Kế hoạch bài học môn Kĩ thuật lớp 5

Kế hoạch bài học môn Kĩ thuật lớp 5

KĨ THUẬT

Đính khuy hai lỗ

(tiết 1)

(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)

----oOo----

I. MỤC TIÊU:

 Học sinh:

 - Biết cách đính khuy hai lỗ.

 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.

 - Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.

 * Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ.

Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.

Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau, với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau

 

doc 71 trang Người đăng nkhien Lượt xem 2492Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Kĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Đính khuy hai lỗ
(tiết 1)
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
 * Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ. 
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau, với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau
 + 2 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
 + Một mảnh vải có kích thước 20cm 30cm.
 + Kim khâu len, kim khâu thường.
 + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xăng-ti-mét), kéo.
- HS: Đồ dùng và dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
 * Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu:
 - Yêu cầu HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a/sgk.
 - GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời: Nêu nhận xét về đặc điểm và hình dạng của khuy hai lỗ.
 - Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình1b/sgk.
 - GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời: Em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy hai lỗ?
 GV nhận xét, chốt ý.
 - Chia lớp thành nhóm nhỏ. Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc.
 - Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: Nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
 - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - GV nhận xét, kết luận.
* Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
 - Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục II/SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
 - Mời 1 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1. GV quan sát, uốn nắn và hướng dẫn nhanh một lượt các thao tác trong bước 1.
 - Hỏi: Trước khi đính khuy ta cần chuẩn bị những gì?
 GV nhận xét, kết luận.
 - GV thực hiện thao tác lần khâu đính thứ nhất, kết hợp hướng dẫn.
 - Yêu cầu HS lên thực hiện các thao tác khâu đính còn lại.
 - GV nhận xét và hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy.
 - Tổ chức HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. (GV quan sát lớp, giúp đỡ HS còn lúng túng)
 - Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ/sgk.
3. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
 - Cả lớp lắng nghe.
Đính khuy hai lỗ
(tiết 1)
 - Cả lớp tiến hành quan sát.
 - 2 HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
 - Cả lớp lắng nghe và tiến hành quan sát mẫu theo yêu cầu của giáo viên.
 - 1 HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
 - 6 HS tạo thành 1 nhóm, tiến hành quan sát mẫu theo yêu cầu và hướng dẫn.
 - Các nhóm tiến hành thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
 - Đại diện các nhóm tiếp nối nhau trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
 - Cả lớp tiến hành đọc thầm theo yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi: Tên các bước trong quy trình đính khuy là: Vạch dấu các điểm đính khuy và Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
 - 1 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS trả lời: Trước khi đính khuy ta cần
 + Cắt một đoạn chỉ dài khoảng 50 cm. Xâu chỉ vào kim. Kéo hai đầu chỉ bằng nhau và vê nút chỉ.
 + Đặt tâm khuy vào điểm A, hai lỗ khuy nằm ngang trên đường vạch dấu. Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái giữ cố định khuy.
 - Cả lớp quan sát và lắng nghe.
 - 1 HS thực hiện các thao tác khâu đính còn lại. Cả lớp quan sát, nhận xét.
 - Cả lớp tiến hành thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy theo yêu cầu của GV.
 - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi sgk.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
______________________________
Tuần 2:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Đính khuy hai lỗ
(tiết 2)
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
 * Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Mẫu đính khuy hai lỗ. 
Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau, với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau
 + 2 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV).
 + Một mảnh vải có kích thước 20cm 30cm.
 + Kim khâu len, kim khâu thường.
 + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xăng-ti-mét), kéo.
- HS: Đồ dùng và dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
* Thực hành:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đính khuy hai lỗ.
 - GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành.
* Đánh giá sản phẩm:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 - GV đính tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm lên bảng. Mời HS đọc thành tiếng.
 - Tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm.
 - GV nhận xét và tuyên dương.
3. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Đính khuy hai lỗ
(tiết 2)
 - 2 HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - Cả lớp tiến hành đính 2 khuy trong 25 phút nhưng yêu cầu và hướng dẫn.
 - HS tiến hành trưng bày sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.
 - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
* Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
 + Đính được 2 khuy đúng các điểm vạch dấu.
 + Các vòng chỉ quấn quanh chân khuy chặt.
 + Đường khâu khuy chắc chắn.
 - Cả lớp thực hiện theo yêu cầu.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
______________________________
Tuần 3:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Thêu dấu nhân
(tiết 1)
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Biết cách thêu dấu nhân.
 - Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 - Yêu thích môn học, tích cực học tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào bài thực hành.
 * Với HS khéo tay: Thêu được ít nhất tám dấu nhân. Các mũi thêu đều nhau. Đường thêu ít bị dúm. Biết ứng dụng thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Mẫu thêu dấu nhân 
Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân. Kim khâu, chỉ, phấn, khung thêu,
- HS: Đồ dùng và dụng cụ học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - GV nhận xét chung.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
* Quan sát, nhận xét mẫu:
 - GV giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân và kết hợp cho HS quan sát hình 1/sgk.
 - Hỏi: Em hãy quan sát hình 1 và nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
 - GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu, trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 - Hỏi tiếp: Thêu dấu nhân được ứng dụng để làm gì?
 - GV tóm tắt nội dung chính và cho HS đọc mục 1 trong phần ghi nhớ sgk.
* Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
 - Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2/sgk và nêu các bước thêu dấu nhân.
 - Mời HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu.
 - Yêu cầu đọc mục 2/sgk kết hợp quan sát hình 4a, b, c, d để nêu cách thêu.
 - GV nhận xét và lưu ý HS.
 - Mời HS lên phía trên thực hiện lại thao tác.
 - Yêu cầu HS quan sát hình 5/sgk và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân.
 - Cho HS thực hiện GV quan sát, uốn nắn.
 - GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân.
 - Cho HS đọc mục 2 trong phần ghi nhớ.
 - Yêu cầu HS thực hành thêu dấu nhân.
3. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
 - Cả lớp lắng nghe.
Thêu dấu nhân
(tiết 1)
 - Cả lớp tiến hành quan sát theo yêu cầu.
 - HS nêu: Mặt phải đường thêu là những mũi dấu nhân nối nhau liên tiếp. Mặt trái là hai đường thẳng song song.
 - Cả lớp quan sát một số sản phẩm được thêu, trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
 - HS trả lời: Thêu dấu nhân được ứng để thêu trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn,
 - 1 HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
 - 1 HS trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 + Bắt đầu thêu.
 + Thêu mũi thứ nhất.
 + Thêu mũi thứ hai.
 + Thêu các mũi tiếp theo.
 + Kết thúc đường thêu.
 - 2 HS tiếp nối nhau lên bảng thực hiện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - HS thực hiện  ... g, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
 - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
 - Yêu thích môn học và tích cực học tập.
 * Với học sinh khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi và bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu HS nêu tên các chi tiết và dụng cụ dùng để lắp rô-bốt.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học của hs.
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
 * Thực hành lắp rô-bốt:
 - Yêu cầu HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong sách giáo khoa.
 - Mời HS đọc phần Ghi nhớ/sgk.
 - Trước khi thực hành GV lưu ý HS.
 - Yêu cầu HS tiến hành lắp ráp rô-bốt.
 * Đánh giá kết quả học tập:
 - GV đính bảng tiểu chuẩn đánh sản phẩm lên bảng lớp. Mời HS đọc.
 - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
 - GV nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
 - 1 HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
 - Học sinh tiến hành để đồ dùng học tập của mình ra trước mặt cho giáo viên kiểm tra.
 - Cả lớp lắng nghe.
Lắp rô-bốt
(tiết 3)
 - Cả lớp tiến hành chọn đúng và đủ các chi tiết lắp rô-bốt theo yêu cầu của giáo viên.
 - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi sách giáo khoa.
 - HS lắng nghe và ghi nhớ,
 + Lắp chân rô-bốt là chi tiết khó lắp, vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ chân rô-bốt cần lắp các ốc, vít ở phía trong trước, phía ngoài sau.
 + Lắp tay rô-bốt phải quan sát kĩ hình 5a/sgk và chú ý lắp hai tay đối nhau.
 + Lắp đầu rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh 5 lỗ phải vuông góc nhau.
 - HS tiến hành làm việc theo yêu cầu GV.
+ Lắp từng bộ phận: Lắp chân rô-bốt; Lắp thân rô-bốt; Lắp đầu rô-bốt; Lắp các bộ phận khác.
+ Lắp ráp rô-bốt.
 - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi.
Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
+ Các bộ phận của rô-bốt được lắp đúng, đủ
+ Các mối ghép giữa các bộ phận chắc chắn
+ Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được
- Cả lớp lắng nghe.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
 ______________________________
Tuần 33:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 1)
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được một mô hình tự chọn.
 - Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. Yêu thích môn học, tích cực học tập.
 * Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong Sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi và bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
 - Cho HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong Sách giáo khoa.
 - Tổ chức HS thảo luận chọn mô hình lắp ghép (khuyến khích HS chọn mô hình mới ngoài gợi ý). GV quan sát, giúp đỡ.
 - Mời đại diện nhóm nêu mô hình nhóm mình chọn để lắp ráp.
 - Yêu cầu các nhóm chọn đủ số lượng các chi tiết để ra nắp hộp để chuẩn bị lắp ráp mô hình nhóm mình đã chọn.
 - Mời đại diện nhóm nêu tên và số lương các chi tiết nhóm đã chọn để lắp ráp.
4. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 1)
 - Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 - 4 học sinh tạo thành 1 nhóm. Các nhóm tiến hành thảo luận chọn mô hình lắp ghép theo yêu cầu của giáo viên.
 - Đại diện các nhóm nối tiếp nhau trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - Các nhóm tiến hành chọn đủ số lượng các chi tiết để ra nắp hộp để chuẩn bị lắp ráp mô hình nhóm mình đã chọn.
 - Đại diện các nhóm tiếp nối nhau trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi và nhận xét.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
______________________________
Tuần 34:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 2)
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được một mô hình tự chọn.
 - Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. Yêu thích môn học, tích cực học tập.
 * Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong Sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi và bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs.
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
 - Mời đại diện nhóm nêu tên mô hình đã chọn để lắp ráp.
 - Yêu cầu đại diện nhóm nêu tên và số lượng các chi tiết nhóm đã chọn để lắp ráp.
 - Yêu cầu các nhóm lắp từng bộ phận, sau đó lắp ráp thành mô hình hoàn chỉnh.
 - Tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
 - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
 - Yêu cầu các nhóm dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn.
 - GV nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết học sau.
- HS tiến hành để đồ dùng học tập của mình ra trước mặt cho giáo viên kiểm tra.
 - Cả lớp lắng nghe.
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 2)
 - Đại diện 2 nhóm tiếp nối nhau trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét.
 - Đại diện các nhóm tiếp nối nhau trình bày. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
 - Các nhóm tiến hành lắp từng bộ phận và lắp ráp mô hình hoàn chỉnh theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
 - Tiến hành trưng bày sản phẩm theo nhóm.
 - Cả lớp lắng nghe.
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không xộc xệch.
 - Đại diện các nhóm dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và đánh giá sản phẩm của nhóm bạn theo yêu cầu.
 - Cả lớp lắng nghe.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
______________________________
Tuần 35:
Thứ hai, ngày  tháng  năm 2010
KĨ THUẬT
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 3)ø
(Dạy lớp 5A-tiết 3 – lớp 5B-tiết 1_ Buổi chiều)
----oOo----
I. MỤC TIÊU:
 Học sinh:
 - Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
 - Lắp được một mô hình tự chọn.
 - Rèn luyện thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. Yêu thích môn học, tích cực học tập.
 * Với HS khéo tay:
- Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
- Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong Sách giáo khoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi và bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs.
 - Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa
 b) Tìm hiểu bài:
 - Mời HS nêu tên mô hình mình đã chọn để lắp ráp.
 - Yêu cầu HS nêu tên và số lượng các chi tiết đã chọn để lắp ráp.
 - Yêu cầu HS lắp từng bộ phận, sau đó lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
 - Tổ chức HS trưng bày sản phẩm.
 - GV đính lên bảng lớp “Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành”. Mời HS đọc.
 - Yêu cầu các HS dựa vào tiêu chuẩn tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của bạn.
 - GV nhận xét và tuyên dương.
4. Củng cố và dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn dò HS về nhà xem lại bài.
- HS tiến hành để đồ dùng học tập của mình ra trước mặt cho giáo viên kiểm tra.
 - Cả lớp lắng nghe.
Lắp ghép mô hình tự chọn
(tiết 3)
 - 2 HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - HS tiếp nối nhau trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
 - HS tiến hành lắp từng bộ phận và lắp ráp mô hình hoàn chỉnh theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
 - HS tiến hành sản phẩm theo yêu cầu.
 - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng nghe.
* Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không xộc xệch.
 - HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và đánh giá sản phẩm của bạn theo yêu cầu của giáo viên.
 - Cả lớp lắng nghe.
 - Cả lớp theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.
______________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ki thuat 5.doc