Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 14 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 14 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

 - Kể tên một số đồ gốm.

 - Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.

 - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

 - Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.

 - GDHS có ý thức cẩn thận, nhẹ nhàng khi sử dụng vật dụng làm bằng chất liệu gốm

II. Đồ dùng dạy học:

 - Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng.

 - Một vài viên gạch, ngói khô; chậu nước.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 14 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Ngày soạn: 23/11/2012
Ngày dạy: từ 26/11/2012 đến 30/11/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC
GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Kể tên một số đồ gốm.
 - Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.
 - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
 - Làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của gạch, ngói.
 - GDHS có ý thức cẩn thận, nhẹ nhàng khi sử dụng vật dụng làm bằng chất liệu gốm 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về đồ gốm nói chung và gốm xây dựng nói riêng. 
 - Một vài viên gạch, ngói khô; chậu nước.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ HS
II – Kiểm tra bài cũ: “ Đá vôi”
 - Kể tên một số một vùng núi đá vôi hang động của nước ta?
 - Nêu tính chất và lợi ích của đá vôi? 
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới: 
 1 – Giới thiệu bài: Gốm xây dựng : Gạch, ngói 
 2 – Hoạt động: 
 a) Hoạt động 1: - Thảo luận 
 * Mục tiêu: Giúp HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ 
 * Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- GV theo dõi 
- Bước 2: Làm việc cả lớp 
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận :
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
- Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
* Kết luận: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét. Gạch, ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành , sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo
 b) Hoạt động 2: Quan sát 
 *Mục tiêu: HS nêu được công dụng của gạch ngói .
 *Cách tiến hành:
 - Bước 1:Cho HS quan sát
 - GV theo dõi .
 - Bước 2: Làm việc nhóm 
 *Kết luận: Có nhiều loại gạch và ngói. Gạch dùng để xây tường, lát sân, lát vỉa hè, lát sàn nhà . Ngói dùng để lợp mái nhà.
 c) Hoạt động 3: Thực hành 
 *Mục tiêu: HS biết được tính chất của gạch ngói.
 *Cách tiến hành:
 - Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình :
 + Quan sát mẩu gạch, ngói
 + Làm thực hành : Thả một mẩu gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích hiện tượng đó .
 - Bước 2: GV nêu câu hỏi :
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói 
 + Nêu tính chất của gạch ngói 
*Kết luận: Gạch , ngói thường xốp , có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ . vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ . 
 IV– Củng cố,dặn dò : 
 - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 57 SGK 
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau “ Xi măng ”
- HS trả lời 
- HS nhận xét 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to 
- Các nhóm treo sản phẩm trên bảng và cử người trình bày
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng đất sét .
- Gạch, ngói hoặc nồi đất, được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đặc biệt đồ sứ được làm bằng đất sét trắng, cách làm tinh xảo.
- HS nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục quan sát tr.56,57 SGK . - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình 
- HS lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và thực hành.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thực hành và giải thích hiện tượng 
+ Nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói thì nó sẽ vỡ
+ Gạch , ngói thường xốp , có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ .
- HS nghe 
- 2 HS đọc.
- HS nghe.
- Xem bài trước.
************************************
ĐỊA LÍ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyển chở hàng hoá và hành khách .
 - Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta .
 - Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các san bay quốc tế và cảng biển lớn.
 - Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường . 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Giao thông Việt Nam.
 - Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I- Ổn định lớp: Kiểm tra dụng cụ HS
II- Kiểm tra bài cũ: Công nghiệp (tt) 
 + Dựa vào hình 3 trong SGK, cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
 + Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển?
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài: “Giao thông vận tải”
 2. Hoạt động:
 a). Các loại hình giao thông vận tải 
 * Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
 - Bước 1: 
 + Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết.
 + Quan sát hình 1 trong SGK, cho biết các loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.
 - Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 * Kết luận: 
 - Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không .
 - Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách .
 b). Phân bố một số loại hình giao thông .
 *Hoạt động2: (làm việc cá nhân)
 -Bước1: GV yêu cầu HS tìm trên hình 2 trong SGK : quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam ; các sân bay quốc tế, các cảng biển .
 -Bước 2 : GV theo dõi bổ sung .
 * Kết luận : 
 - Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước .
 - Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam.
 - Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
 - Các sân bay quốc tế là : Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (T.P Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
 - Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, T.P Hồ Chí Minh.
 - GV có thể hỏi thêm : Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía tây của đất nước ?
 - GV cho HS biết thêm: Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh miền núi.
IV - Củng cố,dặn dò:
 + Nước ta có những loại hình giao thông nào? 
 + Chỉ trên hình 2 trong SGK các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta ?
 - Nhận xét tiết học.
 -Bài sau: “ Thương mại và du lịch ” 
- HS trả lời, cả lớp nhận xét
-HS nghe.
-HS làm việc theo cặp và nêu kết quả
+ Đường bộ, đường thuỷ, đường biển, đường sắt, đường hàng không.
+ Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá.
- HS làm việc theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày kết quả .
- Đường Hồ Chí Minh 
- HS nghe 
-HS trả lời
-HS nghe 
-HS xem bài trước
************************************
LỊCH SỬ
THU – ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
 - Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 .
 - Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc .
 - Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng ngày trước.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc ).
 - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
 - Tư liệu về chiến dịch Việt bắc thu-đông 1947.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Kiểm tra bài cũ : “ Thà hi sinh tất cả , chứ không chịu mất nước”
- Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc ?
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì ?
- Nhận xét.
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Thu – Đông 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp”
 2 – Hoạt động: 
 a) Hoạt động : Làm việc cả lớp 
- GV nêu nhiệm vụ bài học
+Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc.
+Nêu diễn biễn sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
+Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947.
 b) Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm.
 - Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh thực dân Pháp phải làm gì ?
 - Tại sao Căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
c) Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
- GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
- Lực lượng của địch khi bắt đầu tiến công lên Việt Bắc như thế nào ? 
- Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
- Sau 75 ngày đêm đánh địch ta đã thu được kết quả ra sao ? 
 - Nêu ý nhgiã của chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 .
III – Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS đọc nội dung chính của bài 
- Tại sao nói Việt bắc Thu đông năm 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau “ Chiến thắng biên giới Thu-Đông 1950 “ 
- HS trả lời .
- HS nghe.
 HS theo dõi.
Thảo luận nhóm 4 và nêu kết quả
- Sau khi đánh chiếm các thành phố lớn, thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn côngg quy mô lớn lên Căn cứ Vệt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
- Pháp tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
- HS theo dõi và trả lời.
- Thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn, chia làm 3 mũi tấn công lên Việt Bắc.
- Quân địch rơi vào tình thế bị động, rút lui, tháo chạy 
- Ta đã chiến thắng 
- HS thảo luận & trả lời .
- Chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947 khẳng định sức mạnh kháng chiến của Đảng và nhân dân ta có thể đè bẹp mọi âm mưu xâm lược của địch .
-2 HS đọc 
-HS trả lời 
- HS lắng nghe .
- Xem bài trước .
************************************
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết :
 - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ .
 - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng , không phân biệt trai hay gái .
 - Thực hiện các hành vi quan tâm , chăm sóc , giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày .
* Giáo dục kĩ năng sống:
 -Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, dánh giá những quan niện sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ)
 - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị gái, cô giáo, các bạn gái và những phụ nữ khác ngoài xã hội.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
 - Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Ôn định: Kiểm tra sĩ số HS
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2-3 HS trả lời
-Đối với người già cả ,em nhỏ chúng ta phải làm gì?
-Đọc một câu tục ngữ,ca dao nói về kính trọng người già cả.
-GV nhận xét
3-Dạy bài mới:
a-Giới thiêu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
b-Các hoạt động:
Hoạt động1 : Tìm hiểu thông tin ( Trang 22 , SGK ) 
* Mục tiêu : HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội .
* Cách tiến hành : 
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát , chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày .
- Các nhóm khác lên nhận xét , bổ sung ý kiến .
* GV kết luận .
- HS thảo luận theo các gợi ý sau :
+Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình , trong xã hội mà em biết .
+Vì sao những người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến . Cả lớp có thể bổ sung 
-GV mời 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
Hoạt động 2: (Làm BT1 , SGK)
* Mục tiêu : HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái .
* Giáo dục kĩ năng sống: Xử lí tình huống
Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
* Cách tiến hành : - GV giao nhiệm vụ cho HS .
- HS làm việc cá nhân .
- GV mời một số HS lên trình bày ý kiến .
* GV kết luận .
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (BT 2, SGK)
* Mục tiêu : HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ , biết giải thích lí do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó .
* Cách tiến hành : - GV nêu yêu cầu của BT2 , và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu .
- GV lần lượt nêu từng ý kiến . Cả lớp bày tỏ thái độ theo qui ước. 
- GV mời một số HS giải thích lí do , cả lớp lắng nghe và bổ sung 
*GV kết luận .
c-Hoạt động nối tiếp : Củng cố
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng , yêu mến (Có thể là bà, mẹ,)
-Sưu tầm các bài thơ , bài hát ca ngợi người phụ nữ .
- 2-3 HS trả lời
- Nghe bạn nêu và nhận xét
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm .
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác lên nhận xét.
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận .
HS lần lượt trình bày . Lớp nhận xét .
-HS đọc ghi nhớ .
-HS làm việc cá nhân .
-HS trình bày .
-HS lắng nghe .
-HS giơ thẻ màu theo qui ước.
-HS giải thích .
-HS lắng nghe .
-HS lắng nghe.
************************************
KĨ THUẬT
CẮT, KHÂU, THÊU TỰ CHỌN (Tiết 3)
I. Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
 - Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
 - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 3
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1) Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS
 - Hãy nêu các trình tự cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản? 
- GV nhận xét, đánh giá
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta thực hành Thêu trang trí trên vải tự chọn.
b) Giảng bài:
 - HS thực hành
 - GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt ở giờ học trước.
 -GV nhận xét , yêu cầu HS đọc phần đánh giá sản phẩm ở (mục III trong SGK)
 * Đánh giá:
 HS tự đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu sau:
 -Khâu được các phần của túi xách tay.
 -Các đường khâu thẳng theo đường vạch dấu.
 -Thêu được hình trang trí trên túi xách tay.
 -Quai túi được đính chắc chắn, cân đối vào miệng túi.
 Cho HS thực hành thêu trang trí:
 -GV gợi ý: Các em vẽ hình theo ý thích của mình
 -GV quan sát, uốn nắn, chỉ dẫn thêm cho những HS làm chưa đúng, còn lúng túng.
3) Củng cố ,dặn dò:
 - Hãy nhắc lại các quy trình cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản?
 -GV nhận xét tiết học
 -HS chuẩn bị bài “Lợi ích của việc nuôi gà”
- Cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản được thực hiện theo trình tự:
 + Đo, cắt vải để làm thân túi 
 + Thêu trang trí phần vải 
 + Khâu các phần túi xách tay và đính quai túi vào miệng túi.Khâu túi bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột.
 - HS nhận xét
- HS lắng nghe.
-HS đọc phần đánh giá ở mục III-SGK
 - Đại diện nhóm đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
 - HS thực hành cá nhân.
 - HS nêu
- HS lắng nghe
************************************
KHOA HỌC
XI MĂNG
I. Mục tiêu: Sau bài học , HS biết :
 - Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng .
 - Nêu tính chất & công dụng của xi măng .
 - Giáo dục HS bảo vệ các công trình xây dựng
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình và thông tin tr. 58,59 SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I – Ổn định lớp : Kiểm tra dụng cụ HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Gốm xây dựng : gạch , ngói “
- Kể tên một số đồ gốm mà bạn biết ?
- Nêu tính chất của gạch, ngói ?
- Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài: Xi măng 
 2 – Hoạt động : 
 a) Hoạt động 1: Thảo luận 
 *Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta .
 *Cách tiến hành: GV cho HS thảo luận câu hỏi: 
- Ở địa phương bạn, xi măng được dùng làm gì?
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta ?
 *Kết luận:
 b) Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin 
*Mục tiêu: Giúp HS Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng . Nêu được tính chất , công dụng của xi măng .
*Cách tiến hành:
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 - Bước 2: Làm việc cả lớp .
- Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
* Kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng , bê tông và bê tông cốt thép. Các sản từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng từ những công trình đơn giản đến những công trình phức tạp đòi hỏi sức nén, sức đàn hồi, sức kéo và sức đẩy cao như cầu, đường, nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện.
IV – Củng cố : 
- Xi măng thường được dùng để làm gì ?
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài : “ Thuỷ tinh”
- HS trả lời.
- HS nghe.
-Thảo luận nhóm đôi
- Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà.
- Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Bút Sơn,
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
- Đại diện của nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK.các nhóm khác bổ sung.
- Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- HS nghe .
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS xem bài trước.
Ngày soạn: 23/11/2012
Ngày dạy: từ 26/11/2012 đến 30/11/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
TIẾNG VIỆT (ôn)
LUYỆN ĐỌC VIẾT: UÔNG, ƯƠNG 
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS nắm chắc vần uông, ương, đọc, viết được các tiếng, từ có vần uông, ương.
 - Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ôn tập: uông ương
- GV ghi bảng: uông, ương, quả chuông, con đường, rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy,...
Nắng đã lên. Lúa trên nương đã chín. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- GV nhận xét.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS.
b. Bài 2:
- Cho HS xem tranh vẽ.
- Gọi 3 HS làm bài trên bảng.
- GV nhận xét.
c. Bài 3:
- Lưu ý HS viết đúng theo chữ mẫu đầu dòng.
- GV quan sát, nhắc HS viết đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- 1 HS nêu: nối chữ.
- HS nêu miệng kết quả ® nhận xét.
- HS xem tranh BT.
- 1 HS làm bài → chữa bài → nhận xét.
- HS viết bài: luống cày ( 1 dòng)
 Nương dẫy ( 1 dòng)
- HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 14.doc