Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Báu

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Báu

 Toán: Luyện tập

I. Mục tiêu

- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích (2 số đo đầu của BT1a,b).

- Biết chuyển đổi các số đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan (BT2; cột 1 của BT3; BT4). - HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.

II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm và bảng con.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 6 - Phạm Thị Báu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 6
Thứ hai, ngày 30 tháng 09 năm 2013
 Toán: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích (2 số đo đầu của BT1a,b).
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan (BT2; cột 1 của BT3; BT4). - HS khá giỏi làm cả 4 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học - Bảng nhóm và bảng con.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS:
 + Nêu bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ 
của nó.
 + Tùy theo đối tượng HS, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về số đo diện tích qua bài Luyện tập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Thực hành
- Bài 1 : Củng cố cách viết số đo diện tích có hai đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số (hay hỗn số) có một đơn vị cho trước
 a) Gọi HS đọc yêu cầu bài 1a.
 + Hướng dẫn theo mẫu.
 + Ghi bảng lần lượt hai số đo đầu, yêu cầu thực hiện vào bảng con và nêu cách làm.
 + Nhận xét, sửa chữa.
a/ 6m235dm2 =6m2 + m2 = 6m2 ; 
 8m227dm2 = 8m2+m2 = 8m2
*( 16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2 ; 26dm2 = m2 )
b) Gọi HS đọc yêu cầu bài 1b.
 + Ghi bảng lần lượt hai số đo đầu, yêu cầu thực hiện vào bảng con.
 + Nhận xét, sửa chữa.
b/ 4dm265cm2 = 4dm2 ; 95cm2 = dm2 ; 
* ( 102dm28cm2 = 102dm2 )
- Bài 2 : Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Yêu cầu HS tính và nêu kết quả.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng: B.305
- Bài 3 : Rèn kĩ năng so sánh các số đo diện tích
 + Nêu yêu cầu bài.
 + Yêu cầu thực hiện cột 1; HS khá giỏi thực hiện cả bài vào vở và trình bày.
 + Nhận xét, sửa chữa.
 : 2dm2 7cm2 = 207 cm2 ; 300mm2 > 2cm289mm2
 * ( 3m2 48dm2 < 2m2 ; 61km2 = 610hm2 
- Bài 4: rèn kĩ năng giải toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hỗ trợ HS:
 . Diện tích căn phòng tức là diện tích của 150 viên gạch.
 . Để tính được diện tích của 150 viên gạch, ta cần biết gì ?
 . Yêu cầu nêu cách tính diện tích của một viên gạch ?
 + Yêu cầu 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở.
 + Nhận xét, sửa chữa. Diện tích viên gạch là:
40 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 150 = 240 000 (cm2)
240 000 cm2 = 24 m2
 Đáp số: 24cm2
4.Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học.
- Làm lại các bài tập trên lớp vào vở, HS khá giỏi cả 4 bài trong SGK.
- Chuẩn bị bài Héc-ta.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to.
- Chú ý.
- Suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- 2 HS đọc to.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, đối chiếu kết quả.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Xác định yêu cầu bài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu lại tựa bài.
- Tiếp nối nhau nêu.
Bµi tËp luyÖn thªm dµnh cho HS giái:
§iÒn dÊu ; = thÝch hîp vµo chç chÊm.
a/ 6m2 56 dm 2 ...... 656 dm2 b/ 4 m 2 79 dm2 ..........5m2
4500 m2 .........540 dam2 9 hm2 5 m2.......9050 m2a 
Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai 
I. Mục đích, yêu cầu
	- Đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. 
	- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh họa trong SGK.
	- Bảng phụ ghi đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu đọc thuộc lòng 1 hoặc 2 khổ thơ hay cả bài thơ Ê-mi-li, con và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: Trên trái đất có nhiều dân tộc với nhiều màu da khác nhau nhưng màu da nào cũng đáng yêu, đáng quý. Nhưng ở một số nước, vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc. Bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai sẽ giúp các em hiểu về cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc bài.
- Giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man-đen-la và cho xem tranh minh họa.
- Yêu cầu từng nhóm 3 HS nối tiếp nhau đọc theo 3 đoạn.
- Kết hợp hướng dẫn đọc tên phiên âm, số liệu, sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó.
- Yêu cầu HS khá giỏi đọc lại bài.
- Đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm, đọc lướt bài, thảo luận và lần lượt trả lời các câu hỏi: 
 ? Dưới chế độ a-pác- thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
+ Làm những công việc bẩn thỉu, trả lương thấp, 
 ? Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
+ Đấu tranh đòi bình đẳng và giành được thắng lợi.
 ? Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của Nam Phi mới ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng sau mỗi câu trả lời.
- Gọi HS nêu nội dung bài.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS khá giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc.
 + Đọc mẫu đoạn 3.
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4/ Củng cố 
- Yêu cầu: Nêu ý nghĩa, nội dung của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và kết hợp giáo dục học sinh.
- Mọi người, dù màu da nào, dân tộc nào cũng đều được tôn trọng, đối xử bình đẳng.
5/ Dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Tác phẩm Si-le và tên phát xít Đức.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to.
- Quan sát tranh, ảnh.
- Từng nhóm 3 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn.
- Luyện đọc, đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. 
 - HS khá giỏi đọc.
- Lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu
 - HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung.
 + HS tiếp nối nhau giới thiệu.
- HS nêu. Nhận xét bổ sung.
- HS khá giỏi được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm.
- Chú ý.
- Lắng nghe.
- Xung phong thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài 
- Chú ý theo dõi.
Chính tả 
Nhớ viết: Ê-Mi-li, con...
I. Mục tiêu
	- Nhớ - viết lại đúng chính tả khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê-mi-li, con , trình bày đúng hình thức thơ tự do. 
	- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ ở BT3; HS khá giỏi làm đầy đủ BT 3, hiểu nghĩa các thành ngữ và tục ngữ.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu nêu quy tắc đặt dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ua, uô và cho ví dụ minh họa.
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em đã học bài Tập đọc Ê-mi-li, con , hôm nay các em sẽ nhớ để viết lại cho đúng khổ thơ 3 và 4 trong bài Ê-mi-li, con 
và củng cố cách đặt dấu thanh trong các tiếng chứa nguyên âm đôi ưa hoặc ươ.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hướng dẫn nhớ - viết .
- Yêu cầu đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4 trong bài Ê-mi-li, con 
- Yêu cầu thầm bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai, cách viết tên riêng người nước ngoài.
- Ghi bảng những từ dễ viết sai, tên riêng người nước ngoài và hướng dẫn cách viết.
- Nhắc nhở:
 + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định.
 + Trình bày sạch sẽ, đúng theo thể thơ tự do.
- Yêu cầu nhớ lại và viết vào vở. 
- Yêu cầu tự soát và lỗi.
- Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp.
- Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến.
* Hướng dẫn làm bài tập
- Bài tập 2 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
 + Yêu cầu nêu các tiếng có chứa vần uô hoặc ua và nêu cách đặt dấu thanh trong các tiếng đó.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng:
 . Các tiếng chứa ưa (không có âm cuối): dấu thanh đặt ở nguyên âm thứ nhất (ư).
 . Các tiếng chứa ươ (có âm cuối): dấu thanh đặt ở nguyên âm thứ hai (ơ).
- Bài tập 3 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Treo bảng phụ, yêu cầu 1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào vở 2, 3 câu thành ngữ; HS khá giỏi làm đầy đủ BT 3.
 + Yêu cầu HS khá giỏi nêu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ.
 + Nhận xét và sửa chữa.
 4. Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa ưa hoặc ươ.
- Nắm được mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh, các em sẽ viết chính tả đúng và đặc biệt là ghi đúng dấu thanh vào tiếng có chứa ưa hoặc ươ.
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Làm lại các BT vào vở.
- Chuẩn bị bài chính tả Dòng kinh quê hương.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to.
- Đọc thầm và chú ý.
- Nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp.
- Chú ý.
- Nhớ và viết theo tốc độ quy định.
- Tự soát và chữa lỗi.
- Đổi vở với bạn để soát lỗi.
- Chữa lỗi vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- HS đọc yêu cầu.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- HS khá giỏi tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
- Học sinh lên viết lại một số từ viết sai trong bài chính tả.
 Ôn luyện Toán: Luyện tập
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Củng cố về các đơn vị đo diện tích.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học.
- Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề.
Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Xác định dạng toán, tìm cách làm
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
 a) 6cm2 = .mm2
 30km2 = hm2
 8m2 = ..cm2
 b) 200mm2 = cm2
 4000dm2 = .m2
 34 000hm2 = km2
 c) 260cm2 = dm2 ..cm2
 1086m2 =dam2.m2
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
71dam2 25m2 .. 7125m2
801cm2 .8dm2 10cm2
12km2 60hm2 .1206hm2
Bài 3 : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1m2 25cm2 = .cm2
A.1250 B.125
C. 1025 D. 10025
Bài 4 : (HSKG)
 Để lát một căn phòng, người ta đã dùng vừa hết 200 mảnh gỗ hình chữ nhật có chiều dài 80cm, chiều rộng 20cm. Hỏi căn phòng đó có diện tích là bao nhiêu m2 ? 
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét g ... OẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Khi mua thuốc và dùng thuốc, ta cần chú ý điều gì ?
 + Sử dụng thuốc không đúng có hại như thế nào ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
- Giới thiệu: các em đã nghe nói về bệnh sốt rét chưa ? Em biết gì về bệnh này ? Bài Phòng bệnh sốt rét sẽ giúp các em hiểu và phòng tránh bệnh sốt rét.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: 
 + HS biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
 + Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt rét.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình trang 26 SGK và trả lời câu hỏi:
 1) Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
+Cách 1 ngày xuất hiện 1 cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, ra mồ hôi và hạ sốt.
 2) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ?
+ Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.
 3) Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì ?
+ Do 1 loại kí sinh trùng gây ra.
 4) Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào ?
+ Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang người lành.
 + Nhận xét và chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- Mục tiêu: Giúp HS:
 + Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
 + Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt là màn có tẩm thuốc phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
 + Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
1) Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà ?
2) Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người ?
3) Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành ?
4) Bạn có thể làm gì để ngăn không cho muỗi sinh sản ?
5) Bạn có thể làm gì để ngăn không cho muỗi đốt người ?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 - Nhận xét, kết luận.
+ Ẩn náu nơi tối tăm, ẩm thấp, và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ngay trong mảnh bát, chum vại, lon,có chứa nước.
+ Vào buổi tối và ban đêm.
+ Phun thuốc trừ muỗi, vệ sinh không cho muỗi có nơi ẩn nấp.
+ Chôn kín rác thải và dọn sạch những nơi nước đọng, lấp vũng nước, thả cá ăn bọ gậy.
+ Ngủ màn hoặc mặc quần áo dài vào buổi tối.
4. Củng cố 
- GDHS: Để phòng tránh bệnh sốt rét, các em phải tự bảo vệ bằng cách không cho muỗi đốt và tích cực diệt muỗi.
5. Dặn dò .- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài Phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK và trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện và hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Chú ý theo dõi.
Đạo đức: Có chí thì nên (T2)
I- MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, XH.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
II- CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
 - Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
 - Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
III- CÁC PP- KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC :
 - Thảo luận nhóm.
 - Làm việc cá nhân.
 - Trình bày 1 phút.
IV - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Hình trong SGK.
- Thẻ màu. 
V. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1.Ổn định 
2.Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu kể lại việc làm thể hiện người có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm và rút ra bài học.
 - Nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới
- Giới thiệu: Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Lâm vào hoàn cảnh như vậy, các em phải làm gì? Bài Có chí thì nên sẽ giúp các em biết cách giải đáp thắc mắc trên.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin .
- Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu đọc thông tin về Trần Bảo Đồng.
 + Yêu cầu thảo luận và trình bày lần lượt từng câu hỏi:
 . Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập ?
 . Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
 . Em học tập những gì từ tấm gương đó ?
 + Nhận xét, kết luận: Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống 
- Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
- Cách tiến hành: 
 + Yêu cầu thảo luận BT1, 2 theo nhóm đôi.
 + Nêu lần lượt từng câu hỏi trong từng bài tập, yêu cầu giơ thẻ màu để bảy tỏ ý kiến và giải thích.
 + Nhận xét, kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và cuộc sống.
4.Củng cố 
- Ghi bảng mục ghi nhớ.
- GDHS: Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, chúng ta cần có những quyết tâm để vượt qua khó khăn, thử thách.
5.Dặn dò .
- Nhận xét tiết học.
- Sưu tầm những tấm gương vượt khó.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện. 
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận với bạn ngồi cạnh.
- Suy nghĩ, bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ màu và tiếp nối nhau giải thích.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Thảo luận và rút ra bài học.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Lịch sử: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
I. Mục đích, yêu cầu
	- Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
	- HS khá giỏi biết được vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: Không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
 II. Đồ dùng dạy học
	- Hình trong SGK. 
	- Bản đồ Hành chánh Việt Nam. 
- Phiếu học tập.
 III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi:
 + Hãy thuật lại phong trào Đông du.
 + Vì sao phong trào Đông du bị thất bại ?
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới
- Giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại, vì chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Đầu thế kỉ XX, Bác Hồ kính yêu của chúng ta quyết chí ra đi để tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Điều đó đã được thể hiện trong bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1 
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và trình bày: 
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Tìm hiểu về quê hương và gia đình của Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó).
+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì ?
 + Quyết tâm mong muốn ra nước ngoài tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành được biểu hiện như thế nào ? 
- Nhận xét, cho xem tranh và chốt ý.
* Hoạt động 2 
- Treo bản đồ, xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh và ảnh Bến cảng Nhà Rồng để trình bày sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày 5-6-1911 .
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: 
? Vì sao Bến cảng Nhà Rồng được công nhận là di tích lịch sử ?
+ Là nơi ghi lại chuyến ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ.
? Thông qua bài học, các em hiểu Bác Hồ là người như thế nào ?
+ Suy nghĩ và hành động vì nhân dân, vì đất nước.
? Nếu không có Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì đất nước ta sẽ ra sao ?
+ Đất nước không độc lập, nhân dân sống trong cảnh nô lệ.
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu ý đúng và chốt lại ý đúng. 
- Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ.
4. Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Giáo viên nêu lại các câu hỏi cuối bài và gọi học sinh trả lời.
- Nhận xét chốt lại và giáo dục học sinh.
- Với lòng yêu nước, thương dân, Bác Hồ không quản gian khổ, hi sinh cả đời mình để tìm r acon đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
5. Dặn dò .
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học và ghi vào vở nội dung ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành phiếu học tập dựa vào SGK và cử đại diện nhóm trình bày:
 - Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh.
- Quan sát bản đồ, chú ý theo dõi.
- Suy nghĩ và lần lượt phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc trong SGK.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Chú ý theo dõi.
Sinh hoạt tập thể: Nhận xét tuần
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 6.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp 100% 
- Nề nếp lớp :
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ tốt
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ 
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học 
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : sạch sẽ, vẫn nhiều em hay ăn quà vặt để rác chưa đúng quy định.
III. Kế hoạch tuần 7:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 7.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Thực hiện trang trí lớp học.
TNXH.
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho HS thi đua giải toán nhanh giữa các tổ nhằm ôn tập, củng cố các kiến thức đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L5 TUAN 6 2 BUOI CO CKTKN.doc