Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết phân số thập phân.Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.

- Rèn luyện học sinh đổi phân số thành phân số thập phân nhanh, chính xác.

- Giúp học sinh yêu thích học toán, tính toán cẩn thận.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.

- Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 2 
( Từ ngày 26/08 đến ngày 30/08/2013)
Thứ
ngày
Tiết 
thứ
Môn học
Tiết
CT
Tên bài dạy
Đồ dùng dạy học
Tích hợp
 Hai
26/08
1
Chào cờ
02
Nhận xét tuần 1
2
Toán
06
Luyện tập
Bảng phụ
3
Tập đọc
03
Nghìn năm văn hiến
4
Khoa học
03
Nam hay nữ
Tranh
5
Đạo đức
02
Em là học sinh lớp 5 (Tiết 2)
Tranh 
 Ba
27/08
1
Chính tả
02
NV: Lương Ngọc Quyến
2
Toán
07
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ.
SGK
3
Kỹ thuật
02
Đính khuy hai lỗ (Tiết 2)
4
Lịch sử
02
Nguyễn Trường Tộ mong muốn
5
Âm nhạc
02
GVBM lên lớp
Tư
28/08
1
L.T. Câu
03
MRVT: Tổ quốc
2
Thể dục
03
GVBM lên lớp
3
Toán
08
Ôn tập: Phép nhân và phép chia 
 SGK
4
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến.
5
Mĩ thuật
02
GVBM lên lớp
 Năm
29/08
1
Tập đọc
04
Sắc màu em yêu
Bảng phụ
2
T. L. Văn
03
Luyện tập tả cảnh
SGK
3
Toán
09
Hỗn số
4
Khoa học
04
Cơ thể chúng ta được hình thành.
Hình SGK
5
Địa lý
02
Địa hình và khoáng sản
Bản đồ
Bộ phận
 Sáu
30/08
1
L.T.Câu
04
Luyện tập về từ đồng nghĩa
Bảng phụ
2
Thể dục
04
GVBM lên lớp
3
Toán
10
Hỗn số ( tiếp theo )
4
T. L. Văn
04
Luyện tập làm báo cáo thống kê
5
SHL
2
Nhận xét tuần 2
Thûá hai ngaây 26 thaáng 08 nùm 2013
Tiết 1 : 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tiết 2 : 	 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận biết phân số thập phân.Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- Rèn luyện học sinh đổi phân số thành phân số thập phân nhanh, chính xác. 
- Giúp học sinh yêu thích học toán, tính toán cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
- Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Phân số thập phân 
- Kiểm tra lý thuyết, kết hợp vận dụng làm bìa tập. 
- Sửa bài tập về nhà
- Học sinh sửa bài 2, 3, 4, 5
- Bài 2: 1 học sinh đọc, 1 học sinh viết bảng
- Bài 3: nêu miệng
- Xác định phân số thập phân
Ÿ Giáo viện nhận xét - Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay thầy trò chúng ta tiếp tục luyện tập về kiến thức chuyển phân số thành phân số thập phân. Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước qua tiết luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Ôn lại cách chuyển từ phân số thành phân số thập phân, cách tìm giá trị 1 phân số của số cho trước
- Hoạt động lớp 
- Giáo viên viết phân số lên bảng
- Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
- Giáo viên hỏi: để chuyển thành phân số thập phân ta phải làm thế nào ?
- Cho học sinh làm bảng con theo gợi ý hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh làm bảng con
* Hoạt động 2:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
- Tổ chức cho học sinh tự làm bài rồi sửa bài
Ÿ Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Nêu cách đổi phân số thành phân số thập phân
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - Đọc lần lượt các phân số
- Xác định các phân số và phân số thập phân
Ÿ Giáo viên chốt ý qua bài tập thực hành
Ÿ Bài 2:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Nêu cách làm
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
- Học sinh nêu lên số tự nhiên thích hợp để nhân với mẫu số đựơc 10, 100, 1000.
Ÿ Giáo viên chốt lại: cách chuyển phân số thành phân số thập phân dựa trên bài tập thực hành 
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- Gạch dưới yêu cầu đề bài cần hỏi
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài
- Lưu ý và làm phép tính chia.
Ÿ Giáo viên nhận xét - chốt ý chính
 = =, = = ,
 = =
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
- Lớp nhận xét
5. Tổng kết - dặn dò 
- Làm bài 1 ,2, 3, / 9
- Chuẩn bị: Ôn phép cộng và trừ hai phân số
- Nhận xét tiết học
Tiết 3 : TẬP ĐỌC 	
Tiết PPCT 3 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN 
I. MỤC TIÊU:
-Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
 -Đọc trôi chảy toàn bài .Đọc đúng Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a) .Phát âm đúng âm tr – s.Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam.Đọc rõ ràng rành mạch với giọng tự hào .
-Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. 
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
 - Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. 
- Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. 
- Giáo viên ghi tựa. 
- Lớp nhận xét - bổ sung. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, nhóm đôi 
- GV đọc mẫu toàn bài + tranh 
- Học sinh lắng nghe, quan sát 
- Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu... 2500 tiến sĩ
+ Đoạn 2: Bảng thống kê 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp bài văn - đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc các từ khó phát âm
- Học sinh nhận xét cách phát âm tr - s 
- Giáo viên nhận xét cách đọc 
- Học sinh lần lượt đọc bảng thống kê.
- 1 học sinh lên bảng phụ ghi cách đọc bảng thống kê.
- Lần lượt đọc từng câu - cả bảng thống kê.
- Đọc thầm phần chú giải 
- Học sinh lần lượt đọc chú giải 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
+ Đoạn 1: (Hoạt động nhóm) 
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài nhạc nhiên vì điều gì? 
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Mở sớm hơn Châu âu trên nửa thế kỉ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở Châu âu mới được cấp từ năm 1130. 
- Lớp bổ sung 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh giải nghĩa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
- Các nhóm lần lượt giới thiệu tranh 
- Nêu ý đoạn 1 
KHOA THI TIẾN SĨ ĐÃ CÓ TỪ LÂU ĐỜI
- Rèn đọc đoạn 1 
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 rành mạch. 
+ Đoạn 2: (Hoạt động cá nhân) 
- Học sinh đọc thầm 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thống kê. 
- Lần lượt học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên chốt: 
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Hậu Lê - 788 khoa thi.
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Nguyễn - 588 tiến sĩ.
+ Triều đại có nhiều trạng nguyên nhất: Triều Mạc - 13 trạng nguyên. 
- 1 học sinh hỏi - 1 học sinh trả lời về nội dung của bảng thống kê. 
+ Đoạn 3: (Hoạt động cá nhân) 
- Học sinh tự rèn cách đọc 
- Học sinh đọc đoạn 3
- Học sinh giải nghĩa từ chứng tích 
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam? 
- Thi đua cá nhân - Một lúc 3 em đứng lên trả lời - chọn ý đúng hay (Dự kiến: tự hào - lâu đời). 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc cho bài văn. 
- Học sinh tham gia thi đọc cả bài văn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
- Học sinh nhận xét 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Giáo viên kể vài mẩu chuyện về các trạng nguyên của nước ta. 
- Học sinh nêu nhận xét qua vài mẩu chuyện giáo viên kể. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Luyện đọc thêm 
- Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu” 
Tiết 4 : KHOA HỌC
 	 NAM HAY NỮ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
-Học sinh phân biệt được các đặc điểm về giới tính, giới. 
-Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm về giới. 
-Giáo dục học sinh có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. Chuẩn bị:
 - Thầy: Hình vẽ trong SGK. Các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng 1/4 khổ giấy A4. 
 - Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Bạn là con gái hay con trai (tiết 1) 
* Trò chơi: Ai may mắn thế? 
- GiV bốc thăm số hiệu, nêu câu hỏi: 
+ Cơ quan nào xác định giới tính của một người? 
- Học sinh có số hiệu được bốc trả lời.
+ Cơ quan sinh dục 
+ Nêu một số đặc điểm về cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam? 
+ Nữ: dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, mang thai, sinh con, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, có kinh nguyệt, chăm sóc con...
+ Nam: mạnh mẽ, quyết đoán, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư, chơi bóng đá, có râu, có tinh trùng, hiếu động... 
® GV cho HS nhận xét + cho điểm. 
- Nhận xét bài cũ 
3. Giới thiệu bài mới: 
Bạn là con gái hay con trai (tiết 2)
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Các đặc điểm về giới tính
- Hoạt động nhóm đôi, cả lớp 
- Nêu câu hỏi: Một số tính cách và nghề nghiệp của nữ và nam có thể đổi chỗ cho nhau được không? 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Nam có dịu dàng, kiên nhẫn không? Nữ có là trụ cột gia đình, chơi bóng đá... không? 
+ Nam có làm thư kí, y tá... không? Nữ có làm giám đốc, bác sĩ... không? 
- Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thảo luận, lên gắn lại những ý kiến của mình vào bảng mới. 
® Giáo viên chốt: Giới là sự khác biệt của nam và nữ về tính cách, lối sống, việc làm được hình thành trong quá trình sống, chịu ảnh hưởng của nếp sống gia đình, quan niệm và các mối quan hệ xã hội. Các đặc điểm này có thể thay đổi (con gái có thể chơi đá bóng, con trai có thể làm nội trợ giỏi...) 
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
- Mang thai 
- Sinh con 
- Dịu dàng 
- Kiên nhẫn 
- Khéo tay 
- Y tá, bán hàng 
- Thư kí, bác sĩ 
- Giáo viên, kĩ sư 
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Quyết đoán 
- Chơi bóng đá 
- Có râu 
- Có tinh trùng 
* Hoạt động 2: Các đặc điểm về giới 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 
- Đại diện nhóm bốc thăm nội dung câu hỏi thảo luận. 
1. Bạn có đồng ý với những câu hỏi dưới đây không? Hãy giải thích tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý? 
- Nhóm trưởng đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. 
- Học sinh thảo luận 
a) Công việc nội trợ là của người phụ nữ. 
- Thư kí ghi nhận kết quả thảo luận vào phiếu. 
b) Đàn ông là người kiếm t ... khí tự nhiên là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
Tích hợp : Việc khai thác khoáng sản có ảnh hưởng tới môi trường hay không ?
Việc sử dụng các nguồn năng lượng không hợp lí có ảnh hưởng tới cuộc sống con người không ? 
-Hs : Việc khai thác khoáng sản ảnh hưởng rất lớn tới môi trường ,đặc biệt là môi trường đất, nước , không khí.Các nguồn năng lượng là hữu hạn nên cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý
Kết luận: Nước ta có nhiều loại khống sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit. Chúng ta cần khai thác một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm khóang sản nói chung , dầu mỏ, khí đốt.
*Hoạt động 3 
 - GV treo 2 bản đồ: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và bản đồ Khóang sản Việt Nam.
 - GV gọi từng cặp HS lên bảng. GV đưa ra với mỗi cặp 1 yêu cầu.
Ví dụ: + Chỉ trên bản đồ dãy Hồng Lên Sơn.
 + Chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc Bộ.
 + Chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit.
	Thûá saáu ngaây 30 thaáng 08 nùm 2013
Tiết 1 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết PPCT 4	 LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Nắm được các sắc thái khác nhau của các từ đồng nghĩa để viết về đoạn văn miêu tả ngắn. 
2. Kĩ năng: 	Học sinh biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa - phân loại các từ đồng nghĩa. 
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp. 
II. Chuẩn bị: 
- Thầy: Từ điển 
- Trò : Vở bài tập, SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu một số từ ngữ thuộc chủ đề “Tổ quốc”. 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
- Học sinh sửa bài 5 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập từ đồng nghĩa” 
- Học sinh nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp 
Ÿ Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 1 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Cả lớp đọc thầm 
- Học sinh giải nghĩa từ 
* Chứng tích - văn hiến 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Học sinh trao đổi theo nhóm, tìm từ đồng nghĩa với: chứng tích
(Dự kiến: Chứng tích: chứng cứ, chứng cớ, vật chứng, bằng chứng, di tích... Văn hiến: văn hóa, văn minh, văn vật...)
- Lần lượt các nhóm lên trình bày. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
Ÿ Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 2 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2 
- Học sinh làm bài cá nhân 
Ÿ Giáo viên nhận xét nhanh ý của từng câu
- Học sinh sửa bài - mỗi học sinh sửa bài đọc theo dạng tiếp nối. 
Ÿ Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài 3
- Học sinh đọc yêu cầu bài 3 
- Học sinh làm bài trên phiếu 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh sửa bài bằng cách tiếp sức (Học sinh nhặt từ và ghi vào từng cột) - lần lượt 2 học sinh. 
Bao la
.......................
.......................
Lung linh
.......................
.......................
Ÿ Bài 4: 
- Học sinh xác định cảnh sẽ tả
- Trình bày miệng vài câu miêu tả
- Làm nháp: Viết đoạn văn ngắn 
(3-5 câu)
* Hoạt động 2: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm, lớp 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài 4 
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Nhân dân” 
Tiết 2 : THỂ DỤC
GVBM LÊN LỚP
Tiết 3 : TOÁN
Tiết PPCT 10 HỖN SỐ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách thực hành chuyển một hỗn số thành phân số. 
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh đổi hỗn số nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: Vận dụng điều đã học vào thực tế từ đó giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Phấn màu - các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ 
 - Trò: Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Hỗn số 
- Kiểm tra miệng vận dụng làm bài tập. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 2, 3/7 (SGK) 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số. 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Hoạt động cá nhân, cả lớp thực hành. 
- Dựa vào hình trực quan, học sinh nhận ra 
- Học sinh giải quyết vấn đề
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh nêu lên cách chuyển
- Học sinh nhắc lại (5 em) 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số. 
Ÿ Giáo viên nhận xét
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải 
- Học sinh nêu vấn đề muốn cộng hai hỗn số khác mẫu số ta làm sao? 
- Học sinh nêu: chuyển hỗn số ® phân số - thực hiện được phép cộng. 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
- Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài
a) = = 
c) - = - = 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số sang phân số, tiến hành cộng. 
Ÿ Bài 3: 
- Thực hành tương tự bài 2 
- Học sinh làm bài 
a)x = x== 
c) = == = 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm 
- Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Cử đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên bảng làm. 
- Học sinh còn lại làm vào nháp. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 4 : TẬP LÀM VĂN
Tiết PPCT 4 LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, học sinh nắm được hình thức trình bày số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê. 
2. Kĩ năng: 	Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê biểu bảng. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. 
II. Chuẩn bị: 
 - Thầy: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3
 - Trò : SGK 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luyện tập làm bào cáo thống kê” 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập. 
- Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. 
- Học sinh lần lượt trả lời. 
- Cả lớp nhận xét. 
Ÿ Giáo viên chốt lại. 
a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn lại bảng thống kê trong bài: “Nghìn năn văn hiến” bình luận. 
b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức: 
- Nêu số liệu 
- Trình bày bảng số liệu 
+ Người đọc dễ tiếp nhận thông tin
+ Người đọc có điều kiện so sánh số liệu. 
c) Tác dụng: 
Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục. 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, nhóm 
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”. 
- 1 học sinh đọc phần yêu cầu
- Cả lớp đọc thầm lại 
- Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ. 
Sỉ số lớp: 
	Tổ 1 	Tổ 3 
	Tổ 2 	
Số học sinh nữ: 
	Tổ 1 	Tổ 3 
	Tổ 2 	
* Hoạt động 3: Củng cố 	
Ÿ Bài 3: 
- Kết quả thống kê có tính so sánh ® Nên trình bày theo bài “Nghìn năm văn hiến”. 
- 1 học sinh đọc yêu cầu 
- Làm việc cá nhân 
- Lần lượt từng học sinh trình bày 
5. Tổng kết – dặn dò: 
- Học sinh viết vào bảng thống kê 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5 : SINH HOẠT LỚP
TUẦN 2 
. MỤC TIÊU
1. Hoạt động tập thể 
- Giúp HS hiểu được phát huy truyền thống nhà trường, của lớp là phải thực hiện tốt nội quy của trường, bổn nhiệm của người học sinh
- Biết đoàn kết tốt để thực hiện tốt nhiệm vụ
2. Sinh hoạt lớp:
- HS biết nhận xét những ưu khuyết điểm về các mặt hoạt động trong tuần
- HS biết sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm cho tuần sau.
- Giáo dục cho HS có ý thức kỉ luật tốt
II. CHUẨN BỊ	
- GV chuẩn bị nội quy, quy định của trường, lớp
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: 
Chủ điểm: Truyền thống nhà trường
Phát huy truyền thống của lớp, của trường
A.Khởi động : Lớp hát một bài
1. Hoạt động 1: HS làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS nêu nội quy của trường, lớp
 + Lớp nêu nội quy của trường, lớp
- GV gọi 1 HS nêu 4 nhiệm vụ của người học sinh
- GV cho HS trả lời câu hỏi: Vì sao phải thực hiện tốt nội quy của nhà trường và phát huy tốt nhiệm vụ của người học sinh?
 + HS trả lời: Thực hiện tốt để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp
- GV nhận xét, tuyên dương và bổ sung thêm
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
 	- GV cho HS thảo luận nhóm viết vào giấy khổ to nêu những việc làm cụ thể để phát huy tốt truyền thống học tập của trường lớp
 - Từng nhóm HS lên bảng đính phần trình bày phần thảo luận của mình. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung rút ra những ý đúng. GV chốt lại lời giải đúng:
+ Thuộc bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp 
+ Vào lớp chú ý nghe giảng bài, không làm việc riêng
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài
+ Tham gia đầy đủ các buổi hoạt đọng ngoại khoá, hưởng ứng tốt các phong trào của nhà trường đề ra
3. Hoạt động 3: Tổng kết giờ học
 - GV dặn HS chấp hành những điều đã thảo luận
- Nhắc nhở HS phải có ý thức giữ vệ sinh trường, lớp sạch đẹp cùng nhau xây dựng làm cho môi trường xung quanh xanh - sạch đẹp 
B. Nhận xét, dặn dò
- Lớp phải thực hiện tốt những điều đã được học
2. SINH HOẠT LỚP: 
a. Các tổ trưởng nhận xét những hoạt động của tổ trong tuần
b. GV đánh giá, nhận xét chung:
¬ Nề nếp
- Đa số các em đã quen dần nề nếp của lớp học
- Vệ sinh lớp sạch sẽ, xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, nghiêm túc. Tập thể dục giữa giờ đều và đẹp
- Biết giữa vệ sinh trường lớp. Đi học chuyên cần
¬ Học tập
- Các em ngoan, lễ phép
- Lớp đã đi vào nề nếp học tập, các em đã có ý thức học tốt. Các tổ có tinh thần thi đua trong học tập
- Duy trì việc dò bài giữa các tổ
- Đồ dùng học tập mang tương đối đầy đủ
- Về nhà chăm chỉ học bài và làm bài đầy đủ
- Trong giờ học các em hăng hái phát biểu xây dựng bài, chăm chú nghe giảng
w Tồn tại: Một số em chưa chăm chỉ học còn nói chuyện trong lớp : Them, 
¬ Các hoạt động khác
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động do nhà trường tổ chức 
- Vệ sinh trường , lớp sạch đẹp, không xã rác bừa bãi
- Trực nhật đúng giờ, lớp sạch sẽ
- Đảm bảo ATGT, ANHĐ
- Chăm sóc cây xanh rất tốt
¬ KẾ HOẠCH TUẦN: 03
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp
- Phát huy tinh thần thi đua trong học tập giữa các tổ
- Tiếp tục theo dõi HS để phân loại cho chính xác
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Thường xuyên chấm, kiểm tra bài cho HS

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 20132014 Tuan 2Vip.doc