Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối học kì II lớp 5

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối học kì II lớp 5

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối HKII – Lớp 5

• Một vụ đắm tàu

1) Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?

Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.

2) Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?

Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.

3) Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?

Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.

4) Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong câu chuyện?

Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn, còn Giu-li-ét-ta là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm.

• Con gái

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn những tư tưởng xem thường con gái?

- Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại vịt trời nữa”. Câu nói thể hiện sự thất vọng.

- Thể hiện qua chi tiết “Cả bố và mẹ đề có vẻ buồn buồn” vẻ mặt buồn đó thể hiện bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

- Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.

- Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.

- Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.

- Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

Mọi người đã thay đổi quan niệm “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan.

- Thể hiện qua các chi tiết.

 + Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ rơm rớm nước mắt.

 + Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối học kì II lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối HKII – Lớp 5
Một vụ đắm tàu
Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng, còn Giu-li-ét-ta đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dúi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc để băng vết thương cho bạn.
Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong câu chuyện?
Ma-ri-ô là người cao thượng, đã nhường sự sống của mình cho bạn, còn Giu-li-ét-ta là một người bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm....
Con gái
Những chi tiết nào trong bài cho thấy làng quê Mơ vẫn còn những tư tưởng xem thường con gái?
- Thể hiện qua câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: “Lại vịt trời nữa”. Câu nói thể hiện sự thất vọng.
- Thể hiện qua chi tiết “Cả bố và mẹ đề có vẻ buồn buồn” vẻ mặt buồn đó thể hiện bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.
Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
Ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi.
Đi học về Mơ tưới rau, chẻ củi giúp mẹ.
Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết công việc gia đình.
Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước cứu Hoan.
Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về “con gái” không? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?
Mọi người đã thay đổi quan niệm “con gái” sau chuyện Mơ cứu em Hoan.
- Thể hiện qua các chi tiết.
 + Bố ôm Mơ chặt đến ngộp thở. Cả bố và mẹ rơm rớm nước mắt.
 + Dì Hạnh nói giọng đầy tự hào “Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng.”
Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?
Qua câu chuyện em thấy tư tưởng xem thường con gái là vô lí và cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống.
Thuần phục sư tử
Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
Vì nàng muốn vị giáo sư cho lời khuyên: làm thế nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước.
Ha-li-ma nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn. Tối nào cũng được ăn một món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Vì sao khi gặp ánh mặt cả Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng “cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi”?
Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận.
Vì sư tử yêu mến Ha-li-ma.
Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?
Đó chính là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu nhàng.
Tà áo dài Việt Nam
Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa?
Phụ nữ Việt Nam xưa nay mặc áo dài thẫm màu bên ngoài. Bên trong là những lứo áo cánh nhiều màu. Chiếc áo dài làm cho người phụ nữ tế nhị, kín đáo.
Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc ào dài cổ truyền?
-Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải...áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải nên rộng gấp đôi vạt phải
- Áo dài tân thời là chiếc áo cổ truyền được cải tiến. áo tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo, vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.
Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
Người phụ nữ trở nên duyên dáng, dịu dàng hơn.
Công việc đầu tiên
Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho chị Út là gì?
Rải truyền đơn.
Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Chị út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đên dậy nghĩ cách giấu truyền đơn.
Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quân. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Vì sao chị Út muốn được thoát li?
Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
Bầm ơi
Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? anh nhớ tới hình ảnh nào của mẹ?
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng.
- Tình cảm của mẹ đối với con: “ Mà non Bầm cấy mấy đon
Ruột gan Bầm lại thương con mấy lần.”
- Tình cảm của con với mẹ 
“ Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương Bầm bấy nhiêu!”
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ?
Anh chiến sĩ đã dùng cách nói so sánh:
Con đi trăm núi ngàn khe ... Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi.
Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con...
Út Vịnh
Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
Các sự cố là: Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá nên tàu.
Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?
Vịnh đã tham gia phong trào “Em yêu đường sắt quê em”
Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn hay thả diều trên đường tàu và Vịnh đã thuyết phục được.
Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
Vịnh lao ra khỏ nhà như tên bắn, la lớn báo tàu lửa đến. Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu. Còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới, Vịnh ào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
HS có thể phát biểu:
 • Học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông.
 • Học được tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ
 • Học được sự nhanh trí, dũng cảm....
Những cánh buồm
Dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả cảnh 2 cha con dạo trên bãi biển
Vào một buổi bình minh, hai cha con dạo trên bãi biển. Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ. Bóng người cha cao, gầy, trải dài trên cát. Bóng con trai bụ bẫm bước bên cha.
Thuật lại cuộc trò chuyện giữa 2 cha con. (Hs nên thuật lại cuộc trò chuyện bằng văn xuôi)
+ Con:
- Cha ơi!
- Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời. Không thấy nhà..
+ Cha:
- Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa.
- Sẽ có cây, có nhà, có cửa
- Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.
+ Con:
- Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé. Để con đi:
Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì?
Con ước nhìn thấy cỏ cây, nhà cửa, con người ở phía chân trời xa.
Con ước mơ khám phá những điều chưa biết về biển, những điều chưa biết trong cuộc sống.
Ước mơ của con gợi cho cha nhớ đến điều gì?
Gợi cho cha nhớ đến ước mơ thủa nhỏ của mình.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Điều 15
+ Điều 16
+ Điều 17
Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Điều 15: Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
+ Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
+ Điều 17: Quyền được vui chơi
Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật?
1. Yêu quý, kính trọng hiếu thảo với ông bà,....
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh,...
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình,...
4. Sống khiêm tốn, trung thực, có đạo đức...
5. Yêu quê hương, đất nước
Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
Hs tự liên hệ bản thân và trả lời
Sang năm con lên bảy
Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
· Khổ 1
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
· Khổ 2: Trong thế giới của tuổi thơ, chim, gió, cây và muôn vật đều biết nghĩ, biết nói ( Thế giới của ngày mai ngược lại với thế giới tuổi thơ).
Thế giới tuổi thơ thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
Khi lớn lên, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích. Thế giới của các em sẽ trở thành thế giới thực.
Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.
Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính hai bàn tay.
Lớp học trên đường
Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?
Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi kiếm sống.
Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Lớp học rất đặc biệt. Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. Lớp học ở trên đường đi.
Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau Rê-mi đã đọc được
Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em học tập.
Nếu trái đất thiếu trẻ con
Nhân vật tôi và nhân vật Anh trong bài thơ là ai?
Nhân vật “tôi” là tả Đỗ Trung Lai, nhân vật Anh là Anh hùng Liên Xô Pô-pốp.
Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào?
Thể hiện qua các chi tiết:
 - Lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách “Anh hãy nhìn xem....”
 - Qua thái độ ngạc nhiên, vui sướng của khách “ Có ở đâu đầu tôi to được thế?...”
 - qua vẻ mặt: “vừa xem vừa sung sướng mỉm cười....”
Tranh vẽ của bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh?
Sự ngộ nghĩnh thể hiện ở chỗ:
 - Đầu phi công vũ trụ Pô-pốp vẽ rất to...
 - Đôi mắt chiến nửa già khuôn mặt.
 - Ngựa xanh nằm trên cỏ
 - Ngựa hồng phi trong lửa...
Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào?
- Trẻ em là tương lai của thế giới.
- Nếu không có trẻ em, mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docHướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc cuối HKII.doc