BÀI 1: LÝ TỰ TRỌNG
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1-2 câu, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện; ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK
- Giấy khổ to ghi sẵn lời thuyết minh cho từng tranh.
kế hoạch bài dạy môn kể chuyện l5 Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 1: Lý tự trọng I. Mục tiêu Giúp HS: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, thuyết minh cho nội dung của từng tranh bằng 1-2 câu, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. - Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. - Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện; ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. II. Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK - Giấy khổ to ghi sẵn lời thuyết minh cho từng tranh. III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài - CH: Em biết gì về anh Lý Tự Trọng? - GV: Tiết kể chuyện đầu tiên của chủ điểm VN- Tổ Quốc em là câu chuyện về anh Lý Tự Trọng. Anh tham gia CM từ khi mới 13 tuổi. Những chiến công và sự hi sinh của anh được biết đến như là một huyền thoại. Các em cùng nghe cô kể câu chuyện. 2. GV kể chuyện - GV kể lần 1 - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh - GV giải nghĩa các từ: + Sáng dạ: thông minh, học đâu hiểu đấy, đọc đến đâu nhớ ngay đến đấy + mít tinh: cuộc hội họp của đông đảo quần chúng, thường có nội dung chính trị và nhằm biểu thị 1 ý chí chung. + Luật sư: người chuyên bào chữa bênh vực cho những người phải ra trước toà án ... + Tuổi thành niên: tuổi phải chịu trách nhiệm về việc mình làm, tuổi được coi là trưởng thành là 18 tuổi trở lên. + Quốc tế ca: bài hát chính thức của các đảng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới. CH: Câu chuyện có những nhân vật nào? CH: Anh Lý Tự Trọng được cử đi học nước ngoài từ khi nào? + Về nước anh làm nhiệm vụ gì? + Hành động dũng cảm nào của anh Trọng làm em nhớ nhất? 3. Hướng dẫn viết lời thuyết minh cho tranh. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Gọi từng nhóm trả lời - Anh Lý Tự Trọng là một thanh niên yêu nước. Anh tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn ít tuổi. Anh hi sinh năm 17 tuổi... - HS nghe - HS nghe và xem tranh - HS nghe - Lý Tự Trọng, tên đội tây, mật thám Lơ- grăng, luật sư - Anh được cử đi học nước ngoài năm 1928. - Anh làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển và nhận thư từ tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. - HS tự trả lời - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận nhóm - Các nhóm trìng bày Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu troa đổi với các tổ chức đảng bạn qua đường tàu biểnt. Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong vông việc. Tranh 4; Trong một buổi mít tinh anh đã bắn chét tên mật thanứm, cứu đồng đội và bị giặc bắt. Tranh 5: trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình. Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài quốc tế ca. 4. Hướng dẫn kể theo nhóm - GV chia nhóm , yêu cầu HS quan sát tranh , dựa vào lời thuyết minh để kể lại từng đoạn của câu chuyện, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 5. Kể chuyện trước lớp - HS thi kể và dưới lớp có thể hỏi: H: Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là " ông nhỏ"? H: câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? H: hành động nào của anh Trọng khiến bạn khâm phục nhất? ; - HS kể trong nhóm - - HS kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi các bạn dưới lớp hỏi về nội dung truyện - ...vì tuổi nhỏ nhưng chí lớn, dũng cảm, thông minh - Ca ngợi anh giàu lòng yêu nước, dũng cảm - HS tự trả lời - Cả lớp nhận xét bình cho bạn kể hay nhất IV. Củng cố dặn dò - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người VN? KL: Chiến công và sự hi sinh dũng cảm để bảo vệ đồng chí để thực hiện lí tưởng của anh Lý Tự Trọng mãi mãi là tấm gương cho lớp lớp thanh niên VN noi theo. - Dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 2: Chuyên đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu - HS kể lại tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về các anh hùng danh nhân của đất nước. - Hỏi ý nghĩa truyên các bạn kể. - Nghe và biết nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi,... về câu truyên mà các bạn kể. - Rèn luyện thói quen ham đọc sách II. đồ dùng dạy học - HS và GV sưu tầm 1 số sách báo nói về các anh hùng, danh nhân của đất nước. - bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 trang 19 III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau kể lại truyện Lí Tự Trọng H: câu truyện ca ngợi ai, về diều gì? - GV nhận xét cho điểm B. dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Gọi HS giới thiệu truyện mà mình mang đến lớp học GV: Nước VN ta có nền văn hiến lâu đời với lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. trong các cuộc chiến tranh bảo vệ hoà bình, giành độc lậpcho dân tộc, nhiều chiến công của các anh hùng , danh nhân đã đi vào lịch sử dân tộc. trong tiết học hôm nay, các em cùng kể lại chuyên mà mình đã được nghe, đọc về các anh hùng danh nhân của nước ta.( ghi bảng) 2. Hướng dẫn kể truyện a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài GV gạch chân các từ: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân H: Những người như thế nào thì được gọi là anh hùng, danh nhân? Gọi HS đọc phần gợi ý GV: Trong chương trình tiếng việt lớp 2,3,4 các em đã được học rất nhiều truyện về các anh hùng, danh nhân như: Hai Bà Trưng, Chàng trai làng Phù Đổng... Chúng ta còn đọc nhiều truyện danh nhân khác nữa. Hày kể câu chuyện sẽ kể về anh hùng, danh nhân, về chiến công của họ mà em định kể ngày hôm nay - Yêu cầu HS đọc kĩ phần 3. GV ghi nhanh tiêu chí đánh giá lên bảng + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4 điểm + cách kể hay, có phối hợp với giọng điệu cử chỉ : 3 điểm + Nêu đúng ý nghĩa câu truyên: 1 điểm + trả lời được câu hỏi của các bạn: 1 điểm b) kể trong nhóm Chia nhóm 4 - GV giúp đỡ từng nhóm c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa câu truyện - GV tổ chức bình chọn + bạn có câu chuyện hay nhất + bạn kể truyện hấp dẫn nhất 3. Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học - về kể lại chuyên cho người thân nghe - 3 HS kể nối tiếp - 1 HS trả lời câu hỏi lớp nhận xét - 3-5 HS giới thiệu về truyên mình sẽ kể - HS đọc đề bài - Danh nhân là người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được người đời ghi nhớ. - Anh hùng là người lập công trạng đặc biệt, lớn lao đối với nhân dân, đất nước - 4 HS nối tiếp đọc - HS kể tên câu chuyện mình sẽ kể - HS kể theo nhóm 4 - HS cùng kể , nhận xét cho nhau - HS thi kể, HS khác lắng nghe để hỏi lại bạn - HS nhận xét lời kể của bạn Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 3: kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu Giúp HS: - Chọn được câu chuyện có nội dung kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Biết cách sắp xếp câu chuyện thành một trình tự hợp lí. - Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giá nội dung câu chuyện và lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp ghi sẵn đề bài - Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý: + Hướng xây dựng cốt chuyện. + Nhân vật có việc làm gì được coi là tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. + những cố gắng và khó khăn của người đó khi hoạt động. + kết quả của việc làm đó? + Suy nghĩ của em về hành động của người đó? III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện đã nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân nước ta. - Gọi HS nhận xét bạn kể - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Kiểm tra việc HS chuẩn bị kể chuyện đã dặn từ tiết trước - Nhận xét, khen ngợi HS chuẩn bị bài ở nhà 2. Hướng dẫn HS kể chuyên a) Tìm hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài H: đề bài yêu cầu gì? GV dùng phấn gạch chân dưới các từ ngữ: làm việc tốt, xây dựng quê hương, đất nước H: Yêu cầu của đề bài là kể về việc làm gì? H: Theo em thế nào là việc làm tốt? H: Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai? H: Theo em những việc làm như thế nào là việc làm tốt, góp phần XD quê hương đất nước? GV: những câu chuyên, nhân vật các em kể là những con người thậy việc thật. Việc làm đó có thể em chứng kiến hoặc tham gia hoặc qua sách báo ti vi ... Việc làm đó mang lại lợi ích cho quê hương, đất nước ... - Gọi 3 HS đọc gợi ý trong SGK - Gọi hS đọc gợi ý trên bảng phụ H: Em DX cốt chuyện như thế nào, theo hướng nào, hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. - Kể trong nhóm , mỗi nhóm 4 HS yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm , cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa việc làm của nhân vật trong truyện, nêu bài học mà em học tập được hay suy nghĩ của em về việc làm đó. - kể trước lớp - GV ghi nhanh lên bảng tên HS nhân vật chính, việc làm, hành động của nhân vật đó. - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe và đọc trước yêu cầu , xem tranh minh hoạ câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai. - HS kể chuyện trước lớp - Nhận xét bạn kể - Lớp trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài ở nhà của các bạn - 1 HS đọc đề bài - đề yêu cầu kể một việc làm tốt góp phần XD quê hương, đất nước. - Việc làm tốt là việc làm mang lại lợi ích cho nhiều người, cho cộng đồng. - Nhân vậy em kể là những người sống xung quanh em, những người có việc làm thiết thực cho quê hương, đất nước. - HS nối tiếp nhau trả lời: + Cùng nhau XD đường + cùng nhau trồng cây, gây rừng,. phủ xanh đất trống đồi trọc + Cùng nhau XD đường điện + Cùng nhau làm vệ sinh đường làng ngõ xóm.... + Vận động mọi người thực hiện nếp sống văn minh,. đám cưới không có thuốc lá, tiết kiệm điện - HS đọc - HS đọc - HS nối tiếp nhau kể trước lớp VD: + Em kể về bác Nam, bí thư xã em . Bác rất có trách nhiệm trong việc vận động từng gia đình tham gia XD đời sống văn hoá ở bản em. + Em kể về chú Minh. chú là bộ đội xuất ngũ . chú đã vận động mọi người cùng trồng cây phủ đồi trọc. + Em kể về cô Mai. Cô là hội trưởng hội phụ nữ xã . cô đi vận động từng gia đình ở bản cùng thực hiện vệ sinh bản làng. - HS cùng kể cho nhau nghe trong nhóm - 7-10 HS thay nhau kể - HS nhận xét nội dung truyện và cách kể chuyện của bạn Ngày soạn: Ngày giảng: Bài 4: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗi ảnh, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai ; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cở chỉ một cách tự nhiên. 2. Hiểu được ý ... ủa HS. - 1 HS đọc đề bài. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý. - Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 3 HS kể chuyện HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm. HĐ2: Cho HS thi kể trước lớp. GV nhận xét + khen những HS chọn được chuyện hay đúng yêu cầu của đề, kể chuyện hay và nêu ý nghĩa của câu chuyện đúng. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe. Sau mỗi câu chuyện trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các cặp lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình vừa kể. - Lớp nhận xét 4 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể trên lớp cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý của tiếy Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ( tuần 27) Tuần 27 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu, yêu cầu 1. Rèn kĩ năng nói: - Kể một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc về một kỉ niệm với thầy, cô giáo. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện. - Lời kể rõ ràng, tự nhiên. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn II. Đồ dụng dạy – học - Bảng lớp viết 2 đề bài của tiết Kể chuyện. - Một số tranh ảnh phục vụ yêu cầu của đề bài. III. Các hoạt động dạy - Học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ - Kiểm tra 3 HS. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS lần lượt kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết Kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện có thực về truyền thống tôn sự trọng đạo của người Việt Nam hoặc những câu chuyện về những kỉ niệm của các em với thầy giáo, cô giáo - HS lắng nghe 2 Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu 8’-10’ - Cho HS đọc 2 đề bài GV đã ghi trên bảng lớp. - GV dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong để bài. Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta. Để 2:: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy cô. - Cho HS đọc gợi ý trong SGK - GV cho HS giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể. - Cho HS lập dàn ý của câu chuyện. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo. - 2HS lần lượt đọc gợi ý trong SGK. - Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - HS lập nhanh dàn ý bằng cạch gạch dòng các ý. 3 HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện 20’-22’ HĐ1: Kể chuyện theo nhóm HĐ2: Cho HS thi kể trước lớp - GV nhận xét + khen những HS có câu chuyện hay, kể hấp dẫn và nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện. - Từng cặp HS dựa vào dàn ý đã lập kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa. - Đại diện các nhóm thi kể. Mỗi em kể xong sẽ trình bày ý nghĩa của câu chuyện. - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân, xem trước yêu cầu và tranh minh hoạ tiết Kể chuyện tuần 29. Tuần 28 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 ôn tập I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Đọc, hiểu nội dung bài văn. 2- Dựa vào nội dung bài, biết chọn ý đúng cho các câu trả lời. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng phụ hoặc giấy ghi sẵn các bài tập. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 Giới thiệu bài 1’ Trong 6 tiết ôn tập vừa qua, các em đã được kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng và được củng cố khắc sâu kiến thức về Luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả... Trong tiết học này, các em sẽ làm bài tập qua việc đọc – hiểu một bài văn và làm một số bài tập lựa chọn. - HS lắng nghe 2 Làm BT 33’-35’ - Cho HS đọc bài + đọc chú thích. - GV giao việc: Các em đọc thầm lại bài văn Nắm được nội dung của bài Dựa vào nội dung của bài chọn ý trả lời đúng. - Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã ghi các bài tập lên. - GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. 1/ Tên bài văn là: ý a: Mùa thu ở làng quê. 2/ Tác giả cảm nhận mùa thu bằng giác quan: ý c: Bằng cả thị giác và thính giác và khứu giác 3/ ý b: Chỉ những hồ nước 4/ ý c: Vì những hồ nước... 5/ ý c: Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai. 6/ ý b: Hai từ. Đó là các từ “ xanh mượt”, “ xanh lơ”. 7/ ý a: Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển. 8/ ý c: Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ. 9/ ý a: Một câu. Đó là các câu “ chúng không còn... trái đất” 10/ ý b: Bằng cách lặp từ ngữ. Từ lặp lại là từ không gian. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe. - HS lần lượt làm từng BT. - 1 HS lên bảng làm BT. - Lớp nhận xét 3 Củng cố, dặn dò 2’ - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. Tuần 29 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Lớp trưởng lớp tôi I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Rèn luyện kĩ năng nói: - Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân ). - Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. 2- Rèn kĩ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy (cô) kể chuyện, nhớ câu chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. II. Đồ dùng dạy – học - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong câu chuyện. III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ - Kiểm tra 2HS: - GV nhận xét + cho điểm - 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy (cô) giáo. Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Một số bạn thường nói con trai làm lớp trưởng tốt hơn con gái vì con trai hoạt bát, mạnh mẽ. Liệu ý kiến ấy có đúng không? Nghe cô kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi xong, các em nêu ý kiến của mình cho các bạn cùng nghe. - HS lắng nghe. 2 HĐ1: GV kể chuyện lần 1 • Đoạn 1: Kể với giọng thể hiện sự coi thường bạn lớp trưởng. • Đoạn 2+3: Giọng kể thể hiện sự thay đổi cách nhìn về lớp trưởng của các bạn Quốc, Lâm. • Đoạn 4+5: giọng kể thể hiện sự khâm phục, tự hào của các bạn về lớp trưởng mình. - GV treo bảng phụ ghi tên các nhân vật lên + giới thiệu cho HS rõ. - GV giải nghĩa các từ ngữ khó cho HS hiểu. • Hớt hải: tự gợi tả giáng vẻ hoảng sợ lỗ rõ ở nét mặt, bộ dạng. • Xốc vác: có khả năng làm được nhiều việc, đặc biệt là những việc nặng nhọc, vất vả. • Củ mỉ, cù mì: lành, ít nói và hơi chậm chạp. • Tranh 1: Vân được bầu làm lớp trưởng, mấy bạn trai trong lớp bình luận sôi nổi sau lưng Vân. Các bạn cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học không giỏi, chẳng xứng đáng làm lớp trưởng. • Tranh 2: Không ngờ, trong giờ trả bài kiểm tra môn Địa lí, Vân đạt điểm 10, trong khi đó các bạn trai coi thường Vân chỉ đạt điểm 5. • Tranh 3: Quốc hốt hoảng đến phiên mình làm trực nhật mà ngủ quên mất, vào lớp đã thấy lớp sạch như lau, bàn ghế kê ngay ngắn. Thì ra lớp trưởng đã làm giúp. Quốc thở phào nhẹ nhõm. • Tranh 4: Vân có sáng kiến mua kem về cho các bạn đang lao động giữa buổi chiều nắng. Quốc tấm tắc khen lớp trưởng, cho rằng lớp trưởng rất tâm lí. • Tranh 5: Các bạn nam bây giời rất phục Vân, tự hào về Vân – một lớp trưởng nữ không chỉ học giỏi mà còn gương mẫu, xốc vác trong mõi công việc của lớp. - HS lắng nghe GV kể - HS đọc tên nhân vật trên bảng. 3 HS kể chuyện 20’-21’ HĐ1: Hướng dẫn HS kể chuyện + trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm. - Cho HS đọc yêu cầu 1 trong SGK. - GV: Dựa vào các tranh, từng cặp kể cho nhau nghe và trao đổi thống nhất với nhau về ý nghĩa của câu chuyện. HĐ2: Cho HS thi kể theo lời của một nhân vật trong truyện. - GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện: Khen ngợi một lớp trưởng nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục. - 1 HS đọc, lớp lắng nghe. - Từng cặp kể chuyện + thống nhất ý nghĩa của câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể. Có thể kể theo lời nhân vật Quốc, Lâm, Vân - Lớp nhận xét. 4 Củng cố, dặn dò 3’ H: Có phải cứ con trai thì làm lớp trưởng giỏi hơn con gái không? - GVnhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Kể chuyện tuần 30. - HS phát biểu tự do. Tuần 30 Ngày soạn:./../07 Ngày giảng:./../07 Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu, yêu cầu 1- Rèn luyện kĩ năng nói: - Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài. - Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. 2- Rèn kĩ năng nghe: HS nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy – học - Một số sách truyện, bài báo, sách truyện đọc lớp 5 viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài. - Bảng lớp viết đề bài III. Các hoạt động dạy – học Các bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiểm tra bài cũ 4’ - Kiểm tra 2HS: - GV nhận xét, cho điểm - 2 HS lần lượt kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi. • HS1 kể 3 đoạn đầu. • HS2 kể phần còn lại Bài mới 1 Giới thiệu bài 1’ Trong tiết Kể chuyện trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước cho tiếy Kể chuyện hôm nay. Bây giờ, mỗi em sẽ kể một câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài cho các bạn cùng nghe. - HS lắng nghe. 2 Hướng dẫn HS kể chuyện 30’-31’ HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - GV viết đề bài trên bảng lớp và gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. Đề bài: Kể chuyện em đã được nghe, được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - Cho HS đọc gợi ý. - Cho HS đọc lại gợi ý 1. - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở nhà HĐ2: HS thi kể chuyện - GV: Các em đọc lại gợi ý 2 và gạch nhanh trên giấy nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể. Các em trong nhóm sau đó sẽ thi kể trước lớp. - Cho HS thi kể. - GV nhận xét + khen những HS kể hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng. - Một số HS nhìn lên bảng lớp đọc đề bài - 4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý trong SGK. - Lớp đọc thầm gợi ý 1. - Một số HS nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp. Sau khi kể xong, HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Lớp nhận xét. 3 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc trước đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia ở tuần 31
Tài liệu đính kèm: