Hệ thống cấu trúc chương trình Mĩ thuật lớp 5

Hệ thống cấu trúc chương trình Mĩ thuật lớp 5

MĨ THUẬT

A. Tổng quan về Tiểu mô đun

1. Mục tiêu

Sau khi học xong tiểu môđun này, học viên có khả năng :

1.1 Kiến thức

Trình bày được hệ thống cấu trúc và những yêu cầu khi dạy - học môn Mĩ thuật

lớp 5 trong chương trình, sách giáo khoa mới.

1.2 Kĩ năng

Dạy học có hiệu quả 5 phân môn của môn học Mĩ thuật lớp 5.

1.3 Thái độ

Có nhận thức về vị trí, vai trò của môn Mĩ thuật lớp 5 trong giáo dục tiểu học.

2. Cấu trúc tiểu môđun

2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu môđun

Chủ đề 1. Hệ thống cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp 5

1. Quan điểm xây dựng, hệ thống chương trình Mĩ thuật lớp 5

2. Những yêu cầu về nhận thức, phương pháp, cách đánh giá kết quả học tập.

Chủ đề 2. Dạy học môn Mĩ thuật lớp 5

1. Dạy học phân môn Vẽ theo mẫu

2. Dạy học phân môn Vẽ tranh

3. Dạy học phân môn Vẽ trang trí

4. Dạy học phân môn Tập nặn tạo dáng

5. Dạy học phân môn Thường thức mĩ thuật

pdf 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống cấu trúc chương trình Mĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MĨ THUẬT 
A. Tổng quan về Tiểu mô đun 
1. Mục tiêu 
Sau khi học xong tiểu môđun này, học viên có khả năng : 
1.1 Kiến thức 
Trình bày được hệ thống cấu trúc và những yêu cầu khi dạy - học môn Mĩ thuật 
lớp 5 trong chương trình, sách giáo khoa mới. 
1.2 Kĩ năng 
Dạy học có hiệu quả 5 phân môn của môn học Mĩ thuật lớp 5. 
1.3 Thái độ 
Có nhận thức về vị trí, vai trò của môn Mĩ thuật lớp 5 trong giáo dục tiểu học. 
2. Cấu trúc tiểu môđun 
2.1 Giới thiệu các chủ đề của tiểu môđun 
Chủ đề 1. Hệ thống cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp 5 
1. Quan điểm xây dựng, hệ thống chương trình Mĩ thuật lớp 5 
2. Những yêu cầu về nhận thức, phương pháp, cách đánh giá kết quả học tập. 
Chủ đề 2. Dạy học môn Mĩ thuật lớp 5 
1. Dạy học phân môn Vẽ theo mẫu 
2. Dạy học phân môn Vẽ tranh 
3. Dạy học phân môn Vẽ trang trí 
4. Dạy học phân môn Tập nặn tạo dáng 
5. Dạy học phân môn Thường thức mĩ thuật 
2.2. Cách thức triển khai 
Mỗi chủ đề sẽ được triển khai theo mô hình GIPO, cụ thể như sau: 
 1. Mục tiêu 
 2. Nguồn : Giới thiệu tài liệu in, tài liệu đĩa hình học tập. 
 3. Quá trình: Đưa ra hệ thống các hoạt động và các nhiệm vụ mà người học cần thực 
hiện để đạt được mục tiêu của bài học. 
 4. Sản phẩm : Dự kiến kết quả người học được sau khi học xong chủ đề. 
3. Phương pháp học tập tiểu môđun 
+ Cá nhân nghiên cứu 
+ Thảo luận nhóm 
+ Đề xuất phương án cho các vấn đề cần giải quyết 
+ Xem băng hình - trao đổi 
+ Lập kế hoạch bài soạn, trình bày thiết kế hoặc trích đoạn bài giảng. 
B. Triển khai tiểu môđun (15 tiết) 
Chủ đề 1 
Hệ thống cấu trúc chương trình Mĩ thuật lớp 5 
1. Mục tiêu 
Học xong chủ đề này, học viên có khả năng : 
- Nêu rõ hệ thống cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp 5, nội dung và thời lượng 
từng phân môn, sự tiếp nối và nâng cao về nhận thức, kĩ năng từ các lớp 1, 2, 3, 4. 
- Trình bày được một số nét cơ bản về đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của học sinh lớp 5 
- Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu để xây dựng các phương pháp dạy học, phương án tổ 
chức giờ dạy mĩ thuật đạt hiệu quả. 
II. Nguồn 
+ Chương trình tiểu học (NXB Giáo dục - 2002). 
+ Chương trình giáo dục phổ thông – Môn Mĩ thuật. 
+ Luật Giáo dục 2005. 
+ Sách Giáo khoa, sách giáo viên Mĩ thuật lớp 5. 
+ Các tài liệu mĩ thuật liên quan đến các bài dạy. 
+ Băng hình dạy minh hoạ. 
III. Quá trình 
Hoạt động 1 : Quan điểm xây dựng chương trình mĩ thuật lớp 5 
 Nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân, nghiên cứu nguồn tài liệu. 
Nhiệm vụ 2. Thảo luận theo nhóm về các vấn đề quan điểm xây dựng, hệ thống 
chương trình. 
Nhiệm vụ 3. Trình bày ý kiến trao đổi nhóm và các cá nhân. 
Thông tin phản hồi 
* Quan điểm xây dựng chương trình 
- Mục tiêu môn học: Môn Mĩ thuật ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng có mục 
tiêu giáo dục thẩm mĩ thông qua các hoạt động mĩ thuật, cùng với các môn hoặc khác đáp 
ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh . 
- Nâng cao nhận thức về mĩ thuật thông qua ngôn ngữ mĩ thuật như: Đường nét, hình 
khối, màu sắc, đậm nhạt  cho học sinh trên cơ sở kiến thức các phân môn: Vẽ theo 
mẫu, Vẽ tranh, Vẽ trang trí, Tập nặn tạo dáng và Thường thức mĩ thuật đã được học từ 
lớp 1 đến lớp 4. 
- Nâng cao kĩ năng thực hành mĩ thuật, chuẩn bị cho một giai đoạn giáo dục thẩm mĩ 
và hệ thống bài tập với cấp độ cao hơn ở bậc THCS. 
+ Nội dung, thời lượng cho từng phân môn 
• Vẽ theo mẫu 
a/ Nội dung: 
Mẫu vẽ là 3 khối hình cơ bản: Khối trụ, khối cầu và khối hộp. 
Mẫu vẽ là những vật mẫu quen thuộc có dạng từ các khối hình cơ bản. 
Mẫu vẽ là tập hợp từ 2 khối hình và từ 2 – 3 đồ vật. 
Vẽ tĩnh vật màu. 
b/ Yêu cầu: 
Phân biệt được hình dáng đặc điểm của mẫu, cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu. 
Hình vẽ sát với mẫu, vẽ đậm nhạt đơn giản hoặc vẽ màu theo ý thích. 
Đạt được những yêu cầu cơ bản của một bố cục bài vẽ theo mẫu. 
c/ Số bài: 8 bài 
• Vẽ trang trí 
a/ Nội dung 
Màu sắc 
Vẽ hoạ tiết 
Trang trí hình chữ nhật 
Kẻ chữ nét thanh, nét đậm 
Trang trí đầu báo tường 
Trang trí lều trại 
b/ Yêu cầu 
Biết cách vẽ màu trong trang trí 
Biết cách vẽ hoạ tiết có trục đối xứng 
Bước đầu ứng dụng kiến thức trang trí cơ bản trên các sản phẩm thực tế. 
Cảm nhận được vẻ đẹp của bài trang trí, vận dụng được những kiến thức trang trí vào 
cuộc sống. 
c/ Số bài: 9 bài 
• Vẽ tranh 
a/ Nội dung 
Đề tài cho trước: Nhà trường, An toàn giao thông; Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 ; 
Quân đội; Ngày tết, lễ hội và mùa xuân, Môi trường, ước mơ của em. 
Học sinh tự chọn đề tài để vẽ. 
b/ Yêu cầu 
Học sinh thể hiện bài vẽ có nội dung cụ thể về một đề tài cho trước hoặc đề tài tự 
chọn. 
Biết cách chọn lựa, sắp xếp hình, mảng, tạo bố cục cân đối với các thành phần chính, 
thành phần phụ có ý tưởng riêng của cá nhân người vẽ. 
Có ý thức khi sử dụng màu sắc trong bài. 
c/ Số bài: (9 bài) 
• Tập nặn tạo dáng 
a/ Nội dung 
Nặn, tạo dáng con vật 
Nặn, tạo dáng người 
Nặn, tạo dáng theo nhóm có chủ đề cụ thể 
b/ Yêu cầu 
Thao tác thành thục các kĩ năng cơ bản của nặn 
Tạo dáng người, con vật, đồ vật bằng các cách thức và vật liệu khác nhau. 
Tạo nhóm sản phẩm có bố cục và chủ đề cụ thể. 
c/ Số bài: 4 bài 
• Thường thức mĩ thuật 
a/ Nội dung 
Giới thiệu tác phẩm tiêu biểu và làm quen với các tác giả: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ 
Cung, Nguyễn Thụ. 
Sơ lược điêu khắc cổ Việt Nam. 
b/ Yêu cầu 
Học sinh hiểu biết một một số nét về cuộc đời sự nghiệp của 3 hoạ sĩ: Tô Ngọc Vân, 
Nguyễn Đỗ Cung và Nguyễn Thụ 
Nhớ, hiểu được nội dung, chất liệu, bước đầu thấy được vẻ đẹp của 3 bức tranh: Thiếu 
nữ bên hoa huệ, Du kích tập bắn và Bác Hồ đi công tác. 
Làm quen và nhớ được một số tác phẩm điêu khắc cổ về nội dung, vẻ đẹp, giá trị văn 
hoá, có ý thức trân trọng vốn cổ dân tộc. 
c/ Số bài: 4 bài 
Hoạt động 2 : 
Những yêu cầu về nhận thức, phương pháp, 
cách đánh giá bài tập 
 Nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1. Làm việc cá nhân, nghiên cứu tài liệu. 
Nhiệm vụ 2. Thảo luận nhóm, nêu được những yêu cầu đối với giáo viên khi thực hiện 
chương trình, quan điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Nhiệm vụ 3. Xem băng hình minh hoạ. 
Thông tin phản hồi 
Một số đặc điểm ngôn ngữ tạo hình của học sinh lớp cuối cấp tiểu học 
Học sinh lớp cuối cấp tiểu học từ 10 đến 11 tuổi, là lứa tuổi đã được tiếp nhận một 
lượng kiến thức không nhỏ của các môn học từ lớp 1 đến lớp 4. Đồng thời học sinh đã 
biết cách sử dụng nhiều hình thức biểu đạt tư duy của mình bên cạnh hình thức biểu đạt 
bằng cách vẽ. Như vậy, về nhận thức, học sinh đã có sự phân tích các hiện tượng, tìm về 
với bản chất của các hiện tượng đó khi tái hiện bằng ngôn ngữ tạo hình. Về kĩ năng, đã 
rèn luyện qua nhiều bài tập được cấu trúc theo hướng đồng tâm ở các lớp từ 1 đến 4. Do 
vậy, các em có thể thực hành các bài tập theo đúng trình tự, nguyên tắc, đồng thời năng 
lực tri giác và tái hiện có thể không còn đơn thuần mang tính bản năng và tả kể như ở các 
lớp dưới. Khả năng thao tác thuần thục một cách tương đối, cách nhìn nhận đánh giá sự 
vật bước đầu có cảm nhận riêng và bài tập được thực hiện cơ bản theo đúng nguyên tắc là 
kết quả tất yếu khi học sinh 11 tuổi đang học lớp 5 thực hiện những bài tập mĩ thuật 
trong chương trình. 
 Đổi mới phương pháp, đổi mới các hình thức dạy học khi thực hiện chương 
trình 
Trong một bài giảng mĩ thuật lớp 5, người giáo viên phải tạo cho lớp học một không 
khí học tập thoải mái nghiêm túc, trên tinh thần phát huy tính tích cực chủ động của từng 
cá nhân trong lớp. Những bài tập ở lớp 5 cũng là hệ thống bài tập như ở các lớp 1, 2, 3, 4 
nhưng có yêu cầu nâng cao hơn về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ. Sử dụng các phương 
pháp dạy học, các kĩ thuật, thủ thuật dạy học một cách khoa học và sáng tạo để đạt được 
mục tiêu tích cực hoá hoạt động của trò trên cơ sở sự định hướng của giáo viên. 
- Giáo viên hiểu đúng đắn, khoa học về phương pháp dạy học tích cực trong dạy học 
mĩ thuật. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học trong khi sử 
lý các bài học mĩ thuật ở lớp 5. 
- Gợi ý để học sinh phát hiện và đi đúng hướng yêu cầu của bài học, từ đó giáo viên 
hướng dẫn học sinh làm bài. 
- Sử dụng nhiều hình thức dạy học trong một giờ học sao cho đạt hiệu quả cao nhất, 
ví dụ: Có thể dùng hình thức kể chuyện về tác giả tác phẩm trong các bài Thường thức mĩ 
thuật. Giáo viên tổ chức thi đố vui, sắm vai trong những hoạt động quan sát, nhận xét, 
trong các hoạt động tìm trọng tâm của bài học. Lớp học có thể chia thành các nhóm nhỏ 
khi thực hiện các hoạt động thực hành vv... Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh 
học tập ngoài sân trường, trong vườn trường với những bài có yêu cầu tiếp xúc với thực 
tế. Từ đó những bài học trở thành nhẹ nhàng, hấp dẫn, thu hút học sinh. Giờ giảng tạo 
được không khí nghệ thuật và học sinh được tự do thể hiện suy nghĩ, cảm nghĩ của mình. 
- Trên cơ sở những lí luận về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và áp dụng vào 
đặc thù môn học mĩ thuật nói riêng, giáo viên chủ động trong các tình huống, bài tập học 
sinh sẽ đi đúng hướng và có sự sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân - đó là yêu cầu cần đạt của 
một giờ dạy mĩ thuật lớp 5. 
Tiêu chí đánh giá bài tập mĩ thuật của học sinh lớp 5 
Bài vẽ của học sinh tiểu học được đánh giá trên những căn cứ đối với yêu cầu của 
từng loại bài tập. Từ những căn cứ đó, giáo viên đánh giá bài học cụ thể theo 2 mức độ: 
Hoàn thành và chưa hoàn thành. Với mức độ hoàn thành, giáo viên có thể xếp hoàn thành 
tốt: A+, và hoàn thành: A. Với mức độ chưa hoàn thành, giáo viên xếp loại B. 
Học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá bài tập của bạn và tự đánh giá bài tập 
của mình. Thực chất quá trình nhận xét đánh giá bài tập công khai trước học sinh là cách 
làm được coi là khoa học và hiệu quả đối với môn mĩ thuật hiện nay. 
 Xem và nhận xét băng hình: 
Nội dung băng hình: Trích đoạn bài giảng: Tập nặn tạo dáng. 
Nhận xét: 
- Nội dung bài giảng. 
- Hình thức tổ chức dạy học. 
- Kết quả của băng hình về thực hiện mục tiêu bài học. 
IV. Sản phẩm chủ đề 1 
Bài tập thu hoạch tại lớp: 
- Trình bày được hệ thống cấu trúc chương trình và SGK mĩ thuật lớp 5. 
- Tóm tắt những yêu cầu đối với người giáo viên dạy mĩ thuật lớp 5 khi thực hiện 
chương trình. Quan điểm đánh giá kết quả học tập của học sinh. 
Chủ đề 2 
Dạy học môn Mĩ thuật lớp 5 
I. Mục tiêu 
Học xong chủ đề này, học viên có khă năng: 
- Nêu đặc điểm, tính chất và yêu cầu của từng phân môn mĩ thuật đố ...  léo và óc tưởng tượng phong phú làm ra. Họ 
được gọi là những nghệ nhân và họ không để lại tên trên tác 
phẩm. 
+ Những tác phẩm này được làm bằng những vật liệu quen 
thuộc như: Gỗ, đá, 
Học sinh tổ 
chức thành 
nhóm nhỏ 
HS thảo luận 
và đưa ra 
nhận xét. 
1 nhóm nhắc 
lại kết luận 
của GV 
Nhóm cử đại 
diện nhắc lại 
3 đặc điểm 
của điêu khắc 
truyền thống 
Việt Nam. 
Cử nhóm 
trưởng 
Các 
nhóm bổ 
xung ý 
kiến cho 
nhau. 
Các 
nhóm 
khác theo 
dõi và bổ 
xung. 
Các 
nhóm có 
thể trình 
bày phát 
hiện của 
mình, GV 
nhận xét. 
Hoạt động 3: Nội dung, hình thức thể hiện và giá trị của một số tác phẩm điêu khắc 
truyền thống đã được giới thiệu trong SGK. 
Giới thiệu 3 pho tượng : Phật Adiđà, Phật Bà Quan Âm nghìn 
mắt nghìn tay và tượng Vũ nữ Chăm 
+ Gợi ý cho các nhóm thảo luận về : 
Thể loại tượng tròn hay phù điêu? Được làm ở đâu? 
Chất liệu của tác phẩm? 
+ Học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa và thảo luận về 
Học sinh xem 
tác phẩm trong 
SGK và thảo 
luận theo gợi ý 
của cô giáo. 
nội dung của 3 bức tượng đó. 
GV kết luận : 
+ Đây là 3 bức tượng tròn được làm bằng các chất liệu gỗ và 
đá. 
* Tượng phật Adiđà 
Là tượng về một vị phật trông coi cõi Tây phương, thế giới 
cực lạc trong quan niệm của phật giáo. Phật có tấm lòng từ bi 
phù hộ cho những người làm việc thiện. 
Tượng thật cao gần 2 mét được đặt trên một bông hoa sen 
tuyệt đẹp. Tất cả được đặt trên một bệ đá hình bát giác với 
những hình chạm trổ hoa lá tinh xảo. Phật được tạc ngồi 
trong tư thế thoải mái. 
Cách tạc tượng bằng đá rất khéo léo gợi cho người xem có 
cảm giác về chiếc áo mỏng, buông chùng, uốn lượn theo 
những nếp cong mềm mại bó sát cơ thể. Những nét khắc đá 
tài hoa cũng cho ta cảm nhận về một vẻ mặt thuần hậu đang 
mỉm cười của đức phật , với chiêc mũi dọc dừa, cổ cao 3 
ngấn, gồ mắt cao thanh tú đã diễn tả trí tuệ cao siêu và một 
nội tâm sâu lắng. 
Đây là một bức tượng to lớn nhất tạc bằng đá của Việt Nam 
được làm từ thời nhà Lí. 
* Tượng Phật bà Quan âm Nghìn mắt nghìn tay 
Được làm khoảng năm 1656. Tượng có chiều cao toàn bộ gần 
4 mét. Quan âm ngồi trên bông hoa sen và được con rồng đội 
qua biển. Tượng có hình dáng thon thả hơn tượng Phật Adiđà. 
Với hệ thống các cánh tay to nhỏ, trong lòng mỗi bàn tay có 
hình một con mắt được xếp thành vầng hào quang phía sau. 
Có 1 đôi cánh tay kết ấn liên hoa và hai đôi cánh tay kết ấn 
tam muội, còn lại các đôi tay khác đều giang ra hai bên cân 
đối, nhịp nhàng nhìn như từ một đôi tay được dịch chuyển 
trong các động tác khác nhau. 
HS lắng nghe 
lời cô giáo 
giảng và có thể 
kể lại nội dung 
của từng bức 
tượng. 
HS nghe GV 
giảng bài và 
xem những tác 
phẩm được in 
trong sách giáo 
khoa. 
Học 
sinh 
bổ 
xung 
ý kiến 
xây 
dựng 
Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay là tác phẩm độc 
đáo bậc nhất của nền mĩ thuật tạo hình điêu khắc Việt Nam. 
* Tượng Vũ nữ Chăm 
Được làm theo tín ngưỡng dân tộc Chăm. Đây là tượng vũ nữ 
đang múa điệu Apxara được làm bằng đá sa thạch, cao 62 cm. 
Tượng được làm vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10, hình tượng vũ 
nữ được diễn tả bằng đá nhưng rất uyển chuyển, tư thế uốn 
cong toàn bộ, thân hình được nổi lên vừa phô diễn vẻ đẹp con 
người, vừa mang vẻ đẹp nội tâm và luôn toát lên tính thẩm mĩ 
thanh cao. 
Tượng Vũ nữ là một trong những tượng đẹp được gắn bên 
ngoài các tháp của người Chăm ở Mĩ Sơn (tỉnh Quảng Nam) 
+ Ngoài một số tượng tròn vừa xem, điêu khắc cổ còn có 
những tác phẩm phù điêu, chạm khắc rất đẹp. Những tác 
phẩm này được thể hiện ở những bệ tượng bằng đá, những 
phần gỗ trong đình, trong các nhà chùa vvv... 
Những tác phẩm phù điêu, chạm khắc có nội dung phản ánh 
các mặt đời sống của người lao động cùng chung sống trong 
cộng đồng. 
Phản ánh cảnh sinh hoạt: Chèo thuyền 
Phản ánh cảnh vui chơi, hội hè: Đá cầu. 
HS xem các tác 
phẩm chạm 
khắc cổ trong 
SGK 
Hoạt động 4. Đánh giá, nhận xét 
Khắc sâu kiến thức qua bài học 
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận và trình bày lại các vấn đề đã 
được nghe. 
+ Mỗi nhóm kể lại về 1 tác phẩm điêu khắc cổ được in trong SGK 
+ Giáo viên kể thêm 1 số tác phẩm đã gợi ý trong SGK như: Tượng Tuyết Sơn, 
tượng La Hán chùa Tây Phương vv... 
+ Giá trị của ác tác phẩm điêu khắc cổ rất đáng trân trọng và tự hào, học tập tốt và 
trang bị ý thức thẩm mĩ lành mạnh cho mình là góp phần giữ gìn và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của cha ông ta đã trao truyền lại. 
+ Kết thúc bài học có thể hát lại một bài hát dân ca trong chương trình hát nhạc đã 
học hoặc cho học sinh xem một số tư liệu qua tranh ảnh, băng hình. 
IV. Sản phẩm của chủ đề 2 
Sau khi học xong chủ đề 2, học viên hoàn thành các sản phẩm: 
+ Thiết kế bài giảng và trình bày thiết kế bài giảng của các phân môn theo tinh thần 
đổi mới phương pháp dạy học. 
+ Trao đổi rút kinh nghiệm trong nhóm và trước lớp về bài giảng. 
C. Tổng kết đánh giá 
Bài tập 1. Học viên hoàn thành bài tập khi giải quyết nhiệm vụ ngay trong các hoạt động 
trên lớp. 
Bài tập 2. Hãy cho biết ý kiến của mình khi đọc các thông tin sau bằng cách đánh dấu 
(X) vào tương ứng 
STT 
Nội dung Đồng ý Không đồng ý
1 Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc những nội dung 
và định hướng trong SGV và SGK khoa mĩ thuật lớp 5 
2 Trong quá trình dạy học không cần thiết phải sử dụng 
những tài liệu nâng cao hoặc bổ sung cho các bài 
giảng 
3 Thường xuyên tiếp cận thông tin, nghiên cứu tài liệu 
ngoài SGK, SGV để bài giảng đạt kết quả cao. 
4 Giáo viên có thể tự mình thay đổi mục tiêu, nội dung 
và PPDH từng bài sao cho phù hợp với điều kiện địa 
phương 
5 Cần phải có sự liên hệ thực tế địa phương trong mỗi 
bài giảng mĩ thuật. 
6 Giáo viên không nhất thiết phải quan tâm đến trạng 
thái làm bài của học sinh 
7 Học sinh học mĩ thuật thông qua các hoạt động sẽ 
mang lại hiệu quả cao hơn 
8 Thường xuyên phải dạy học tích hợp các phân môn 
của môn mĩ thuật và tích hợp môn mĩ thuật với các 
STT 
Nội dung Đồng ý Không đồng ý
môn học khác 
9 Không cần hướng dẫn học sinh tìm và tạo hình từ các 
nguyên liệu sẵn có ở địa phương. 
10 Học sinh có thể học mĩ thuật mọi nơi, mọi lúc 
Hướng dẫn học theo băng hình 
I. Giới thiệu trích đoạn băng hình 
Tên trích đoạn băng hình: Tập nặn tạo dáng con vật 
Thời gian: 20 phút 
Đặc điểm của người học băng hình 
Người học là giáo viên tiểu học đã được bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn 
và đổi mới phương pháp dạy học ở lớp 5. Học viên đã đựơc nghiên cứu tài liệu đổi mới 
lớp 5 và môđun bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật ở tiểu học. 
Hiện nay giáo viên tiểu học đang thực hiện các hình thức tổ chức dạy học nhằm 
nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, cách tổ chức một giờ 
dạy tập nặn tạo dáng hiện chưa đạt hiệu quả cao, mà đây là phân môn được học sinh yêu 
thích và giá trị tạo hình cũng như những xúc cảm thẩm mĩ được hình thành qua bài học 
dễ đạt hiệu quả hơn so với các phân môn khác. Đặc biệt, giáo viên ở các vùng sâu, vùng 
xa, thiếu phương tiện học tập và giảng dạy thì khi giải quyết phân môn này còn rất lúng 
túng, khó tháo gỡ. 
Yêu cầu học viên 
II. Trước khi xem băng hình 
1. Xác định nội dung và mục đích 
Nội dung chính: 
Bài học hướng dẫn học sinh tập nặn, tạo dáng các con vật quen thuộc bằng cách sử 
dụng nhiều vật liệu khác nhau. 
Mục đích của trích đoạn băng trong bài học: 
Học viên có nhận thức về cách tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, phương pháp 
dạy bài tập nặn tạo dáng và tháo gỡ những khó khăn về vật liệu khi giảng dạy phân môn 
ở địa phương. Đồng thời băng hình cũng đưa đến cách dạy bài mĩ thuật tạo hứng thú cho 
học sinh khi tự mình tạo ra các sản phẩm tạo hình. 
Biện pháp dạy học chính: 
GV dạy minh hoạ trên băng hình sử dụng hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 
nhỏ, phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của học sinh. Giáo viên cũng sử dụng nhiều 
phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học nhằm thu hút hấp dẫn người học tạo sản phẩm 
tốt sau bài giảng. 
Các hoạt động chính trong giờ học : 
- Giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của học sinh. 
- Giáo viên cùng học sinh nhớ lại cách làm và làm mẫu sản phẩm cụ thể trước lớp. 
- Thực hành bằng cách tổ chức hoạt động theo nhóm, lựa chọn vật liệu và tạo hình 
theo ý thích và sự tưởng tượng. 
- Hoạt động đánh giá, nhận xét bằng cách tổ chức trò chơi. 
2. Các hoạt động trước khi xem băng : 
- Trước khi xem băng học viên cần đọc kĩ mô đun phần tập nặn tạo dángvà phương 
pháp dạy tập nặn tạo dáng ở lớp 5. 
- Học viên đọc kĩ bài số 13 trong sách giáo khoa và sách giáo viên mĩ thuật lớp 5 để 
nghiên cứu cách giải quyết bài học hiệu quả nhất. 
Tài liệu tham khảo: Dạy và học mĩ thuật ở tiểu học - chương trình của Nhật Bản, Đan 
Mạch Chuyên đề đổi mới SGK lớp 5 trên các tạp chí của Bộ Giáo dục & Đào tạo. 
III. Trong khi xem băng hình 
Trong khi xem băng, học viên cần theo dõi kĩ nội dung và phương pháp, cách thức tổ 
chức dạy học mà băng hình thể hiện. Ghi chép những vấn đề cần trao đổi thảo luận. 
Học viên trong khi xem băng hình luôn có ý thức liên hệ với hoàn cảnh, điều kiện 
giảng dạy và học tập tại địa phương mình, từ đó đề xuất điều chỉnh trên cơ sở những phần 
học tập được ở băng hình. 
Nhận xét, rút kinh nghiệm những tồn tại mà giáo viên dạy trên băng hình còn mắc 
phải. 
Trong quá trình xem, học viên ghi lại kĩ tiến trình bài học, hệ thống câu hỏi gợi ý, các 
kết luận của từng công đoạn bài giảng, cách sử dụng thiết bị, đồ dùng trực quan, cách sử 
lý các tình huống phát sinh trong giờ dạy... sau đó có thể nhận xét băng hình chi tiết sau 
khi xem. 
IV. Sau khi xem băng hình 
1. Nêu các nhận xét đã ghi chép được, trao đổi với đồng nghiệp để học tập và rút 
kinh nghiệm những ưu điểm và tồn tại của bài học trên băng hình về: 
+ Giờ dạy đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa? 
+ Giáo viên có sáng tạo trong các hoạt động dạy - học hay không? 
+ Bài giảng có mang tính đặc trưng vùng miền hay không? Tính thực tế của bài 
giảng? 
+ Học sinh trong trích đoạn băng hình có thực sự hứng thú khi được tham gia các 
hoạt động? 
+ Băng hình có đảm bảo tính minh hoạ cho những vấn đề đã đề cập trong môdun 
mĩ thuật 5? 
2. Trên cơ sở băng hình và qua thảo luận của cá nhân với đồng nghiệp, học viên tự 
lập lại kế hoạch bài học tập nặn tạo dáng con vật quen thuộc để làm tư liệu cho mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfday_lop_5_p3.pdf