Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc giữa học kì II lớp 5

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc giữa học kì II lớp 5

• Người công dân số 1

1) Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?Anh có giúp được không?

Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.

2) Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.

Các câu nói đó là:

• Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau.không!

• Vì anh với tôi. chúng ta là công nước Việt .

3) Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao vậy?

Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó.

• Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể:

 + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì?

+ Anh Thành đáp anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba.thì .ờ.anh là người nước nào?

+ Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao.? Sài Gòn này nữa.

+ Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì.

Câu chuyện giữa 2 người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc giữa học kì II lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc Giữa HKII – Lớp 5
Người công dân số 1
Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?Anh có giúp được không?
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn và anh đã tìm được việc cho anh Thành.
Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước.
Các câu nói đó là: 
• Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau....không!
• Vì anh với tôi... chúng ta là công nước Việt ....
Câu nói giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao vậy?
Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành. Anh Thành lại không nói đến chuyện đó. 
• Anh Thành lại không trả lời vào câu hỏi của anh Lê. Cụ thể:
 + Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn làm gì? 
+ Anh Thành đáp anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba...thì ...ờ...anh là người nước nào?
+ Anh Lê hỏi: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao...? Sài Gòn này nữa.
+ Anh Thành lại đáp: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì.
Câu chuyện giữa 2 người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ dến việc cứu dân, cứu nước.
Người công dân số 1 (tt)
Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau?
Sự khác nhau là:
• Anh Lê có tâm lý tự ti, cam chịu cảng sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược
• Anh Thành không cam chịu, rất tin tưởng con đường mình đã chọn: ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân, cứu nước
Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước cứu dân được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
Thể hiện qua lời nói:
+ Để giành lại non sông, chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủđể cứu dân mình.
+ Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta.
+ Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ!
Thể hiện qua cử chỉ: xòe hai bàn tay ra và nói “Tiền đây chứ đâu?”
Người công dân số 1 trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
Người công dân số 1 là Nguyễn Tất Thành. Gọi như vậy vì: ý thức là công dân của nước Việt Nam được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này Bác đã ra đi tìm đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước
Thái sư Trần Thủ Độ
Khi có một người xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
Trần Thủ Độ đồng ý nhưng yêu cầu người đó phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác.
Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
Ông hỏi rõ đầu đuôi sự việc và thấy việc làm của người quân hiệu đúng nên ông không trách móc mà còn thưởng cho vàng, bạc.
Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
“ Quả có chuyện như vậy...”
Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỷ cương phép nước.
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng:
Trước Cách mạng, ông Thiện đã có đóng góp gì cho cách mạng?
Ông đã trợ giúp to lớn về mặt tài chính cho cách mạng. Ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng.
Khi cách mạng thành công, ông Thiện đã đóng góp những gì?
Trong Tuần lễ Vàng ông đã ủng hộ Chính phủ 64 lạng vàng.
Ông đóng góp cho Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng.
Trong kháng chiến chống Pháp, gia đình ông đã đóng góp những gì?
- Đã ủng hộ cán bộ, bộ đội Khu 2 hàng trăm tấn thóc.
Hoà bình lập lại, gia đình ông đã có những đóng góp gì thật to lớn?
- Ông đã hiến toàn bộ đồn điền Chi – nê cho Nhà nước.
Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?
- Cho thấy ông là một công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng tài sản lớn của mình cho cách mạng vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.
Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước?
- Người công dân phải có trách nhiệm đối với đất nước.
- Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, vì đất nước.
- Phải biết góp sức vào sự nghiệp đất nước.
Trí dũng song toàn:
Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễm Thăng”
Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng TRụ đến giờ rêu vẫn mọc
Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang
Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên đã sai người ám hại ông.
Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Tiếng rao đêm:
Đám chảy xảy ra vào lúc nào? Được miêu tả ra sao?
- Xảy ra lúc nửa đêm.
- Đám cháy thật dữ dội: “Ngôi nhà đầu hẻm đang bốc lửa phừng phừng...”
Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
- Cứu em bé là người bán bánh giò.
- Điều đặc biệt là: Anh là một thương binh nặng, chỉ còn một chân. Rời quân ngũ, anh đi bán bánh giò. Là người lao động bình thường, nhưng hành động của anh rất dũng cảm...
Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
Khi người ta phát hiện ra cái chân gỗ; Khi cấp cứu mọi người mới biết anh là một thương binh; Khi biết anh là một người bán bánh giò.
Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống?
Mỗi công dân đều phải có ý thức giúp người khi gặp hoạn nạn
Giúp người khác thoát khỏi hoạn nạn sẽ làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Lập làng giữ biển
Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.
Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xang, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người dân chài...
Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người xúc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Nhụ đi, cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.
Cao Bằng
Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
Phải qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đềo Cao Bắc mới tới Cao Bằng. Qua đó tác giả muốn nói lên Cao Bằng rất xa xôi và địa hình hiểm trở.
Từ ngữ, hình ảnh nào nói lên lòng yêu mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
Sự đôn hậu của người Cao Bằng được thể hiện “chị rất thương”, “em rất thảo”, “Ông lành như hạt gạo”, “Bà hiền như suối trong”.
Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng.
 “Còn núi non Cao Bằng.......... Như suối khuất rì rào”.
Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Cảnh Cao Bằng đẹp.
+ Người Cao Bằng đôn hậu, hiếu khách.
+ Cao Bằng có vị trí rất quan trọng.
Phân xử tài tình
Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
Nhờ quan phân xử việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy cắo vải của mình và nhờ quan phân xử.
Quan đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
Quan đã dùng nhiều biện pháp:
Cho đòi người làm chứng (không có).
Cho lính về nhà hai người xem xét, cũng không tìm được chứng cứ.
Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai người bật khóc, quan cho lính trả tấm vải cho người này và lính trói người kia lại.
Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người ăn cắp?
Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán vải để kiếm được ít tiền nên bỗng dưng bị mất một nửa nên bật khóc vì đau xót.
Kể lại cách quan tìm kể lấy trộm tiền nhà chùa.
Quan án nói nhà sư hãy biện lễ cúng Phật rồi cho gọi hết kẻ ăn người ở, sư vãi trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc đã ngâm nước, bảo họi vừa cầm nắm thóc vừa chạy đàn niệm Phật. Nếu thóc trong tay ai nảy mầm thì người đó đã lấy tiền của nhà chùa.
Vì sao quan án dùng cách trên?
Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên dễ lộ mặt.
Chú đi tuần
Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
Đi tuần trong đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say.
Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của HS, tác giả muốn nói lên điều gì?
Tác giả ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
- Tình cảm của người chiến sĩ thể hiện qua các từ ngữ: dùng những từ ngữ xưng hô thân mật: chú, cháu, các cháu ơi...hỏi thăm các cháu có ngủ ngon không, dặn các cháu cứ yên tâm ngủ, chú tự nhủ đi tuần để giữ cho cháu có giấc
- Mong các cháu học giỏi và có cuộc sống tươi đẹp.
Luật tục xưa của người Ê – đê
Người xưa đặt ra luật tục làm gì?
Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
Những việc được xem là có tội:
Tội không hỏi cha mẹ
Tội ăn cắp
Tội giúp kẻ có tội
Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
Chuyện nhỏ thì xử nhẹ
Chuyện lớn là xử nặng
Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
Luật Giao thông Đường bộ
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Luật Giáo dục
Luật Phổ cập Tiểu học
Hộp thu mật
Người liên lạc nguy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?
Người liên lạc đặt hộp thư ở nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Đó là một cột cây số bên đường, giữa cánh đồng vắng; đặt hòn đá hình mũi tên trỏ vào nơi dấu hộp thư mật; báo cáo được đặt trong một chiếc vỏ đựng thuốc đánh răng.
Qua những vật có hình chữ V, liên lực muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
Muốn gửi tới chú Hai Long tình yêu Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng.
Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm như vậy?
Chú dừng xe, tháo chiếc bu-gi ra xem nhưng mắt chú quan sát phía sau mặt đất tìm hộp thư mật. Một tay cầm bu-gi, một tay phẩy nhẹ hòn đá, nhẹ nhàng cạy đáy hộp vỏ thuốc đánh răng để lấy báo cáo, thay vào đó thư báo cáo của mình rồi trả vỏ hộp thuốc đánh răng về chỗ cũ...
Chú làm như vậy để tránh làm cho người khác nghi ngờ.
Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc?
Có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vì cung cấp các thông tin mật từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch, kịp thời ngăn chặn, đối phó...
Phong cảnh đền Hùng
Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đông đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách đây 4.000 năm.
Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm dập dờn bay lượn: Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi. Bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. Xa xa là núi Sóc Sơn...
Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; Chiếc nỏ thần; Con Rồng, cháu Tiên (Sự tích trăm trứng).
: Em hiểu câu ca dau sau như thế nào?
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.
- HS có thể trả lời:
- Câu ca dao ca ngợi truyền thôngd tốt đẹp của người dân Việt Nam: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ dâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn.
Cửa sông
 Trong khổ thơ dầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
Tác giả dùng các từ ngữ “là cửa nhưng không then khoá cũng không khép bao giờ”
Cách nói đó rất đặc biệt: Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường. Cửa sông không có then, không có khoá. Tác giả đã sử dụng biện pháp chơi chữ giúp người đọc hiểu thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.
Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
Là nơi những dòng sông gửi phù sa để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về nới đất liền; nơi cá tôm hội tụ.
Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
Hình ảnh nhân hoá: Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn . Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng....nhớ một vùng núi non.
Nghĩa thầy trò
Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
Đến để mừng thọ thầy thể hiện lòng yêu quí, kính trọng thầy, người đã dạy dỗ, dìu dắt họ trưởng thành.
Tìm các chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
Từ sáng sơm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầyđể mừng thọ thầy những cuốn sách quí. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng,” họ đã đồng thanh dạn ran...
Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy dạy cho cụ từ thuở học vỡ long như thế nào? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ.
- Thầy giáo Chu tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thủa vỡ lòng.
- Thầy mời các em học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ:
“Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy....
Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
Đó là 3 câu:
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sự trọng đạo.
Nhất tử vi sư, bán tự vi sư.
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Văn bắt nguồn từ đâu?
Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
“ Khi tiếng trống hiệu bắt đầu....bắt đầu thổi cơm.”
Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thì đều phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với nhau.
Trong khi một người lấy lửa, các thành viên khác đều lo mỗi người một việc... vừa nấu, các đội vừa đan xen uốn lượn...
Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi “ là niềm tự hoà khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
Vì khẳng định đội thi tài giỏi, khéo léo.
Vì giải thưởng là sự nỗ lực , là sức mạnh đoàn kết của cả đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docHướng dẫn trả lời câu hỏi Tập đọc Giữa HKII.doc