Kế hoạch dạy học Buổi 2 Tuần 26

Kế hoạch dạy học Buổi 2 Tuần 26

Hướng dẫn thực hành kiến thức

Toán: LUYỆN TẬP NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ

I/ MỤC TIÊU:

- Luyện tập giúp củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân số đo thời gian cho HS.

- HS làm tốt các bài tập thực hành.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1.Giới thiệu bài:

 2.Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1( trang 34):

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Cả lớp làm bài trong Vở luyện

- Gọi HS lần lượt lên chữa bài.

 

doc 8 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Buổi 2 Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Toán: Luyện tập nhân số đo thời gian với một số
I/ Mục tiêu:
- Luyện tập giúp củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân số đo thời gian cho HS.
- HS làm tốt các bài tập thực hành.
II/ Các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 34):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài.
- HS nx. GV chốt kết quả
 5 giờ 15 phút 12 giờ 20 phút 24 phút 19 giây 
x 3 x 5 x 8
15 giờ 45 phút 60 giờ 100 phút 112 phút 157 giây 
 Hay 2 ngày 13 giờ 40 phút Hay 1 giờ 55 phút 37 giây 
 15,75 giờ 29,05 phút 4,55 giây 
x 18 x 33 x 23
12600 8715 1365
1575 8715 910
28350 giờ 97865 phút 10465 giây
Bài 2( trang 34): 
- 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS nx. GV chữa chung ( Đáp số: 4 giờ)
Bài 3( trang 34):
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài . 1 HS lên bảng chữa bài
- HS nx. GV chữa chung ( Đáp số: 4 giờ 3 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện nhân số đo TG.
- GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập chia số đo thời gian cho một số
I/ mục tiêu:
 Luyện tập giúp củng cố kĩ năng thực hiện phép chia số đo thời gian cho HS.
II/ các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 35):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài.
- HS nx. GV chốt kết quả
48 giờ 48 phút 6 25 giờ 49 phút 5
 0 48 phút 8 giờ 8 phút 0 49 phút 5 giờ 9 phút
 0 4 phút
22 phút 10 giây 7 33 phút 49 giây 4
 1 phút=60 giây 3 phút 10 giây 1 phút=60 giây 8 phút 27 giây 
 70 giây 109 giây
 00 29
 1 giây
Bài 2 ( trang 35):
- 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS nx. GV chữa chung ( Đáp số: 4 phút 10 giây)
Bài 3( trang 35):
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài . 1 HS lên bảng chữa bài
- HS nx. GV chữa chung
Bài giải
Thời gian trung bình bác An làm một sản phẩm là:
3 giờ 21 phút : 6 = 33 phút 30 giây
Thời gian trung bình bác Hòa làm một sản phẩm là:
4 giờ 18 phút : 8 = 32 phút 15 giây
Vậy thời gian trung bình bác An làm một SP nhiều hơn bác Hòa.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
____________________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Phát động phong trào thi đua học tập, chăm ngoan
 làm việc tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 8/3 và 26/3.
- Tổ chức phát động phong trào thi đua học tập tốt, chăm ngoan, làm việc tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3. 
- Giáo dục HS ý thức tốt, hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào thi đua.
II/ Các hoạt động dạy- học
 1.HĐ1: Tìm hiểu ý nghĩa ngày 8/3 và 26/3.
- GV nêu và giúp HS hiểu ý nghĩa ngày quốc tế Phụ Nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn 26/3.
 2. HĐ2: Phát động phong trào thi đua :
- GV phát động phong trào thi đua học tập tốt, chăm ngoan, làm việc tốt chào mừng ngày 8/3 và 26/3. 
 3. HĐ3 : Trao đổi, thảo luận:
- Các tổ trao đổi thống nhất các tiêu chí thi đua và thời gian tổng kết phong trào thi đua chào mừng ngày 8/3 và ngày 26/3.
- Đại diện các tổ nêu ý kiến.
- GV thống nhất chung sau khi tổng hợp ý kiến của các tổ. Nhác nhở HS hưởng ứng và tích cực tham gia phong trào thi đua.
 *Củng cố, dặn dò:
- GV tóm tắt bài. 
- Nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 2 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
Luyện từ và câu: Luyện tập mở rộng vốn từ truyền thống
i/ mục tiêu:
- Luyện tập giúp HS hiểu nghĩa của một số từ ngữ liên quan đến Truyền thống.
- Nhớ được một số câu ca dao nhắc nhở mọi người Việt Nam nhớ đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
II/ các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1( trang 37): Cho các từ ngữ. Dựa theo nghĩa của tiếng truyền xếp các từ đã cho vào bảng sau:
Truyền ( là trao lại cái mình có cho người khác, thường là thế hệ sau)
Truyền nghề , cha truyền con nối
Truyền ( làm lan rộng ra cho nhiều người biết)
Truyền bá , truyền tin , truyền đạo , truyền thanh , truyền ngôn
Truyền ( ra lệnh)
Truyền lệnh
Bài 2( trang 37): Ghi lại câu ca dao nhắc nhở mọi người Việt Nam nhớ đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
- Gọi HS đọc nội dung bài.
- HS trao đổi nhóm tìm và đọc câu ca dao theo yêu cầu BT
- Gọi HS đọc câu ca dao.
- HS nx, bổ sung
- GV nhận xét, chốt:
Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 3 tháng 3 năm 2011
Toán
Luyện tập về các phép tính số đo thời gian 
I/ mục tiêu:
- Luyện tập củng cố các kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
II/ các hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài :
2.Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1( trang 36):
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện
- Gọi 3 HS lên chữa bài.
- HS nx. GV chốt kết quả
a) 5 giờ 45 phút + 13 giờ 12 phút : 6 =5 giờ 45 phút + 2 giờ 12 phút
 = 7 giờ 57 phút
b) 2 giờ 12 phút x 5 + 8 giờ 35 phút x 5 =(2 giờ 12 phút +8 giờ 35 phút) x 5
 = 10 giờ 47 phút x 5
 = 50 giờ 235 phút
 = 51 giờ 55 phút
c) 1 giờ 48 phút : 3 + 27 giờ 10 phút :5 =36 phút + 5 giờ 26 phút
 = 5 giờ 62 phút
 = 6 giờ 2 phút
Bài 2 ( trang 37):
- 2 HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS nx. GV chữa chung 
Bài giải
 Thời gian ô tô đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa kể cả thời gian nghỉ là:
 2 giờ 10 phút + 1 giờ 45 phút + 15 phút = 4 giờ 10 phút
 Ô tô đó đến Thanh Hóa lúc:
 7 giờ 20 phút + 4 giờ 10 phút = 11 giờ 30 phút
 Đáp số: 11 giờ 30 phút
Bài 3 ( trang 37):
- Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu của bài
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS nx. GV chữa chung ( Đáp số: 34 phút)
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian
- GV nhận xét giờ học
______________________________________
Âm nhạc
luyện hát bài : “ em vẫn nhớ trường xưa”.
I/ Mục tiêu
- Hướng dẫn HS hát ôn bài hát: " Em vẫn nhớ trường xưa"
- Yêu cầu HS hát đúng trường độ móc đơn, chấm dôi và móc kép.
II / Các hoạt động dạy- học
 1. Phần mở đầu : 
 Giới thiệu ND tiết học.
 2. Phần hoạt động :
a, HĐ1: Ôn tập bài hát " Em vẫn nhớ trường xưa"
- Cho cả lớp hát bài hát 1- 2 lần.
- GV lưu ý giúp HS hát đúng những chỗ câu hát ( chùm 4 nốt móc kép)
 “Tre xanh..mượt mà
 Trường học...................quê nhà
 Em siêng năng.thành tài
 Dù cuộc đời..nhớ trường xưa”
- Chia lớp thành 2 nhóm hát đối đáp đoạn ( a), mỗi dãy hát một câu. Đoạn (b ) hát đồng ca.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách.
b, HĐ2: Tìm động tác và tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
- HS trong nhóm trao đổi tìm một số động tác và tập hát và vận động theo nhạc trong nhóm.
- Từng nhóm cử đại diện 3- 5 em lần lượt lên trình diễn trước lớp.
3. Phần kết thúc :
- Cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- GV nx giờ học.
__________________________________
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Tập làm văn: Tập viết đoạn văn đối thoại
I/ Mục tiêu:
- Dựa theo đoạn thứ hai của bài tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, HS viết tiếp được một đoạn trò chuyện giữa Bống và Gấu về việc làm của các thành viên đội nấu cơm thi
II/ Các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn HS viết đoạn văn đối thoại:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài tập đọc Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
- Gọi HS khác đọc đoạn đối thoại đã cho, cần phải viết tiếp.
 Gấu: Bống ơi, người trong hội nấu cơm thi làm thế nào để lấy được lửa ?
 Bống: Họ phải leo lên ngọn cây chuối có bôi mỡ bóng nhẫy để laays được nén hương cắm trên ngọn cây. Khi đó họ được phát ba que diêm để châm lửa.
...
- Tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi thực hiện bài tập. Yêu cầu một số nhóm trình bày bài trên phiếu to.
- Các nhóm làm bài.
- Gọi từng nhóm lên bảng, dán phiếu và trình bày. HS nx.
- GV chọn một đoạn đối thoại đầy đủ và ngắn gọn nhất của một nhóm, hướng dẫn HS chỉnh sửa để có đoạn đối thoại hoàn chỉnh.
- Gọi HS đọc lại đoạn đối thoại.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương HS.
Thứ sáu ngày 4 tháng 3 năm 2011
Tiếng việt
Luyện từ và câu: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
i/ mục tiêu:
-HS hiểu và nhận biết được những từ ngữ dùng để chỉ cụ giáo Chu trong một đoạn văn BT 1.
- HS biết dùng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu, viết được 4- 5 câu kể lại đoạn truyện Thái sư Trần Thủ Độ ( Dựa theo đoạn đối thoại đã làm trong tiết TLV đã học)
II/ các hoạt động dạy- học:
 1.Giới thiệu bài :
 2.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 ( trang 38): Gạch dưới những từ ngữ dùng để chỉ cụ giáo Chu trong đoạn văn: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài trong Vở luyện
- GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn văn đã cho, gọi HS lên bảng chữa bài.
- HS nx, bổ sung.
- GV nx, chữa:
 Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
Bài 2( trang 38): Viết 4- 5 câu kể lại đoạn truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý HS cần phải sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu.Cần dựa vào đoạn văn đối thoại đã viết trong tiết TLV đã học .
- HS cả lớp làm bài.
- GV chấm bài của một số HS.
- Gọi vài ba em đọc đoạn văn của mình trước lớp. HS nx.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
_____________________________________
Mỹ thuật
vẽ tranh tĩnh vật ( vẽ màu).
I/ Mục tiêu:
- HS biết quan sát, nhận ra đặc điểm của mẫu. 
- Vẽ được tranh và tô màu: Theo nhóm trên giấy khổ to.
II/ Chuẩn bị:
GV: 1 số tranh tĩnh vật ( hoa, quả, lọ, hoa)
HS: Chuẩn bị mẫu, chì tẩy, màu và giấy vẽ.
III/ Các hoạt động dạy- học:
*Giới thiệu bài:
1, HĐ1: Quan sát, nhận xét:
- GV cho HS quan sát một số tranh tĩnh vật đã sưu tầm, đã chuẩn bị.
- Gọi HS nêu nhận xét.
- GV kiểm tra mẫu vẽ của từng nhóm đã chuẩn bị.
- Tổ chức cho HS bày mẫu, quan sát mẫu và nêu nhận xét về đặc điểm của từng mẫu.
- GV chỉnh sửa cách bày mẫu cho từng nhóm.
2, HĐ2: Cách vẽ:
- Gọi đại diện HS nêu cách vẽ theo mẫu.
- GV nhận xét, chốt lại từng bước vẽ theo mẫu.
 + Phác khung hình bằng nét thẳng.
 + Chỉnh sửa theo mẫu.
 + Tô màu.
3, HĐ3: Thực hành:
 HS thực hành theo nhóm, vẽ trên khổ giấy to.
4, HĐ4: Nhận xét, đánh giá sản phẩm:
 - HS các nhóm trưng bày bài vẽ lên trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét : về bố cục, màu sắc.
- GV xếp loại từng bài vẽ.
Ban giám hiệu ký duyệt Tuần 26
Ngày 28 tháng 2 năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docGA buoi 2Tuan 26Lop 5.doc