Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Tiểu học xã Hang Chú

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Tiểu học xã Hang Chú

I. Mục tiêu

 Giúp HS :

• Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.

• Ôn tập cách viết viết th¬ơng, viết số tự nhiên d¬ới dạng phân số.

II. Đồ dùng

Các tấm bìa một số phân số

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

 

doc 327 trang Người đăng huong21 Lượt xem 599Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 1 - Tiểu học xã Hang Chú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC YÊN 
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ HANG CHÚ
 Giáo viên: NGUYỄN HỮU THÀNH
 Lớp : 5A
 Trường : Tiểu học xã Hang Chú
	Năm học: 2010 - 2011
 Soạn: 14/8/2010 
Giảng: Thứ hai – 16/8/2010
 Tiết 1: Chào cờ
 Tiết 2: Thể dục
 Tiết 3: Toán 
Ôn tập
I. Mục tiêu
 Giúp HS : 
Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
Ôn tập cách viết viết thơng, viết số tự nhiên dới dạng phân số.
II. Đồ dùng 
Các tấm bìa một số phân số
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài mới
2. Dạy - học bài mới
 a. Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số 2/3) và hỏi : Đã tô màu máy phần băng giấy ?
- GV y/c HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Y/c HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- GV tiến hành tương tự với các hình thức còn lại.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số :
.
Sau đó y/c HS đọc.
 b. Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số
- GV viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
- GV nêu y/c : Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai.
- GV hỏi : 1/3 có thể coi là thương của phép chia nào ?
- GV hỏi tương tự với các phép chia còn lại.
- GV y/c HS mở SGK và đọc.
Chú ý 1.
- GV hỏi thêm : Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng ntn?
Viết mỗi số tự nhiên dới dạng phân số.
- HS lên bảng viết các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu y/c : Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- HS nhận xét bài làm của học sinh, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta phải làm thế nào?
- GV hỏi HS khá giỏi : Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có tử số chính là số đó và có mẫu số là 1 ? Giải thích bằng VD.
- GV kết luận : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- GV hỏi :1có thể viết thành phân số như thế nào? 
- GV có thể hỏi HS khá giỏi : Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ.
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành phân số.
- GV : 0 có thể viết thành phân số như thế nào ?
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV y/c HS đọc thầm đề bài tập.
- GV hỏi : Bài tập y/c chúng ta làm gì ?
- Y/c HS làm bài.
- GV có thể đưa thêm các phân số khác để nhiều HS thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2
- GV gọi HS đọc và nêu y/c của đề.
- Y/c HS làm.
- Y/c HS nhận xét bài bạn trên bảng, sau đó cho điểm học sinh.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm bài 3 tơng tự bài 2.
Bài 4 
- Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Y/c 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình. 
4. Củng cố, dặn dò
 GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về 
nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
2’
 33’
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- HS trả lời : Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu : Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô 2 phần. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc :
 đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện được phần tô của mỗi hình, sau đó viết và đọc.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- HS : Phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3
- HS : 
+ Phân số có thể coi là thương của phép chia 4 : 10
+ Phân số có thể coi là thương của phép chia 9 : 2
- 1 HS đọc trước lớp HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu : Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có tử là số bị chia và mẫu là số chia của phép chia đó.
- 1 số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
5 =; 12 =; 2001 =;....
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- HS nêu : 
VD : 5 = 5/1. ta có 5 = 5 : 1 = 5/1
- 1 HS lên bảng viết phân số của mình.
VD : 1 = 3/3 =12/12 = 32/32 =...
- HS nêu: VD 1 = 3/3;
Ta có 3/3 = 3 : 3 =1. Vậy 1 = 3/3
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
VD : 0 = 0/5 = 0/15 = 0/352...
- 0 có thể viết thành phân số có tử bằng 0 và mẫu khác 0.
- HS đọc thầm đề bài trong sách giáo khoa.
- Y/c chúng ta đọc và chỉ rõ tử, mẫu của phân số trong bài.
- HS nối tiếp nhau làm bài trớc lớp, mỗi học sinh đọc và nêu tử số, mẫu số của 1 trong bài.
- Y/c chúng ta các thương dưới dạng phân số.
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
- HS làm bài : 
32 = ; 105 = ; 1000 = 
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
a) 1 = 6/6 ; b) 0 = 0/5
- Hs nhận xét.
- HS lần lợt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
Tiết 4: Nhạc
Tiết 5: TẬP ĐỌC
Thư gửi các học sinh
 I. Mục dích yêu cầu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông...
-Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam
- Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài
 2. Đọc - hiểu :
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu ...
- Hiểu nội dung bài : Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
 3. Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm....của các em"
 II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ trang 4 SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TG
	Hoạt động học
 A Ôn định tổ chức
Kiểm tra sách, vở môn học của học sinh.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài: 
-Giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em.
Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong bức tranh?
GT tranh minh hoạ bài tập đọc 
 H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 hs đọc toàn bài
- Yêu cầu hs chia đoạn
* Luyện đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp lần 1 
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài 
GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
* Luyện đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó phần chú giải.
- H: Đặt câu với các từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết
- GV nhận xét câu vừa đặt.
+ Những cuộc chuyển biến khác thường mà BH đã nói trong thư là cuộc CM tháng 8-1945 của ND ta dưới sự lãnh đạo của chủ tịch HCM.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu - diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia nhóm phát phiếu học tập 
N1: đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Tiểu kết - rút ý 1:
ý1: nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-N2: Hãy giải thích về câu của BH " các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hi sinh của biết bao đồng bào các em"?
- N3: Theo em BH muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi : " Vậy các em nghĩ sao?"
- N4: Sau các mạng tháng tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- N5: HS có trách nhịêm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- GV nhận xét .
TK: Rút ý 2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và HS trong công cuộc kiến thiết đất nước
? CH: Trong bức thư BH khuyên và mong dợi chúng ta điiêù gì?
? -Nội dung bài nói lên điều gì?
c) Luyên đọc lại và đọc thuộc lòng 
H: chúng ta nên đọc bài như thế nào cho phù hợp với nội dung?
- GV đọc diễn cảm đoạn 2,yêu cầu học sinh theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng.
- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi, sau đó sửa chữa.
- GV y/c HS luyện đọc theo cặp .
- 3 HS thi đọc đoạn thư.
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- Tuyên dương HS đọc tốt
3. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại nội dung bài
 - GV tổng kết tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau
1’
34’
-HS hát 1 bài
- HS quan sát
-Tranh vẽ Bác Hồ & các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miền tổ quốc, h/ả lá cờ TQ tung bay theo hình chữ S.
- Bức tranh vẽ cảnh BH đang ngồi viết thư cho các cháu thiếu nhi.
- 1 hs đọc toàn bài
- hs chia đoạn và đánh dấu đoạn
- Hs đọc nối tiếp lân 1
- HS1: Các em HS .... nghĩ sao?
- HS2: Trong măm học ... HCM.
- 2 hS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- 1 HS đọc chú giải .
- Nhân dân ta ra sức bảo vệ cơ đồ mà tổ tiên ta để lại
- Cơn bão chan-chu đã làm chấn động hoàn cầu.
- Mọi người đều ra sức kiến thiết đất nước.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN DCCH, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN.
- Từ tháng 9- 1945 các em HS được hưởng một nền GD hoàn toàn VN. Để có được điều đó dân tộc VN phải đấu tranh kiên cường hi sinh mất mát trong suốt 80 năm chống thực dân pháp đô hộ.
- Bác nhắc các em HS cần nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Sau CM tháng tám, toàn dân ta phải XD lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
- HS phải cố gắng siêng năng học tập , ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu 
- Đại diện các nhóm báo cáo, các bạn khác bổ xung 
- BH khuyên HS chăm học, nghe thầy yêu bạn. Bác tin tưởng rằng HS VN sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.
ND: Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
- Đ1: đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái.
- Đ2: đọc với giọng xúc động, thể hiện niềm tin.
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫ ... kết quả và cách làm của mình trước lớp.
- GV giảng lại cho HS cách làm như trên cho HS, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV hỏi : Qua bài tập trên em thấy những số thập phân nào bằng . Các số thập phân này có bằng nhau không ?
Vì sao. 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV nêu : Chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ về các số thập phân bằng nhau ở tiết học sau.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS.
3’
37’
1’
35’
10’
7’
8’
10’
1’
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK và trả lời:
Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thập phân thành hỗn số sau đó chuyển hỗn số thành phân số thập phân.
- HS trao đổi và tìm cách chuyển. HS có thể làm như sau :
* 
- HS trình bày các cách chuyển từ phân số thập phân sang hỗn số của mình.
- HS nghe GV hướng dẫn cách chuyển đổi, sau đó làm bài. 
- 3 phần còn lại cho 3 em nối tiếp lên bảng làm bài
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Lưu ý chỉ cần viết kết quả chuyển đổi, không cần viết hỗn số.
 ; 
 ; = 2,167.
- 1 HS đọc thầm đề bài toán trong SGK.
- HS trao đổi với nhau để tìm số.
- Một số HS nêu, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến. Cả lớp thống nhất cách làm như sau :
2,1m = m = 2m1dm = 21dm
- 3 HS nối tiếp lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
* 5,27m = ...cm
5,27m = m = 5m27cm = 527 cm.
-1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
a) 
b) ; 
- HS nêu : Các số thập phân bằng là : 0,6 ; 0,60 ; 0,600....
Các số thập phân này bằng nhau và cùng bằng .
Tiết 2: KHOA HỌC
 Bài 14:	Phòng bệnh viêm não
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
- Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
- Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 30, 31 SGK.
- Bảng câu hỏi và câu trả lời trang 30 SGK phôtô phóng to, cắt rời nhau.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’)
- Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi của nội dung bài trước.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- GV giới thiệu bài.
+ Hỏi: em thường thấy những bệnh gì ở trẻ em?
+ Nêu: Bệnh viêm não rất nguy hiểm. Nó không chỉ có khả năng tử vong mà còn có thể để lại di cứng lâu dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bệnh viêm não: tác nhân gây bệnh, sư nguy hiểm, con đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau
+ HS 1: Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết?
+ HS 2: Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ HS 3: Hãy nêu cách để phòng bệnh sốt xuất huyết?
- Trẻ em thường mắc bệnh: lao, sởi, viêm phổi, viêm gan, viêm não,...
- Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG 1 (12’)
Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não
- GV tổ chức cho HS thảo luận "Ai nhanh, ai đúng?" trang 30 SGK:
+ GV yêu cầu hs thảo luận theo nhóm đôi
+ GV mời đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo 
- GV ghi đáp án của hs 
- KL : 
+ Tác nhân gây ra bệnh việm não là gì?
+ Lứa tuổi nào thường bị mắc bệng viêm não nhiều nhất?
+ Bệnh viêm não lây truyền như thế nào?
+ Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào?
- HS thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3...
- HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng:
1.c 3.b
2.d 4.a
- HS trả lời 
+ Bệnh này do một loại vi rút có trong máu các gia súc của động vật hoang dã như khỉ, chuột, chim gây ra.
+ Ai cũng có thể mắc bệnh này nhưng nhiều nhất là trẻ em từ 3 đến 15 tuổi.
+ Muỗi hút máu các con vật bị bệnh và truyền vi rút gây bệnh sang người.
+ Viêm não là một bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
Kết luận: Viêm não là một bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút có trong máu các gia súc, chim, chuột, khỉ,...gây ra. Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh. Bệnh viêm não rất nguy hiểm vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài. Vậy chúng ta nên làm gì để phòng bệnh viêm não?
HOẠT ĐỘNG 2 (15’)
Những việc nên làm để phòng bệnh viêm não
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2, cùng quan sát tranh minh hoạ trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Người trong hình minh hoạ đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
 ? Vậy cần làm gì để phòng bệnh viêm não?
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình.
- Các nhóm 2nhận nhiệm vụ và thảo luận
- Lần lượt các nhóm trình bày ý kiến thảo luận, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến.
Hình 1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não do muỗi truyền bệnh.
Hình 2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não.
Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có lắp đậy, có chỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc để xa nhà ở, bể nước để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người.
Hình 4: Mọi người đang cùng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến.
* Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy. Ngủ trong màn.
Kết luận: Viêm não là một bệnh cực kì nguy hiểm đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em sức đề kháng yếu nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế. Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não cho tất cả mọi người là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng gia súc và môi trường xung quanh, không để ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ trong màn. Không chỉ tự mình thực hiện phòng bệnh mà chúng ta còn phải luôn luôn tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện. 
Hoạt động kết thúc: ( 3’ )
 - Gọi HS nhắc lại bài học (SGK)
 - Nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau
Tiết 3: KỸ THUẬT
Bài 9: Nấu cơm
I. Mục tiêu
HS cần:
Biết cách nấu cơm.
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình minh họa trong SGK
Phiếu học tập
ND phiếu học tập
Kể tên dụng cụ, nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm nấu trên bếp
Em đã nấu cơm như thế nào?
Muốn nấu cơm ngon, dẻo cần chú ý điều gì?
Nấu cơm bằng soong, nồi trên bếp có ưu điểm và nhược điểm gì?
III. HĐ dạy học chủ yếu
HĐ dạy
TL
HĐ dạy
A. KTBC:
- Cho hs nhắc lại các bước chuẩn bị nấu cơm
- NX và đánh giá
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Nêu mục đích và yêu cầu tiết học
2. HĐ 1: Tìm hiểu các cách nấu cơm ở gia đình
? Ở gia đình bạn nấu cơm như thế nào?
- NX và giới thiệu: Có hai cách nấu cơm chủ yếu: nấu cơm bằng so ong hoặc nồi trên bếp và nấu cơm bằng nồi cơm điện.
3. HĐ 2: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng soong hoặc nồi trên bếp (gọi tắt là nấu cơm bằng bếp đun)
- Phát phiếu học tập cho hs và nêu nhiệm vụ: Thảo luận nhóm 2: Đọc nội dung phần 1 trong SGK và kết hợp những hiểu biết của mình để hoàn thiện phiếu học tập
- Mời 2 em đọc nội dung phiếu
- Quan sát, giúp đỡ nhóm nào còn lúng túng
- Mời đại diện 1 số nhóm trình bày phần kết quả thảo luận
- NX kết quả thảo luận của hs và KL: Để có cơm dẻo các bạn chú ý: Chọn nồi có đáy dày, lượng nước vừa phải, đun sôi nước mới cho gạo vào, khi cơm sôi phải để lửa đều
* Củng cố dặn dò: NX tiết học và dặn hs về nhà giúp cha mẹ nấu cơm
4’
1’
8’
21’
1’
- Chọn thực phẩm và sơ chế thực phẩm
- Một số em nêu cách nấu cơm ở gđ mình.
- Các nhóm nhận phiếu và xác định nội dung cần làm 
- Lớp đọc thầm nội dung phiếu
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
- 1-2 em nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun
Tiết 4 : HÁT NHẠC : 
 Ôn tập bài hát: Con chim hay hót
 Ôn tập : TĐN số 1, số 2
I. Mục tiêu.
 - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài. Tập biểu diễn một số động tác phụ họa 
 - Hát tự nhiên và kết hợp vận động phụ họa.
 - Yêu thích môn âm nhạc 
II. Chuẩn bị 
 - GV: bảng phụ viết sẵn bài hát 
 - HS: SGK, Thanh phách
III. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Yêu cầu học sinh hát bài: Con chim hay hót
 GV nhận xét cho điểm
B. Bài mới
1. Phần mở đầu 
 GV giới thiệu nội dung tiết học 
2. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Con chim hay hót
 - Yêu cầu HS ôn tập bài hát 
 - Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng và đồng ca.
 - GV chú ý sửa sai cho HS
* Trò chơi : Tập làm đàn đệm nhạc 
 GV chia lớp làm 2 nhóm và hướng dẫn các nhóm thực hiện.
GV nhận xét sửa sai cho HS
3. Hoạt động 2
 Hát kết hợp vận động phụ họa 
 Ôn TĐN số 1 và số 2
GV đánh nhịp 2/4 và cho HS hát 
4. Phần kết thúc 
 Cho HS hát 
 Nhận xét giờ học chuẩn bị bài sau.
5’
1’
18’
9’
2’
- HS nghe
- 2 HS lên biểu diễn trước lớp
- HS hát như sau 
 + Hát đồng ca: Con chim... cành tre.
 + Lĩnh xướng: Nó hót le te...vô nhà 
 + Hát đồng ca: Ấy nó ra ... đến hết bài
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
+ Nhóm 1: Hát 
 + nhóm 2: gõ phách 
- HS hát 
 - HS hát 
 Tiết 5: SINH HOẠT
I. Nhận xét chung 
1. Đạo đức:
 Nhìn chung, các em ngoan ngoãn, lễ phép, kính thầy yêu bạn, không đánh cãi chửi nhau. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa ngoan và còn nói bậy: Thông, Tồng
 Còn mất trật tự trong giờ học như: Dê. Làm việc riêng thường xuyên trong giờ học; Còn mất trật tự trong lớp: Chỉn 
2. Học tập 
Hầu hết các em đã có ý thức trong học tập, chuẩn bị khá đầy đủ sách, vở, bút, mực, các đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng tuy nhiên các em vẫn còn nhút nhát chưa mạnh dạn phát biếu ý kiến xây dựng bài. Ngòai ra còn một số bạn chưa chịu khó học bài ở nhà: Su
3. Vệ sinh.
 Các emVS tương đối sạch sẽ, gọn gàng . Trong tuần vẫn còn: Dê, Chỉn trực nhật bẩn
II . Phương hướng tuần tới 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục ngay những nhược điểm còn tồn tại trong tuần.
- Nhắc nhở HS đặc biệt lưu ý: Su cần chịu khó học bài hơn. Các em cần rèn chữ viết
- Khen Su có tiến bộ hơn trong học tập
 - Phát động thi đua học tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docBo giao an lop 5.doc