Hệ thống cấu trúc chương trình Khoa học lớp 5

Hệ thống cấu trúc chương trình Khoa học lớp 5

KHOA HỌC

A. Tổng quan về tiểu mô đun

1. Mục tiêu của tiểu mô đun

Học xong tiểu mô đun này, học viên có khả năng:

1.1 Kiến thức

- Xác định được những điểm mới trong chương trình và SGK môn Khoa học lớp 5.

- Trình bày được các nội dung cơ bản và mức độ dạy học từng mạch nội dung của

môn Khoa học lớp 5.

1.2 Kĩ năng

- Vận dụng một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học lớp 5 vào dạy

học từng chủ đề của môn học.

- Thực hành 4 tiết dạy minh họa thuộc 4 chủ đề của môn học.

pdf 124 trang Người đăng hang30 Lượt xem 2643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống cấu trúc chương trình Khoa học lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC 
A. Tổng quan về tiểu mô đun 
1. Mục tiêu của tiểu mô đun 
Học xong tiểu mô đun này, học viên có khả năng: 
1.1 Kiến thức 
 - Xác định được những điểm mới trong chương trình và SGK môn Khoa học lớp 5. 
- Trình bày được các nội dung cơ bản và mức độ dạy học từng mạch nội dung của 
môn Khoa học lớp 5. 
1.2 Kĩ năng 
- Vận dụng một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học lớp 5 vào dạy 
học từng chủ đề của môn học. 
- Thực hành 4 tiết dạy minh họa thuộc 4 chủ đề của môn học. 
1.3 Thái độ 
- Tự tin trong dạy học môn Khoa học lớp 5 
2. Cấu trúc của tiểu mô đun 
2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu mô đun 
Mô đun 5 về bồi dưỡng GV dạy môn Khoa học lớp 5 gồm có các chủ đề cơ bản như 
sau: 
Chủ đề 1 : Đặc điểm chương trình, SGK và mức độ dạy học từng mạch nội dung 
của môn Khoa học lớp 5 
- Đặc điểm của chương trình, SGK môn Khoa học lớp 5 
- Mức độ kiến thức và kĩ năng của từng mạch nội dung trong môn Khoa học 
lớp 5 
Chủ đề 2 : Sử dụng phối hợp một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn học 
vào dạy học từng chủ đề của môn Khoa học lớp 5 
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ 
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng 
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Thực vật và động vật 
- Một số phương pháp dạy học chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
2.2. Cách thức triển khai từng chủ đề : 
Mỗi chủ đề gồm : 
1. Mục tiêu của chủ đề. 
2. Nguồn : Các tài liệu mà người học cần phải có để học chủ đề. 
3. Quá trình : Hệ thống các hoạt động mà người học phải thực hiện để đạt được mục 
tiêu của chủ đề. 
4. Sản phẩm : Dự kiến các sản phẩm mà người học cần làm được sau khi học xong 
chủ đề. 
3. Phương pháp học tập tiểu mô đun 
Chú trọng khuyến khích người học học tập tích cực, thể hiện : 
- Làm việc cá nhân : 
+ Nghiên cứu tài liệu 
+ Làm bài tập 
+ Thực hành lập kế hoạch dạy học và dạy minh hoạ. 
- Làm việc hợp tác theo nhóm : 
+ Thảo luận 
+ Nêu ý kiến thắc mắc 
+ Đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm và trao đổi những sáng kiến kinh nghiệm với 
đồng nghiệp. 
+ Xem băng hình, thảo luận về những trích đoạn dạy học trong băng hình. 
+ Dự giờ, góp ý và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. 
B. Triển khai tiểu mô đun (15 tiết) 
Chủ đề 1 
Đặc điểm chương trình, SGK và mức độ dạy học 
 từng mạch nội dung của môn Khoa học lớp 5 
I. Mục tiêu 
Học xong chủ đề này, học viên có khả năng : 
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của chương trình môn Khoa học lớp 5. 
- Xác định được mức độ kiến thức và kĩ năng của từng mạch nội dung trong môn 
Khoa học lớp 5 
II. Nguồn 
- Chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và cũ. 
- Sách giáo khoa và sách giáo viên Khoa học lớp 5 mới. 
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán cấp tỉnh, thành phố môn Khoa học lớp 5 theo 
chương trình mới. 
- Văn bản chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ GD &ĐT ban hành (nếu có) 
III. Quá trình 
Hoạt động 1 : 
Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới 
 Nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và chương trình phần 
Khoa học lớp 5 cũ thuộc môn TN và XH để làm bài tập 1. 
1. Hoàn thành bảng dưới đây : 
Bảng 1. Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới 
 Những điểm kế thừa 
chương trình phần Khoa 
học lớp 5 cũ 
Những điểm phát triển mới 
Quan điểm 
tích hợp 
Sự lựa chọn 
nội dung học tập 
Phương pháp 
dạy học 
Đánh 
giá kết 
quả học 
tập môn 
học 
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu chương trình môn Khoa học lớp 5 mới và chương trình 
môn Khoa học lớp 4 mới để làm các bài tập 2, 3, 4 và 5. 
2. Trong bảng 2 dưới đây, hãy đánh dấu x vào cột phù hợp với các mạch nội dung 
trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa học lớp 4 và lớp 5 : 
Bảng 2. Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa học 
lớp 4 và lớp 5 
TT Các mạch nội dung trong 
từng chủ đề của chương trình 
Lớp 
 4 5 
1 Con người và sức khoẻ 
 1.1 Trao đổi chất ở người 
 1.2 Sự sinh sản và phát triển 
của con người 
 1.3 Vệ sinh phòng bệnh 
 1.4 Dinh dưỡng 
 1.5 An toàn trong cuộc sống 
2 Tự nhiên 
 2.1.Vật chất và năng lượng 
 2.2. Thực vật và động vật 
 2.3. Môi trường và tài nguyên 
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa chương trình môn Khoa học lớp 5 với chương trình 
môn Khoa học lớp 4. Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bổ sung thêm 
vào chương trình môn Khoa học lớp 5 nhằm mục đích gì ? 
4. Hãy hoàn thành bảng 3 dưới đây : 
Bảng 3. Phân bố thời lượng cho từng lớp và từng chủ đề của chương trình môn 
Khoa học lớp 4 và chương trình môn Khoa học lớp 5 
Lớp Chủ đề Tiết 
 - Con người và sức khoẻ 
4 
(Số tiết/tuần x 35 tuần = số 
tiết năm học) 
- Vật chất và năng lượng 
- Thực vật và động vật 
5 
(Số tiết/tuần x 35 tuần = số 
tiết năm học) 
- Con người và sức khoẻ 
- Vật chất và năng lượng 
- Thực vật và động vật 
- Môi trường và tài nguyên thiên 
nhiên 
 Nhiệm vụ 3: Trao đổi trong nhóm chuyên môn về những hiểu biết của cá nhân đối 
với những vấn đề trên và đối chiếu với thông tin phản hồi; tự đánh giá về mức độ đạt 
được so với thông tin phản hồi. 
 Thông tin phản hồi hoạt động I 
1. Bảng 1. Đặc điểm của chương trình môn Khoa học lớp 5 mới 
 Những điểm kế thừa 
chương trình phần Khoa học 
lớp 5 cũ 
Những điểm phát triển mới 
Quan điểm 
tích hợp 
 Chương trình tích hợp các nội 
dung của khoa học tự nhiên : vật 
lí, hoá học, sinh học. 
Chương trình tích hợp các nội 
dung của khoa học tự nhiên (vật 
lí, hoá học, sinh học) với khoa 
học về sức khoẻ. 
Sự lựa chọn 
nội dung học 
tập 
- Đã tinh giản một số nội dung 
không thật sự cần thiết (đồ vật 
thường dùng; một số kim loại: 
kẽm, thiếc, chì, kền, bạc, thủy 
ngân, vàng). 
- Giữ lại những nội dung cốt lõi 
của phần Khoa học lớp 5 cũ : 
+ Sự sinh sản ở người 
Đã bổ sung các nội dung sau: 
+ Một số vật liệu thường dùng 
(một số kim loại; đá vôi; xi 
măng; thủy tinh; cao su), sự biến 
đổi của chất, sử dụng năng 
lượng (mặt trời, gió, nước chảy, 
chất đốt, điện) 
+ Sự sinh sản ở động vật và thực 
vật 
+ Môi trường và tài nguyên 
thiên nhiên 
- Các giai đoạn phát triển của 
cơ thể người, vệ sinh phòng 
bệnh, an toàn trong cuộc sống 
- Một số vật liệu thường dùng 
(tre,mây, song; gạch, ngói; chất 
dẻo; tơ sợi). 
Phương pháp 
dạy học 
Vận dụng các phương pháp dạy 
học theo hướng tích cực hoá 
người học, trong đó có thể lựa 
chọn và phối hợp nhiều phương 
pháp khác nhau như : quan sát, 
trình bày, động não, đóng vai, 
trò chơi, thảo luận, tham quan, 
hỏi - đáp, thí nghiệm, thực hành 
... 
- Chú trọng hình thành và phát 
triển các kỹ năng học tập khoa 
học như quan sát, dự đoán, giải 
thích các sự vật, hiện tượng tự 
nhiên đơn giản và kỹ năng vận 
dụng kiến thức khoa học vào 
cuộc sống. 
 - Tăng cường tổ chức các hoạt 
động học tập nhằm tạo điều 
kiện cho học sinh phát huy tính 
tích cực, tự lực tìm tòi, phát 
hiện kiến thức, và thực hành 
những hành vi có lợi cho sức 
khoẻ cá nhân, gia đình và cộng 
đồng. 
Đánh giá kết 
quả học tập 
môn học 
Kết quả học tập của học sinh 
được đánh giá bằng điểm số. 
 Hình thức kiểm tra có thể vấn 
đáp hoặc bài viết (có thể sử 
- Quan tâm đánh giá cả ba mặt : 
kiến thức, kĩ năng và thái độ. 
- Công cụ kiểm tra đánh giá 
được xây dựng theo chuẩn kiến 
dụng các câu hỏi trắc nghiệm 
hoặc tự luận ngắn). 
thức, kĩ năng của môn học. 
- Kết quả học tập của học sinh 
được ghi nhận bằng điểm kết 
hợp với nhận xét cụ thể của 
giáo viên. 
- Tạo điều kiện cho học sinh tự 
đánh giá và đánh giá lẫn nhau 
thông qua các hoạt động học tập 
cá nhân, học nhóm và cả lớp. 
2. Bảng 2. Các mạch nội dung trong từng chủ đề của chương trình môn Khoa 
học lớp 4 và lớp 5 
TT Các mạch nội dung trong 
từng chủ đề của chương 
trình 
Lớp 
 4 5 
1 Con người và sức khoẻ 
 1.1 Trao đổi chất ở người x 
 1.2 Sự sinh sản và phát triển 
của con người 
 x 
 1.3 Vệ sinh phòng bệnh x x 
 1.4 Dinh dưỡng x 
 1.5 An toàn trong cuộc sống x x 
2 Tự nhiên 
 2.1.Vật chất và năng lượng x x 
 2.2. Thực vật và động vật x x 
 2.3. Môi trường và tài nguyên x 
3. Nhận xét về mối quan hệ giữa chương trình môn Khoa học lớp 5 với chương trình 
môn Khoa học lớp 4 : Chương trình môn Khoa học lớp 5 được phát triển tiếp nối từ 
chương trình môn Khoa học lớp 4. Cụ thể là : 
- Chương trình môn Khoa học lớp 4 bao gồm 3 chủ đề : Con người và sức khoẻ; Vật 
chất và năng lượng ; Thực vật và động vật. 
Trong môn Khoa học lớp 5, các Chủ đề Con người và sức khoẻ ; Vật chất và năng 
lượng; Thực vật và động vật đều được tiếp tục phát triển từ các chủ đề cùng tên ở 
chương trình môn Khoa học lớp 4, đồng thời bổ sung thêm chủ đề Môi trường và tài 
nguyên thiên nhiên. 
Chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên được bổ sung vào chương trình môn 
Khoa học lớp 5 nhằm mục đích giúp HS hệ thống lại những kiến thức các em đã được 
học về tự nhiên, xã hội và con người qua các môn TN-XH các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa 
học lớp 4. Nhận ra được tự nhiên, con người và xã hội là một thể thống nhất có mối quan 
hệ qua lại; trong đó con người với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa tự 
nhiên và xã hội, vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội. Điều này không chỉ giúp 
cho việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường, giáo dục dân số mà còn làm cho môn 
học có giá trị thực tế và hấp dẫn đối với HS. 
4. Bảng 3. Phân bố thời lượng cho từng lớp và từng chủ đề của chương trình 
môn Khoa học lớp 4 và chương trình môn Khoa học lớp 5 
Lớp Chủ đề Tiết 
4 
(2tiết x 35tuần = 70 
tiết) 
- Con người và sức khoẻ 
- Vật chất và năng lượng 
- Thực vật và động vật 
19 
37 
14 
5 
(2tiết x 35tuần = 70 
tiết) 
- Con người và sức khoẻ 
- Vật chất và năng lượng 
- Thực vật và động vật 
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
21 
29 
11 
9 
Hoạt động 2 : Đặc điểm của sách giáo khoa Khoa học lớp 5 mới 
 Nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4 để làm bài 
tập sau : 
1. Hoàn thành bảng so sánh một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc và cách 
trình bày SGK Khoa học lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4 : 
Bảng 4. Một số điểm giống và khác nhau về cấu trúc và cách trình bày SGK 
Khoa học lớp 5 so với SGK Khoa học lớp 4 
 Giống nhau 
Khác nhau 
Cấu trúc 
Cách trình bày 
2. Từ kết quả của bảng so sánh về sự giống và khác nhau giữa 2 cuốn SGK Khoa học 
lớp 5 và SGK Khoa học lớp 4, bạn rút ra nhận xét chung gì ? 
Nhiệm vụ 2: Trao đổi trong nhóm c ... ùng dạy học ). Nếu như không có các điều kiện về cơ sở vật chất, HS 
như trong băng hình, bạn sẽ có phương án giải quyết như thế nào để đảm bảo tiết dạy 
thành công? 
- Trong băng hình có các phụ đề giới thiệu các nội dung, hoạt động chủ yếu trong giờ 
học. Vì vậy, sau khi xem xong lần đầu, bạn nên xem lại lần hai. Trong lần này, bạn có 
thể dừng băng để xem lại cách thức sử dụng các PPDH và cách thức tổ chức từng hoạt 
động của GV trong băng hình. Chú ý xem kĩ cách GV tổ chức hoạt động nhóm, cách GV 
tổ chức hoạt động hướng dẫn thực hiện một số công việc sơ chế thực phẩm và cách GV 
tổ chức hoạt động đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm. 
Bước 3. Hoạt động sau khi xem băng hình 
 Hãy cùng đồng nghiệp thảo luận nhóm theo những câu hỏi gợi ý dưới đây: 
- Các hoạt động dạy học chủ yếu được thể hiện trong trích đoạn băng hình 
- Các phương pháp dạy học được thực hiện trong băng hình là những phương pháp 
dạy học nào? Phương pháp dạy học nào là phương pháp chủ yếu ? Tại sao ? 
- Cách GV sử dụng các PPDH có những điểm nào được và điểm nào chưa được? 
Nên khắc phục điểm chưa được như thế nào? 
- Nếu là bạn , bạn sẽ tổ chức giờ học như thế nào và sử dụng những PPDH nào 
trong giờ học? Nêu ví dụ minh hoạ 
- Để thực hiện tốt những phương pháp dạy học thể hiện trong băng hình, cần phải 
có những điều kiện nào? 
- Các PPDH và hình thức tổ chức dạy học được thể hiện trong băng hình có phù 
hợp với đặc điểm, mục tiêu, nội dung của bài học không? Vì sao? 
- Cách GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS có đáp ứng được yêu cầu đổi 
mới đánh giá không? Vì sao? Nếu là bạn, bạn sẽ tổ chức đánh giá kết quả học tập của HS 
sau khi học xong bài học này như thế nào? 
- Nhận xét, đánh giá chung về giờ dạy thể hiện trong băng hình. 
Trích đoạn băng hình Bài: Đính khuy bốn lỗ (tiết 1) 
I. Giới thiệu ttrích đoạn băng hình 
- Băng hình được thực hiện tại một lớp học. GV thể hiện cách tổ chức một giờ học và 
cách sử dụng các phương pháp dạy học(PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực của 
HS qua một bài học, dạng bài lí thuyết gắn với thực hành trong chủ đề Kĩ thuật phục vụ 
(cắt, khâu, thêu). 
- Băng hình là một tài liệu học tập bổ trợ cho tiểu môđun “ Bồi dưỡng giáo viên dạy 
Kĩ thuật lớp 5” nhằm giúp GV hiểu rõ hơn về cách tổ chức một giờ học Kĩ thuật và cách 
sử dụng các PPDH môn Kĩ thuật theo hướng tích cực vào một bài dạng Kĩ thuật khâu 
(Đính khuy bốn lỗ). 
- Băng hình thể hiện các hoạt động dạy học của GV và HS diễn ra trong một tiết học 
với thời lượng 20 phút (do vậy, có một số hoạt động của HS được rút ngắn hơn trong 
thực tế. Ví dụ như hoạt động thực hành theo nhóm...). 
Những vấn đề được đề cập trong băng hình là: 
+ Các PPDH được sử dụng khi tổ chức dạy học một bài dạng lí thuyết gắn với thực 
hành – chủ đề kĩ thuật phục vụ. 
+ Cách sử dụng và khai thác triệt để thiết bị và đồ dùng dạy học. Tận dụng kênh 
hình trong SGK. 
 + Phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS (thể hiện ở cuối tiết học). 
II. Các hoạt động Trước khi xem băng hình 
a. Đọc và nghiên cứu tài liệu: Bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH môn Kĩ thuật ở lớp 5, 
SGV Kĩ thuật lớp 5 
b. Liên hệ với điều kiện thực tiễn của bạn, khi dạy bài này có thuận lợi, khó khăn gì? 
III. Các hoạt động Trong khi xem băng hình 
a. Bạn hãy liên hệ những điều kiện ở lớp học trong băng hình với điều kiện lớp học 
của bạn. 
Ví dụ: - Điều kiện về phòng học, điều kiện về bàn ghế, vật liệu, dụng cụ của GV và 
HS có đủ như trong băng hình không? 
- Đối tượng học sinh của bạn có khả năng tiếp thu như thế nào? 
b. Những mục tiêu dạy học của GV trong băng hình 
- Những mục tiêu về phương pháp: Bài học trong băng hình được kết hợp rất nhiều 
phương pháp. 
+ Phương pháp làm mẫu, huấn luyện – luyện tập. 
+ Phương pháp trình bày và quan sát trực quan . 
+ Phương pháp đàm thoại, vấn đáp gợi mở. 
+ Phương pháp tương tác (chia nhóm) . 
Các phương pháp đều nhằm mục tiêu: phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học 
tập. Luôn khích lệ gây hứng thú cho HS khi làm sản phẩm. 
- Những mục tiêu về kết quả học tập: 
Giáo viên sau khi cho học sinh quan sát nhận xét mẫu phải đạt được: 
+ HS so sánh được sự giống và khác nhau của khuy 4 lỗ và khuy 2 lỗ. 
+ Bước đầu hiểu được tác dụng của khuy 4 lỗ. Kết quả của tiết 1 trong băng hình: HS 
phải biết được từng bước của quy trình và thực hành được đính khuy theo cách thứ nhất. 
+ Tổ chức học thực hành theo nhóm đôi, giúp các em có thể trao đổi để hoàn thành 
được sản phẩm. 
Trích đoạn băng hình bài: Đính khuy bốn lỗ 
Thời gian: 20’ 
Trích đoạn băng hình này: minh họa cho tiết 1 – bài “Đính khuy bốn lỗ”. Trong 
băng hình không có lời bình, chỉ sử dụng phụ đề. Mỗi phụ đề thể hiện một hoạt động 
trong tiết học. Sau khi xem liên tục cả đoạn băng, xem đến lần thứ hai trở đi bạn có thể 
dừng băng sau mỗi phụ đê: 
Trong băng thể hiện rõ 3 hoạt động: 
- Quan sát nhận xét mẫu . 
- Hướng dẫn thao tác kĩ thuật . 
- Tổ chức thực hành. 
ở mỗi họat động bạn có thể xem lại hoặc trao đổi với đồng nghiệp. 
Bây giờ bạn hãy xem trích đoạn băng hình. 
IV. các hoạt động Sau khi xem băng hình 
Hãy ghi chép, nêu ý kiến, thảo luận về các vấn đề: 
1. Nội dung, cấu trúc của tiết học đã phù hợp chưa, cần thay đổi như thế nào để phù 
hợp với lớp học của bạn. 
- Các họat động: Tổ chức lớp học của giáo viên, tác phong của giáo viên trong băng 
hình, việc xưng hô, trình bày thao tác kĩ thuật bạn có nhận xét gì? 
- Việc phát huy tính tích cực chủ động khám phá kiến thức của học sinh được thể hiện 
thế nào. Việc tổ chức học nhóm đôi như trong băng hình có hiệu quả không? 
- Những điều gì bạn rút ra được sau khi xem trích đoạn băng hình này? 
V. Những điểm lưu ý. 
Bài đính khuy 4 lỗ được quy định dạy trong 2 tiết. 
- Tiết 1 bài này trong băng hình được xây dựng theo cấu trúc bổ ngang kiến thức. 
Tiến trình gồm 3 hoạt động. 
+ Hướng dẫn quan sát nhận xét mẫu 
+ Hướng dẫn thao tác kĩ thuật (Đính khuy bốn lỗ cách 1) 
+ Tổ chức HS thực hành 
- Cấu trúc dạy như vậy có những điểm khác so với cấu trúc trong sách giáo viên. 
Nhưng có nhiều thuận lợi như sau: 
+ Thời gian dạy tiết 1 đỡ căng thẳng . 
+ HS hứng thú hơn vì được tham gia thực hành. 
trích đoạn băng hình Bài 5: Thêu dấu nhân – (tiết 2) 
Môn Kĩ thuật lớp 5 
I. Giới thiệu trích đoạn băng hình 
- Băng hình được thực hiện tại một lớp học. GV thể hiện cách tổ chức một giờ học và 
cách sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực của 
HS qua một bài học, dạng bài lí thuyết gắn với thực hành trong chủ đề kĩ thuật phục vụ 
(cắt, khâu, thêu). 
- Băng hình là một tài liệu học tập bổ trợ cho tiểu môđun “ Bồi dưỡng giáo viên dạy 
Kĩ thuật lớp 5” nhằm giúp GV hiểu rõ hơn về cách tổ chức một giờ học Kĩ thuật và cách 
sử dụng các PPDH môn Kĩ thuật theo hướng tích cực vào một bài dạng Kĩ thuật khâu 
(Thêu dấu nhân). 
- Băng hình thể hiện các hoạt động dạy học của GV và HS diễn ra trong một tiết học 
với thời lượng 14 phút ( do vậy, có một số hoạt động của HS được rút ngắn hơn trong 
thực tế. Ví dụ như hoạt động thực hành theo nhóm...). 
Những vấn đề được đề cập trong băng hình là: 
+ Các PPDH được sử dụng khi tổ chức dạy học một bài dạng lí thuyết gắn với thực 
hành – chủ đề kĩ thuật phục vụ. 
+ Cách sử dụng và khai thác triệt để thiết bị và đồ dùng dạy học. Tận dụng kênh 
hình trong SGK. 
 + Phương pháp đánh giá kết quả học tập của HS (thể hiện ở cuối tiết học). 
II. các hoạt động Trước khi xem băng hình 
a. Đọc và nghiên cứu tài liệu: Bồi dưỡng GV về đổi mới PPDH kĩ thuật ở lớp 5; sách 
GV kĩ thuật lớp 5. 
b. Liên hệ với điều kiện thực tiễn của bạn, khi dạy bài này có thuận lợi, khó khăn gì? 
IIi. các hoạt động Trong khi xem băng hình 
a. Bạn hãy liên hệ những điều kiện ở lớp học trong băng hình với điều kiện lớp 
học của bạn 
Ví dụ: Điều kiện về bàn ghế, vật liệu của học sinh lớp bạn, có đủ như trong băng hình 
không: như khuy thêu, vải, kim, chỉ thêu mầu. Nếu điều kiện của lớp bạn không giống 
lớp học trong băng, bạn sẽ điều chỉnh ra sao để giờ dạy của bạn cũng đạt kết quả tốt. 
b. Những mục tiêu dạy học của GV trong băng hình 
- Những mục tiêu về phương pháp: GV sử dụng phương pháp huấn luyện – luyện tập, 
kết hợp với phương pháp trực quan và hình thức tổ chức học sinh thực hành theo nhóm, 
nhằm khuyến khích học sinh hợp tác trong học tập, hứng thú làm ra sản phẩm. 
- Những mục tiêu về kết quả học tập: Sau khi GV hướng dẫn học sinh nhắc lại qui 
trình kĩ thuật thêu dấu nhân, GV cho HS thực hành từng mũi thêu tại lớp và nhận xét. 
- Tổ chức lớp học thành các nhóm giúp mỗi HS có thể làm được sản phẩm ngay tại 
lớp học. 
- Hình thành được kĩ năng kĩ thuật chuẩn bị cho tiết thực hành, làm tốt sản phẩm để 
trưng bày và đánh giá. 
Trích đoạn băng hình bài: Thêu dấu nhân (tiết 2) 
Thời gian: 14’ 
Trích đoạn băng hình này: minh họa cho tiết thứ 2 – bài “Thêu dấu nhân”. Trong 
băng hình không có lời bình, chỉ sử dụng phụ đề. 
Mỗi phụ đề thể hiện một họat động trong tiết học. Sau khi xem liên tục cả đoạn 
băng, xem đến lần thứ hai trở đi bạn có thể dừng băng ở từng bước hoạt động, để xem lại 
hoặc trao đổi với đồng nghiệp. 
Bây giờ bạn hãy xem trích đoạn băng hình. 
Iv. các hoạt động Sau khi xem băng hình 
Hãy ghi chép, nêu ý kiến, thảo luận về các vấn đề 
1. Nội dung, cấu trúc của tiết học (đáp ứng mục tiêu, đổi mới phương pháp, đảm bảo 
tính khoa học, chính xác, hợp lý ) 
2. Các họat động của giáo viên (tổ chức lớp, hướng dẫn HS, trình bày thao tác  ) 
bạn có nhận xét như thế nào? 
3. Các họat động của học sinh (tích cực, tự tìm tòi phát hiện, tương tác trong nhóm 
) thể hiện ra sao? 
4. Những điều bạn thấy tâm đắc, cần tham khảo, học tập. 
5. Những điều góp ý, rút kinh nghiệm. 
V. Những điểm lưu ý 
Bài thêu dấu nhân: Trong chương trình qui định dạy 3 tiết. Trong đó tiết 2 và tiết 3 là 
giáo viên tổ chức cho HS thực hành và trưng bầy đánh giá sản phẩm. 
Tiết 2 dạy trong băng hình đã chọn phương án: 
- Tổ chức cho HS nhắc lại qui trình làm sản phẩm 
- GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật cách thêu dấu nhân và tiến hành cho HS thực hành làm 
sản phẩm theo nhóm, cuối tiết đánh giá có tính chất đại diện. 
Vì vậy theo phương án trong băng hình, thì tiết 3 giáo viên sẽ tiếp tục hướng dẫn học 
sinh thực hành làm hoàn thành sản phẩm. Tổ chức cho học sinh trưng bày và đánh giá. 
(Khi thực hành tiết 2 như băng hình, chưa cần trêu tiêu chí đánh giá). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_lop_5_p2.pdf