I/. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn cả bài tập dọc Cái Bống . Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ. Trả lời được câu hỏi 1; 2 SGK. Học thuộc lòng bài đồng giao.
- Giáo dục HS ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ.
II. CHUẨN BỊ
- GV : Tranh minh hoạ
- HS : Đọc bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC – Lớp 1 TỰA BÀI: Cái Bống TUẦN: 26 TIẾT: I/. MỤC TIÊU: - Đọc trơn cả bài tập dọc Cái Bống . Đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ. Trả lời được câu hỏi 1; 2 SGK. Học thuộc lòng bài đồng giao. - Giáo dục HS ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ. II. CHUẨN BỊ GV : Tranh minh hoạ HS : Đọc bài trước. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1: Khởi động - Ổn định: - Kiểm tra kiến thức cũ: 1. Đọc đoạn văn sau và tìm trong đoạn văn tiếng mang vần an? - Bình yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ phải làm biết bao nhiêu là việc. 2. Bàn tay mẹ làm việc gì cho chị em Bình? a) Đi chợ, nấu cơm b) Tắm cho em c) Giặt một chậu tã lót đầy d) Tất cả ý trên đúng 3. Câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ là? a) Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng b) Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gấy gấy, xương xương của mẹ. - Gọi HS nhận xét - Gv nhận xét ghi điểm. 2: Dạy bài mới: Giới thiệu bài: Cái bống Hằng ngày đôi bàn tay mẹ phải vất vả, bận rộn đi làm để nuôi nấng và chăm sóc các em. Nên các em phải biết hiếu thảo và giúp đỡ mẹ. Hôm nay chúng ta sẽ học bài tập đọc Cái Bống để tìm hiểu xem bạn Bống hiếu thảo, ngoan ngoãn biết giúp đỡ mẹ như thế nào nha. - GV ghi tựa bài Hoạt động 1: Hướng dẫn hs luyện đọc - GV yêu cầu HS mở SGK trang 58 - GV đọc mẫu. - Gv hỏi: bài đồng dào này có bao nhiêu câu? - Cho HS lần lượt đọc từng dòng. - Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận các câu hỏi: - Nhóm 1: Tìm trong bài những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. - Nhóm 2:Tìm trong bài những tiếng có vần ang. - Nhóm 3:Tìm trong bài những tiếng có âm đầu là tr. - Nhóm 4:Tìm trong bài những tiếng có vần ong. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét - Yêu cầu Hs đánh vần và đọc những từ vừa tìm được của từng nhóm. - Gọi HS từng tổ đọc từ khó. - GV đọc mẫu các từ khó và gọi vài HS đọc các từ khó theo hướng dẫn. - Cho cả lớp đọc các từ khó vừa tìm: bống bang , khéo sảy , khéo sàng, đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng . - GV giải nghĩa từ : + đường trơn là đường bị ướt, dễ ngã ; + gánh đỡ là gánh giúp mẹ ; + mưa ròng là mưa nhiều, kéo dài. - Luyện đọc từng câu: chú ý ngắt giọng đúng. - Gọi HS đọc dòng 1. - Gọi HS đọc dòng 2. - Gọi HS đọc dòng 1 và 2 - Gọi HS đọc dòng 3. - Gọi HS đọc dòng 4. - Gọi HS đọc dòng 3 và 4. - Gọi vài HS đọc lại toàn bài. - Thi đọc trơn + Gọi 2 HS thi đọc xem ai đọc đúng và hay hơn. - HS nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương. - Đọc đồng thanh cả lớp Hoạt động 2: Ôn vần anh , ach GV yêu cầu hs : + Tìm tiếng, từ trong bài có vần anh , ach – luyện đọc từ: gánh – phân tích tiếng gánh. + Tìm tiếng, từ ngoài bài có vần anh, ach - Cho HS viết vào bảng con. - Gv nhận xét, tuyên dương. - Yêu cầu 1 hs đọc mẫu cả bài - Gv chia lớp thành 2 đội tổ chức hs thi giữa các tổ tìm nhanh và đúng các câu có vần anh , ach. .Đội nào tìm nhanh, đúng thắng Nhận xét , tính điểm thi đua. Hoạt động: Củng cố - Gọi HS đọc lại cả bài 1. Tìm câu có tiếng chứa vần anh: a) Bé chạy rất nhanh b) Con rùa bò rất chậm c) Lan chăm tập thể dục. 2. Tìm câu có tiếng chứa vần ach a) Chị tôi học rất chăm. b) Hôm nay, nhà tôi rất vui. c) Nhà bé có nhiều sách. 3. Kết thúc - Gọi HS nhận xét tiết học - GV nhận xét tiết học. Dặn dò đọc lại bài chuẩn bị tiết 2 - Hát 3 HS trả lời câu hỏi - bàn d) Tất cả ý trên đúng - b) Bình yêu lắm đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gấy gấy, xương xương của mẹ. - Hs nhận xét. - Lắng nghe. - HS nhắc lại tựa bài -HS lắng nghe - có 4 dòng. 3 – 5 HS Đồng thanh –Phân tích tiếng khó ghép : yêu nhất , nấu cơm Cá nhân , đồng thanh Từng nhóm 3 hs đọc nối tiếp Mỗi tổ 1 hs - Đại diện Hs trình bày - Nhóm 1: khéo sảy, gánh đỡ - Nhóm 2: khéo sàng - Nhóm 3: đường trơn - Nhóm 4: mưa ròng - Hs nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc. - Cả lớp đọc các từ khó. - Hs lắng nghe. - Hs đọc lại - Hs tham gia thi - Lắng nghe. - Cả lớp đọc Lắng nghe - Tiếng gánh : gồm âm g + vần anh + thanh sắc - HS viết vào bảng con. - HS đọc lại cả bài. - HS làm các bài tập. - HS nhận xét tiết học - Lắng nghe
Tài liệu đính kèm: