Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 12

Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 12

A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )

-Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các cõu hỏi trong SGK)

-HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặc câu để miêu tả sự vật sinh động.

B .CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm

 

doc 41 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Trường Tiểu học “A” Đào Hữu Cảnh - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày  tháng  năm 20 
Tập đọc – tiết 23
- Tên bài dạy : MÙA THẢO QUẢ
 	( chuẩn KTKN : 21; SGK: 113)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (trả lời được các cõu hỏi trong SGK)
-HS khá, giỏi nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặc câu để miêu tả sự vật sinh động.
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
-học sinh yếu đọc bài Tiếng vọng và trả lời câu hỏi	
2)Bài mới :
a)Giới thiệu bài : Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng
 a.Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc cả bài.
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nhận xét
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK
- Quan sát tranh, nhận xét
- Chia đoạn:
 + Đoạn 1: 2 đoạn đầu ( từ đầu đến nếp khăn)
+ Đoạn 2: 2 đoạn tiếp ( thảo quả đến không gian)
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn , kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV theo dõi uốn nắn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
-GV đọc diễn cảm cả bài
-Đánh dấu trong SGK.
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng đoạn ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Luyện đọc theo cặp
-1,2 cặp đọc trước lớp 
- Nghe.
b.Tìm hiểu bài :
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý ? 
+ Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh ?
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
+ Khi thảo quả chín nó có những nét gì đẹp ?
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa.
+ Các từ hương thơm được lặp đi lặp lại có tác dụng làm tăng mùi thơm đặc biệt của thảo quả.
+ Qua một năm hạt thảo quả đã 
thành cây , cao tới bụng người . Qua một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới.
+ Nảy dưới gốc cây.
+ Dưới gốc cây rực lên những chùm thảo quả đỏ cho chót, như chứa lửa, chứa nắng
 c. Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng, rồi gọi 3 em nối tiếp đọc diễn cảm bài. 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn2.
- 3 HS đọc diễn cảm bài theo hướng dẫn của GV.
- Nghe.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm .
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
-GV nhận xét tuyên dương.
- Đại diện 3 nhóm thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
4. Củng cố: 
-Y/c HS nhắc lại nội dung bài.
- GDMT:thiên nhiên đã ban tặng cho ta những sản phẩm quý giá vậy em cần có thái độ như thế nào đối với thiên nhiên?
- Nhận xét tuyên dương.
- HS nhắc lại
- Phải biết yêu quý, trận trọng và giữ gìn
- Chuẩn bị: “Hành trình của bầy ong” 
- Nhận xét tiết học 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Tập đọc - Tiết: 24
- Tên bài dạy : HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
 	( chuẩn KTKN : 22; SGK: 117)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát.
-Hiểu: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài)
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được toàn bài.
B .CHUẨN BỊ :
-Bảng phụ ghi những câu luyện đọc diễn cảm
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài cũ :bài : Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi 	
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài :Hành trình của bầy ong 
 a.Luyện đọc 
- Goi 1 HS đọc cả bài.
-1Học sinh đọc cả bài,lớp theo dõi.
 - Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng khổ. Kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên nhận xét cách đọc, sửa sai cho HS 
- Lần lượt học sinh nối tiếp đọc từng khổ( lượt 1 HS TB, yếu.Đọc xong kết hợp luyện đọc từ khó; lượt 2 HS khá giỏi, đọc xong kết hợp giải nghĩa từ)
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1,2 cặp đọc trước lớp.
- Theo dõi
b. Tìm hiểu bài :
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vộ tận của bầy ong ?
+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
+ Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?	
+ Em hiểu nghĩa câu thơ “đất nơi đâu cũng trở thành hoa ngọt ngào” thế nào ?
+ Qua hai dòng thơ cuối của bài, t giả muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
+ Đôi cánh đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa; bầy ong bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
+ Thăm thẳm rừng sâu, nơi biển sóng tràn, nơi quần đảo xa
+ Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban Có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa Có loài hoa nở như là không tên
+ Dù đến nơi đâu bầy ong cũng 
chăm chỉ tìm ra mật, mang lại hương vị ngọt ngào cho đời 
+ Có ý nghĩa thật đẹp đẽ và lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa
 c. Đọc diễn cảm và học thuộc lòng: 
- Y/c HS đọc nối tiếp lại từng khổ thơ, GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc đúng. (HS khá giỏi).
- GV đọc diễn cảm khổ thơ cuối rồi hướng dẫn HS đọc diễn cảm khổ thơ này.
- HS đọc diễn cảm nối tiếp.
- Nghe và luyện đọc diễn cảm khổ cuối.
- Cho HS thi đọc diễn cảm khổ cuối.
-GV nhận xét tuyên dương.
-Y/c HS nhẫm HTL 2 khổ thơ cuối. Khuyến khích HS khá giỏi học thuộc cả bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
-Học sinh nhận xét 
- Nhẫm HTL. 
- Xung phong đọc thuộc lòng 
- Nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nội dung: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời.	
- Dặn HS học thuộc lòng bài thơ
- Chuẩn bị bài: Người gác rừng tí hon
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Chính tả - Tiết 12
- Tên bài dạy : Nghe-viết: MÙA THẢO QUẢ
 	( chuẩn KTKN : 22; SGK:114)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Viết đúng bài CT; không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2)a / b, hoặc BT (3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.	 
B .CHUẨN BỊ :
-Thăm ghi các từ ngữ để HS làm bài tập. 
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : - Học sinh tìm các từ láy có âm đầu là n hoặc ng	
2) Bài mới :viết một đoạn của bài Mùa thảo quả.
a)Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
- Giáo viên đọc lại đoạn cần viết chính tả.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh ?
- Giáo viên nêu từ khó cần viết .
- Học sinh nghe
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín 
đáo và lặng lẽ..
- Học sinh phân tích từ khó đó.
- Học sinh nghe
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ..
- Học sinh phân tích từ khó đó.
- Cả lớp viết vào bảng con các từ khó.
- Giáo viên đọc bài chính tả
- Giáo viên chấm một số tập học sinh đến lượt và những học sinh yếu rồi nhận xét về bài viết củahọc sinh.
- Học sinh viết bài chính tả vào vở.
* Bài tập 2 :	
- Giáo viên phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập
 Sổ sách / xổ số
Sơ sài / xơ mít
Cao su / đồng xu
Đồ sứ / xứ sở
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị
- Cho HS thảo luận nhóm 4 làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Quan sát
- Học sinh thảo luận làm bài 
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài và làm bài tập 3b .
- Nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày..... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu - Tiết 23
- Tên bài dạy : MRVT: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 	( chuẩn KTKN : 22; SGK:115)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Hiểu được nghĩa của câu một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT.
-Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2).
-Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
- HS khá, giỏi nêu được nghĩa của mỗi từ ghép được ở BT2.
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh ảnh liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT 1b
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt 
1)Bài cũ :
+ Thế nào gọi là quan hệ từ ?
+ Em hãy nêu một vài từ chỉ quan hệ 
+ Là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
+ Như : và, nhưng, mà..Vì..nên.Nếu..thì
2) Bài mới :Mở rộng thuộc chủ đề: Bảo vệ môi trường.
a)Bài tập 1 :
* Câu a :
a)Bài tập 1 :
* Câu a :
. Khu dân cư :Là khu vực dành cho nhân dân ăn ở và sinh hoạt.
. Khu sản xuất : là khu làm việc của nhà máy, xí nghiệp
. Khu bảo tồn thiên nhiên :là khu vực bảo tồn các động vật và thực vật.
* Câu b :
. Sinh vật tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
. Sinh thái quan hệ sinh vật ( kể cả người ) với môi trường xung quanh..Hình thái hình thức biểu hiện bên ngoài của sự vật có thể quan sát được..
- Giáo viên chú ý gọi nhóm đôi nào có học sinh học yếu trả lời , một em nêu câu hỏi, em còn lại trả l`ời
b) Bài tập 2 : 	
Không làm (giảm tải)
*	Bài 3:
• Có thể chọn từ giữ gìn.
- Nhận xét, sửa sai
* Lồng ghép GDDS; GDMT:
Học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Học sinh làm bài cá nhân.
Học sinh phát biểu.
Cả lớp nhận xét.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Về nhà xem lại bài.
-Chuẩn bị bài “Luyện tập quan hệ từ”
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : Thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Luyện từ và câu-Tiết 24
- Tên bài dạy : LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
 	( chuẩn KTKN : 22; SGK:121)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
-Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu (BT1, BT2).
-Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4).
- HS khá, giỏi đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4.
B .CHUẨN BỊ :
- Bảng nhóm để học sinh làm BT 3
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hỗ trợ đặc biệt 
1) Bài cũ :
2) Bài mới :luyện tập về quan hệ từ.
a) Bài tập 1, 2 :	
* Bài tập 1 :
. Của : Nối cái cày với người Hmông.
. Bằng : Bắt cày với gỗ tốt màu đen.
. Như : Nối vòng với hình cánh cung.
Hùng dũng với chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận
* Bài tập 2 
 . Nhưng và mà : biểu thị quan hệ tương phản.
. Nếuthìbiểu thị quan hệ điều 
kiện, giả thiết – kết quả.
- Học sinh học yếu 
lại yêu cầu của hai đề 
bài.
- Những học sinh học 
yếu nêu ý liến của 
mình
b) Bài tập 3:
- Học sinh đọc lại đề bài
- Cá nhân làm miệng.
.Câu a : và
. Câu b : và, ở, của.
. Câu c : thì, thì.
. Câu d : và, nhưng
Giáo viên đến từng
 nhóm nhắc nhở nhóm 
trưởng nên để các bạn
 học yếu của nhóm đặt 
câu trước sau đó các 
bạn khác chỉnh sửa.
c) Bài tập 4 : 	
. Tôi nghĩ mãi mà chưa tìm ra kết quả của bài toán.
. Ai chăm học thì cuối năm sẽ được thưởng.
. La ... i cần thiết.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Khoa học - Tiết 23
 - Tên bài dạy : SẮT, GANG, THÉP
 	( chuẩn KTKN : 89; SGK: 48)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.	 
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK.
 - Phiếu học tập.
 - Một số đồ dùng thật được làm từ gang, thép.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ : Tre, mây, song	
2) Bài mới :sắt, gang, thép.
a)Hoạt động 1 :
* Mục tiêu : nêu được nguồn gốc va tính chất của sắt, gang, thép 
- Các em thảo luận nhóm đôi các câu hỏi ở sgk trang 48.
+ Trong tự nhiên sắt có ở đâu ?
+ Gang , thép đều có thành phần nào chung?
+ Gang và thép khác nhau ở điểm nào?
+ Sắt có trong các thiên thạch và quặng sắt.
+ Chúng đều là hợp kim của sắt và cacbon.
+ Gang có nhiều thành phần cacbon hơn thép và cứng hơn thép và dòn hơn thépThép ít cacbon hơn gang, có tính cứng, bền, dẻo
b) Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu :-kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng làm từ gang và thép.
 - Nêu được cách bảo quản 
* Cách tiến hành :
- Giáo viên giảng : Sắt là một kim loại 
được sử dụng dưới dạng hợp kim. Các hàng rào sắt, đường sắt, đinh thực chất được làm bằng thép.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và ghi vào phiếu theo 
câu hỏi sau : Gang hoặc thép được sử dụng để làm gì ?
- Học sinh quan sát các hình 48, 49 ở sgk.
- Ghi vào phiếu học tập :
# Thép :
. Đường ray tàu hoả.
. Lan can nhà ở.
. Cầu
. Dao, kéo, dây thép.
. Các dụng cụ dùng trong cơ khí.
# Gang :
. Dùng làm nồi.
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Kể tên một số dụng cụ làm bằng ganghoặc thép mà em biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng làm bằng gang, thép có trong gia đình.
+ Chảo, các loại máy.
+ Sử dụng xong phải rửa sạch và cất nơi khô ráo.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày .... tháng ..... năm 20 ...
Khoa học - Tiết 24
- Tên bài dạy : ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG
 	( chuẩn KTKN : 90; SGK:50)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
B .CHUẨN BỊ :
- Tranh trong SGK.
 - Phiếu học tập.
 - Một số đồ dùng thật được làm từ đồng.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Bài cũ :
+ Gang và thép có gì giống nhau và 
khác nhau ?
+ Giống nhau đếu là hợp kim của đồng và 
 có thành phần chung là cacbon.
 Khác nhau : Gang dòn còn thép thì dẻo.
2) Bài mới : Đồng và hợp kim của đồng.
a)Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm sáu
* Mục tiêu : HS quan sát và phát hiện 
một vài tính chất của đồng.
- Giáo viên phát phiếu học tập cho các 
nhóm và một sợi dây đồng rồi hướng dẫn cách thực hiện.
 Đồng
 Hợp kim của đồng
Tính chất
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim
- Dễ kéo sợi.
- Dẫn nhiệt tốt
- Có màu nâu hoặc vàng, có ánh kim và cứng hơn đồng.
b)Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi.
* Mục tiêu :
- Kể tên một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Nêu được cách bảo quản các đồ dùng đó.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên đính bảng phụ lên bảng có 
ghi câu hỏi :
+ Kể tên các đồ dùng làm bằng đồng 
và hợp kim của đồng mà em biết.
+ Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó.
+ Chỉ và nêu tên các đồ dùng làm bằng 
đồng và hợp kim của đồng ở sgk trang 51
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
- Cá nhân trình bày kết quả thảo luận.
+ Làm đồ điện dây điện, đồ điện, một số bộ 
phận của ôtô, tàu biển
+ Nên dùng thuốc đánh bóng đồng để lau chùi.
+ Hình 1 : Dây điện phần lõi.
. Hình 2 và hình 6 : các đồ dùng trong nhà.
. Hình 3 và hình 4 : Các nhạc cụ.
. Hình 5 : Đồ chạm trỗ mĩ nghệ
Hoạt động 3 
- Học sinh đọc lại mục bạn cần biết.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Liên hệ với thực tế.
- Giáo viên nhận xét tiết học	
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ . ngày....... tháng ..... năm 20....
Địa lí - Tiết 12
- Tên bài dạy : CÔNG NGHIỆP
 	( chuẩn KTKN : 115; SGK: 91)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, 
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cối,
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
- Hs khá, giỏi: 
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có.
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương (nếu có).
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công truyền thống.	 
*Tích hợp GD SD năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của
 các ngành công nghiệp, đặc biệt than, dầu mỏ, điện,...
B .CHUẨN BỊ :
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1)Bài cũ :
+ Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ?
+ Nước ta có những điều kiện gì để phát triển ngành thuỷ sản ?	
+ Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các khoáng sản khác.Phân bố chủ yếu ở đồi núi.
+ Bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều hải sản.
2)Bài mới :Công nghiệp
a) Hoạt động 1 :Thảo luận nhóm đôi.
+ Kể tên các ngành công nghiệp của 
nước ta.
+ Kể tên các sản phẩm của ngành công 
nghiệp.
+ Khai thác khoáng sản, điện, luyện kim, cơ khí, dệt, may mặt.
+ Than, dầu mỏ, quặng sắt, gang, thép, các loại máy móc.
b) Hoạt động 2 : Cá nhân.
+ Hình 1 thể hiện ngành công nghiệp nào ?
+ Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đời sống sản xuất ?
+ Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí. Hình b thuộc ngành công nghiệp điện.
 Hình c, d thuộc ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
+ Cung cấp máy móc cho sản xuất, đồ dùng cho đời sống
c) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
+ Một số nghề thủ công nổi tiếng ở 
nước ta.
+ Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, hàng cối Nga Sơn.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại tóm tắt bài ở sgk.
- Về nhà xem lại bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Kĩ thuật - Tiết 12
- Tên bài dạy : Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chon
THÊU DẤU NHÂN
 	( chuẩn KTKN : 145; SGK: 45)
A. MỤC TIÊU : ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Học sinh cần phải biêt cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật,đúng qui trình.
B .CHUẨN BỊ :
-
C. HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1) Kiểm tra:	- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.	
2) Bài mới: thêu dấu nhân.
a)Hoạt động 1: 
Quan sát và nhận xét mẫu :
+ Ở mặt phải của đường thêu dấu nhân có đặc điểm gì ?
+ Mặt trái của đường thêu dấu nhân có đặc điểm gì ?	
- Học sinh quan sát mẫu thêu và quan sát 
 hình 1.
+ Giống như dấu nhân liên tiếp nối liền nhaugiữa hai đường thẳng song song.
+ Mặt trái là những đường thẳng song song.
b) Hoạt động 2: 
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
+ Qui trình thêu dấu nhân gồm mấy bước ?
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện
thêu dấu nhân.
+ Kết thúc đường thêu dấu nhân bằng 
cách nào ?
- Học sinh lần lượt đọc mục II ở sgk.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi.
+ Gồm hai bước : Vạch dấu đường thêu dấu 
 nhân, thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.
- Học sinh lần lượt lên thực hiện thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- Lớp nhận xét và bổ sunh thêm ý kiến
- Học sinh lên thực hiện mũi thêu dấu nhân.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
+ Xuống kim, lật vải và nút chỉ cuối đường thêu.
D. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đề tiết sau thực hành.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Ngày dạy : thứ  ngày....... tháng ..... năm 20....
Mĩ thuật - Tiết 12
- Tên bài dạy : 	 VẼ TRANH
ĐỀ TÀI: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
 	( chuẩn KTKN : 137; SGK: 35 )
A . MỤC TIÊU: 
- Hiểu cách chọn nội dung và cách vẽ tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam.
-Vẽ được tranh đề tài ngày Nhà giáo Việt Nam.
* HS khá giỏi :sắp xếp hình ảnh cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
B . CHUẨN BỊ: 
- 	Tranh ảnh về ngày Nhà giáo, Các bước vẽ, giấy + dụng cụ vẽ.
- Bài vẽ của HS năm trước.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 . Ổn định: 
Hát 
2 . Bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập, và sản phẩm của HS chưa hoàn thành trong tiết trước.
* Nhận xét, đánh giá.
- HS trình bày dụng cụ học tập.
3 . Bài mới:
 a.GTB:Vẽ tranh: Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Nghe giới thiệu
 b. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung đề tài.
+ Cho HS xem tranh và hỏi.
- Ngày 20-11 là ngày gì?
- Ở lớp, trường có những hoạt động nào diễn ra?
- Khung cảnh chung của ngày này như thế nào
+ Quan sát và trả lời câu hỏi.
-Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh nghề dạy học, là dịp để bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu sâu sắc các thầy giáo, cô giáo.
- Nhiều hoạt động (tổ chức chúc mừng thầy cô, dâng hoa tặng th6y2 cô) diễn ra vui tươi và nhộn nhịp.
 -Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp, các hoạt động diễn ra phong phú.
* Hoạt động 2:cách vẽ tranh
 - GV treo tranh.
 + Tranh vẽ như thế nào?
+ Vẽ hình ảnh nào trước hình ảnh nào sau?
+ Tiếp theo ta làm gì?
* Hoạt động 3: thực hành
- Cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước để nhận ra cái hay và cái chưa đúng.
- GV chốt lại và nhắc nhỡ lại cách vẽ cho HS.
- Yêu cầu HS thực hành trên giấy vẽ hoặc VTV
- Theo dõi giúp đỡ HS.
Lưu ý : HS nên chú ý bố cục cân đối và màu sắc hài hoà. Không nên vẽ quá nhiều chi tiết sẽ làm mất thời gian.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu trình bày sản phẩm.
- GV nhận xét chung, đánh giá.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- GS HS biết kính trọng và nhớ ơn thầy cô giáo.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Dặn HS chuẩn bị dụng cụ cho bài sau: “VTM: Mẫu vẽ có hai vật mẫu”
- Nhận xét tiết học
- Đọc nội dung và quan sát hình trả lời câu hỏi.
+ Có hình ảnh người, nội dung rõ ràng.
+ Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
- Điều chỉnh hình vẽ và vẽ màu.
- HS quan sát, nêu ý kiến..
- Vài HS nêu lại cách vẽ.
- HS thực hành vẽ
- HS vẽ xong treo bài lên bảng.
- Nhận xét.
- Nghe.
- HS nhắc lại.
- Nhận xét
Contents

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan lop 5 tuan 12.doc