Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 31

Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 31

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy lớp 5 năm 2011 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
THỨ HAI NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 2012
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Tập đọc 	Tiết 61
 Bài: Công việc đầu tiên
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 9/4/2012
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài; biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1- Ổn định:
2- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kiểm tra bài Tà áo dài Việt Nam:
+ HS1: Đọc đoạn 1, trả lời: Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
+ HS2: Đọc đoạn 2,3, trả lời: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
+ HS3: Đọc đoạn cuối, trả lời: Vì sao áo dài được coi là biểu tượng chi y phục truyền thống của Việt Nam?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài:
-Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng – bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đaọn hồi kí của bà – kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.
Hoạt động 1: Luyện đọc
-Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn
-GV cho HS đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Lần 1: chỉnh sửa phát âm, hướng dẫn đọc câu dài.
+ Lần 2: Giải nghĩa từ trong SGK
- Cho HS luyện đọc nhóm đôi
- Gọi 1HS đọc trước lớp.
- GV giới thiệu cách đọc: diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào. Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật:
+ Lời anh Ba ân cần, mừng rỡ
+ Lời Út: mừng rỡ, thiết tha
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm, đọc lướt bài trả lời từng câu hỏi trong SGK
+ Công việc đầu tiên của anh ba giao cho chị út là gì ?
+ Những chi tiết nào cho thấy chị út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
+ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn ?
+ Vì sao chị út muốn được thoát li?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi bảng.
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3HS đọc nối tiếp bài.
- GV nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm: “Anh lấy từ trên nhà xuốngkhông biết giấy gì.”
- Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
- Gọi 1HS đọc lại
- Cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Tổ chức thi đua đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
4- Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh hát.
- 3HS thực hiện, lớp nhận xét
- Theo dõi - ghi tựa
-1 HS đọc. lớp đọc thầm 
- Chia thành 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy tờ gì.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- 3HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt)
- HS đọc nhóm đôi
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Theo dõi
- Theo dõi 
- HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Rải truyền đơn.
+ Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
+ Ba giờ sáng.trời cũng vừa sáng tỏ.
+ Vì chị út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
+ Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng
- Vài HS nhắc lại
- 3 HS đọc và nêu giọng đọc toàn bài - lớp theo dõi nhận xét
- Theo dõi
- Theo dõi và nêu lại từ nhấn giọng: có dám, vừa mừng, vừa lo, được, rải thế nào, nhắc, một mực, không biết chữ, không biết
- 1HS đọc lại - lớp nhận xét
- HS luyện đọc
- 3HS thi đọc - lớp nhận xét - bình chọn
- 1HS nhắc - lớp nhận xét
- Dành cho HS khá - giỏi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Khoa học	Tiết 61
 Bài: Ôn tập: Thực vật, động vật
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 9/4/2012
I. Mục tiêu:
Ôn tập về: 
- Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
- Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. 
- Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu học tập.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả bài:
+ Nêu những điều em biết về sự nuôi và dạy con của hổ?
+ Nêu những điều em biết về sự nuôi và dạy con của hươu?
+ Tại sao khi hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hưu mẹ lại dạy con tập chạy ? 
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học này các em sẽ cùng ôn tập các kiến thức về động vật - thực vật đã học
Hoạt động 1: Làm việc với phiếu học tập.
-Y/c HS quan sát các hình sgk và hoàn thành vào phiếu học tập.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS:
- Cho HS làm bài thời gian 20 phút.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Học sinh hát
- 3 HS trả lời - lớp nhận xét
- Theo dõi - ghi tựa
- HS thực hiện.
- HS thực hiện trên phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Chọn các từ trong ngoặc (sinh dục, nhị, sinh sản, nhụy) để điền vào chỗ trong các câu cho phù hợp:
Hoa là cơ quan của những loài thực vật có hoa. Cơ quan..đực gọi là.cơ quan sinh dục cái gọi là..
Câu 2: Viết chú thích vào hình cho đúng.
1 - Nhụy; 2 - Nhị
Câu 3: đánh dấu X vào cột cho phú hợp:
Tên cây
Thụ phấn nhờ gió
Nhờ côn trùng
Hoa hồng
Hướng dương
Ngô
x
x
x
Câu 4: Chọn các từ, cụm từ cho trong ngoặc (trứng thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái ) để điền vào trong các câu sau:
- Đa số các loài chia thành 2 giống đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là thụ tinh .Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới mang những đặc tính của bố và mẹ.
Câu 5: Đánh dấu X vào cột cho phù hợp:
Tên động vật
Đẻ trứng
Đẻ con
Sư tử
Chim cánh cụt
Hươu cao cổ
Cá vàng.
x
x
x
x
-Mời HS trình bày.
-GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận.
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: 
+ Nhờ đâu mà động vật và thực vật bảo tồn được giống nòi?
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
- Mời đại diện 1 nhóm trình bày
- GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà thực vật, động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình
4- Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau.
- Nhiều HS nêu - Lớp nhận xét.
- 2HS ngồi cạnh thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày - lớp nhận xét
- Theo dõi
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Toán	Tiết 151
 Bài: Ôn tập Phép trừ
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 9/4/2012
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:	Bảng nhóm.
- HS: Vở, vở nháp.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi HS thực hiện tính:
a/ 926,83 + 549, 67
b/ 5/6 + 7/12
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ ôn tập một số kiến thức về Phép trừ
Hoạt động 1: Phép trừ
-GV ghi bảng : a – b = c
+ Nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ ?
- GV lưu ý HS: a – a = 0; a – 0 = a
 Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài bảng con
- GV chữa bài, nhận xét.
*Đáp án:
- Học sinh hát
-2 HS lên bảng thực hiện - lớp nhận xét
- Ghi tựa bài
- Theo dõi
+ a : số bị trừ; b : số trừ; c : hiệu.
- Vài HS nhắc lại
- 1HS đọc trước lớp
- HS làm bài vào bảng con
- Theo dõi
a) 4766; 17532
c) 1,688; 0,565
b) 
2
;
5
;
4
5
12
7
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm vào nháp; phát bảng nhóm cho 2HS làm bài
- Gọi HS làm bảng nhóm trình bày
- GV nhận xét - ghi điểm
*Đáp án
- 1HS đọc trước lớp
- HS làm bài vào nháp. 2 HS làm bảng nhóm
- HS trình bày - lớp nhận xét
- Chữa bài (nếu sai)
a/ x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b/ x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài
+ Diện tích đất trồng hoa như thế nào với diện tích đất trồng lúa?
+ Muốn tính diện tích đất trồng hoa ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV chấm vở - gọi HS chữa bài
- GV nhận xét - ghi điểm
- 1HS đọc - lớp theo dõi
+ Ít hơn đất trồng lúa 385,5ha
+ Lấy diện tích đất trồng lúa trừ cho 385,5ha
- HS làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài - lớp nhận xét
- Chữa bài (nếu sai)
 Bài giải:
 Diện tích đất trồng hoa:
 540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
 Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa:
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số: 696,1 ha
4/ Củng cố - dặn dò
- Nhắc lại kiến thức ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
-HS nêu.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 10 tháng 4 năm 2012
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Chính tả	Tiết 31
 Bài: (Nghe - viết) Tà áo dài Việt Nam
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 10/4/2012
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả. 
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỷ niệm chương (BT2, BT3 a hoặc b).
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: 
+ Bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT2
+ Ba tờ phiếu khổ to - viết từ in nghiêng BT3a
- HS: VBT, vở, SGK, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Điều chỉnh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng viết các từ:
+Huân chương Sao vàng
+Huân chương quân công
+Huân chương Lao động.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe viết: Tà áo dài việt Nam và làm các BT2, BT3a
Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc đoạn chính tả 
- Gọi 1HS đọc lại.
-Y/c HS nêu và lưu ý từ khó viết.
- Yêu cầu HS luyện viết các từ: khuy, bỏ buông, buộc thắt, cổ truyền
- GV đọc bài cho HS viết.
- GV đọc bài cho HS kiểm tra.
- Cho HS đổi chéo vở và soát bài. GV thu và chấm bài 7- 10 vở
- GV nhận xét bài viết.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: 
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội dung.
- GV nhắc HS: Tên các h ... ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
+ Em chọn cảnh nào để lập dàn ý ?
- GV hướng dẫn HS cách làm:
+ Nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh quen thuộc với mình
+ Bám sát vào gợi ý sgk để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn bằng các cụm từ, gạch đầu dòng.
+ Kết hợp tả cảnh có: con người, thiên nhiên xung quanh.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan.
- Cho HS làm bài vào VBT
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình
- GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Y/c HS tự trình bày dàn ý trong nhóm.
- GV đính các tiêu chí đánh giá lên bảng:
+ Bài văn có đủ bố cục không ?
+ Các phần có mối liên kết không? 
+ Các chi tiết, địa điểm của cảnh đã được sắp xếp hợp lí chưa ? Đó có phải là những cảnh tiêu biểu chưa ?
+ Trình bày có lưu lóat, rõ ràng không ?
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- GV nhận xét, ghi điểm
4/ Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà, chuẩn bị kiểm tra.
- Học sinh hát.
- 2 HS trình bày - lớp nhận xét
- Theo dõi - ghi tựa
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- 1HS đọc
+ Vài HS nêu
- Tiếp thu
- HS làm bài
- 3HS trình bày - lớp nhận xét
-1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS trình bày trong nhóm
- Theo dõi
 - 3HS trình bày - lớp nhận xét
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Lịch sử	Tiết 31
 Bài: Lịch sử địa phương - Anh hùng Ngô Văn Nhạc
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 13/4/2012
I- Mục tiêu:
- Tiểu sử tóm tắt về anh hùng Ngô Văn Nhạc.
- Trình bày được hoạt động cách mạng và danh hiệu của nhà nước truy tặng cho anh hùng Ngô Văn Nhạc
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tư liệu tóm tắt về tiểu sử Anh hùng Lực lượng vũ trang Ngô Văn Nhạc, đủ cho 4 nhóm
- HS: Vở, tư liệu của GV cung cấp và sưu tầm ở phòng truyền thống
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, trả lời:
+ HS1: Để xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cán bộ, công nhân Việt Nam và Liên Xô đã phải lao động ra sao?
+ HS2: Nêu vai trò của nhà máy Thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước?
- GV nhận xét - ghi điểm
- Hát
- 2HS thực hiện - lớp nhận xét
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu sử của Anh hùng Lực lượng vũ trang Ngô Văn Nhạc, cũng như những đóng góp của ông trong công cuộc bảo vệ quê hương Cái Bè chúng ta
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV giới thiệu tiểu sử Ngô Văn Nhạc, năm sinh, năm mất, quê quán. Quá trình hoạt động: danh hiệu nhà nước truy tặng
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Gọi HS giới thiệu một số hoạt động ở trường Tiểu học mang tên vị anh hùng Ngô Văn Nhạc
- GV nhận xét - kết luận: Trường Tiểu học Ngô Văn Nhạc được thành lập năm 1991. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy Lê Hoàng Tâm, thầy Hoàng, thầy Bình, thầy Sớm. Tính đến nay đã 23 năm, đội ngũ GV của trường có nhiều cống hiến, đưa trường đạt danh hiệu tiên tiến nhiều năm liền, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV hỏi:
+ Anh hùng Ngô Văn Nhạc sinh và mất năm nào?
+ Quê quán ở đâu?
+ Danh hiệu được truy tặng là gì?
- Gọi HS tóm tắt tiểu sử anh hùng Ngô Văn Nhạc.
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục sư tầm tư liệu về Ngô Văn Nhạc. Chuẩn bị bài sau
- Theo dõi - ghi tựa
- HS theo dõi
- Vài HS giới thiệu - lớp nhận xét
- Theo dõi
- Sinh năm 1931 và mất 1969
+ xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Chiến công hạng Ba.
- 1HS tóm tắt - lớp nhận xét
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Toán	Tiết 155
 Bài: Phép chia
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 13/4/2012
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép chia có số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm. 
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ, câu hỏi.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
1/Ổn định 
- Kiểm tra sỉ số và cho Học sinh chơi trò chơi.
2/KTBC:
a/ 3,125 + 2,075 x 2
b/ 4/7 x 5/12
-GV nhận xét, ghi điểm.
3/ Bàimới:
a/Giớithiệu bài : Tiết học này chúng ta cùng ôn tập các tính chất của phép chia
b/ Hướng dẫn ôn tập
-GV ghi bảng: a : b = c
+Nêu các thành phần trong phép chia ?
+Nêu các tính chất của phép chia ?
- GV nhận xét, kết luận.
c/ Hướng dẫn làm bài
Bài 1:
-Y/c HS tự làm bài
-GV chữa bài, nhận xét.
*Đáp án:
-2 HS thực hiện.
- HS theo dõi và nêu:
+ a : số bị chia
+ b: số chia
+ c: thương
+ a : 1 = a
+ a : a = 1
+ 0 : b = 0
+ a : b = c + r
-HS làm bài vào vở.
-4 HS lên bảng thực hiện.
Bài 2:
-Chia phân số với phân số ta làm như thế nào ?
-Y/c HS tự làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét.
-HS nêu.
Bài 3:
-Y/c HS làm bài.
-Gọi HS nêu kết quả
-Nhiều HS nêu.
Bài 4:
-HS đọc yêu cầu và làm bài.
-Y/c HS làm bài
-GV chữa bài, nhận xét.
- Bài 4 dành cho HS khá - giỏi
4/ Củng cố - dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò về nhà.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Địa lí	Tiết 31
 Bài: Địa lí địa phương - Xã Mỹ Tân
 Ngày soạn: 5/4/2012
 Ngày dạy: 13/4/2012
I- Mục tiêu:
- Nêu được vị trí, giới hạn của xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
- Nêu được một số đặc điểm về khí hậu, địa hình xã Mỹ Tân
II- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Bản đồ hành chính huyện Cái Bè
- HS: SGK, vở, 
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Điều chỉnh
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng, trả lời:
+ HS1: Nêu tên và tìm 4 đại dương trên bản đồ tự nhiên thế giới
+ HS2: Mô tả từng đại dương theo trình tự: vị trí địa lí, diện tích và độ sâu trung bình
- GV nhận xét - ghi điểm
3. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết Địa lí hôm nay, các em sẽ cùng tìm hiểu về vị trí của xã Mỹ Tân và một số đặc điểm về địa hình và khí hậu
Hoạt động 1: Vị trí địa lí , giới hạn
- GV cho HS quan sát bản đồ hành chính huyện Cái Bè
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4:
+ Xác định xã Mỹ Tân trên bản đồ
+ Nêu tên các xã giáp ranh với xã Mỹ Tân
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét - kết luận: Xã Mỹ Tân là xã vùng sâu được thành lập năm 1990 với sự chia tách của nhiều xã giáp ranh như: Mỹ Trung, Thiện Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây và Mỹ Lợi B
Hoạt động 2: Đặc điểm địa hình, khí hậu
a) Địa hình:
- Yêu cầu HS thao luận nhóm 2:
+ Xã Mỹ Tân có địa hình như thế nào?
+ Nêu tên một số con sông (kênh) chính của Mỹ Tân? Nhận xét về hệ thống kênh rạch của xã Mỹ Tân
- Mời đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét - chốt: xã Mỹ Tân có địa hình bằng phẳng nhưng thấp, vào mùa nước nổi toàn bộ diện tích bị ngập nước. Hiện nay, nhờ vào hệ thống thủy lợi và kênh rạch chằng chịt nên vào mùa nước diện tích nằm trong đê bao không bị ngập
b) Khí hậu:
- GV: Khí hậu của xã Mỹ Tân như thế nào?
+ Mùa mưa có ảnh hưởng như thế nào?
+ Mùa khô có ảnh hưởng như thế nào?
+ Để khắc phục tình trạng trên xã có những biện pháp nào?
- GV nhận xét - chốt lại: xã Mỹ Tân có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân 2 mùa rõ rệch: mùa mưa và mùa khô
4. Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại vị trí giới hạn của xã Mỹ Tân; đặc điểm địa hình và khí hậu
- GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau
- Hát.
- 2HS thực hiện - lớp nhận xét
- Theo dõi - ghi tựa
- Quan sát
- HS thảo luận theo nhóm 4
- 1HS lên bảng xác định xã Mỹ Tân, 1HS nêu tên các xã giáp ranh với Mỹ Tân - lớp nhận xét.
- Theo dõi
- HS thảo luận nhóm 2
+ Địa hình bằng phẳng, thấp
+ Kênh Nguyễn Văn Mười, kênh Xẻo Xịnh, kênh 20, sông Bằng Lăng. Hệ thống kênh rạch chằng chịt
- Đại diện 1 nhóm trình bày - lớp nhận xét.
- Theo dõi
- HS: xã Mỹ Tân có 2 mùa: mưa vào khô
+ Vào mùa mưa nước sông dâng cao, gây ngập lụt
+ Một số khu vực thiếu nước tưới
+ Đắp đê bao ngăn lũ vào mùa mưa, khai thông kênh rạch để có nước tưới vào mùa khô
- Theo dõi
- 1HS nêu - lớp nhận xét
SINH HOẠT TẬP THỂ 
Tuần 31
 I. Mục tiêu:
- HS tự nhận xét tuần 31- phát động thực hiện thi đua " Trường học thân thiện , học sinh tích cực " .
- Nhắc nhở HS trong việc vệ sinh trường lớp.
- Rèn kĩ năng tự quản. 
- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể., rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể .
 II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Điều chỉnh
*Hoạt động 1:
 Sơ kết lớp tuần 31:
1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ:
2.Lớp phó học tập báo cáo:
3.Lớp phó lao động báo cáo:
4.Lớp trưởng báo cáo tổng kết :
 * Học tập: 
 +Các bạn có ý thức học.
 + Thực hiện phong trào Rèn chữ giữ vở. 
 + Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo TKB
 + Học bài và làm bài đầy đủ 
 *Nề nếp:
+Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
+ Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
 + Nói chuyện trong giờ học. 
 * Lao động vệ sinh:
+ Vệ sinh cá nhân tốt
+ Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
+ Tổ trực vệ sinh tuần thực hiện tốt.
 * Tham gia phong trào:
 +Thực hiện kế hoạch xây dựng công trình măng non.
 + Phong trào trang trí phòng học......
 * Chấp hành luật giao thông khi đi đường:
3. GVCN Lớp nhận xét và góp ý :
 -Khắc phục hạn chế tuần qua.
 -Dặn dò hướng phấn đấu học các môn học. 
 -Tham gia các hoạt động của trường,của lớp.
*Hoạt động 2:
Văn nghệ
 - Học sinh văn nghệ.
* Hoạt động 3:
Phương hướng tuần sau:
* Học tập: 
 - Thực học tuần 32
 - Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt.
 - Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài , học bài cho ngày sau trước khi đến lớp .
*Nề nếp:
+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra. 
+ Thực hiện tốt các nề nếp của lớp đề ra. 
* Lao động vệ sinh:
+ Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân công đội trực làm vệ sinh cảnh quan trường lớp ; trực quét dọn vệ sinh hàng ngày ( tổ nào trực không tốt sẽ trực lại lần 2)
* Tham gia phong trào:
- Tiếp tục tham gia kế hoạch:Xây dựng công trình măng non.
* Chấp hành luật giao thông khi đi đường:
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông khi đi đường, đi đường phải đi bên phải,khi qua đường phải ngó trước nhìn sau,không đùa giỡn khi đi trên đường...
-Các tổ trưởng báo cáo.
- HS lắng nghe
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung. Góp ý và biểu dương HS khá tốt thực hiện nội quy .
-Các tổ thực hiện theo kế hoạch GVCN Lớp đề ra .
-Giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp tổ chức thực hiện ; ghi chép vào sổ trực
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc