I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về:
- Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AISD
- Giáo dục HS biết bảo vệ sức khỏe của mình
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ. Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
Tuần 11 Ngày soạn: 02/11/2012 Ngày dạy: từ 05/11/2012 đến 09/11/2012 Lớp dạy: 5A, 5B, 5C KHOA HỌC ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tt) I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về: - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AISD - Giáo dục HS biết bảo vệ sức khỏe của mình II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. Giấy khổ to, bút dạ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 3 NHÀ TUYÊN TRUYỀN GIỎI Cách tiến hành: + Cho các nhóm lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền theo một trong các đề tài sau: 1) Vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện. 2) Vận động phòng tránh xâm hại trẻ em. 3) Vận động nói không với ma túy, rượu, bia, thuốc lá. 4) Vận động phòng tránh HIV/AIDS. 5) Vận động thực hiện an toàn giao thông. - Sau khi nhóm vẽ xong, đại diện lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình. - Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, lời tuyên truyền. - Trao giải cho nhóm xuất sắc nhất Hoạt động 4 TRÒ CHƠI TIẾP SỨC - GV chia lớp thành 4 nhóm - Thi đua tiếp sức ghi lên bảng cách phòng tránh các bệnh đã học. - Các nhóm tham gia. Ví dụ: + Ngủ màn phòng bệnh sốt rét. + Tiêm phòng bệnh viêm não. + Ăn chín uống sôi phòng bệnh viêm gan A. - Tuyên dương nhóm nào ghi được nhiều biện pháp nhất - Lớp nhận xét. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thiện tranh vẽ. ****************************** ĐỊA LÍ LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển về phân bố lâm nghiệp và ngành thuỷ sản ở nước ta - Sử dụng sơ đồ bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của lâm nghiệp và thuỷ sản - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thủy sản. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Các tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng. - 2 HS lần lượt lên bảng trả lời. + Kể một số loại cây trồng ở nước ta? + Vì sao nước ta có thể trở thành nước xuất gạo lớn thứ 2 trên thế giới? Giới thiệu bài: Bài học Lâm nghiệp và thủy sản hôm nay sẽ giúp các em hiểu thêm về vai trò của rừng và biển trong đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Một số HS nêu trước lớp, mỗi HS chỉ cần nêu 1 ý. Nội dung 1 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA LÂM NGHIỆP - Theo em, ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? * Trồng rừng. * Ươm cây. * Khai thác gỗ. - GV yêu cầu HS kể các việc của trồng và bảo vệ rừng. - HS nêu: Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng... - GV nêu kết luận: Lâm nghiệp có hai hoạt động chính là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.. Nội dung 2 SỰ THAY ĐỔI VỀ DIỆN TÍCH CỦA RỪNG NƯỚC TA - GV treo bảng số liệu về diện tích rừng của nước ta và hỏi HS. - HS đọc bảng số liệu và nêu. + Bảng thống kê diện tích rừng nước ta vào những năm nào? + Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004. + Nêu diện tích rừng của từng năm đó? * Năm 1980: 10,6 triệu ha. * Năm 1995: 9,3 triệu ha. * Năm 2005: 12,2 triệu ha. + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta tăng hay giảm bao nhiêu triệu ha? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức. + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng của nước ta thay đổi như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? + Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt. + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng nào? + Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển. + Điều này gây khó khăn gì cho công tác bảo vệ và trồng rừng? + Vùng núi là vùng dân cư thưa vì vậy: * Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện. * Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động. Nội dung 3 NGÀNH KHAI THÁC THUỶ SẢN + Biểu đồ biểu diễn điều gì? + Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm. + Trục ngang của biểu đồ thể hiện điều gì? + Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm. + Trục dọc của biểu đồ thể hiện điều gì? Tính theo đơn vị nào? + Trục dọc của biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, theo đơn vị là nghìn tấn. + Các cột màu đỏ trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được. + Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì? + Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được. - GV chia thành các nhóm nhỏ. - Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để bảo vệ các loài thuỷ hải sản? - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau. ****************************** LỊCH SỬ ÔN TẬP I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945. - Nêu được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kì này. - Giáo dục HS lòng yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến 1945. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS + Em hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập 2-9-1945? + Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ đã thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì? 2/Bài mới: Hoạt động 1 THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1945 - GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung. Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu các sự kiện tiêu biểu từ năm 1858- 1945 GV kết luận HS thảo luận nhóm làm bài Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 sự kiện kế tiếp Lớp nhận xét -bổ sung Hoạt động 2 TRÒ CHƠI: Ô CHỮ KÌ DIỆU - GV giới thiệu trò chơi: Chúng ta cùng chơi trò Ô chữ kì diệu. Ô chữ gồm 15 hàng ngang và 1 hàng dọc. - GV nêu cách chơi: + Trò chơi yiến hành cho 3 đội chơi. + Lần lượt các đội chơi được chọn từ hàng ngang, cô sẽ đọc gợi ý của từ hàng ngang, 3 đội cùng suy nghĩ, đôi phất cờ nhanh nhất giành được quyền trả lời. Đúng được 10 điểm, sai không được điểm, đội khác được quyền trả lời. Cứ tiếp tục chơi như thế. + Trò chơi kết thúc khi tìm được từ hàng dọc. Đội tìm được từ hàng dọc được 30 điểm. + Đội nào giành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng. - GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội chọn 4 bạn tham gia chơi, các bạn khác làm cổ động viên. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS đã chuẩn bị bài tốt. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. ****************************** ĐẠO ĐỨC THỰC HÀNH GIỮA KÌ I I. Mục tiêu: - Giúp HS thực hành đúng các hành vi đạo đức thông qua những bài đã học. - Rèn kĩ năng thực hiện các hành vi thông qua việc đóng vai, xử lí tình huống, trò chơi... - Biết phân biệt hành vi đúng, sai, biết phê phán hay không đồng tình với những hành vi sai, trái. II. Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ, phiếu học tập II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ Khởi động: 2) Bài cũ : 3) Bài mới: * Hoạt động: Em tập làm phóng viên *Mục tiêu: Ôn tập bài: Em là học sinh học sinh lớp 5 Làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? Cảm nghĩ của các em khi là HS lớp 5 GV nhận xét và kết luận * Hoạt động 2: Noi theo gương sáng *Mục tiêu: HS biết được phải có trách nhiệm với việc làm của mình ND: Kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với việc làm của mình mà em biết GV nhận xét và kết luận * Hoạt động 3: Cố gắng vượt qua khó khăn *Mục tiêu: Ôn bài: Có chí thì nên GV nhận xét và nêu: Trước những khó khăn của bạn bè, chúng ta nên làm gì? GV kết luận hoạt động 3 * Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến *Mục tiêu: Ôn bài nhớ ơn Tổ tiên GV nêu từng ý: Những việc nào dưới đây thể hiện lòng nhớ ơn Tổ tiên GV nhận xét và yêu cầu HS giải thích lí do vì sao chọn Đ hoặc S? GV kết luận * Hoạt động 5: Tình bạn Mục tiêu: Ôn bài: tình bạn Tiến hành: Yêu cầu HS đọc câu chuyện ở SGK, thỏa luận để đóng vai các nhân vật trong truyện thể hiện tình bạn đẹp của đôi bạn GV nhận xét và kết luận: Trong cuộc sống chúng ta nên đối xử tốt với bạn bè 4/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau: Kính già yêu trẻ HS hát HS nêu tên các bài đạo đức đã học * HĐ lớp 2 HS đóng vai phóng viên báo nhi đồng đến thăm và phỏng vấn về nội dung của bài học * HĐ cá nhân 3- 4 HS kể HS lớp phỏng vấn bạn theo nội dung tấm gương bạn kể * HĐ nhóm HS kể cho nhau nghe những khó khăn của em trong cuộc sống và học tập nêu cách giải quyết HS trả lời *Hoạt động cá nhân: HS sử dụng hoa đúng sai HS giải thích * HĐ nhóm: Đóng vai ( nhóm 4) HS đọc và thảo luận Đóng vai Lớp nhận xét bổ sung HS hát bài: Mùa xuân tình bạn HS nghe và thực hiện KĨ THUẬT RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được tác dụng của việc rửa rau, rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Biết cách sử dụng nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Có ý thức giúp gia đình. II. Đồ dùng dạy học: - Một số bát đũa và dụng cụ, nước rửa bát. - Tranh, ảnh minh hoạ SGK. II. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động (Ổn định tổ chức ) 2. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn? - Em hãy kể tên những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Giới thiệu bài 2- Giảng bài Hoạt động1: Làm việc cả lớp. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. Cách tiến hành: Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung 1 SGK. - Em hãy nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát đũa sau bữa ăn? - Nếu như dụng cụ nấu, bát, đĩa không được rửa sạch sau bữa ăn sẽ như thế nào? - Em hãy cho biết dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường được tiến hành ngay sau bữa ăn nhằm mục đích gì? - Phải rửa sạch sẽ - Nếu dụng cụ không được rửa sạch su bữa ăn làm cho các vi khuẩn báo vào, các dụng cụ đó bị rỉ? - Đại diện học sinh trả lời - Lớp nhận xét Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. Cách tiến hành:Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2 Sgk. - Em hãy quan sát hình a,b,c và nêu trình tự rửa bát sau khi ăn? - Theo em những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau? - Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong? - Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào? Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung bài để làm bài qua phiếu học tập. Cách tiến hành: Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh. - Cả lớp làm bài. - Gv xét tuyên dương. IV. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: Chuẩn bị: Cắt khâu thêu, nấu ăn tự chọn. - Tráng qua một lượt và sau đó rửa bằng nước rửa bát. - Rửa lần lượt từng dụng cụ. - Rửa sạch. - Dụng cụ bằng mỡ rửa trước và có mùi tanh rửa sau. Đại diện nhóm trình bày. Học sinh thực hành. Lớp nhận xét, bổ sung. Đánh dấu X vào ô câu trả lời đúng để rửa bát cho sạch. - Chỉ cần rửa sạch phía trong bát đĩa và các dụng cụ nấu ăn £ - Nên rửa sạch cả phía trong và ngoài £ - Học sinh lên làm bài. - Lớp nhận xét - Về học bài và ôn lại bài. ****************************** KHOA HỌC TRE, MÂY, SONG I. Mục tiêu: Giúp HS: - Kể được một số đồ dùng làm từ tre, mây, song . - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ trang 46, 47 SGK. - Phiếu học tập kẻ sẵn bảng so sánh về đặc điểm của tre và mây, song. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA TRE, MÂY, SONG TRONG THỰC TIỄN - Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc cây giả hoặc tranh ảnh để hỏi về từng cây. - Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình. Ví dụ: + Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loài cây này. - Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là cây tre, cây mây, cây song. - Các em cùng đọc bảng thông tin trang 46 SGK và làm phiếu so sánh về đặc điểm công dụng của tre và mây, song. - Chia HS thành nhóm mỗi nhóm 4 HS, phát phiếu học tập cho từng nhóm. + Đây là cây tre. Cây tre ở quê em có rất nhiều. Chúng mọc thành bụi lớn, gióng dài hơn dóng mía. Cây tre dùng để làm rất nhiều đồ dùng trong gia đình như bàn, ghế, chạn,... + Đây là cây mây. Cây mây thân leo, hóa gỗ, có nhiều gai, mọc thành bụi lón. Cây mây có nhiều ở quê em dùng làm ghế, cạp rỏ rá,... + Đây là cây song. Cây song thân leo, hóa gỗ, cây to và dài hơn cây mây, mọc thành bụi lớn. Cây song có nhiều ở vùng núi. - Yêu cầu HS đọc phần thông tin. - 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS trong nhóm trao đổi, thảo luận, làm phiếu. - Trao đổi và cùng hoàn thành phiếu, 1 nhóm làm vào phiếu to để chữa bài. PHIẾU HỌC TẬP Bài: Tre, mây, song Tre Mây, song Đặc điểm - Mọc đứng, thành bụi, cao khoảng 10-15cm, thân trong, rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt thẳng hình ống. - Cây leo mọc thành bụi, thân gỗ dài, không phân nhánh. Ứng dụng - Làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình. - Làm lạt, đan lát, làm bàn ghế, đồ mĩ nghệ + Ngoài những ứng dụng như làm nhà, nông cụ, dụng cụ đánh cá, đồ dùng trong gia đình, em có biết tre còn được dùng vào những việc gì khác? + Tre được trồng thành bụi lớn ở chân đê để chống xói mòn. + Tre còn dùng để làm cọc đóng móng nhà. + Thời xưa tre còn được làm cung tên để giết giặc. Hoạt động 2 MỘT SỐ ĐỒ DÙNG LÀM BẰNG TRE, MÂY, SONG - GV sử dụng các tranh minh hoạ trang 47 SGK. HS hoạt động theo cặp. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu. - Quan sát tranh minh hoạ và cho biết: + Đó là đồ dùng nào? + Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào? - 3 HS tiếp nối nhau trình bày. + Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song? + Tre: chõng tre, ghế, sọt, cần câu, thuyền nan, bè, thang, cối xay, lồng bàn,... Hoạt động 3 CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG BẰNG TRE, MÂY, SONG - Hoạt động lớp: Hỏi: Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình. - Tiếp nối nhau trả lời. Nhà em có các loại rổ làm bằng tre nên sử dụng xong phải giặt sạch treo lên cao, không treo chỗ ướt, nắng để tránh ẩm mốc, hoặc giòn sẽ nhanh hỏng. Nhà em có một bộ bàn ghế tiếp khách hằng ngày. Thỉnh thoảng bố em lại sơn dầu để cho đẹp và tránh ẩm mốc. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn HS về nhà tìm hiểu những đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép. Ngày soạn: 02/11/2012 Ngày dạy: từ 05/11/2012 đến 09/11/2012 Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E ÔN TIẾNG VIỆT ÔN BÀI 42: ƯU - ƯƠU I- Mục tiêu: - Củng cố, rèn luyện kỹ năng đọc, viết đúng, thành thạo các tiếng có vần : ưu- ươu. - Đọc, viết đúng các tiếng có vần ưu – ươu. Tìm được các tiếng, từ có vần ưu - ươu - Giáo dục HS tính cẩn thận II- Đồ dùng: - Bảng phụ - Vở luyện Tiếng Việt. III- Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ1 1: Luyện đọc sgk - cho hs mở sgk tự đọc và kiểm tra lẫn nhau theo nhóm - đọc theo y/c - theo dõi và gọi hs yếu, tb đọc bài, kết hợp sửa sai cho hs - đọc theo y/c - cho hs thi đọc nhóm, cá nhân - thi đọc theo y/c Tiết 2: Luyện tập nâng cao kiến thức: Bài 1: (gắn bảng phụ) ghép âm đầu, vần, thanh thành tiếng rồi đọc trơn tiếng. l - ưu - . - ..... h – ươu - ..... - đọc y/c rồi làm bài miệng t – ưu - ? - ..... b - ươu - / ..... b – ưu - ......... kh – ươu - / ..... c – ưu - ? .... r - ươu - . .... - cho hs làm và nêu miệng( dành cho hs yếu trả lời) - chữa bài theo y/c Bài2, 3 : ghi bảng cho hs đọc và làm bài vào vở ô ly sau đó gọi hs lên bảng chữa bài, n/x - đọc và làm bài và chữa bài theo y/c Bài2: nối ô chữ thành từ, cụm từ chú rượu bươu cổ bướu đầu Bài 3: Điền vần ưu hay vần ươu ? m... trí r.... bia chim kh.... Bài4: viết: ưu, ươu, chú cừu, chai rượu (viết theo hàng) - chấm một số bài, n/x IV- Nhận xét giờ học: - Nx tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Tài liệu đính kèm: