Kế hoạch bài dạy – Khối 5 tuần 1 đến 10

Kế hoạch bài dạy – Khối 5 tuần 1 đến 10

 Bài: Thư gửi các học sinh

 - HT<TGĐĐ HCM – Toàn phần

I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1) Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết và đúng các từ ngữ, câu văn, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đến với thiếu nhi Việt Nam.

 2) Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

 3) Thuộc lòng một đoạn thư.

- HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

 

doc 251 trang Người đăng nkhien Lượt xem 870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy – Khối 5 tuần 1 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Thứ ngày
Tiết ngày
Tiết bài
Môn dạy
Đầu bài dạy
Hai
16 / 8
1
1
Chào cờ
2
1
Tập đọc 
- Thư gửi các học sinh - HT<TGĐĐ HCM 
3
1
Lịch sử 
- “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
4
1
Toán
- Ôn tập: Khái niệm về phân số
5
1
Đạo đức
- Em là học sinh lớp 5
Ba
17 / 8
1
1
Thể dục
- Giới thiệu chương trình – Tổ chức lớp – ĐHĐN - 
2
1
Khoa học
- Sự sinh sản
3
1
Chính tả
- Nghe – viết: Việt Nam thân yêu
4
2
Toán
- Ôn tập: Tính chất cơ bản của phân số
5
1
LTVC
- Từ đồng nghĩa
Tư
18 / 8
1
1
Địa lý
- Việt Nam – Đất nước chúng ta
2
1
Kể chuyện
- Lý Tự Trọng
3
2
Tập đọc
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa-Lồng ghép GDMT
4
3
Toán
- Ôn tập: So sánh hai phân số
5
1
Mỹ thuật
- Thường thức mĩ thuật
Năm
19 / 8
1
2
Thể dục
- ĐHĐN - TC “Chạy đổi chỗ, ”, “Lò cò tiếp sức”
2
2
Khoa học
- Nam hay nữ
3
1
Tập làm văn
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh – Lồng ghép GDMT
4
4
Toán
- Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
5
1
Kỹ thuật
- Đính khuy hai lỗ
Sáu
20 / 8
1
2
LTVC
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
2
1
Âm nhạc
- Ôn tập các bài hát đã học
3
2
Tập làm văn 
- Luyện tập tả cảnh – Lồng ghép GDMT
4
5
Toán
- Phân số thập phân
5
1
SHL
- Kiểm điểm cuối tuần
Thứù hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
 Tập đọc Tiết: 1
 Bài: Thư gửi các học sinh
 - HT<TGĐĐ HCM – Toàn phần
I/ MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1) Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết và đúng các từ ngữ, câu văn, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đến với thiếu nhi Việt Nam.
	2) Hiểu bài: - Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
	3) Thuộc lòng một đoạn thư.
- HT<TGĐĐ HCM: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết đoạn thư cần HD học thuộc lòng.
- Tranh minh hoạ trong sách.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Mở đầu: Nêu một số điểm cần lưu ý của giờ tập đọc lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học.
	3. Dạy bài mới:
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em. 
- Bài Thư gửi các học sinh.
 b) Luyện đọc:
- Chia đoạn văn; hướng dẫn HS luyện đọc, chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi đúng và giải nghĩa từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
 c) HD tìm hiểu bài:
 + Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
 + Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
+ Qua thư của Bác, em thấy Bác có tình cảm gì với các em học sinh? Bác gửi gắm hy vọng gì vào các em?
- HD nêu nội dung bài.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm đoạn thư rồi HD luyện đọc.
- Nhận xét.
 e) Hướng dẫn học thuộc lòng:
- HD cách học thuộc lòng.
- Quan sát tranh và nghe giới thiệu.
- HS khá đọc toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hy vọng, tin tưởng).
- Đọc từng đoạn nối tiếp (2 lượt).
 + Giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạïn trong nhóm.
- Đọc cả bài.
 - Đọc thầm đoạn văn có nội dung trong câu hỏi để trả lời. 
 + Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam DCCH; HS bắt đầu hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
 + Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước trên hoàn cầu.
 + Phải cố gắng, siêng năng, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu.
+ Yêu quý, tin tưởng các em; hy vọng ccác em học thành tài để mai này xây dựng đất nước
- Nghe, nhận xét cách đọc.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
- Nhẩm học thuộc các câu văn.
- Thi đọc thuộc lòng.
4. Củng cố: - Câu chuyện này giúp cho em hiểu thêm được điều gì?
 - Nhậïn xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục HTL; đọc trước bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 - Chăm chỉ học tập theo gương của Bác Hồ.
-----------------------------------------------------
Lịch sử Tiết: 1
 Bài: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống Pháp ở Nam Kỳ.
- Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: + Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
 + Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh chống Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
 + Triều đình ký hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp và ra lệnh cho Trương định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
- Biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Mở đầu: HD cách học Lịch sử. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: 
- Nêu sơ lược giai đoạn lịch sử từ 1858 - 1945.
- Cho HS quan sát bản đồ Việt Nam.
 b) HD tìm hiểu bài:
- Giới thiệu thêm một số vị anh hùng đã đứng lên chống Pháp trong giai đoạn này.
- Giao nhiệm vụ thảo luậu nhóm:
 + Nhân dân đang kháng chiến chống Pháp thì triều đình đã có hành động gì?
 + Nêu những băn khoăn, suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.
 + Nêu tình cảm của nhân dân đối với Trương Định.
 + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin của nhân dân?
- Nhận xét, nhấn mạnh những kiến thức cần nắm (ghi lên bảng).
- HD thảo luận cả lớp.
- Lắng nghe. 
- Đọc phần giới thiệu về Trương Định.
- Nêu thêm một số hiểu biết.
- Thảo luận nhóm.
- Trình bày.
- Nhắc lại.
- Đặt thêm câu hỏi trước lớp; nói thêm về Trương Định; nêu tên một số đường phố, trường học mang tên Trương Định.
 4. Củng cố: - Đọc phần tóm tắt trọng tâm.
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Xem lại bài; tìm hiểu thêm về Trương Định.
-------------------------------------------------------
Toán Tiết: 1
 Bài: Ôn tập: Khái niệm về phân số 
I- MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; biết đọc, viết phân số.
- Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0; viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình ở SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Mở đầu: HD cách học Toán. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Ôn tập: Khái niệm về phân số
 b) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- HD quan sát các tấm bìa.
 c) Ôn tập cách viết thương, cách viết STN dưới dạng phân số: (HD hiểu từng chú ý).
- Chú ý 1): HD viết 1 : 3; 4 : 10;  dưới dạng phân số.
- Tiến hành tương tự cho các chú ý 2), 3), 4).
 d) Thực hành: 
 Bài 1: Đọc phân số và nêu tử số, mẫu số.
- Nhận xét.
 Bài 2: Viết thương dưới dạng phân số
 Bài 3: Viết STN dưới dạng phân số
Nhận xét, chấm một số vở. 
 Bài 4: Viết số thích hợp
- Lắng nghe. 
- Quan sát; nêu tên gọi, viết và đọc phân số.
- Mô tả lại phân số.
- Quan sát và cho thêm ví dụ ra nháp.
- Nêu yêu cầu bài. 
- Thảo luận nhóm đôi. 
- Trình bày.
- Làm vào vở. 
- Làm vào vở. 
- Trình bày nhanh ở bảng; trao đổi vở kiểm tra.
- Đố vui (trả lời miệng).
 4. Củng cố: - Chơi trò “Đố bạn”.
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tiếp tục tự học.
---------------------------------------------------------------
Đạo đức Tiết: 1
 Bài: Em là học sinh lớp 5
I/ MỤC TIÊU: HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước (là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập).
- Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đạt mục tiêu.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập và rèn luyện.
II/ TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN:
- Vở BT Đạo đức 3.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
	1. Ổn định:
	2. Mở đầu: Nêu một số yêu cầu về học Đạo đức.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 a) Giới thiệu bài: Em là học sinh lớp 5
 b) Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
 * MT: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
 * TH: Yêu cầu HS quan sát tranh trang 3, 4 SGK, thảo luận:
 + Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các tranh đó?
 + HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp trước?
 + Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Nhận xét, bổ sung và tuyên dương.
 c) Hoạt động 2: Làm BT 1
 * MT: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
 * TH: - Nêu yêu cầu BT 1.
- Nhận xét.
 d) Hoạt động 3: Tự liên hệ (BT 2)
 * MT: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
 * TH: - Nêu yêu cầu tự liên hệ.
- Nhận xét.
- Nghe giới thiệu; hát bài: Em yêu trường em của Hoàng Vân.
- Thảo luận theo tổ.
 (Lớn nhất trường).
 (Cần phải gương mẫu). ... hiều nghĩa; giải các bài tập nhằm trau dồi kỹ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
 - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT 1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
 - Đặt câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT3, BT4).
- HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ ghi các BT 2, 4.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Dạy bài mới:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ -YC tiết học
 b) Bài tập 1: Thay bằng từ đồng nghĩa
- Nhận xét, kết luận: bê – bưng, bảo – mời, vò – xoa, thực hành – làm.
 c) Bài tập 2: Tìm từ trái nghĩa thích hợp
- Nêu yêu cầu bài. 
- Nhận xét, kết luận: no, chết, bại, đậu, đẹp.
 d) Bài tập 3: Đặt câu phân biệt từ đồng âm
- Nhận xét.
 e) Bài tập 4: Đặt câu theo nghĩa đã cho
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu bài.
- Đọc đoạn văn.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Đọc lại đoạn văn.
- Nêu cách làm.
- Làm nhanh ra nháp.
- Trình bày ở bảng phụ; giải nghĩa từng câu.
- Nêu yêu cầu bài. 
- Xác định hai nghĩa của từ giá.
- Nêu miệng.
- Làm vào vở. 
- Nêu yêu cầu bài.
- Dùng hành động diễn tả nghĩa của từ đánh.
- Làm vào vở.
4. Củng cố: - Nhậïn xét tiết học.
5. Dặn dò: - Dặn HS tiếp tục luyện đọc, ôn tập.
------------------------------------------------------
Toán Tiết: 49
 Bài: Luyện tập
I- MỤC TIÊU: Giúp HS biết:
- Cộng các số thập phân.
- Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ cho BT 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS thực hiện và nêu phép cộng: 13,57 + 6,485.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập
 b) Thực hành: 
 Bài 1: Tính rồi so sánh giá trị 
 a+b, b+a
- Nhận xét.
 Bài 2a, c: Tính rồi thử lại
- HD về cách làm.
- YC làm ý a, c.
- HD HS giải tại lớp các ý còn lại nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét.
 Bài 3: 
- HD thêm.
- Chấm một số vở, nhận xét. 
 Bài 4: 
- HD HS giải tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. Chẳng hạn: HD cần tìm tổng số mét vải đã bán và tổng số ngày bán.
- Nhận xét.
- Lắng nghe. 
 - Làm vào nháp theo từng ô.
- Nhận xét, sửa chữa.
- So sánh kết quả, đưa ra nhận xét:
 a + b = b + a
- Thảo luận nhóm 4 (1 em tính, 1 em thử lại bằng tính chất giao hoán).
- 3 cặp lên trình bày.
- Nêu cách giải trong nhóm đôi.
- Làm vào vở. 
Bài giải: 
Chiều dài của hình chữ nhật:
16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
Chu vi của hình chữ nhật:
(24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m)
Đáp số: 82 m.
- Kiểm tra chéo vở. 
- Nêu yêu cầu bài. 
- Nêu hướng giải.
- Làm vào vở: Bài giải: 
Số mét vải cửa hàng đã bán trong 2 tuần là: 
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày trong hai tuần là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được: 
840 : 14 = 60 (m)
Đáp số: 60 m.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
-----------------------------------------------------
Kỹ thuật Tiết: 10
 Bài: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
I- MỤC TIÊU: HS cần phải:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: KT nội dung tiết trước. 
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Nêu MT của bài 
 b) Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn: 
- HD quan sát H1, đặt câu hỏi nêu:
 + Mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn; cách sắp xếp.
 + Yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn.
 + Các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Nhận xét, tóm tắt.
- Nhận xét, nêu thêm một số cách sắp xếp.
- Cho HS quan sát tranh.
 c) Tìm hiểu cách thu dọn bữa ăn: 
- Đặt câu hỏi gợi ý nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
- Nhận xét, tóm tắt những ý chính.
- HD cách thu dọn sau bữa ăn như ở SGK.
* Lưu ý: Không thu dọn khi có người còn đang ăn hoặc không để qua bữa quá lâu mới dọn.
 d) Đánh giá kết quả học tập: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe. 
- Thảo luận nhóm 4 (quan sát H1 và đọc mục 1a, trả lời các ý trên).
- Trình bày.
- Quan sát tranh; nêu cảm nhận.
- Liên hệ thực tế.
- Đọc sách và trả lời câu hỏi.
- Liên hệ thực tế.
- Ghi nhớ cách thực hiện.
- Nêu lý do.
- Nêu những công việc em đã cùng gia đình bày, dọn bữa ăn.
- Làm vào phiếu đánh giá.
- Trình bày.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Chuẩn bị cho tiết học sau; tham gia bày, dọn bữa ăn cùng gia đình.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứù sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu Tiết: 20
 Bài: Kiểm tra định kỳ 
Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I (nêu ở tiết 1 Ôn tập).
Âm nhạc Tiết: 20
 Bài: Ôn tập bài: Những bông hoa những bài ca 
-----------------------------------------------------
Tập làm văn Tiết: 20
 Bài: Kiểm tra định kỳ 
Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì I:
 - Nghe – viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
 - Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu của đề bài.
-----------------------------------------------------
Toán Tiết: 50
 Bài: Tổng nhiều số thập phân
I- MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân).
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ cho BT 2.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra: HS thực hiện phép cộng: 56,046 + 4,97 rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.
	3. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 a) Giới thiệu bài: Luyện tập
 b) HD tính tổng nhiều STP: 
- Nêu ví dụ ở SGK rồi viết phép tính: 
 27,5 + 36,75 + 14,5 =? (l)
- HD cách đặt tính.
- HD làm bài toán ở SGK:
 + Nêu đề bài và tóm tắt.
 + Nhận xét.
- Giải đáp thắc mắc.
 c) Thực hành: 
 Bài 1a, b: Tính 
- Yêu cầu làm ý a, b.
- HD HS giải tại lớp ý c, d nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Nhận xét.
 Bài 2: Tính rồi so sánh giá trị của (a+b)+c và a+(b+c).
- HD thêm về cách làm.
- Nhận xét, khắc sâu cho HS về tính chất kết hợp của phép cộng.
 Bài 3a, c: Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính
- HD thêm và YC HS giải ý a, c.
- HD HS giải ý b, d tại lớp nếu có điều kiện; hoặc cho HS về nhà làm. 
- Chấm một số vở, nhận xét. 
- Lắng nghe. 
- Nêu lại yêu cầu bài. 
- Đặt tính rồi tính vào nháp.
- Tự nêu phép tính rồi giải nháp.
- Nêu cách tính tổng nhiều STP.
- Nêu những điểm còn thắc mắc.
- Làm vào vở, 4 em giải trên bảng:
5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87; 6,4 + 18,36 + 52 = 76,76
20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14; 0,75 + 0,09 + 0,8 = 1,64.
- Thống nhất kết quả, sửa bài.
- Nêu thứ tự tính theo biểu thức.
- Thảo luận nhóm đôi (mỗi em 1 biểu thức); lên bảng làm.
- Thống nhất kết quả, sửa bài.
- Nhận xét so sánh giá trị 2 biểu thức.
- Nêu lại tính chất.
- Thi giải vào vở, 2 em làm bảng:
 12,7 + 5,89 + 1,3 38,6 + 2,09 + 7,91
= (12,7 + 1,3) + 5,89 = 38,6 + (2,09 + 7,91)
= 14 + 5,89 = 38,6 + 10
= 19,89 = 48,6
 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55
= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) = (7,34 + 2,66) + (0,45 + 0,55)
= 10 + 9 = 10 + 1
= 19 = 11
- Thống nhất kết quả, sửa bài.
 4. Củng cố: - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò: - Tự luyện tập thêm ở nhà.
---------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp – Tuần 10
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết góp ý, khuyên nhủ các bạn; thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- HS biết vâng lời thầy cô, yêu quý bạn bè. 
- HS tích cực học tập tại nhà.
II/ SINH HOẠT LỚP:
1. Nhận xét tình hình lớp học trong tuần:
 * Nề nếp: + Đi học đúng giờ và đầy đủ.
 + Ăn mặc gọn gàng, thực hiện đúng nội quy trường lớp. 
 * Học tập: + Một số em hơi giảm sút trong tự học: Hè, Quỳnh.
 + Ngồi học chưa tập trung suy nghĩ. 
 * Các công tác khác: + Thực hiện vệ sinh tương đối tốt ở trong và ngoài lớp.
 + Chào cờ, tập thể dục, sinh hoạt giữa buổi tập trung chập.
 + Đóng đậu các khoản phí còn chậm.
 + Cờ đỏ theo dõi chưa tốt.
2. Nêu một số yêu cầu và công việc cần làm trong tuần sau:
- Phải tích cực học tập, tự học ở nhà, học đều ở các môn; tập trung ở môn học còn yếu.
- Sinh hoạt, thể dục giữa giờ, chào cờ phải nghiêm túc, tập trung nhanh nhẹn.
- Tích cực tham gia các hoạt động trường lớp; chăm sóc bồn hoa.
- Thu nộp giấy vụn.
3. Một số hoạt động trong buổi sinh hoạt: 
- HS tự nhận lỗi, nêu một số khuyết điểm của mình để các bạn khác góp ý.
- GV nêu mục đích việc học: Học để hiểu biết; để làm việc; để cùng chung sống; để làm người.
- HD luyện viết chữ đẹp và cho HS luyện viết một đoạn thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 110.doc