Hóa học - Chuyên đề: Đại cương hoá hữu cơ

Hóa học - Chuyên đề: Đại cương hoá hữu cơ

CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ

(ĐỒNG PHÂN - ĐỒNG ĐẲNG; NHÓM CHỨC; GỐC HYĐROCACBON; QUY TẮC & CƠ CHẾ; NHẬN BIÉT; TÁCH CHẤT)

I. ĐỒNG PHÂN - ĐỒNG ĐẲNG

Câu 1: Xác định công thức cấu tạo C6H14, biết rằng khi tác dụng Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 ta chỉ thu được 2 đồng phân. Gọi tên 2 đồng phân đó.

Câu 2: Khi xét axetilen phản ứng cộng với clo cho thấy trong sản phẩm phản ứng có hai chất đồng phân. Viết phương trình phản ứng và công thức cấu tạo hai đồng phân đó.

Câu 3: A, B, C là ba hợp chất có công thức phân tử là C4H8Cl; C4H10O. và C4H11N. Viết tất cả các đồng phân có thể của chúng, từ đó rút ra nhận xét về quan hệ giữa số đồng phân và hoá trị của các nguyên tố Cl, O và N.

Câu 4: Điều kiện để Olefin có đồng phân cis -trans là gì? Cho ví dụ minh họa.

Câu 5: Viết các công thức cấu tạo có thể có của C6H10 biết rằng khi hyđro hoá thu được isohexan

Câu 6: Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Nếu đun nóng glixerin với hỗn hợp 3 axit R-COOH; R' - COOH và R"- COOH (có mặt chất xúc tác) thì thu được tối đa bao nhiêu triglixerit?

Câu 7: Viết công thức cấu tạo và tên gọi của các chất là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H8O.

Câu 8: Viết tất cả các đồng phân có thể có của C5H10.

Câu 9: a) Đồng phân là gì?

b) Viết công thức cấu tạo của các đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10 và C4H10O. Giải thích tại sao C4H10O lại có nhiều đồng phân hơn C4H10?

Câu 10: Issopren có thể cộng hợp brôm theo tỉ lệ mol 1:1 theo 3 cách để tạo thành 3 đồng phân vị trí. Viết công thức cấu tạo các đồng phân đó.

Câu 11: 1. Nêu ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo trong hoá học hữu cơ.

2. Cho 2 chất hữu cơ mạch hở A(C3H6O) và B(C3H4O2)

a) Viết công thức cấu tạo của các đồng phân A và B.

b) Viết phương trình phản ứng khi cho A là anđêhít tác dụng với H2(Ni, t0); dung dịch AgNO3 trong NH4OH; Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH; phenol polime.

 

doc 2 trang Người đăng hang30 Lượt xem 350Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Chuyên đề: Đại cương hoá hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: ĐẠI CƯƠNG HOÁ HỮU CƠ
(ĐỒNG PHÂN - ĐỒNG ĐẲNG; NHÓM CHỨC; GỐC HYĐROCACBON; QUY TẮC & CƠ CHẾ; NHẬN BIÉT; TÁCH CHẤT)
I. ĐỒNG PHÂN - ĐỒNG ĐẲNG
Câu 1: Xác định công thức cấu tạo C6H14, biết rằng khi tác dụng Cl2 theo tỉ lệ mol 1:1 ta chỉ thu được 2 đồng phân. Gọi tên 2 đồng phân đó.
Câu 2: Khi xét axetilen phản ứng cộng với clo cho thấy trong sản phẩm phản ứng có hai chất đồng phân. Viết phương trình phản ứng và công thức cấu tạo hai đồng phân đó.
Câu 3: A, B, C là ba hợp chất có công thức phân tử là C4H8Cl; C4H10O. và C4H11N. Viết tất cả các đồng phân có thể của chúng, từ đó rút ra nhận xét về quan hệ giữa số đồng phân và hoá trị của các nguyên tố Cl, O và N.
Câu 4: Điều kiện để Olefin có đồng phân cis -trans là gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 5: Viết các công thức cấu tạo có thể có của C6H10 biết rằng khi hyđro hoá thu được isohexan
Câu 6: Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Nếu đun nóng glixerin với hỗn hợp 3 axit R-COOH; R' - COOH và R"- COOH (có mặt chất xúc tác) thì thu được tối đa bao nhiêu triglixerit?
Câu 7: Viết công thức cấu tạo và tên gọi của các chất là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H8O.
Câu 8: Viết tất cả các đồng phân có thể có của C5H10.
Câu 9: a) Đồng phân là gì?
b) Viết công thức cấu tạo của các đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10 và C4H10O. Giải thích tại sao C4H10O lại có nhiều đồng phân hơn C4H10?
Câu 10: Issopren có thể cộng hợp brôm theo tỉ lệ mol 1:1 theo 3 cách để tạo thành 3 đồng phân vị trí. Viết công thức cấu tạo các đồng phân đó.
Câu 11: 	1. Nêu ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo trong hoá học hữu cơ.
2. Cho 2 chất hữu cơ mạch hở A(C3H6O) và B(C3H4O2)
a) Viết công thức cấu tạo của các đồng phân A và B.
b) Viết phương trình phản ứng khi cho A là anđêhít tác dụng với H2(Ni, t0); dung dịch AgNO3 trong NH4OH; Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH; phenol polime. 
Câu 12: Các chất cùng khối lượng phân tử có phải là đồng phân không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 13: Viết công thức cấu tạo của X có công thức C5H8, biết rằng khi hiđro hoá chất X thu được isopentan. Chất này có khả năng trùng hợp thành cao su được không?
Câu 14: Viết tất cả các đồng phân mạch hở của các axit và este có công thức phân tử C4H6O2 (kể cả đồng phân cis - trans).
Câu 15: Viết công thức cấu tạo các đồng phân: olefin của penten mà khi hợp nước cho rượu bậc 3.
Câu 16: Có hỗn hợp 3 đồng phân:
CH3 - CH2 - COOH; CH3 - COO - CH3;
CH3 - - CHO
a) Làm thế nào để nhận biết từng đồng phân trong hỗn hợp bằng phương pháp hoá học.
b) ứng với công thức C3H6O2, ngoài các đồng phân trên còn có đồng phân mạch hở, no khác nữa không? Viết công thức cấu tạo của chúng.
Câu 17: Đồng đẳng là gì? Các rượu etylic; n - propylic và iso propylic có phải là đồng đẳng của nhau không? Tại sao? Các hidrocacbon nào cho dưới đây là đồng đẳng của nhau.
Câu 18: Hãy nêu 3 trường hợp trong đó có 2 loại hợp chất có cùng công thức chung nhưng không phải là đồng đẳng. Cho ví dụ cụ thể để minh hoạ.
Câu 19: Các chất cho dưới đây có phải là đồng đẳng của nhau không? Tại sao? C2H2; C3H4; C4H6
II. NHÓM CHỨC
Câu 1: a) Nhóm chức là gì? Hãy kể các nhóm chức đã học và nêu cách gọi tên (theo danh pháp quốc tế) các loại hợp chất chứa các nhóm chức (đơn chức).
b) Thế nào là rượu bậc 1, bậc 2, bậc 3?
Câu 2: Có 5 hợp chất hữu cơ mạch hở A, B, C, D, E chỉ chứa các nguyên tố C, H, O có khối lượng phân tử đều bằng 74 và đều không làm mất màu nước brôm. Cho 5 chất đó tác dụng với Na dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3 trong NH3 trong NH3 ta được kết tủa sau (dấu + có phản ứng, dấu trừ - không phản ứng).
A
B
C
D
E
Na
+
-
+
-
+
NaOH
-
-
+
+
-
Tráng gương
-
-
-
-
+
Xác định công thức phân tử, viết tất cả các công thức cấu tạo có thể có của mỗi chất phù hợp với điều kiện đã cho.
Câu 3: Có 4 chất ứng với 4 công thức phân tử C3H6O; C3H6O2; C3H4O; C3H4O2, được ký hiệu ngẫu nhiên là A, B, C, D; A, C cho phản ứng tráng gương; B, D phản ứng được với NaOH. D phản ứng với H2 tạo thành B; oxi hoá C thu được D
a) Viết công thức cấu tạo của A, B, C, D	
b) Viết các phương trình phản ứng khi cho: A, B lần lượt tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường; C, D lần lượt tác dụng với CuO ở nhiệt độ thường; D tác dụng với H2 (có xúc tác và đun nong); C tác dụng với O2 (có xúc tác)
Câu 4: A, B, C, D, E là các hợp chất hữu cơ no chứa các nguyên tố C, H, O đều có khối lượng phân tử là 74 đ.v.c. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của chúng biết rằng.
 A, B, C, E phản ứng được với Na giải phóng H2 
 B, C, D tác dụng với dung dịch NaOH
 B, E, D đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương
 Oxi hoá A thu được đồng đẳng tiếp theo của C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5: Ba hợp chất hữu cơ A; B; C có công thức phân tử tương ứng là C3H6O; C3H4O; C3H4O2. Chúng có những tính chất sau: 
A và B không tác dụng với Na nhưng có phản ứng cộng H2 (có xúc tác) tạo ra những sản phẩm giống nhau. B cộng hợp H2 thành A; A có đồng phân A' và A' bị oxi hoá thành B; C có đồng phân C' và chúng là những hợp chất có 1 nhóm chức; B bị oxi hoá thành C'. Xác định công thức cấu tạ A; A'; B; C; C'.
Câu 6: Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H6O2. Để tìm hiểu cấu tạo người ta lần lượt làm thí nghiệm:
Cho tác dụng với natri có khí thoát ra.
Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có kết tủa bạc.
Cho tác dụng với hydro xúc tác niken đun nóng được một chất có khả năng hoà tan hidroxit đồng.
Lập luận viết công thức cấu tạo của chất hữu cơ. Viết các phương trình phản ứng nêu trên, trong đó chất hữu cơ được viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn.
Câu 7: Ba chất A, B, C có công thức phân tử C3H8O. Khi cho mỗi chất qua bình đựng Cu nung nóng, sau phản ứng A đã biến thành A1 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc, B đã biến thành B1 không tham gia phản ứng tráng bạc, còn C không đổi. Viết công thức cấu tạo của A, B, C, A1, B1 và các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 8: A là axit hữu cơ mạch thẳng, có công thức nguyên là (C2H3O2)n. Xác định công thức cấu tạo của A
Câu 9: So sánh tính chất của rượu propylic và rượu iso - propylic.
Câu 10: a) Ba chất hữu cơ A, B và C mạch thẳng có cùng công thức phân tử C2H4O2 và có các tính chất sau:
A tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2; B tác dụng với Na và có phản ứng tráng gương; C tác dụng với dung dịch NaOH, không tác dụng với Na. Lập luận để xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b) Trình bày tính chất hoá học của A.
Câu 11: A là axit hữu cơ mạch thẳng, có công thức nguyên là (C2H3O2)n. Xác định công thức cấu tạo của A
Câu 12: Ba hợp chất hữu cơ A, B, C có mạch hở và có cùng công thức phân tử C3H4O2. Hãy viết công công thức cấu tạo của A, B, C biết rằng: A phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường; B phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng: C cho phản ứng với H2 xúc tác Ni đun nóng thu được rượu đa chức không phản ứng với Cu(OH)2.
Câu 13: Cho hai chất hữu cơ mạch hở A(C3H6O) và B(C3H4O2).
1. Viết công thức cấu tạo của các đồng phân của A và B.
2. Viết phương trình phản ứng khi cho A là anđêhyt tác dụng với: H2 (Ni, t0), dung dịch AgNO3 trong amoniac, Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH, phenol tạo ra polime.
Câu 14: Có hai chất hữu cơ X, Y chứa các nguyên tố C, H, O khối lượng phân tử đều bằng 74. Biết X tác dụng với Na: cả X và Y đều tác dụng với các dung dịch NaOH và AgNO3 trong NH3. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X,Y.
Câu 15: Hãy xác định công thức phân tử của A (chứa các nguyên tố C, H, O) và viết các phương trình phản ứng, biết rằng: A tác dụng với Na giải phóng H2; A tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam; A có thể tham gia phản ứng tráng gương (tác dụng với AgNO3 trong NH3; Khi đốt cháy 0,1 mol A thì thu được không quá 17 lít khí (sản phẩm) ở 136,50C, 1 atm.
Câu 16: Đun nóng hai chất A và B có công thức phân tử là C5H8O2 trong dung dịch NaOH được hỗn hợp hai muối natri của hai axit C3H6O2 (A1) và C3H4O2 (B1) và hai sản phẩm khác.
a) A, B thuộc chức hoá học gì? Viết phương trình phản ứng.
b) So sánh sự giống nhau và khác nhau và tính chất hoá học của A1 và B1. 
Câu 17: A là axít hữu cơ no có công thức nguyên là (C2H3O2)n. Xác định công thức cấu tạo có thể của A.
Câu 18: A là anđêhit hữu cơ no có công thức nguyên là (C6H8O3). Xác định công thức phân tử của A.
Câu 19: A là axit hữu cơ no có công thức nguyên (C3H4O2)n. Xác định CTPT của A
Câu 20: A là axit hữu cơ no; mạch hở có công thức nguyên là:	1) (C3H5O2)n	2) (C4H3O2)n	Xác định A
Câu 21: A là một axit hữu cơ chưa no (một nối đôi) mạch hở, có công thức đơn giản là (C2H3O)n. Xác định CTPT của A.
Câu 22: A là một anđêhit chưa no có một nối 3 trong phân tử là (C4H4O)n. Xác định công thức phân tử của A.
III. GỐC HYDROCACBON
Câu 1: Gốc hiđrocacbon là gì? Một hợp chất có công thức phân tử là CnHmO2. Hỏi n và m phải có giá trị nào để gốc hidrocacbon của chất đó là no?
Câu 2: 	 a) Viết công thức chung của gốc hidrocacbon no hoá trị I và gốc axit no đơn chức.
b) Isopentan có thể tạo thành bao nhiêu gốc hoá trị I? viết công thức cấu tạo của chúng.
Câu 3: Các phân tử isopentan và isobuten có thể tạo được các gốc hoá trị I nào? 
Câu 4: Công thức phân tử của một rượu A là CnHmOx. Hỏi m và n phải có giá trị như thế nào để A là rượu no? Từ đó rút ra công thức chung cho rượu no bất kỳ (đơn chức cũng như đa chức).
IV. QUY TẮC - CƠ CHẾ; NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
Câu 1: Hãy giải thích tại sao phenol và anilin tác dụng với brôm thì các vị trí nhóm thế ưu tiên là Ortho và para?
Câu 2:	a) Phát biểu quy tắc thế vòng benzen	b) Từ benzen viết sơ đồ chuyển hoá
* Ortho bromonitro benzen và metabromonitro benzen	* Ortho aminophenol và metaaminophenol
Ghi rõ các điều kiện phản ứng.
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng khí cho propin tác dụng với H2 (Pd làm xúc tác); HCN; CH3COOH; dung dịch AgNO3 trong NH4OH.
Câu 4: 1. Phenol là gì? Giải thích tại sao benzen không phản ứng với Br2 trong dung dịch, như phenol lại làm mất màu nhanh chóng dung dịch Br2
2. Viết các phương trình phản ứng
a) Từ phenol điều chế: axit picric, nhựa phenolfomanđêhit.	
b) p- cresol tác dụng với NaOH
c) Rượu benzylic tác dụng với Na, CuO nung nóng tạo an đehit; CH3COOH.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAI CUONG HOA HUU CO.doc