Kế hoach bài dạy lớp 5 - Năm học : 2013 - 2014 - Tuần 8

Kế hoach bài dạy lớp 5 - Năm học : 2013 - 2014 - Tuần 8

I. MỤC TIÊU :

- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4)

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ câu dài.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoach bài dạy lớp 5 - Năm học : 2013 - 2014 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 10/10/2013 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2013
 Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU :
- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4)
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ câu dài. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Kiểm tra bài cũ : - Gọi 2 em đọc bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà và nêu nội dung
- Nhận xét, ghi điểm
- 2 em đọc bài : Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
2) Bài mới : 
HĐ1 : Giới thiệu bài :
- Yêu cầu HS quan sát tranh
- GT : Vẻ đẹp của rừng thật kì thú. Nếu một lần đi tham quan hay có dịp lên rừng chúng ta mới thấy hết được vẻ đẹp thanh bình nơi đây. Bài học hôm nay sẽ đưa các em đi thăm một khu rừng khộp rất kì thú.
- Nghe.
HĐ2 :Luyện đọc :
- Luyện đọc chuẩn. loanh quanh, sặc sỡ, nắng trưa, rào rào, bạc má.
- Gọi 4 HSG nối tiếp nhau đọc từng đoạn đến cả bài
- Yêu cầu đọc truyền điện
- Cá nhân, đồng thanh
- 4 em đọc
- 1 lượt
 - Luyện đọc từ sai 
- Yêu cầu truyền điện kết hợp chú giải
- Yêu cầu đọc thầm
- Cá nhân
- 2 lươt
- Cả lớp
- Đọc mẫu. 
- Nghe.
HĐ3 Tìm hiểu bài :
 Đoạn 1 : - Gọi 1 em đọc
- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?
* Tìm một cặp từ trái nghĩa trong đoạn 1
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1
 Đoạn 2, 3 : Yêu cầu đọc thầm
- Gọi 1 em nêu CH2, yêu cầu TL nhóm 2
+ Những con thú trong rừng được miêu tả như thế nào ? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
* Trong câu : “Rừng khộp hiện ra... như cảnh mùa thu” được sử dụng biện pháp gì ?
A. Nhân hóa B. So sánh
- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” Yêu cầu TL nhóm 4
- Hãy nói cảm nghĩ của em về bài văn trên.
- Luyện đọc đoạn 2, 3
- Nêu nội dung bài
- KL, ghi bảng
- 1 em đọc
- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị : Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm ; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì ; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
* Khổng lồ - tí hon
- Luyện đọc theo cặp 
- Cả lớp đọc
- TL và trả lời : Những con vượn... tia chớp. Những con chồn... nhìn theo. Những con mang... lưng nó.
 Sự có mặt của nó làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và lí thú.
- B
- Vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
- Một số học sinh tự trả lời : Tác giả tả khu rừng với vẻ đẹp thật kì diệu.
- HS đọc theo nhóm 4
- Vài em nêu
HĐ4 Luyện đọc lại : 
- Thi đọc diễn cảm đoạn 1
- Mỗi tổ 1 em.
3) Củng cố : Tác giả miêu tả cảnh rừng vào thời gian nào trong ngày ?
A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều
 B
4) Dặn dò : Đọc bài
TOÁN : SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
 - Làm được bài tập 1,2
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Bài cũ :
- Bài 2 : 
- Bài 3c
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB và ghi bảng
HĐ2 : HD tìm hiểu
- Yêu cầu điền số vào ...
 9dm = .... cm 9dm = ..... m 90cm = .... m
+ Em hãy so sánh 0,9m và 0,90m
+ Vậy em hãy so sánh 0,9 và 0,90
- KL : 0,9 = 0,90
+ Em hãy tìm cách viết 0,9 thành 0,90
+ Vậy khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số như thế nào ?
- KL : SGK
+ Dựa vào kết luận hãy tìm các số thập phân bằng với 0,9: 8,75; 12
- Em hãy tìm cách để viết 0,90 thành 0,9 ?
+ Vậy khi xóa đi chữ số 0 bên phải số 0,90 ta được một số như thế nào so với số này ?
+ Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi ta được một số như thế nào ?
- KL : SGK
- Yêu cầu tìm số thập phân bằng các số : 0,9000; 8,75000; 12,000
HĐ3 : Thực hành :
 Bài 1/40 : 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu viết bảng con câu a, làm vở câu b
* HSG làm bài 3,4 trang 54 vở BTTH
 Bài 2/40 : 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm
* Bài 3/40 :
- Yêu cầu học sinh giải thích vì sao ?
3) Củng cố :
 Số TP 0,100 được viết dưới dạng PSTP là :
 A. B. C. 
D. Cả A,B,C đều sai
4) Dặn dò : Học thuộc phần in đậm trong SGK ; Làm BT3/40 SGK
- Cả lớp viết bảng con
- 1 em
- Nghe
- 1 em nêu
- 0,9m = 0,90m
- 0,9 = 0,90
- thêm vào bên phải phần TP một chữ số 0
... một số thập phân bằng nó
- Nghe
- 3 em nêu
- Bỏ đi chữ số 0 bên phải phần thập phân
- ... số thập phân bằng nó
- 2 em nêu
- 1 em nêu
- Bảng con bài a ; Tự làm vào vở bài b, bảng lớp : 2 em
a) 7,800 = 7,8 ; b) 2001,30 = 2001,3
 64,9000 = 64,935 ; 020 = 35,02
 3,0400 = 3,04 ; 100,0100 = 100,01
- 1 em nêu
- Các nhóm tL, ghi và trình bày
a) 5,612 = 5,612 ; b) 24,5 = 24,500
 17,2 = 17,200 ; 80,01 = 80,010
 480,59 = 480,590 ; 14,678 = 14,678
 D
Lịch sử : XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH
I/ MỤC TIÊU:
 -Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An:
 -Ngày 12- 9- 1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình.
 -Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ -Tĩnh.
 -Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc mới ở thôn xã:
 + Trong những năm1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ -Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
 + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
 + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Bản đồ hành chính Việt Nam.
 -Phiếu học tập hs.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC-TẬP:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Bài cũ: Nêu câu hỏi gọi 2 em trả lời :
+Hãy nêu những nét chính về hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Nêu ý nghĩa của việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Nhận xét ghi điểm.
2) Bài mới :
a) GTB :
- Cho HS quan sát hình minh hoạ 1, trang 17, sgk và hỏi: hãy mô tả những gì em thấy trong hình.
- GT: Khí thế hừng hực mà chúng ta vừa cảm nhận được trong tranh chính là khí thế của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, phong trào cách mạng lớn nhất trong những năm 1930-1931 ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Chúng ta cùng tìm hiểu về phong trao này trong bài học hôm nay.
b) Tìm hiểu bài
HĐ1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ Tĩnh trong những năm 1930-1931.
- Treo bản đồ hành chính Việt Nam yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. 
- GT: Đây chính là nơi diến ra đỉnh cao của phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1930-1931, Nghệ - Tĩnh là tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây , ngày 12-9- 1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn đi đầu cho phong trào của nhân dân ta.
- Yêu cầu HSTL theo cặp dựa theo tranh minh hoạ và nội dung sgk em hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
- Gọi một hs trình bày trước lớp.
HĐ2: Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh đã giành được chính quyền cách mạng
- Yêu cầu quan sát hình 2 sgk và nêu nội dung trong tranh.
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng đất không ? TL nhóm 2
+ Đọc sgk và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930- 1931 ?
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân có cảm nghĩ gì ?
HĐ3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 
- Yêu cầu TL nhóm 4: + Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta ? 
+ Phong trào có tác động gì đối với phong trào cả nước ?
3) Củng cố 
 Những thay đổi quan trọng trong các thôn xã ở Nghệ Tĩnh thời kì có chính quyền là:	
a. Không xảy ra trộm cướp, phong tục lạc hậu bị bãi bỏ.
b. Nông dân được chia ruộng đất, xoá bỏ các thứ thuế vô lí.
c. Cả hai ý kiến trên đều đúng.
- Nhận xét tiết học.
2 em trả lời
+ Một số HS nêu trước lớp: Tranh vẽ hàng vạn người, tay cầm búa, liềm, giáo, mác, cuốc, xẻng... tiến về phía trước. Đi đầu là những người cầm cờ.
- Nghe
- Một em lên bảng chỉ cho cả lớp theo dõi
- Nghe
+ Làm việc theo cặp, 2 em ngồi cạnh nhau cùng đọc sgk và thuật lại cho nhau nghe 
+ 1 em trình bày trước lớp,cả lớp theo dõi, nhận xét.
+ Hình minh hoạ người dân Hà Tĩnh được cày trên thửa rượng do chính quyến Xô viết chia trong những năm 1930-1931.
+ Người nông dân không có ruộng, họ phải cày thuê cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi nơi khác.
+ Những điểm mới: Không hề xảy ra trộm cướp.
Các hủ tục lạc hậu mê tín dị đoan được bãi bỏ, tệ cờ bạc cũng bị đả phá. Các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.Nhân dân được nghe giải thích chính sách và được bàn bạc công việc chung.
+ Người dân ai cũng cảm thấy phần khởi, thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ thôn xóm.
+ ....Cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta, sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta có thể làm cách mạng thành công.
+ Phong trào đã khích lệ, cỗ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Ý c
Ngày soạn : 11 /10/2012 Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC TIÊU : - Lập được dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vao dàn ý (thân bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết sẵn dàn ý ở BT1/ 50 VBT.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2) K.tra bài cũ : - Chấm BT tiết trước. 
3) Bài mới : 
HĐ1 : GTB :Mỗi một địa phương nào cũng đều có nhiều cảnh đẹp, những nét đẹp riêng. Hôm nay, chúng ta cùng lập dàn ý miêu tả một cảnh đẹp cỉa địa phương mà em đã quan sát và viết một đoạn văn trong phần thân bài miêu tả cảnh đẹp ấy.
HĐ2 Luyện tập :
Bài tập1 :Cá nhân
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- HD : Dựa trên những kết quả quan sát, lập dàn ý chi tiết cho bài văn đủ 3 phần mở bài - thân bài - kết bài.
- Yêu cầu lập dàn ý
- Gọi một số em nêu dàn ý đã lập
- GT dàn bài mẫu
 Bài tập2
- Gọi 2 em đọc yêu cầu và lưu ý
- Gợi ý : Các em chọn 1 phần trong phần thân bài, chuyển phần đã chọn thành đoạn văn hoàn 
chỉnh, đoạn văn phải có hình ảnh, cần thể hiện cảm xúc. Câu mở đoạn cần nêu được ý của cả đoạn.
- Yêu cầu viế ...  Gọi vài em trình bày
- GT MB, KB mẫu
4) Củng cố : 
Có bạn viết đoạn kết bài cho bài văn tả cảnh đầm sen ở quê em như sau :
“ Đầm sen là một cảnh đẹp đặc sắc ở quê em” Bạn đó viết mở bài theo cách nào ?
 A. KB mở rộng B. Kết bài không MR
5) Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT2.
- 2 em
- Nghe.
- 1 em đọc đề.
- Nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp)
- Đọc thầm hai đoạn văn, trả lời :
+ (a) là mở bài trực tiếp : giới thiệu ngay vào đối tượng được tả (con đường)
+ (b) là mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào đối tượng định tả (con đường)
+ Mở bài theo kiểu gián tiếp sinh động, hấp dẫn hơn
- 2 em đọc yêu cầu
- Nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài (không mở rộng và mở rộng)
+ Giống : đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
+ Khác :
a) Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
b) Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ gìn con đường luôn sạch, đẹp.
- 2 em nêu
- Làm bài
- Nhận xét bài bảng phụ
- Một số em trình bày
- Đọc VD mẫu:
* MB gián tiếp : Có tiếng chim hót véo von ở đầu vườn, tiếng hót trong veo ấy làm cho em tỉnh giấc. Em vươn vai ngồi dậy, nhìn qua cửa sổ, em chợt nhận ra vẻ đẹp của khoảnh vườn nhỏ nhà em..
* KB mở rộng : Khắp vườn, đâu đâu cũng thấy hương hoa thơm đến xao xuyến lòng người. Mai này, dù có đi đâu xa, em không sao quên được khoảnh vườn nhỏ nhà em.
 B
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Đọc,viết, sắp thứ tự các số thập phân.
 - Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - Làm BT 1,2,3,4a
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Bài cũ :
Bài 2
Bài 4b
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB và ghi bảng
HĐ2 : HD luyện tập
Bài 1/43 : Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu đọc truyền điện
- Nêu lại cách đọc STP
Bài 2/43 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu viết bảng con
Bài 3/43 : Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Tổ chức thi viết nhanh
* HSG làm bài 5/ 57 vở BTTH
3) Củng cố : 
Số TP 0,07 đọc là :
A. Không phẩy bảy
B. Không phẩy không bảy
C, Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
4) Dặn dò : - BTVN : Bài 3b/ 43.
- Bảng con
- 1 em
- Nghe
- 1 em nêu
+ Đọc truyền điện
+ 1 em nêu
- 1 em nêu
- Làm bảng con, bảng lớp: Huy, Mai
a) 5,7 b) 32,85
c) 0,01 d) 0,304
- 1 em nêu
- 4 em yêu tham gia 
- Cả lớp theo dõi, cổ vũ, nhận xét và chọn bài đúng, nhanh 
Kết quả : 41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,835
- HSG làm bài
 B
Chính tả : (Nghe - viết) KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I/ Mục tiêu : 
 - Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi
 - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2) ; tìm được tiếng chứa vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3)
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi sẵn nội dung BT1, 2/47,48 VBT.
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2) Kiểm tra bài cũ :
 - Đàm thoại : giọng hò, không gian, giã bàng, mái xuồng, quen thuộc, giấc ngủ, dễ thương.
3) Bài mới :
HĐ1 Giới thiệu bài :
HĐ2 Hướng dẫn nghe viết chính tả :
- Đọc mẫu và gọi 1 HS đọc
+ Bài viết gồm mấy đoạn, mỗi đoạn có mấy câu ?
+ Cách trình bày chữ đầu mỗi đoạn ?
- HD viết : bạc má, vút qua, mải miết.
- Thảo luận bài tập
+ Bài tập 2: Cho HS quan sát bảng phụ, nêu yêu cầu
Yêu cầu TL nhóm 2 và nêu
+ Bài 3 : - Yêu cầu QS và nêu ở bảng phụ
 - TL nhóm 4, tham gia thi điền nhanh
- Đọc cho HS viết bảng con
HĐ3 Viết chính tả :
Yêu cầu mở vở, cầm bút
- Đọc từng câu cho HS viết. 
- Đọc chậm từng câu để HS soát lỗi 
- Hướng dẫn HS chấm bài trên bảng.
- Hướng dẫn HS chấm chéo bài. 
- Thu từ 4 đến 5 bài chấm. 
4) Củng cố, dặn dò :
 - Dặn HS về nhà sửa lỗi sai, làm Bài 3/ 48 VBT
- Hoàng Vy, Nhi, Giang, Tuấn, Huy
- Nghe
- Nghe 
- 2 đoạn, đoạn đầu có 4 câu, đoạn sau có 2 câu
- Lùi vào 2 ô
- Đánh vần, đọc cá nhân, đồng thanh
- 1 em nêu
- Thảo luận nhóm 2
- Một số em nêu : : khuya, truyền, thuyết, xuyên, yên
- 1 em nêu yêu cầu
- TL, 3 em tham gia thi điền nhanh
 thuyền, khuyên 
- Viết bảng con : bạc má, vút qua, mải miết.
- Làm theo yêu cầu 
- Viết bài vào vở, 1 HS viết bảng lớp.
- Soát lỗi 
- Nhận xét, chấm bài trên bảng.
- Đổi vở chấm chéo 
- Làm bài tập
- Nghe
KHOA HỌC : PHÒNG TRÁNH HIV-AIDS
I. MỤC TIÊU : Biết cách phòng tránh HIV-AIDS. 
II. ĐỒ DÙNG : Thông tin và hình trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Bài cũ : Nêu CH, gọi HS trả lời
- Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A ? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ?
 - Cách phòng bệnh viêm gan A.
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
a) GTB :Loài người đang đứng trước một căn bệnh cực kì nguy hiểm, căn bệnh thế kỉ. Đó chính là căn bệnh AIDS. Qua sách, báo, ti vi các em cũng đã có được một số kiến thức cơ bản về bệnh AIDS. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về căn bệnh này và cách phòng tránh nó.
b) Tìm hiểu bài :
HĐ1 : Trò chơi : “Ai nhanh - Ai đúng ?”
* Mục tiêu : 
+ Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì ? AIDS là gì ?
+ Nêu được các đường lây truyền HIV.
- Nêu yêu cầu, tổ chức 4 nhóm tham gia
- Nhận xét , sửa sai.
HĐ2 : Con đường lây truyền :
* Mục tiêu : 
+ Nắm được các con đường lây tryền HIV.
+ Để phát hiện một người có bị nhiễm HIV hay không người ta cần làm gì ?
- 1 em
- 1 em
- Nghe
- Thảo luận, 4 tổ thành 4 nhóm.
- Ghi kết quả vào bảng nhóm
- Tổ nào làm nhanh, đúng KQ tổ đó thắng.
KQ : 1 - c ; 2 - b ; 3 - d ; 4 - c ; 5 – a
 - Hoạt dộng cả lớp. Trình bày : 
+ Con đường lây nhiễm HIV là : đường máu ; từ mẹ sang con ; quan hệ tình dục.
+ Xét nghiệm máu.
HĐ 2 : Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm nói về cách phòng tránh HIV- AIDS
* Mục tiêu :
+ Nêu được cách phòng tránh HIV-AIDS.
+ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV-AIDS.
- Yêu cầu các nhóm trang trí, trình bày tranh ảnh đã sưu tầm
- KL
- Làm việc theo nhóm : Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm mình làm việc theo hướng dẫn 
Ví dụ : Một số bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm thu thập được về HIV- AIDS. Một số bạn khác tập nói về những thông tin thu thập được
- Trình bày triển lãm.
- Giáo dục HS : Sống lành mạnh, không dùng chung bàn chải đánh răng, không dùng chung kim tiêm. Không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Quan tâm và giúp đỡ những người bị nhiễm HIV.
3) Củng cố : - Đọc phần bóng đèn tỏa sáng
- Làm bài tập trắc nghiệm số 2 VBT.
4) Dặn dò : Tuyên truyền để mọi người không phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV.
- 2 em
Ngày soạn : 14 /10/2012 Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
SINH HOẠT LỚP
Sinh hoạt ngoài trời :
Đội hình, đội ngũ
Múa hát tập thể
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
- Phân biệt được những từ nhiều nghĩa, những từ đồng âm trong số các từ nêu ở BT1.
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2) ; biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
* HSG : Đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ ở BT3.
II/ Đồ dùng dạy học : + Bảng phụ viết sẵn bài tập 1/ 52 VBT.
III/ Các hoạt động dạy và học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
2) Kiểm tra bài cũ :
 + Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Cho VD.
+ Bài 4b, c/ 49 VBT.
- Nhận xét, ghi điểm
3) Bài mới : 
HĐ1 : GTB và ghi bảng
HĐ2 HD Luyện tập :
Bài 1 : Nhóm 2
- Gọi 2 em nêu yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu TL nhóm 2
- Chú ý : Nghĩa khác hẳn nhau là từ đồng âm, nghĩa của từ có mối quan hệ với nhau là từ nhiều nghĩa.
 Bài 3
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm, mỗi nhóm 1 từ
- Chú ý HS : Dựa vào nghĩa của từ đã cho để đặt câu đúng yêu cầu. Đặt câu đúng ngữ pháp.
* HSG : Đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ ở BT3.
4/ Củng cố :
 Nối cột A với cột B cho phù hợp :
 A B
1) Từ đồng âm 1) Giống nhau về âm
 nhưng khác nhau về nghĩa
2) Từ nhiều nghĩa 2) Có một nghĩa gốc và
 một hay nhiều nghĩa chuyển
5) Dặn dò : 
- BTVN : Bài 3b, 3c/ 53 VBT
- 1 em trả lời. 
- 1 em.
- Nghe
- 2 em nêu
- Thảo luận, đánh dấu + vào VBT.
- Câu 1, 3, 4, 5 là từ đồng âm ;
- câu 2, 6 là từ nhiều nghĩa.
- 1 em nêu yêu cầu
- TL, ghi bảng nhóm
- Trình bày trước lớp
a) + Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
+ Chú ấy say rượu quá nên nồng độ cồn trong máu rất cao.
b) + Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
+ Sau bão, nhà bạn Hà bị thiệt hại nặng.
c) + Cam đầu mùa rất ngọt
 + Chị ấy ăn nói ngọt ngào, dễ nghe
 1A- 1B
 2A – 2B
TOÁN : VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU :
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
 - Làm được BT 1,2,3
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ::
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Bài cũ ;
- Bài 3
- Bài 4b
- Nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới :
HĐ1 : GTB và ghi bảng
HĐ2 : *Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài :
- Treo bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu đọc bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé
- Yêu cầu 1 em lên ghi bảng
- Quan hệ giữa hai đơn vi đo độ dài liền kề ?
* HD viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa mét với ki-lô-mét, xăng-ti-mét, mi-li-mét
- Ghi bảng
 Ví dụ 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
 6m 4dm =  m 
 6m 4dm =  m (viết dưới dạng hỗn số ?)
 6m =  m
Vậy : 6m 4dm =  m
c) Ví dụ 2 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 3m 5cm =  m
- Tương tự hướng dẫn : 
 3m 5cm = 3m; 3m = 3,05m
Vậy : 3m 5cm = 3,05m
HĐ3. Thực hành : 
 Bài 1/44 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu viết vào bảng con
- Chú ý : Dùng bảng đơn vị đo để đổi.
Bài 2/44 : - Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL và ghi vào bảng nhóm
* HSG làm BT 3d và 4 trang 57,58 vở BTTH
 Bài 3/44 : 
- Gọi 1 em nêu yêu cầu
- Yêu cầu TL nhóm 2 làm vào vở
3) Củng cố : 
2m5cm = ..... m. Số cần điền vào chỗ ... là :
 A. 2,5 B. 25 C. 2,05 D. 2,005
4) Dặn dò : Làm bài 1,2 .
- bảng con
- 1 em
- Nghe
- Vài em đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
- 1 em ghi bảng
- Đơn vị lớn gấp đơn vị bé liền kề 10 lần.
- Đơn vị bé kém đơn vị lớn liền kề 10 lần.
- Lần lượt nêu
1km = 10hm 1hm = km = 0,1km
1m = 10dm 1dm = m = 0,1m
- Trả lời :
6m 4dm = 6m
6m = 6,4m
6m 4dm = 6,4m
- Tự làm bảng con như bên.
- 1 em nêu
- Làm bảng con từng bài.
- 1 em nêu
- Các nhóm TL, ghi và trình bày, cả lớp nhận xét, chốt bài đúng
a) 3m 4dm = 3,4m ; 
b) 8dm 7cm = 8,7dm ; 
- Nhóm 2 thảo luận trước khi làm vào vở.
* HSG làm bài
- 1 em nêu
- Làm bài vào vở, bảng lớp : Trinh
- Một số em đọc kết quả
 C

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5 DICHSUPHU(3).doc