Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 9 - Trần Thị Thu Hoài

Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 9 - Trần Thị Thu Hoài

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.

 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh ảnh trong sgk phóng to.

 - 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.

 - Giấy và bút màu.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học lớp 5 - Tuần 9 - Trần Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Ngày soạn: 19/10/2012
Ngày dạy: từ 22/10/2012 đến 26/10/2012
Lớp dạy: 5A, 5B, 5C
KHOA HỌC
THÁI ĐỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
 - Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh trong sgk phóng to.
 - 5 tấm bìa cho hoạt động đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”.
 - Giấy và bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3 HS
- Câu hỏi 1: HIV/ AIDS là gì?
- Câu hỏi 2: HIV có thể lây truyền qua những đường nào?
- Câu hỏi 3: Chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh HIV/ AIDS?
* GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
 Bài học trước chúng ta đã biết HIV là căn bệnh rất nguy hiểm chưa có thuốc đặc trị và các con đường lây nhiễm HIV/AIDS . Vậy hôm nay qua bài học Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS chúng ta sẽ biết đối với người nhiễm HIV/AIDS ta cần có thái độ như thế nào?
b. Nội dung: 
Hoạt động 1 : HIV/AIDS không lây qua một số tiếp xúc thông thường
+Hỏi :Theo em những hoạt động tiếp xúc thông thường nào không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Học sinh nêu gv ghi nhanh ý kiến của học sinh lên bảng.
Gv kết luận : Những hoạt động tiếp xúc thông thường như các em đã nêu không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: HIV/AIDS lây truyền hoặc không lây truyền qua các đường tiếp xúc.
- Gv chia lớp thành hai đội, mỗi đội 4 em thi tiếp sức: 
 + Đội A ghi các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
 + Đội B ghi các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
- Trong cùng một thời gian đội nào ghi được nhiều và đúng thì đội đó thắng.
Hoạt động 2 :Không nên xa lánh, phân biệt đối xử đối với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2,3 sgk đọc lời thoại của nhân vật và trả lời câu hỏi:
 + Nếu các bạn đó là người thân của em, em sẽ đối xử với các bạn đó như thế nào?
- Gọi học sinh trình bày ý kiến.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3 : Bày tỏ thái độ ý kiến.
- Gv cho học sinh hoạt động theo nhóm.
- Gv phát phiếu ghi các tình huống cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Nếu em ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
 Nhóm 1 và 2 
Tình huống : Lớp em có một bạn vừa chuyển đến, lúc đầu ai cũng muốn chơi với bạn đó nhưng khi biết bạn đó bị nhiễm HIV/AIDS thì mọi người đã thay đổi thái độ vì sợ lây. Em sẽ làm gì khi đó?
 Nhóm 3 và 4 
Tình huống : Em cùng các bạn đang chơi thì thấy cô Lan đi chợ về. Cô cho mỗi bạn một cái bánh nhưng không ai dám nhận vì cô Lan bị nhiễm HIV/AIDS. Khi đó em sẽ làm gì ?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?
- Làm như vậy có tác dụng gì?
- GV nhận xét tiết học. 
3 HS trình bày.
- HS lắng nghe
- Học sinh nêu những hoạt động thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV/AIDS là : Ôm, hôn má, bắt tay, bị muỗi đốt, khoác vai, ngồi học cùng bàn, dùng chung khăn tắm, uống chung li nước, ăn cơm cùng mâm, nói chuyện, nằm ngủ bên cạnh...
- Học sinh tham gia chơi trò chơi và ghi kết quả như sau:
Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Dùng chung kim tiêm.
Xăm mình chung dụng cụ.
Dùng chung dao cạo, nghịch bơm kim tiêm đã sử dụng.
Truyền máu không rõ nguồn gốc...
Bơi chung bể bơi công cộng.
Bắt tay, bị muỗi đốt, ngồi ăn cơm chung, uống chung li nước, ngồi học cùng bàn, dùng chung khăn tắm, mặc chung quần áo...
- Học sinh hoạt động theo cặp và trả lời câu hỏi :
+ Nếu em là người quen của các bạn đó thì em vẫn chơi với họ. Họ có quyền được vui chơi. Tuy bố bạn ấy bị nhiễm HIV/AIDS nhưng có thể bạn ấy không bị nhiễm. HIV/AIDS không lây truyền qua các con đường thông thường.Em sẽ động viên họ đừng buồn vì xung quanh còn có nhiều người sẽ giúp đỡ họ...
- Học sinh thảo luận theo nhóm và đưa ra cách giải quyết của nhóm mình.
Các nhóm có thể đưa ra cách ứng xử khác nhau nếu cùng một tình huống.
Học sinh nhóm khác bổ sung.
 Nhóm 1 và 2 có thể nêu
Em sẽ động viên bạn đừng buồn rồi mọi người sẽ hiểu. Em sẽ nói với mọi người trong lớp rằng bạn cũng như chúng ta,đều cần có bạn bè, được học tập, vui chơi...chúng ta nên giúp đỡ bạn vì HIV không lây qua đường tiếp xúc thông thường.
Nhóm 3 và 4 có thể nêu
Em sẽ ra nhận quà và cảm ơn cô Lan, em sẽ nói với các bạn cô Lan tuy bị nhiễm HIVnhưng cô cần được sự thông cảm và chia sẻ của mọi người. HIV không lây qua khi đưa đồ cho người khác.
****************************
ĐỊA LÍ
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. Mục tiêu: Học xong bài này,HS : 
 - Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ đẻ thấy rõ đặc điểm về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta.
 - Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
 - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của VN.
 - Lược đồ mật độ dân số VN.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS. 
- HS1: Năm 2004, dân số nước ta có bao nhiêu dân, dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
- HS2: Dân số tăng nhanh gây những khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống của nhân dân? Tìm một số ví dụ cụ thể về hậu quả về việc tăng dân số nhanh ở địa phương em. 
* GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về mật độ dân số, sự phân bố dân cư và các dân tộc của nước ta qua bài: Các dân tộc, sự phân bố dân cư. 
b. Nội dung: 
Hoạt động 1: Các dân tộc. 
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ, tranh, ảnh SGK/84,85 để trả lời các câu hỏi trong SGV/98
- Gọi HS trình bày câu trả lời. 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu?
- Học sinh trình bày xong - Gv chỉ trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của người Kinh, vùng phân bố chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người.
Hoạt động 2: Mật độ dân số 
+ Dựa vào sgk em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
- Gv giải thích: Muốn biết mật độ dân số lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia cho diện tích đất tự nhiên của vùng hay quốc gia đó.
- Học sinh quan sát mật độ dân số của các nước trong bảng và trả lời:
Qua bảng số liệu em hãy nhận xét mật độ dân số nước ta so với mật độ dân số thế giới và một số nước châu Á .
- Học sinh trình bày xong, Gv nhận xét và chốt lại ý đúng. 
 - Gv kết luận: Mật độ dân số nước ta cao.
Hoạt động 3: phân bố dân cư :
- Học sinh làm việc theo cặp: 
- Học sinh quan sát lược đồ mật độ dân số và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ và nêu các vùng có mật độ dân số từ trên 100 người/ 1km2 đến 500 người / 1km2 .
Vùng có mật độ dân số dưới 100 người /km2.
Vùng có mật độ dân số trên 1000 người / km2.
+ Qua đó em hãy cho biết dân cư tập trung đông ở vùng nào? vùng nào dân cư thưa thớt? 
+ Việc dân cư phân bố như vậy gây khó khăn gì? 
- Em hãy cho biết dân cư nước ta sống ở thành thị hay nông thôn?
3. Củng cố dặn dò: 
- Gv gọi học sinh đọc phần tóm tắt, dặn học sinh chuẩn bị bài mới.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên trình bày
- HS nhắc lại đề bài 
- HS làm việc cá nhân. 
- HS trình bày câu trả lời. 
+ Nước ta có 54 dân tộc.
+ Dân tộc Kinh có số dân đông nhất. Sống chủ yếu ở đồng bằng, các dân tộc ít người sống ở đồi núi cao.
+ Mật độ dân số là số người sống trong diện tích 1 km2 .
Học sinh nêu ví dụ:
Dân số huyện A: 30000 người.
Diện tích: 300km2.
Mật độ dân số huyện A là:
30000 : 300 = 100(người/ km2)
- Học sinh quan sát và nêu nhận xét:
Mật độ dân số nước ta là 249 người/ km2 trong khi đó toàn thế giới chỉ có mật độ dân số là 47 người/ km2, Trung Quốc: 135 người/ km2...
Qua đó ta thấy mật độ dân số nước ta cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với Lào, Cam-pu-chia và mật độ trung bình của thế giới.
- Học sinh quan sát lược đồ và trả lời:
+ Vùng trung du Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung, một số nơi miền Trung.
+ Học sinh chỉ và nêu vùng có mật độ dân số 100 người /km2.
Các thành phố : Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi.
+ Đồng bằng đất chật người đông thừa lao động. Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động.
Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng, tạo việc làm tại chỗ, thực hiện chuyển dân từ vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng kinh tế mới.
 sống ở nông thôn chỉ có số dân sống ở thành thị.
- Học sinh đọc phần tóm tắt. 
Về nhà chuẩn bị bài : Nông thôn
****************************
LỊCH SỬ
 CÁCH MẠNG MÙA THU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS nêu được:
 - Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, cuộc cách mạng này được gọi là Cách mạng tháng Tám.
 - Tiêu biểu cho Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào ngày 19-8-1945. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm của Cách mạng tháng Tám.
 - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Ảnh tư liệu về Cách mạng tháng Tám.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới:
 - GV gọi 2 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 - GV hỏi: em biết gì về ngày 19-8?
 - GV giới thiệu: ngày 19-8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách mạng tháng Tám. Diễn biến của cuộc cách mạng này ra sao, cuộc cách mạng có ý nghiã lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc ta. Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
Hoạt động 1:Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Giúp HS biết thời cơ cách mạng. 
Cách tiến hành:
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Thuật lại cuộc khởi nghĩa 12-9-1930 ở Nghệ An? 
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới?
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ đầu tiên trong bài Cách mạng mùa thu.
- GV nêu vấn đề: tháng 3-1945, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, giành quyền đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945, quân phiệt Nhật ở châu á đầu hàng quân đồng minh. Đảng ta xác định đây là thời cơ để chúng ta tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam ?
- GV gợi ý thêm: tình hìn ... sử địa phương.
- HS: chiều 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- HS trao đổi và nêu: 
+ Hà nội là nơi cơ quan đầu não của giặc, nếu Hà Nội không giành được chính quyền thì việc giành chính quyền ở các địa phương khác sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
+ Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền.
- HS lắng nghe.
- HS đọc SGK và trả lời.
- Một số HS nêu trước lớp.
Hoat động 4:Làm việc cá nhân.
Mục tiêu: giúp HS hiểu nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Câu hỏi gợi ý:
 + Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám?(gợi ý: nhân dân ta có truyền thống gì? Ai là người lãnh đạo nhân dân làm cách mạng thắng lợi)
 + Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa như thế nào? 
- GV kết luận về nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám.
- HS trả lời.
+ Nhân dân ta giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám là vì nhân dân ta có lòng yêu nước sâu sắc, đồng thời có Đảng lãnh đạo.
+ Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám cho thấy lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Chúng ta đã giành được độc lập, dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ, ách thống trị của thực dân, phong kiến.
2. Củng cố –dặn dò:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài cũ và chuẩn bị bài sau. 
****************************
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. 
 - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
 - Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ
 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
Giới thiệu bài mới: Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có bạn để chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Để tình bạn được bền lâu, chúng ta phải làm gì? Trong tình bạn chúng ta phải giúp đỡ nhau như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : Tình bạn.
Hoạt động 1:Tìm hiểu câu chuyện: Đôi bạn.
- Gv nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
+ Câu chuyện Đôi bạn gồm những nhân vật nào ?
+ Khi vào rừng hai bạn gặp chuyện gì ?
+ Chuyện gì xảy ra sau đó?
+ Khi con gấu bỏ đi người bạn bị bỏ rơi nói gì với bạn kia?
+ Em thử đoán xem sau chuyện này hai người sẽ thế nào ?
+ Theo em khi đã là bạn bè thì cần đối xử với nhau như thế nào?
Hoạt động 2 : Làm bài tập 2:
- Gv cho học sinh trao đổi theo cặp.
- Học sinh thảo luận và trình bày kết quả.
Sau mỗi tình huống gv yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân xem mình thực hiện được những điều đó chưa? Hãy kể các trường hợp cụ thể.
Hoạt động 3 : Củng cố giúp học sinh biết các biểu hiện của tình bạn đẹp.
- Gv hỏi : 
+ Bạn bè trong lớp ta đã đoàn kết chưa ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh ta không có bạn bè ?
+ Em hãy kể những việc đã làm hoặc sẽ làm thể hiện một tình bạn đẹp.
+ Theo em trẻ em có quyền được tự do kết bạn không?
Hoạt động tiếp nối : - Dặn học sinh về nhà học thuộc ghi nhớ sách giáo khoa .
- Yêu cầu sưu tầm về những câu chuyện có chủ đề về tình bạn...
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc chuyện và trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện gồm có 3 nhân vật đó là đôi bạn và con gấu.
+ Khi vào rừng hai người đã gặp con gấu.
+Khi gặp gấu một người bạn đã bỏ chạy leo lên cây để ẩn nấp để mặc một người bạn ở lại dưới mặt đất.
+ Ai bỏ bạn lúc hiểm nguy để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ.
+ Người bạn kia sẽ nhạn ra một bài học đối xử với bạn bè và sẽ sửa sai lầm để tình bạn tốt hơn.
+ Đã là bạn bè thì cần yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ. Sống chân thành...
- Học sinh trao đổi và trình bày ý kiến.
Tình huống a : Chúc mừng bạn.
Tình huống b: An ủi động viên giúp đỡ bạn.
Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
Tình huống d: Khuyên bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Tình huống e: Nhờ bạn bè và thầy cô khuyên ngăn bạn.
- Học sinh suy nghĩ và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:
+ Bạn bè trong lớp rất đoàn két và luôn biết giúp đỡ nhau trong học tập.
+ Khi không có bạn chúng ta cảm thấy cô đơn, khi làm một việc gì cảm thấy chán nản...
+ Tôn trọng bạn, sống chân thành, quan tâm bạn, giúp đỡ bạn...
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn và ai cũng cần có bạn.
+ Học sinh học thuộc ghi nhớ và sưu tầm theo dặn dò của Gv.
****************************
KĨ THUẬT
LUỘC RAU
I. Mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
 - Biết cách luộc rau.
 - Có ý thức vận dung kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Rau muống, rau củ cải, đũa nấu, bếp nấu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động (Ổn định tổ chức)
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu sự khác nhau về dụng cụ dùng để nấu cơm điện với nấu cơm bằng bếp đun.
- Gia đình em thường nấu cơm bằng cách nào? Em hãy nêu cách nấu cơm đó?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài
2- Giảng bài
Hoạt động1: Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách thực hiện công việc chuẩn bị luộc rau.
Cách tiến hành:
Gv yêu cầu học sinh quan sát hình 1 SGK.
- Quan sát hình 1 và bằng hiểu biết của mình , em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau?
- Ở gia đình thường luộc những loại rau nào?
- Quan sát hình 2a, 2b em hãy nhắc 
lại cách sơ chế rau?
Học sinh quan sát hình 1.
Rau cải, rau muống, bắp cải 
- Em hãy kể tên một số loại củ quả được dùng để làm món luộc?
Gv uốn nắn các thao tác chưa đúng và Gv hướng dẫn thêm.
Hoạt động 2: làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách tìm hiểu khi luộc rau.
Cách tiến hành: 
Gv yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2 Sgk và nhớ lại cách luộc rau ở gia đình va nêu cách luộc rau?
- Em hãt quan sát hình 3 và nêu cách luộc rau?
- Em hãy cho biết đun to lửa khi khi luộc rau có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
Mục tiêu: giúp học sinh nắm được nội dung bài qua phiếu học tập.
- Gv cho học sinh bài tập vào phiếu học tập.
- Cử đại diện lên trình bày.
3 - Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị: Bày, dọn bữa ăn trong gia đình
Quả mướp, cà, củ cải 
- Gọi học sinh lên thực hiện các thao tác sơ chế rau.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc Sgk.
- Đổ nước sạch vào nồi.
- Nước nhiều hơn rau luộc.
- Dùng đũa lật rau ở trên xuống dưới cho rau ngập nước.
- Rau chín đều, mền và giữa được màu rau.
- Gv cho học sinh lên thực hành luộc rau.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
Chọn ghi số 1,2,3 vào ô đúng trình tự chuẩn bị luộc rau.
- Chọn rau tươi, non sạch £
- Rửa rau sạch £ 
- Nhặt bỏ gốc, rễ, lá, úa, héo, bị sâu. £ 
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
****************************
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 - Rèn luyện kĩ năng ứng với nguy cơ bị xâm hại.
 - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh sgk phóng to.
 - Một số tình huống để đóng vai.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- HS lắng nghe.
- Cho HS làm việc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận.
- Cho HS trình bày kết quả thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại.
Hoạt động 3: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Cho HS làm việc cả lớp.
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên.
Kết luận: (SGK)
Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy.
Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân.
- HS vẽ bàn tay của mình trên tờ giấy A4.
- Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy.
- Cho HS làm việc theo cặp.
- HS trao đổi hình vẽ “bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
- Cho HS làm việc cả lớp.
- HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình với mọi người.
Kết luận: (GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK)
3. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp. 
Ngày soạn: 19/10/2012
Ngày dạy: từ 22/10/2012 đến 26/10/2012
Lớp dạy: 1A, 1B, 1C, 1D, 1E
¤n TiÕng ViÖt
ÔN BÀI 35: UÔI - ƯƠI
I Mục tiêu:
 - Biết cấu tạo của vần: uôi,ươi
 - Đọc và viết được : uôi, ươi , nải chuối, múi bưởi
 - Đọc được từ và câu ứng dụng của bài
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Chuối , bưởi, vú sữa
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
3. Luyện tập :
a.Luyện đọc :
* Đọc bài tiết trước 
* Đọc bài trong SGK
* Đọc câu ứng dụng :
- GV treo tranh,hỏi :
+ Tranh vẽ gì ?
-GV ghi bảng câu ứng dụng :
 Buổi tối, chị Kha rủ bé chơi trò đố chữ. 
+Hãy tìm tiếng mới, phân tích tiếng mới 
- GVđọc mẫu 
- GV chỉnh sửa 
Cho HS giải lao 5’
b, Luyện viết:
- GV cho HS xem bài viết mẫu 
-Yêu cầu HS viết bài trong vở tập viết 
c, Luyện nói :
- GV nêu chủ đề luyện nói : Chuối ,bưởi vú sữa
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ 
- GV đặt câu hỏi gợi ý giúp HS luyện nói
3- Củng cố- dặn dò
- 1 HS đọc lại toàn bài
- Tổ chức trò chơi thi tìm tiếng chứa âm mới học 
- Nhận xét giờ học 
-Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc (cá nhân, nhóm, cả lớp )
 -Cả lớp đọc đồng thanh,đọc cá nhân 
- HS quan sát
- HS trả lời 
- HS thi đua tìm và phân tích 
- HS đọc( cá nhân, nhóm, cả lớp)
- HS quan sát
- HS viết bài trong vở tập viết
- HS quan sát tranh 
- HS thi đua luyện nói về chủ đề: Chuối bưởi ,vú sữa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa su dia lop 5 tuan 9.doc