Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 17

Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 17

I. Mục tiêu:

- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn .

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II- Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc

- HS: SGK

II.Các hoạt động dạy-học.

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2011
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 05/12/2011
Tiết: 33
 TẬP ĐỌC
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn .
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc
- HS: SGK
II.Các hoạt động dạy-học.
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1.KTBC: 
- Gọi hs lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài:Thầy cúng đi bệnh viện.
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới.
Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
- 3HS thực hiện, lớp nhận xét
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài văn
- Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Gọi hs đọc nối tiếp theo đoạn. (2 lược)
- Hướng dẫn học sinh phát âm đúng.
- Giúp HS hiểu nghĩa một số từ.
- Giúp hs ngắt những câu dài.
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1HS đọc toàn bài
- GV giới thiệu cách đọc và đọc mẫu. Đọc giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo,  của ông Phàn Phù Lìn
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Cho hs đọc thầm phần 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
+ Ý đoạn này nói lên điều gì ?
- Cho hs đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ý đoạn này nói gì?
- Cho hs đọc thầm phần 3, trả lời câu hỏi:
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ nguồn nước ?
+ Ý đoạn này nói lên điều gì ?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Gọi 1 hs đọc toàn bài.
+ Bài văn muốn nói lên điều gì ?
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc.
- Nhận xét, ghi điểm.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1, hướng dẫn đọc.
- Gọi hs thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố - Dặn dò
- Giáo dục hs có quyết tâm và vượt khó trong học tập, yêu quý những thành quả lao động và lao động sáng tạo.
- Học bài và chuẩn bị bài sau: Ca dao về lao động sản xuất.
- 1 hs đọc
- Có thể chia làm 3 phần:
Phần 1: từ đầu đến vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
Phần 2: từ con nước nhỏ đến như trước nữa.
Phần 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Phát âm đúng: Trịnh Tường, Bát Xát, ngoằn ngoèo, Phù Lìn, suốt,
- HS đọc phần chú giải.
- HS ngắt những câu dài.
- Luyện đọc cặp, sửa lỗi cho nhau.
- 1HS đọc, lớp nhận xét
- Theo dõi
- 1 hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước, cùng vợ con đào suốt một năm trời đợc gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
+ Ông Lìn đã tìm ra nguồn nước.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
+ Cuộc sống của dân làng thay đổi.
-HS đọc thầm trả lời.
+ Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách để giữ rừng bảo vệ nguồn nước.
+ HS thảo luận trả lời:Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó
+ Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
3 hs đọc nối tiếp 3 đoạn, tìm giọng đọc.
- Lắng nghe.
- 3; 4 hs thi đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cả lớp bình chọn bạn đọc hay, diễn cảm nhất.
- HS khá - giỏi
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 05/12/2011
Tiết: 33
 KHOA HỌC
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu: 
Giúp hs củng cố và hệ thống kiến thức về:
- Đặc điểm giới tính
- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1. Ổn định 
2. Bài cũ
- Câu hỏi: Nêu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi tự nhiên, sợi nhân tạo.
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
- 2 HS trình bày. Lớp nhận xét.
Hoạt động 1: Trò chơi “Đoán chữ”
- GV chia nhóm, tổ chức trò chơi: “Đoán chữ”
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên bốc thăm các câu hỏi trong SGK trang 70, 71 và nêu nhanh đáp án (trong vòng 10 giây). Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng là nhóm thắng cuộc
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Các nhóm tham gia (4 nhóm)
- Lớp nhận xét, bổ sung
+Câu 1: Sự thụ tinh 	 +Câu 2: Thai nhi
+Câu 3: Dậy thì	 +Câu 4: Vị thành niên
+Câu 5: Trưởng thành +Câu 6: Già
+Câu 7: Sốt rét	 +Câu 8: Sốt xuất huyết
+Câu 9: Viêm não	 +Câu 10: Viêm gan A
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc
Hoạt động 2: Làm phiếu học tập.
- Phát phiếu học tập có nội dung là bài tập trang 68 69 SG, yêu cầu HS làm bài 
Nội dung phiếu học tập
Bài 1: Quan sát 4 tranh SGK (trang 68) và hoàn thành bảng
Thực hiện theo hình
Phòng bệnh
Giải thích
1
2
3
4
Bài 2: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi (Bài tập 2 SGK trang 69)
- GV gọi lần lượt một số HS lên nêu đáp án
- GV nhận xét, kết luận.
- HS tự làm bài (15 phút). HS trình bày đáp án. Lớp nhận xét, bổ sung
- HS nêu, lớp nhận xét
4.Tổng kết – dặn dò 
Xem lại bài 
- Chuẩn bị: Ôn tập (tt).
- Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 05/12/2011
Tiết: 81
 TOÁN
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
	Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm
- HS: Bảng con
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Điều chỉnh
1.KTBC:
-Gọi 1 hs lên bảng làm bài toán sau:
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42.
- GV nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới. 
Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1. 
- Gọi hs đọc đề.
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 3 em lên bảng sửa bài.
- Cho hs nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên, chia một số TP cho một số TP
-Nhận xét, ghi điểm.
- 1 hs lên bảng làm. Lớp nhận xét.
- Tính:
a.216,72 :42 b. 1:12,5
216,72 42 10 12,5
 6 7 5,16 10 0,08
 2 52 100
 0 0
- HS nhắc lại
Bài 2. 
- Gọi hs đọc đề.
- Hướng dẫn: đặt tính rồi tính ở vở nháp, ghi kết quả vào vở
-Cho hs làm bài vào vở, gọi 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét, ghi điểm.
- Tính
- HS làm bài, rồi lên bảng chữa bài
a. (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2=
 50,6 : 2,3 + 43,68 = 65,68 
b. 8,16 : (1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
= 8,16 : 4,8 - 0,1725
= 1,7 - 0,1725
=1,5275
- Bài 2b dành cho HS giỏi
Bài 3. 
- Gọi hs đọc bài toán, tìm hiểu đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì ?
- GV chốt lại cách làm bài
- Cho hs làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- GV thu - chấm 7 - 10
- Chốt kết quả đúng
3.Củng cố - dặn dò.
- Muốn chia một số thập phân cho một số TN ta làm thế nào?
-Muốn chia một số thập phân cho một số TP ta làm thế nào?
-Về nhà làm bài ở vở BTT, chuẩn bị bài: Luyện tập chung( tiếp theo).
- 1HS đọc đề toán
- HS trả lời
- HS trả lời
- 1HS làm bảng lớp, cả lớp làm vở
 Bài giải
a. Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
15875 - 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b. Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: a) 1,6%; b) 16129 người.
- Chữa bài
- Trả lời
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2011
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 06/12/2011
Tiết: 17
 CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
 NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I.Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
- Làm được BT2
II. Chuẩn bị: 
- GV: Kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần lên bảng phụ.
- HS: VBT
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Điều chỉnh
1.KT bài cũ: 
- GV gọi 2 hs lên bảng đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ / gie; vỗ/ dỗ
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nghe - viết bài.
Gọi 1 hs đọc bài viết 
H : Đoạn văn nói về ai ?
- Cho hs tìm và luyện viết các từ khó ra vở nháp, gọi 1 hs lên bảng viết, cho lớp nhận xét sửa sai.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết.
Đọc cho hs dò bài , soát lỗi.
Giáo viên chấm, chữa bài.
Hoạt động 2 : Thực hành làm BT
Bài 2 : 
- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu
+ Câu a : Gv hướng dẫn mẫu, sau đó cho hs làm bài vào vở B.tập.
- Gọi hs nối tiếp lên bảng điền, cho lớp nhận xét.
 + Câu b : Cho hs tìm tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên
- GV chốt lại : Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi 
3. Củng cố.
-Nhận xét bài viết, sửa các lỗi sai phổ biến.
4.Dặn do.
-Nhắc những hs viết sai về nhà viết lại các lỗi sai mỗi lỗi 1 dòng.
- 2 hs lên bảng đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ / giẻ; vỗ/ dỗ; lớp nhận xét
- 1 hs đọc bài viết, lớp đọc thầm.
Đoạn văn nói về người mẹ Nguyễn Thị Phú. Bà là một phụ nữ không sinh con, nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
Lý Sơn, Quãng Ngãi, thức khuya,
- Cả lớp nghe – viết chính tả
Hs dò bài , soát lỗi.
- Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần.
- Theo dõi
- HS làm bài vào vở Btập.
 Vần
Tiếng
Am đệm
Am chính
Am cuối
Con
o
n
ra
a
tiền
iê
n
Tuyến
.
u
yê
n
- HS tìm: tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 06/12/2011
Tiết: 17
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I- Mục tiêu:
Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong SGK
II.Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ: kẽ sẵn bảng tổng kết
- HS: VBT, SGK
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra 2 HS:
+ HS1: Xếp các tiếng đỏ, trắng, xanh, điều, bạch, biếc, đào, lục, son thành những nhóm đồng nghĩa.
+ HS2: Đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá.
- GV nhận xét + cho điểm
2.Bài m ... Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
- Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ bản đồ. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
3. Củng cố :
- Tổ chức trò chơi”đối đáp” về đặc điểm chính của khí hậu và sông ngòi của nước ta
+ Học sinh chơi tiếp sức.
4. Dặn dò :- Ôn tập kiến thức, tiết sau kiểm tra học kì I
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 09/12/2011
Tiết 85
 TOÁN
 HÌNH TAM GIÁC
I. Mục tiêu:
Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác: có 3 đỉnh, 3 góc, 3 cạnh.
- Phân biệt 3 loại hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) theo góc.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Các dạng hình tam giác như SGK; Ê ke
	- HS: Êke, thước kẻ, 
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS bấm máy tính bỏ túi để làm bài tập 1 của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới: 
2.1.Giới thiệu bài
- GV vẽ lên bảng 1 hình tam giác và hỏi: Đó là hình gì?
- Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm của hình tam giác.
2.2.Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC và yêu cầu HS nêu rõ:
+ Số cạnh và tên các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Số đỉnh và tên các đỉnh của hình tam giác.
+ Số góc và tên các góc của hình tam giác ABC.
- Như vậy hình tam giác ABC là hình có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
2.3. Giới thiệu ba dạng hình tam giác.
- GV vẽ lên bảng 3 hình tam giác như SGK và yêu cầu HS nêu rõ tên các góc, dạng góc của từng hình tam giác.
+ Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
	 A
 B C
 Hình tam giác có 3 góc nhọn
+ Hình tam giác EKG có 1 góc tù và hai góc nhọn.
K
 E G
Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có 1 góc vuông.
 N
 M P
Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn
(tam giác vuông)
- GV giới thiệu : Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là :
* Hình tam giác có 3 góc nhọn.
* Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
* Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình.
2.4.Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác.
 A
 B H C
- GV giới thiệu : Trong hình tam giác ABC có :
+ BC là đáy.
+ AH là đường cao tương ứng với đáy BC.
+ Độ dài AH là chiều cao.
- Hãy quan sát hình và mô tả đặc điểm của đường cao AH.
- GV giới thiệu: Trong hình tam giác, đoạn thẳng đi từ đỉnh và vuông góc với đáy tương ứng gọi là đường cao của hình tam giác, độ dài của đoạn thẳng này gọi là chiều cao của hình tam giác.
- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng khác nhau lên bảng, vẽ đường cao của từng tam giác, sau đó yêu cầu HS dùng Êke để kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy.
2.5 Thực hành
Bài 1
- GV gọi HS đọc đề bài toán và tự làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Củng cố – dặn dò: 
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ vào hình vừa nêu. HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Hình tam giác ABC có cạnh là: cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.
+ Hình tam giác ABC có ba đỉnh là: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.
+ Hình tam giác ABC có ba góc là:
* Góc đỉnh A, cạnh AB và AC (góc A)
* Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( góc B)
* Góc đỉnh C, cạnh CA và CB (góc C)
- HS quan sát các hình tam giác và nêu:
+ Hình tam giác ABC có 3 góc A, B, C đều là góc nhọn.
+ Hình tam giác EKG có góc E là góc tù và hai góc K, G là hai góc nhọn.
+ Hình tam giác MNP có góc M là góc vuông và hai góc N, P là 2 góc nhọn. 
- HS nghe.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác.
- HS quan sát hình.
- HS cùng quan sát, trao đổi và rút ra kết luận: đường cao AH của tam giác ABC đi qua đỉnh A và vuông góc với đáy BC.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp kiểm tra các hình của SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, sau đó HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài 2 dành cho HS khá - giỏi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/12/2011
Ngày dạy: 06/12/2011
Tiết: 17
 LỊCH SỬ 
 ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Hệ thống các câu hỏi 
- HS: VBT LS
II. Các hoạt động dạy-học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Điều chỉnh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs nhắc lại các bài lịch sử đã học từ đầu năm đến giờ.
-Qua các bài đã học em nhớ được những sự kiện lịch sử nào ?
-Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Giúp học sinh ôn lại các nội dung đã học
- Cho hs mở sách gk đọc lại các bài đã học và trả lời câu hỏi:
+ Thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào?
+ Nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống Pháp như thế nào, tiêu biểu có các cuộc khới nghĩa nào?
+ Năm 1884 có sự kiện gì xảy ra?
+ Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 xã hội Việt nam có gì thay đổi ?
+ Đầu thế kỉ XX có sự kiện nào đáng chú ý ?
+ Năm 1911 có sự kiện gì xảy ra ?
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào ?
+ Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
+ Cuối bản tuyên ngôn đọc lập Bác Hồ khẳng định điều gì ?
+ Sau cuộc cách mạng tháng Tám thành công nước ta đã gặp những khó khăn gì?...
Hoạt động 2: Cho hs chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm 8 người, cho một nhóm làm trọng tài.
+ Cách chơi như sau: nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời (mỗi nhóm một người hỏi một người trả lời, ai cũng được hỏi và được trả lời) về những sự kiện lịch sử, mốc thời gian. Mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời đúng được 2 điểm, nếu nhóm nào đưa ra câu trả lời hoặc câu hỏi chậm sẽ bị trừ điểm. Hết thoèi gian nhóm nào được nhiều điểm là nhóm đó thắng.
3.Củng cố - dặn dò
- Gọi hs nêu lại các sự kiện lịch sử đã học.
- Dặn học sinh ôn lại các kiến thức đã học để tiết sau kiểm tra.
- HS nhắc lại
- HS tự nêu
+ Ngày 1-8-1858 Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
+ Ngay sau khi thực dân Pháp nổ súng nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung trực,trong đó lớn nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định.
+ Năm 1884, triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta. Tôn Thất thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra Chiếu Cần vương. Từ đó bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo dài đến cuối thế kỉ 19, gọi là phong trào Cần vương.
+ Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi trong xã hội VN
+ Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu.
+ Năm 1911, với lòng yêu nước thương dân, Nguyễn Tất Thành đã từ cảng Nhà Rồng quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
+ Ngày 3-2 -1930.
+ Ngày 2-9-1945.
+  “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
+ Các nước đế quốc và thế lực phản động câu kết với nhau bao vây và chống phá cách mạng.Lũ lụt và hạn hán làm cho nông nghiệp bị đình đốn, nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người, hơn 90% đồng bào ta không biết chữ
- HS chơi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP TUẦN 17
I. Mục đích yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập, sinh hoạt tuần 17
- Đề ra biện pháp khắc phục và lên kế hoạch tuần 18.
II. Các hoạt động lên lớp.
1. Ổn định tổ chức
2. Sinh hoạt lớp
- Gọi lớp trưởng lên nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp
- Gọi các tổ trưởng, tổ phó có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét:
a. Đạo đức: Các em đã có tiến bộ hơn tuần trước, đoàn kết hơn, biết nghe lời cô và bố mẹ. Có ý thức học tập tốt hơn.
b. Học tập: Một số em có ý thức học tập tốt, ngoan, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Tồn tại: Còn có em lười học : một số em chữ còn xấu, viết cẩu thả, có em ngồi trong lớp chưa chú ý nghe giảng. 
c. Các công tác khác: Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ, bảo quản tốt cơ sở vật chất của nhà trường.
- Tồn tại: một số em đi học còn quên khăn quàng, quần áo còn bẩn, vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.
* Tuyên dương một số em tích cực học tập và lao động
3. Kế hoạch tuần 18.
a. Đạo đức: Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong lớp.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
b. Học tập: Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức rèn chữ viết.
- Thi đua học tập giữa các tổ, nhóm học tập
- Chuẩn bị tốt nội dung các bài học
- Khắc phục tồn tại ở tuần 17.
- 15 phút đầu giờ kiểm tra bảng cửu chương (kiểm tra theo cặp)
- Vừa học vừa ôn để chuẩn bị thi tốt cuối học kì 1.
c. Các công tác khác: tham gia đầy đủ các buổi lao động do Đội phân công, đóng
góp các khoản tiền do trường quy định, tiếp tục chăm bón cây xanh.
 Duyệt của tổ, khối trưởng	 Duyệt của Ban giám hiệu
-------------------------------------------	--------------------------------------------------
-------------------------------------------	--------------------------------------------------
-------------------------------------------	--------------------------------------------------
-------------------------------------------	--------------------------------------------------
-------------------------------------------	--------------------------------------------------
-------------------------------------------	--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc