu 3: Phong trào “Đồng khởi” có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre? Tuần 21 Câu1 : Nêu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên của Châu Âu? Câu 2: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? Câu 3: Hãy nêu vị trí địa lí, thủ đô, điều kiện tự nhiên, sản phẩm chính nông nghiệp và công nghiệp của Liên Bang Nga? Tuần 22 Câu 1: Phong trào “Đồng khởi” có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam như thế nào? nêu ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” Bến Tre? Câu 2: Mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Âu. Họ có nét gì khác ngời dân châu Á? Câu 3: Nêu vị trí địa lí, thủ đô, điều kiện tự nhiên, sản phẩm chính về công nghiệp và nông nghiệp của Pháp? Tuần 23 Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? Câu 2: Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy cơ khí hiện đại? Đó là nhà máy nào?. Câu 3: Cho biết diện tích châu Âu và so sánh với diện tích của châu á? Câu 4: Nêu một số dãy núi, đồng bằng, con sông của châu Âu? Tuần 24 Câu 1: Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn và chọn mở con đường qua dãy Trường Sơn? Câu 2: Tuyến đường Trường Sơn có vai trò quan trọng như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta? Câu 3: Kể tên một số hoạt động sản xuất của người châu Âu? Câu 4: Cho biết diện tích châu Âu và so sánh với diện tích của châu á? Tuần 25 Câu 1: Hãy kể tên các thành phố, thị xã mà quân giải phóng tiến công trong tết Mậu Thân 1968. Câu 2: Dựa vào sách giáo khoa em hãy viết một đoan văn kể lại cuộc chiến đấu của quân giải phóng vào Sứ quán Mĩ. Câu 3: Em hãy nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của châu Phi. Tuần 26 Câu 1:Vì sao chiến thắng của quân và dân ta trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác được gọi là chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không”? Câu 2: Kể tên các ngành kinh tế được tập trung phát triển ở châu Phi. Câu 3: Vì sao Ai Cập có sức hấp dẫn đối với khách du lịch? Tuần 27 Câu 1: Hiệp định Pa - ri về Việt Nam được kí kết: Vào ngày .tháng .. năm. Tại :....... Câu 2: Em hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của việc kí kết hiệp định Pa – ri. Câu 3: Điền nội dung vào chỗ trống() sao cho phù hợp. Châu Mĩ nằm ở bán cầu, có diện tích đứng thứtrong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên..đới khí hậu. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu..ở Bắc Mĩ và khí hậu ở Nam Mĩ. Tuần 28 Câu 1:Em hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào? Tại sao ngày 30 - 4 trở thành ngày lễ kỉ niệm miền Nam giải phóng? Câu 2: Đánh dấu x vào ô c trước ý đúng nhất. Thành phần dân cư của châu Mĩ gồm: c Người da vàng c Người da trắng c Người da đen c Tất cả các ý trên Câu 3: Đánh dấu x vào ô c trước ý đúng nhất. Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở: c Các đồng bằng c Miền núi c Miền ven biển và miền Đông. Tuần 29 Câu 1: Tại sao ngày 30 - 4- 1975 , nước ta cần phải có Quốc hội chung do nhân dân hai miền Nam, Bắc bầu ra. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả không khí vui mừng phấn khởi của nhân dân ta trong ngày bầu cử Quốc hội khoá VI. Câu 3: a) Em hãy nêu vị trí, giới hạn của châu Đại Duơng. b) Cho biết châu Nam Cực có vị trí ở đâu trên trái đất? Tuần 30 Câu 1:Công trình thuỷ điện nhà máy Hoà Bình ra đời trong bối cảnh nào? Câu 2: Nối ý ở cột A với ý ở cột B cho phù hợp: A B a. 6 - 11- 1979 1. Tổ máy số 8 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hòa điện vào lưới điện quốc gia. b. 30-12-1988 2. Khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình. c. 4-4-1994 3. Tổ máy số 1 của nhà máy thủy điện Hòa Bình hoạt động. Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Độ sâu lớn nhất thuộc về: a. Ấn Độ Dương c. Bắc Băng Dương b. Đại Tây Dương d. Thái Bình Dương Tuần 31: Câu 1: Chọn nhân vật phù hợp với sự kiện lịch sử. A B a. Nguyễn Thiện Thuật 1. Khởi nghĩa Hương Khê b. Tôn Thất Thuyết 2. Phản công ở kinh thành Huế c. Phan Đình Phùng 3. Bình tây Đại nguyên soái d. Trương Định 4. Khởi nghĩa Bãi Sậy Câu 2: Nêu đặc điểm địa hình nổi bật của Lào và Cam-pu-chia? Câu 3: Vì sao Đông Nam Á là khu vực sản xuất được nhiều lúa gạo? Tuần 32: Câu 1: Nêu vai trò của sông Nin đối với Ai Cập? Câu 2: Em hãy mô tả sơ lược về vị trí giới hạn của Châu Phi? Câu 3: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là? Đường Hồ Chí Minh Đường Hồ Chí Minh trên biển Đường 599 ĐÁP ÁN Tuần 5 Câu 1: Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, để sau đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước. Câu 2: Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân Pháp cấu kết với Nhật chống phá phong trào Đông du. ít lâu chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta. Câu 3: -Nhờ có biển mà khí hậu nước ta trở nên điều hoà hơn. -Biển là nguồn tài nguuyên lớn cho ta nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, cá, tôm, -Biển là đường giao thông quan trọng. -Ven biển có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp là những nơi du lịch và nghỉ mát hấp dẫn. Chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn và khai thác tài nguyên biển một cách hợp lí. Tuần 6 Câu 1: -Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm diện tích lớn hơn cả là đất phe-ra-lít ở vùng đồi núi và đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng. -Đất phe-ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng thường nghèo mùn; nếu được hình thành trên đá ba dan thì tơi xốp, phì nhiêu. -Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp nên rất phì nhiêu, màu mỡ. Đất là nguồn tài nguyên quí giá nhưng chỉ có hạn vì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo. Câu 2: Nước ta có nhiều loại rừng nhưng đáng chú ý hơn cả là rừng rậm nhiệt đới phân bố ở vùng đồi núi và rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở những nơi đất thấp ven biển, ở đó thuỷ triều hằng ngày dâng ngập nước. -Rừng rậm nhiệt đới có nhiều loại cây, có nhiều tầng cao thấp khác nhau. -Rừng ngập mặn chủ yếu là cây đước, sú, vẹt, Cây mọc vượt lên mặt nước. Cây đước có bộ dễ chùm to, khoẻ, rậm rạp như những chiếc nơm úp cá, có tác dụng nâng cây vượt khỏi mặt nước và giữ đất lại, làm cho đất liền ngày càng lấn rộng ra biển. Câu ... khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuần 20 Câu 1: -Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định Pháp phải kí kết với Việt Nam sau khi chúng thất bại nặng nề ở ĐBP. Hiệp định kí ngày 21-7-1954. -Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo Hiệp định, sông Bến Hải là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam – Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Đến tháng 7-1956, nhân dân hai miền Nam-Bắc sẽ tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 2: -Thủ đô của Lào là Viêng Chăn. -Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh. -Thủ đô của Thái Lan là Phnôm-pênh. -Thủ đô của In-đô-nê-xi-a là Gia-các-ta. Câu 3: -Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, trí thức, tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm. -Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng. Tuần 21 Câu 1 : +Châu Âu nằm ở phía Tây châu Á (nằm ở bán cầu Bắc), ba phía giáp với biển và đại dương. -Phía Bắc giáp BBD. -Phía tây giáp ĐTD. -Phía nam giáp biển (Địa Trung Hải). -Phía đông và đông nam giáp châu Á. +Đặc điểm tự nhiên: -Đồng bằng của châu Âu chiếm 2/3diện tích, kéo dàI từ tây sang đông. Đồi núi chiém 1/3diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phía nam. -Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hoà. Rừng cây lá kim tập trung chủ yếu ở vùng phía Bắc và trên các sườn núi cao. Rừng cây lá rộng có nhiều ở Tây Âu, mùa thu lá cây nhuộm vàng các cánh rừng. Mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu, chỉ trừ dải đất phía nam ấm áp. Câu 2: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam. Câu 3: -Nằm ở Đông Âu và Bắc Á. -Thủ đô: Mát-xcơ-va. -Điều kiện tự nhiên: Nằm ở ôn đới lục địa. Phần lãnh thổ của Lien Bang Nga nằm ở châu á có khí hậu khắc nghiệt và rừng tai ga bao phủ. Phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồng bằng và đồi thấp; đây là vùng trồng lúa mì, khoai tây và chăn nuôI gia súc, gia cầm. Liên Bang Nga có nhiều tàI nguyên khoáng sản nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên, than đá quặng sắt, -Tài nguyên khoáng sản: rừng Tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt, -Sản phẩm nông nghiệp chính: lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm, -Sản phẩm công nghiệp chính: máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, Tuần 22 Câu 1: -Phong trào “Đồng khởi” Bến Tre đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân, trí thức, tham gia đấu tranh chống Mĩ - Diệm. -Phong trào mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam: Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng. Câu 2: -Người dân châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có màu nâu, đen, vàng; mắt xanh. -Người dân châu á khác người dân châuÂu là nước da sẫm màu hơn, tóc đen. Câu 3: -Vị trí: Nằm ở Tây Âu, giáp biển. -Thủ đô: Pa-ri. -Điều kiện tự nhiên: có khí hậu ôn hoà. Nước Pháp nằm ở Tây âu, chịu ảnh hưởng của biển nên có khí hậu ôn hoà. Diện tích đồng bằng lớn, khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho Pháp phát triển nông nghiệp. -Sản phẩm nông nghiệp: khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc, -Sản phẩm công nghiệp: các loại vải, quần áo, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, Tuần 23 Câu 1: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn vững chắc cho cách mạng miền Nam. Câu 2: -Đảng và chính phủ quyết định xây dựng một nhà máy cơ khó hiện đại ở miền Bắc để: + Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. + Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta. - Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Câu 3: Diện tích châu Âu là 10 triệu km2 đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1000km2. Diện tích châu Âu chưa bằng 1/4 diện tích châu Á. Câu 4: -Đồng bằng: ĐB Đông Âu, ĐB Tây Âu, ĐB Trung Âu. -Con sông: Von- ga, Đa-nuýp. -Dãy núi: dãy U-ran, dãy Xcan-đi-na, dãy An-pơ, dãy Cáp-ca, dãy Các-pát. Tuần 24 Câu 1: -Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quan trọng nối liền hai miền Nam-Bắc của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu chi viện sức người, vũ khí, lương thực, cho miền Nam kháng chiến, ngày 19-5-1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn. -Ta chọn mở đường qua dãy Trường Sơn bởi vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù. Câu 2: Trong những năm tháng kháng chiến chóng Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí, để miền Nam đánh thắng kẻ thù. Câu 3: Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như: trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc, Câu 4: Diện tích châu Âu là 10 triệu km2 đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1000km2. Diện tích châu Âu chưa bằng 1/4 diện tích châu Á. Tuần 25 Câu 1: Cùng với cuộc tiến công vào Sài Gòn, quân giải phóng tiến công đồng loạt ở hầu khắp các thành phố, thị xã miền Nam như Cần Thơ, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng Câu 2: Đêm 30 Tết Mậu Thân 1968, khi mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì ở các địa điểm bí mật trong thành phố Saì Gòn, các chiến sĩ quân giải phóng lặng lẽ xuất kích. Vào lúc lời Bác Hồ chúc tết được truyền qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thì tiếng nói của quân giải phóng cũng rền vang tại Sài Gòn và nhiều thành phố khác ở miền Nam. Sài Gòn là trọng điểm của cuộc tiến công và nổi dậy; quân ta đánh vào Sứ quán Mĩ, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng nha cảnh sát, Bộ tư lệnh hải quân, Cuộc tiến công quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của địch. Câu 3: Châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn. Khí hậu: nóng và khô bậc nhất thế giới. Khoảng 1/ 3 diện tích Châu Phi có khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Tuần 26 Câu 1: Cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ đã bị đập tan; 81 máy bay hiện đại của Mĩ, trong đó có 34 máy bay B52 bị bắn rơi, nhiều chiếc rơi trên bầu trời Hà Nội. Mười hai ngày đêm chiến đấu và chiến thắng cuối năm 1972 là mộtchiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Đây cũng là thất bại nặng n ề nhất trong lịch sử không quân Mĩ. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giơí đã gọi đây là trận“ Điện Biên Phủ trên không”. Câu 2: Khai thác khoáng sản (vàng, kim cương, phốt pát, dầu khí) và trồng cây công nghiệp nhiệt đới (ca cao, cà phê, bông, lạc) để xuất khẩu. Câu 3: Ai Cập có sức hấp dẫn đối với khách du lịch do nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ như kim tự tháp, tượng nhân sưrất thu hút khách du lịch. Tuần 27 Câu 1: Hiệp định Pa - ri về Việt Nam được kí kết: Vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 Tại Pa – ri. Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của việc kí kết hiệp định Pa – ri: - Hiệp định Pa – ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam . Đế quuốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng Việt Nam chắc chắn mạnh hơn hẳn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớnđể nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới dành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Câu 3: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây , có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới. Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu. Chiếm diện tích lớn nhất là khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ. Tuần 28 Câu 1: Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được bắt đầu vào ngày 26 - 4 – 1975 và kết thúc vào ngày 30 - 4 - 1975. Ngày 30 - 4 trở thành ngày lễ kỉ niệm miền Nam giải phóng vì ngày 30 - 4 - 1975 , quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đát nước được thống nhất và độc lập. Câu 2: Đáp án: Tất cả các ý trên Câu 3: Đáp án: Miền ven biển và miền Đông Tuần 29 Câu 1: Sau ngày 30 - 4 - 1975 , nước ta đã hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối. Nhiệm vụ đặt ra lúc này là phải có một nhà nước chungđẻ lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy, phải có Quốc hội chungdo nhân dân hai miền Nam, Bắc bầu ra. Câu 2: Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình. Thành phố Sài Gòn tràn ngập không khí ngày hội non sông. Khắp nơi đầy cờ, hoa, biểu ngữ. Các cụ già tuy tuổi cao sức yếu nhưng vẫn cùng con chau đến tận trụ sở bầu cử. Các cụ muốn tự tay bỏ lá phiếu của mình. Vui sướng nhất là lớp thanh niên vừa tròn mười tám tuổi, lần đầu tiên đi bỏ phiếu lại được vinh dự cầm lá phiếu bầu Quốc hội thống nhất. Không chỉ ở Hà Nội, Sài Gòn mà ở tất cả các thành phố và vùng nông thôn trên đất nước Việt Nam đều tràn đầy niềm phấn khởi. Câu 3: a)Châu Đại Dương gồm lục địa Ô - xtrây - li – a và các đảo, quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương. b) Châu Nam Cực có vị trí nằm ở vùng địa cực. Tuần 30 Câu 1: Công trình thuỷ điện nhà máy Hoà Bình ra đời trong bối cảnh: - Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước “ đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo lời Bác dạy. Công cuộc xây dựng đất nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong đó, đặc biệt là sự ra đời của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Câu 2: a- 2; b- 3; c-1 Câu 3: d Tuần 31: Câu 1: a-4; b-2; c-1; d-3 Câu 2: Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Còn Cam-pu-chia cóa địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Câu 3: Đông Nam Á là khu vực sản xuất được nhiều lúa gạo do có nhiều đồng bằng, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Tuần 32: Câu 1: Dòng sông Nin vừa là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của người dân, vừa bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ. Câu 2: Châu Phi nằm ở phía Nam châu Á, đại bộ phận diện tích nằm giữa hai chí tuyến, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục. Câu 3: a
Tài liệu đính kèm: