TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/KT,KN :
- Biết đọc lưu loát, rành mạch; diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyện thống tốt đẹp đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2/TĐ : Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
II.CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
TUẦN 26 Thứ hai ngày 28 tháng 02 năm 2011 TẬP ĐỌC NGHĨA THẦY TRÒ I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/KT,KN : - Biết đọc lưu loát, rành mạch; diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu. - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyện thống tốt đẹp đó. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2/TĐ : Có thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. II.CHUẨN BỊ : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’ - Kiểm tra 2 HS - Nhận xét, cho điểm HS đọc thuộc lòng + trả lời câu hỏi a.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học HS lắng nghe HĐ 2:Luyện đọc ; 10-12’ - 2 HS đọc to, lớp đọc thầm - GV chia 3đoạn - HS đánh dấu trong SGK - HS đọc đoạn nối tiếp Luyện đọc các từ ngữ khó: môn sinh, sập, tạ,... +HS đọc các từ ngữ khó + Đọc chú giải HS đọc trong nhóm 1HS đọc cả bài GV đọc diễn cảm toàn bài HĐ 3: Tìm hiểu bài : 8-10’ Đoạn 1: + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Lớp đọc thầm + TLCH *Để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy, + Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? * Tứ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân để mừng thọ thầy, Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý.Khi nghe cùng với thầy “ tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng”, họ đồng thanh dạ ran, cùng theo sau thầy. Đoạn 2: Cho HS đọc + Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào?tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy Chu đối với thầy giáo cũ? * Thầy rất tôn kính thầy đồ đã dạy mình từ hồi vỡ lòng.Thầy mời học trò tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, chắp tay cung kníh vái cụ đồ.Cung kính thưa với cụ : “ lạy thầy! hôm nay con đem tất cả môn sinh... Đoạn 3: Cho HS đọc + Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? Tiên học lễ, hậu học văn Uống nước nhớ nguồn Tôn sư trọng đạo Nhất tự vi sư, bán tự vi sư + Em cho biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao nào có nội dung tương tự? * Không thầy đố mày làm nên Kính thầy yêu bạn 3.Đọc diễn cảm : 7-8’ - Cho HS đọc diễn cảm bài văn - 3 HS nối tiếp đọc - Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc Đọc theo hướng dẫn GV - Nhận xét + khen những HS đọc đúng, hay - Thi đọc diễn cảm -Lớp nhận xét HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ Nhận xét tiết học Dặn HS về tìm đọc các truyện về tình thầy trò, truyền thống tôn sư trọng đạo của VN - Nhắc lại ý nghĩa của chuyện TOÁN NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: 1/KT, KN : Biết: Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số Vận dụng giải các bài toán có nội dung thức tế. 2/TĐ : HS yêu thích môn Toán II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.Bài cũ : 4-5' HĐ 2: Giới thiệu bài : 1' HĐ 3. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số : 13-14’ - 2HS lên làm BT1a,2. Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng: 1 giờ 10 phút x 3 = ? GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính: x 1 giờ 10 phút HS nêu cách đặt tính rồi tính: 3 3 giờ 30 phút Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng: 3 giờ 15 phút x 5 = ? GV cho HS tự đặt phép tính và tính: x 03 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: Cần đổi 75 phút ra giờ và phút. 75 phút = 1 giờ 15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút GV cho HS nêu nhận xét: Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. HĐ 3. Luyện tập : 13-15’ Bài 1: GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: Dành cho HSKG Bài 2: HS đọc đề bài, nêu cách giải và sau đó tự giải. HS tự làm bài rồi chữa bài. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ - Nhắc lại cách nhân số đo thời gian. ĐẠO ĐỨC EM YÊU HOÀ BÌNH (TIẾT 1) I.MỤC TIÊU : 1/KT,KN : Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày 2/TĐ : Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. * -Kĩ năng xác định giá tri(nhận thức được giá trị hòa bình, yêu hòa bình) -Kĩ năng bạn bè. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở Việt Nam và trên thế giới. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình. II.CHUẨN BỊ : + Tranh ảnh về những tổn thất và hậu quả do chiến tranh để lại ( HĐ1 tiết 1) + Bảng phụ ( HĐ4 – tiết 1) + Phiếu bài tập ( HĐ3 tiết 1) + Băng dính, giấy, bút dạ bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1, Khới động : 2-3’ HĐ 2 : Giới thiệu bài : 1’ - HS hát bài “ cánh chim hoà bình” + Bài hát muốn nói lên điều gì? -Bài hát thể hiện niềm ước mơ của bạn nhỏ: ước mơ cho sự hoà bình và niềm khát khao được sống trong vùng trời bình yên của trái đất hoà bình HĐ 3 : Tìm hiểu các thông tin trong SGK và tranh ảnh : 9-10’ - 1 2HS đọc thông tin ở SGK, cả lớp đọc thầm và theo dõi. - HS thảo luận nhóm 4 1. Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh? 1. Cuộc sống của người dân ở vùng chiến tranh sống khổ cực. Đặc biệt có những tổn thất lớn mà trẻ em phải gánh chịu như : mồ côi cha, mẹ, bị thương tích. Tàn phế: sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm song giết người 2. Những hậu quả mà chiến tranh để lại? 2. Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải: + Cướp đi nhiều sinh mạng: VD: cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam có gần 3 triệu người chết: 4,4 triệu người bị tàn tật; 2 triệu người nhiễm chất độc màu da cam. + Thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ. 3. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc, trẻ em được tới trường theo em chúng ta cần làm gì? 3. Để thế giới không còn chiến tranh, theo em, chúng ta phải: + Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. + Lên án, phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm đem tranh ảnh lên để minh hoạ thêm hậu quả của chiển tranh. - Chốt lại ý chính. HĐ 4 : Bày tỏ ý kiến : 6-7’ HS đọc bài tập 1 Thảo luận nhóm 2 Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Tán thánh : ý a & d + Không tán thành : ý c & b GV mời 1số HSKG giải thích lí do vì sao tán thành và không tán thành VD : Không tán thành ý b vì trẻ em các nước bình đẳng, không phân biệt chủng tộc, giàu nghèo đều có quyền sống trong hoà bình. - Rút ra kết luận : - 3HS đọc ghi nhớ ở SGK HĐ 5 : Hành động nào đúng : 8-9’ - Đọc bài tập 2 - Phát phiếu bài tập - HS thảo luận nhóm 4 để chọn đấp án đúng - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Đáp án đúng là các ý : b. c. e. i. - Gọi 2 HS đọc lại các hành động đúng b. Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn. c. Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác. e. Biết phê phán các hành động vũ lực. i. Biết kiềm chế, trao đổi hoà nhã với mọi người. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ Dặn HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh (Hoặc vẽ ), bài hát nói về chiến tranh Thứ ba ngày 01 tháng 3 năm 2011 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ KT, KN : - Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc - Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt : Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm đước các BT1,2,3 2/TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV. II.CHUẨN BỊ : Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (hoặc một vài trang phôtô) Bút dạ + giấy khổ to (hoặc bảng nhóm). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’ Kiểm tra 3 HS Nhận xét, cho điểm - Nhắc lại nội dung ghi nhớ + làm BT tiết trước HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’ - HS lắng nghe HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT1: 6-7’ Cho HS đọc yêu cầu của BT -1HS đọc yêu cầu của BT, cả lớp theo dõi trong SGK. - Đọc kĩ từng dòng để tìm đúng nghĩa của từ truyền thống - HS trình bày kết quả Đáp án đúng: b GV giải thích: truyền thống là từ Hán Việt, gồm 2 tiếng lập nghĩa nhau, truyền có nghĩa là trao, để lại; thống có nghĩa nối tiếp nhau không dứt. HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT2: 8-9’ - 2hs nhắc lại HS đọc yêu cầu của BT GV phát bút dạ + phiếu cho HS Làm bài theo nhóm 4 Cho HS trình bày Trình bày kết quả: + Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác: truyền nghề,truyền ngôi, truyền thống +Truyền có nghĩa là lan rộng... : truyền bá, truyền hình, truyền tin, truyền tụng. + Truyền có nghĩa là nhập hoặc đưa vào cơ thể người: truyền máu ,truyền nhiễm - Nhận xét + chốt lại kết quả đúng - 1HS đọc lại HĐ 5: Hướng dẫn HS làm BT3: 9-10’ HS đọc đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường và phần chú giải -Nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, phát hiện nhanh các từ ngữ chỉ đúng người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc - Phát phiếu và bút xạ cho 2HS -HS làm bài vào vở BT, 2HS làm bài vào phiếu Nhận xét,chốt lại ý đúng - Trình bày kết quả: +Những từ ngữ chỉ người gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản +Những từ ngữ chỉ sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc: nắm tro bếp, mũi tên đồng, con dan cắt rốn, vườn cà, thanh gươm HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi để sử dụng đúng những từ ngữ gắn với truyền thống dân tộc các em vừa được mở rộng. - Nhắc lại nội dung bài học TOÁN CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: 1/KT, KN : Biết Thực hiện phép chia số đo thời gian với một số Vận dụng giải các bài toán có nội dung thức tế. 2/TĐ : HS yêu thích môn Toán II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.Bài cũ : 4-5' HĐ 2: Giới thiệu bài : 1' HĐ 3. Thực hiện phép chia số đo thời gian với một số : 14-15’ - 1HS lên làm BT1. Ví dụ 1: GV cho HS đọc và nêu phép chia tương ứng: - HS đọc và nêu phép chia tương ứng. 42 phút 30 giây : 3 = ? GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia: 42 phút 30 ... nh trả B52 - Xem trước bài Lế kí - GV nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 04 tháng 3 năm 2011 TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ KT,KN : Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. 2/ TĐ : Thể hiện thái độ tiết kiệm thông qua việc biết giữ gìn và bảo vệ các đồ dùng cá nhân và trong gia đình. II.CHUẨN BỊ : Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (TUẦN 25); một số lỗi điển hình HS mắc phải. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’ - Kiểm tra 3 HS - Nhận xét + cho điểm Đọc lại màn kịch đã viết ở tiết trước HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học; 1’ HS lắng nghe HĐ 3:Nhận xét kết quả : 6-7’ Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - Đưa bảng phụ lên - Nêu những ưu điểm chính trong bài của HS -Nêu những thiếu sót, hạn chế của HS Thông báo điểm số cụ thể cho HS: - 1 HS đọc lại 5 đề bài - Lắng nghe - HS lắng nghe HĐ 4: Chữa bài ; 8-9’’ Hướng dẫn HS chữa lỗi chung: -HD HS chữa lỗi trên bảng phụ -1số HS lên bảng lần lượt chữa từng lỗi,cả lớp chữa trên nháp - Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài - GV trả bài cho HS - Cho HS chữa lỗi - Nhận bài + xem lại lỗi - HS chữa lỗi HS tự sửa lỗi + đổi vở cho nhau sửa lỗi GV kiểm tra HS làm việc HĐ 5: Hướng dẫn HS học tập những đoạn, bài văn hay: : 5-6’ GV đọc những đoạn, bài văn hay của HS Lắng nghe HĐ 6: Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn ; 7-8’ -Chấm một số đoạn văn HS viết - Chọn đoạn viết chưa đạt để viết lại + nối tiếp nhau đọc đoạn vừa viết HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP : 1-2’ Nhận xét tiết học + khen HS làm bài tốt, chữa bài tốt trên lớp Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại vào vở HS về nhà đọc trước nội dung của tiết sau TOÁN VẬN TỐC I. MỤC TIÊU: 1/KT, KN : Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. 2/TĐ : HS yêu thích môn Toán II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.Bài cũ : 4-5' HĐ 2: Giới thiệu bài : 1' HĐ 3 : Gt khái niệm vận tốc : 13-14’ - 2HS lên làm BT2a. GV nêu bài toán: "Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc tại A thì xe nào đến B trước?" GV hỏi: Ô tô và xe máy xe nào đi nhanh hơn? - HS trả lời:Thông thường ô tô đi nhanh hơn xe máy. a) Bài toán 1 GV nêu bài toán (trong SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả. GV gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải bài toán: - HS nói cách làm và trình bày lời giải bài toán: 170 : 4 = 42,5 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. GV nói mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ. GV ghi bảng: Vận tốc của ô tô là: Ghi vở: Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là km/giờ. - HS nêu cách tính vận tốc. GV nói: Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là: v = s : t HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc v = s : t GV gọi một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc. b) Bài toán 2. GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán. GV gọi HS nói cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán. Vận tốc chạy của người đó là: 60 : 10 = 6 (m/giây) GV hỏi HS về đơn vị của vận tốc trong bài toán này và nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở đây là m/giây. GV gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc. 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc. HĐ 4 . Thực hành : 14-15’ Bài 1: -HS nêu cách tính vận tốc. GV cho HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị là km/giờ. GV gọi 1 HS lên bảng viết bài giải, các HS còn lại làm bài vào vở. HS lên bảng viết bài giải, các HS còn lại làm bài vào vở. Bài giải: Vận tốc của xe máy là: 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số: 35 km/giờ Bài 2: GV cho HS tính vận tốc theo công thức v = s : t Bài giải: Vận tốc của máy bay là: 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số: 720 km/giờ Bài 3: -Dành cho HSKG GV hướng dẫn HS muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian là giây. Bài giải: 1 phút 20 giây = 80 giây Vận tốc của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số: 5 m/giây HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ - Nhắc lại cách tính vận tốc. MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ: TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM I. MỤC TIÊU - HS nhận biết được đặc điểm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. II. CHUẨN BỊ. - GV : SGK,SGV - Hình gợi ý cách vẽ - bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1:Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung Hs quan sát, lắng nghe HĐ 2:: Quan sát nhận xét (5’) - GV giới thiệu một số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ( kẻ đúng và chưa đúng) + kiểu chữ. + chiều cao chiều rộng của dòng chữ so khổ giấy + khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng GV: yêu cầu h/s tìm ra dòng chữ đúng và đẹp Hs quan sát HĐ 3:: Cách kẻ chữ (5’) - GV vẽ lên bảng kết hợp nêu câu hỏi: +Những nét đưa lên nét ngang là nét thanh. +Nét kéo xuống( nét nhấn mạnh) là nét đậm. + GV kẻ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát từ Quang Trung - Yêu cầu HS tìm khuôn khổ chữ xác định vị trí nét thanh nét đậm HS quan sát lắng nghe QUANG TRUNG - HS thực hiện theo hướng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy HĐ 4: Thực hành (20’) + Tập kẻ các chữ A, B, M, N H/s thực hiện + Vẽ màu vào các con chữ và nền HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:Nhận xét đánh giá(5’) GV nhận xét chung tiết học Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em chưa hoàn thành về nhà thực hiện tiếp + Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về đề tài môi trường. KHOA HỌC SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA I. MỤC TIÊU : 1/ KT, KN : - Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 2/TĐ : Biết yêu quý & bảo vệ thực vật có hoa. II.CHUẨN BỊ : Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió. Sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính ( giống như hình 2 trang 106 SGK) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích (đủ dùng cho nhóm). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐ 1.. Kiểm tra bài cũ: 4-5’ HĐ 2.Giới thiệu bài: 1’ HĐ 3: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK.: 5-6’ - HS làm việc theo cặp - HS đọc thông tin trang 106 SGK và : Chỉ vào hình 1 để nói với nhau về: Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả. 1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì? a. Sự thụ phấn 2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì? b.Sự thụ tinh. 3. Hợp tử phát triển thành gì? 4. Noãn phát triển thành gì? 5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì? b. Phôi a. Hạt b. Quả HĐ 4 : Trò chơi “ Ghép chữ vào hình” : 9-10’ - HS chơi ghép chữ vào hình cho phù hợp theo nhóm - GV phát cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính ( hình 3 trang 106 SGK) và các thẻ từ có ghi sẵn chú thích. - HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn bài của mình lên bảng. GV cho từng nhóm giới thiệu sơ đồ có gắn chú thích của nhóm mình GV nhận xét và khen ngợi nhóm nào làm nhanh và đúng HĐ 5 : Thảo luận : 10-12’ * HS hoạt động theo nhóm - Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK: + Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà bạn biết. - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng như: hoa mướp, bầu, bí, phượng, cam, chanh,... -Hoa thụ phấn nhờ gíơ như: lúa, ngô, cỏ,... + Bạn có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió? - Hoa thụ phấn nhờ côn trùng là những loài hoa thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm quyến rũ hấp dẫn côn trùng . Hoa thụ phấn nhờ gió là những loài hoa không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có. - Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật hoặc tranh ảnh các hoa sưu tầm được, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng Hoa thụ phấn nhờ gió Đặc điểm Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt,...hấp dẫn cổn trùng Không có màu sắc đẹp, đài hoa thường nhỏ hoặc không có Tên cây Dong riềng, phượng, bưởi,... Các loài cây cỏ, lúa, ngô,... - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác góp ý, bổ sung. - 2.3 HS đọc nội dung chính HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’ - Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài học sau. - GV nhận xét tiết học. SINH HOẠT TUẦN 26 I.MỤC TIÊU: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 26 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân. - GD HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân. II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 26: * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ, duy trì SS lớp tốt. -Nề nếp lớp tương đối ổn định. * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp. - Một số em chưa chịu khó học ở nhà. * Văn thể mĩ:- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. -Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ. -Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học. -Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt. * Hoạt động khác:- Sinh hoạt Đội đúng quy định. III. KẾ HOẠCH TUẦN 27: * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. -Thực hiện nghiêm túc những quy định của địa phương. - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép. - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 27. -Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học. - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. -Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường. - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS. * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. -Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
Tài liệu đính kèm: