Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 13 năm 2009

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 13 năm 2009

I/ Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.

 2.Kĩ năng:

- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

 3.Thái độ:

Có ý thức bảo vệ rừng.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 13 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần13
Soạn ngày:21-11-2009
 Giảng thứ hai ngày:23-11-2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc: 
Tiết35 Người gác rừng tí hon
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
 2.Kĩ năng:
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
 3.Thái độ:
Có ý thức bảo vệ rừng.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hành trình của bầy ong.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: 
2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc phần 1:
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã thấy những gì, nghe thấy những gì?
+) Rút ý1: Phát hiện của bạn nhỏ.
+Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm?
+)Rút ý 2: Cậu bé thông minh, dũng cảm.
-Cho HS đọc phần còn lại Và thảo luận nhóm 3 theo các câu hỏi:
+Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+)Rút ý3:Việc bắt những kẻ trộm gỗ thành công.
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
3-Củng cố, dặn dò:
 GV nhận xét giờ học.
1em đọc
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Phần 1: Từ đầu đến ra bìa rừng chưa?
-Phần 2: Tiếp cho đến thu gỗ lại
-Phần 3: gồm 2 đoạn còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc đoạn trong nhóm.
2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc phần 1:
+“Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”
+Hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài ; bon trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe
-Cho HS đọc phần 2:
+Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân để giải đáp 
Thực hiện
+Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá
+Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
-HS nêu.
-HS đọc.
3em đọc
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
Tiết 3: Toán
Tiết61: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
 Biết:
 -Thực hiện phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
 2.Kĩ năng: 
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
 3.Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
II/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1-Giới thiệu bài: 
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (61): Đặt tính rồi tính
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
a) 404,91 b) 53,64 c) 163,74
*Bài tập 2 (61): Tính nhẩm
-Cho HS làm vào nháp, sau đó cho HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 a) 782,9 7,829
 b) 26530,7 2,65307
 c) 6,8 0,068
*Bài tập 3 (62): 
-Cho HS trao đổi nhóm 3 để tìm cách giải.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
 *Bài giải:
Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
Số tiền mua 3,5kg đường là:
 7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5 kg đường (cùng loại) là:
 38500 – 26950 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng.
*Bài tập 4 (62): 
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) x c và a x c + b x c
-Chia nhóm, phát phiếu cho HS.
-Chữa bài. Cho HS rút ra nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
-Cho HS nối tiếp nhau nêu phần nhận xét.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất:
-Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau.
- GV nhận xétKL: 
*VD về lời giải:
 9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3 = 9,3 x (6,7 + 3,3)
 = 9,3 x 10 
 = 93
 3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
-Mời 1 HS đọc đề bài.
- Thực hiện trên bảng con.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
- Tiếp nối nhau nêu kết quả.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS khá lên bảng chữa bài.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm và làm trên phiếu,đại diện nhóm gắn bài lên bảng.Lớp nhận xét.
-HS nhận xét khi nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
Lớp làm vào nháp,2em lên bảng, lớp nhận xét.
Tiết1: Thể dục
Tiết25: Động tác thăng bằng
Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Ôn 5 động tác đã học. Học mới đông tác thăng bằng .
 2. Kĩ năng:
 - Thực hiện cơ bản đúng và liên hoàn các động tác,đúng nhịp hô.
 -Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động. 
 3.Thái độ: 
 - Yêu thích môn học.
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi, bóng và kẻ sân.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh nơi tập.
-Khởi động xoay các khớp.
-Trò chơi “Nhóm 3 nhóm 7”.
2.Phần cơ bản.
*Ôn 5động tác: vươn thở, tay, chân vặn mình ,toàn thân.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 5động tác.
*Hoc động tác thăng bằng.
- GV nêu tên động tác.
-GV phân tích và làm mẫu.
-Cho HS tập theo
-Chia nhóm để học sinh tự tập luyện
-Ôn 6 động tác đã học
*Trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”
+nêu tên trò chơi
+Nhắc lại cách chơi
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinh thả lỏng
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV 
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
-ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * *
-ĐHTL:
 * * * *
 * * * *
 * * * *
ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Tiết 5: Đạo đức
Tiết13: kính già yêu trẻ (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 HS biết:
	-Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả XH quan tâm chăm sóc. 
 2.Kĩ năng:
 -Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
 3. Thái độ:
	-Tôn trọng, yêu quí, thân thiện với người già, em nhỏ ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 6.
B. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài.
2- Hoạt động 1: đóng vai ( BT2, SGK)
*Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
-GV cho 3 tổ đóng vai 3 tình huống BT 2. Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?
+Tổ 1: Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ.
+Tổ 2: Thấy 2 em nhỏ đang đánh nhau để tranh gành đồ chơi.
+Tổ 3: Đang chơi cùng bạn thì có một cụ già đi đến hỏi đường.
-Các tổ thảo luận.
-Các tổ lên đóng vai.
-Các tổ khác thảo luận, nhận xét.
-GV kết luận: SGV-Tr. 34.
3-Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4, SGK
*Mục tiêu: HS biết được những tổ chức và những ngày dành cho người già, em nhỏ.
*Cách tiến hành:
Mời 1 HS đọc bài tập 3, 4.
-GV cho HS thảo luận nhóm 5 theo nội dung 2 bài tập 3-4 SGK.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.35.
4-Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
*Mục tiêu: HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn quan tâm, chăm sóc nười già, trẻ em.
*Cách tiến hành: 
	-GV cho HS thảo luận nhóm 3 theo ND: Tìm các phong tục, tập quán ttôt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
-GV kêt luận: SGV –Tr. 35.
5-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài.
1em nêu
-HS chú ý lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS đóng vai theo tình huống đã được phân công.
Nhận xét
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
HS thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Soạn ngày21-11-2009
 Giảng thứ ba ngày 24-11-2009
Tiết 1: Luyện từ và câu
Tiết25: Mở rộng vốn từ:
 Bảo vệ môi trường
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 -Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
 2.Kĩ năng:	
 -Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
 3.Thái độ:
 - Biết bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
Cho HS đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.
B- Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu và đọc đoạn văn. 
-Cho HS trao đổi nhóm 3.
-GV gợi ý: Nghĩa của của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV chốt lại lời giải đúng: 
*Bài tập 2:
-Cho HS làm việc theo nhóm 5 ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
-GV nhận xét, chốt lại lời gải đúng.
*Bài tập 3:
-GV hướng dẫn: Mỗi em chọn 1 cụm từ ở bài tập 2làm đề tài, viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
-Mời HS nêu tên đề tài mình chọn viết.
-GV cho HS làm vào vở.
-Cho một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
-GV nhận xét, khen ngợi, chấm điểm cao cho những bài viết hay.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. -Yêu cầu những HS viết chưa đạt đoạn văn về nhà viết lại.
1em đặt câu.
1 HS đọc yêu cầu và đọc đoạn văn.
Cả lớp đọc thầm theo.
HS trao đổi nhóm 3.
HS phát biểu ý kiến.
*Lời giải:
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồ đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
Thực hiện theo nhóm.
-Mời đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét.
*Lời giải:
-Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.
-Hành động pá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-HS nêu.
-HS viết vào vở.
-HS đọc.HS khác nhận xét.
Tiết 2: Chính tả (nhớ – viết)
Tiết13:
 Hành trình của bầy ong
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong. 
 2.Kĩ năng:
 -Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c.
 3.Thái độ:
  ... 
 - Yêu thích môn học.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài:
2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (64): Đặt tính rồi tính
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 9,6 b) 0,86 c) 6,1 d) 5,203
*Bài tập 2 (64): 
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên chữa bài.
-GV nhận xét, cho điểm.
*Bài tập 3 (65): Đặt tính rồi tính
-GV hướng dẫn HS tìm cách giải. Nhắc HS như phần chú ý trong SGK.
-Chữa bài, cho HS đọc phần chú ý trong SGK- Tr. 65.
*Kết quả:
1,06 b) 0,612
*Bài 4:
-Cho HS trao đổi nhóm 3 để tìm cách giải.
 Tóm tắt:
 8 bao cân nặng: 243,2kg
 12 bao cân nặng: kg?
-Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài giải:
 Một bao gạo cân nặng là:
 243,2 : 8 = 30,4 (kg)
 12 bao gạo như thế cân nặng là:
 30,4 x 12 = 364,8 (kg)
 Đáp số: 364,8 kg 
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số. 
1em nêu
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
- Thực hiện trên bảng con
-Mời 1 HS đọc đề bài.
Lớp làm vào nháp, 1em lên bảng,lớp nhận xét.
*Kết quả:
 Thương là 2,05
 Số dư là 0,14
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm ra nháp.
2em đọc
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
Trao đổi nhóm
Lớp làm vào vở.1em lên bảng
Tiết4:Kĩ thuật 
Tiết13	 Cắt khâu thêu tự chọn(Tiếp)
I/Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Làm được sản phẩm khâu thêu.
 2.Kĩ năng:
 -Rèn cho Hs có đôi tay khéo léo.
 3.Thái độ:
 -Quý trọng sản phẩm lao động. 
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
Giới thiêu bài:
Thực hành :
*Hoạt động 3:Thực hành làm sản phẩm tự chọn:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Cho HS thực hành cá nhân.
- Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả thực hành
- Hướng dẫn cách đánh giá.
- Nhận xét ,KL:
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
-Em nào chưa hoàn thành,về hoàn thành sản phẩm.
 Tiết sau trưng bày sản phẩm.
Thực hành
Đánh giá theo hướng dẫn của GV.
Soạn ngày:23-11-2009
 Giảng thứ sáu ngày:27-11-2009.
Tiết 4: Toán 
 Tiết 65: chia một Số thập phân 
 cho 10, 100, 1000,...
I/ Mục tiêu: 
 1.Kiến thức:
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
 2.Kĩ năng:
 - Vận dụngđể giải bài toán có lời văn.
 3.Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
A-Kiểm tra bài cũ: Muốn chia một STP cho một số tự nhiên ta làm thế nào?
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài
2-Kiến thức:
a) Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: 213 : 10 = ?
-Cho HS tự tìm kết quả.
Đặt tính rồi tính: 213,8 10
 13 21,38 
 38
 80
 0
-Nêu cách chia một số thập phân cho 10?
 b) Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ, cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét, ghi bảng.
-Cho 2-3 HS nêu lại cách làm.
-Muốn chia một số thập phân cho 100 ta làm thế nào?
c) Nhận xét:
-Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào?
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc.
Hoạt động của trò
1em nêu
-HS thực hiện phép chia ra nháp.
-HS nêu phần nhận xét trong SGK-Tr.65.
-HS thực hiện đặt tính rồi tính:
-HS nêu.
-HS nêu phần nhận xét SGK-Tr.66
-HS nêu phần quy tắc SGK-Tr.66
-HS đọc phần quy tắc SGK.
3-Luyện tập:
*Bài tập 1 (66): Nhân nhẩm
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét
. *Kết quả: 
 a) 4,32 0,065 4,329 0,01396
 b)2,37 0,207 0,0223 0,9998
*Bài tập 2 (66): Tính nhẩm rồi so sánh kết quả tính. 
-Cho HS làm vào nháp. 
-Chữa bài. GV hỏi cách tính nhẩm kết quả của mỗi phép tính. 
*Bài tập 3 (66):
-HD HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 *Bài giải:
 Số gạo đã lấy ra là:
 537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
 Số gạo còn lại trong kho là:
 537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
4-Củng cố, dặn dò:
 -Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. 
 -GV nhận xét giờ học. 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
Thực hiện
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
Thực hiện
*VD về lời giải:
 a) 12,9: 10 = 12,9 x 0,1 =1,29 
-Mời 1 HS đọc đề bài.
Lớp làm vào vở,1HS khá lên bảng,lớp nhận xét.
Tiết2:Tập làm văn
Tiết 26: Luyện tập tả người
(Tả ngoại hình)
I/ Mục tiêu:
	-Củng cố kiến thức về đoạn văn.
	-HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Bảng phụ ghi yêu cầu của bài tập 1 ; gợi ý 4.
	-Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu cấu tạo 3 phần của bài văn tả người.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
	Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người mà em thường gặp. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập chuyển phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý thành một đoạn văn.
2-Hướng dẫn HS làm bài tập:	
-Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-Mời 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn.
-GV treo bảng phụ , mời một HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn và Y/C viết đoạn văn:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của người. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài - để viết một đoạn văn.
+Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt, mái tóc, dáng người)
+ Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của nhân vật và thể hiện CX của người viết.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả ngoại hình nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
1em nêu
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc gợi ý 4.
-HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
Tiết 3: Kể chuyện
Tiết13: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 -Rèn kĩ năng nói:
	-Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
 -Biết kể chuyện một cách chân thực.
 2.Kĩ năng:	
 -Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn chăm chú, nhận xét được lời kể của bạn.
 3.Thái độ:
 - Thích kể chuyện.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
 - HS kể lại một đoạn (một câu) chuyện đã nghe đã đọc về bảo vệ môi trường.
B-Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
2-Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của đề bài:
-Cho 1-2 HS đọc đề bài.
-GV nhắc HS: Câu chuyệncác em kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc người xung quanh.
-Mời 1 HS đọc các gợi ý 1-2 SGK. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
-Mời một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo cặp
-Cho HS kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn.
b) Thi kể chuyện trước lớp:
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ, 
+Cách dùng từ, đặt câu.
-Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
4-Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
1em kể
-HS đọc đề bài 
-HS đọc gợi ý.
-HS lập dàn ý.
-HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
-HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
Cả lớp bình chọn theo sự hướng dẫn của GV.
Tiết 4: Khoa học
Tiết 26: đá vôi
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:	
 Sau bài học, HS biết:
-Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng.
	-Nêu ích lợi của đá vôi.
 2.Kĩ năng:	
 -Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. 
 3.Thái độ:
 - Yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình trang 54, 55 SGK.
-Một vài mẫu đá vôi, đá cuội ; giấm chua hoặc a-xít (nếu có điều kiện).
-Sưu tầm các thông tin tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ: HS nêu phần Bạn cần biết (SGK-Tr.53)
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: 
2-Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin, tranh, ảnh, đồ vật sưu tầm được.
*Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
*Cách tiến hành:
GV chia lớp làm 3 nhóm để thảo luận: 
+Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm mình giới thiệu các thông tin và tranh ảnh về những vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và ích lợi của đá vôi
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr, 102.
3-Hoạt động 2: Làm việc với vật mẫu hoặc quan sát hình. 
*Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát và phát hiện một vài tính chất của đá vôi.
*Cách tiến hành:
Cho HS thảo luận nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo hướng dẫn ở mục thực hành, trang 55 – SGK.
 Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1. Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội.
2. Nhỏ vài giọt giấm (hoặc a-xít loãng lên một hòn đá vôi và một hòn đá cuội.
1em nêu
-HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
+Thư kí ghi lại.
-HS trình bày.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của phần thực hành, ghi kết quả vào phiếu học tập.
-Thư kí ghi vào phiếu học tập:
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-GV kết luận: SGK-Tr.96.
4-Củng cố, dặn dò: 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết
 -GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
-HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc