Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 3 năm 2013

Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 3 năm 2013

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc đúng một văn bản kịch, biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật . Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài dạy.

III. Hoạt động dạy và học :

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn khối 5 - Tuần 3 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ
Số HS
Nữ
Nam
Khá, giỏi
Tổ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
5
4
7
Tổ 3
8
3
5
5
Tổ 4
8
5
3
6
Tổng số HS trong lớp
33
17
16
23
TUẦN 3
Thứ 2 ngày 2 tháng 9 năm 2013
T1-Tập đọc:
LÒNG DÂN ( phần 1)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật . Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ bài dạy.
III. Hoạt động dạy và học : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Bài cũ : 
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu”
H : Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? 
2.Bài mới : Giới thiệu bài - ghi đề 
a. Luyện đọc tìm hiểu bài
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
 + Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch. 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- 2 nhóm HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch. Chú ý đọc đúng các từ địa phương (hổng thấy, tui, lẹ,). Chia màn kịch thành các đoạn như sau để luyện đọc :
 + Đoạn 1: Từ đầu ® lời dì Năm (Chồng tui. Thằng này là con)
 + Đoạn 2: Từ lời cai (chồng chị à ?) đến lời lính (Ngồi xuống!  Rục rịch tao bắn.)
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
- kết hợp sửa sai, giúp hs hiểu nghĩa một số từ ở mục chú giải 
b. Tìm hiểu bài :
 H : Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
 H: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
H :Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? vì sao ?
Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hoá ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời.
H: Qua bài đọc ta thấy dì Năm là người như thế nào 
 Nội dung: Đoạn kịch ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
c. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho 6 em đọc theo vai :dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai và người dẫn chuyện sẽ đọc phần mở đầu 
- Yêu cầu từng nhóm HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
3.Củng cố: HS nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học, 
Dặn dò -về nhà phân vai tập dựng lại đoạn kịch trên; đọc trước phần hai của vở kịch .
- 2 HS đọc và trả lời
-Lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe. Chú ý giọng nói nhân vật, lời thoại theo GV.
-Quan sát tranh minh hoạ.
-Nhóm 3 em, từng nhóm tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch.
-Từng cặp luyện đọc. 
- 4 em phân vai đọc lại bài
- Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà Dì Năm
- Dì vội đưa cho chú 1 cái áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.
- VD : đoạn Cai :“(Dỗ dành ) Nếu Dì Năm : mấy cậu .. để tôi lấy nhau “ 
-2 em đọc lại đoạn kịch.
- HS trả lời.
-6 HS xung phong lên trước lớp đọc phân vai theo 5 nhân vật và người dẫn chuyện.
-Nhóm tự phân vai đọc lại toàn bộ đoạn kịch.
- HS nghe và nhận xét.
T2-TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
	- Biết cộng ,trừ ,nhân, chia, hỗn số, và biết so sánh các hỗn số	
II. Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Bài cũ: 
Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện 
 ; 8
2. Bài mới: -Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động : 
Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
Yêu cầu HS nhắc lại cách đổi hỗn số ra phân số.
- GV chốt lại cách làm cho hS.
2 = ; 5 = ; 
+ Dành cho HS giỏi 9 = ; 12 = .
Bài 2: So sánh các hỗn số: 
a . 3 = ; 2 = Vì: > , nên 3> 2
d. 3 = ; 3 = = vậy 3 = 3
c. 5 = ; 2 = Vì: > , nên5 > 2
- Gv chữa bài
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
1 + 1 = + = = 
2 - 1 = - = = 
2 x 5 = x = = 14
- GV chấm bài sửa bài.
3.Củng cố: - Yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.	
Dặn dò: Về nhà làm bài ở vở BT toán, 
- 2 HS làm trên bảng, lớp làm vào nháp
- HS đọc đề.
-Cả lớp làm vào vở
- Lần lượt HS lên bảng làm.
-Sửa bài.
-HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS lên bảng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
+ Dành cho HS giỏi
b. 3 = ; 3 = 
Vì: > , nên 3> 3
- HS làm bài vào vở.
-HS sửa bài.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm vào vở
d. 3 : 2 = : 
 = x = 
T3-KHOA HỌC
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE ?
I. Mục tiêu:
- Nắm được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
- Xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 12, 13 SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Kiểm tra: H: Cơ thể của mỗi người được hình thành như thế nào? 
 H : Hãy mô tả khái quát quá trình thụ tinh? 
- Nhận xét và ghi điểm cho từng học sinh.
2.Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động1: Tìm hiểu về “Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 
 + Quan sát các hình minh họa trang 12 SGK và dựa vào các hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm bàn,
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Hình 
Nội dung 
Nên 
Không nên
Hình 1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của 
người mẹ và thai nhi.
x
Hình 2
Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức 
khỏe của người mẹ và thai nhi.
x
Hình 3
Người phụ nữ có thai đang được khám thai tạ
 cơ sở y tế.
x
Hình 4
Người phụ nữ có thai đang gánh lúa và tiếp
 xúc với các chất độc hóa học như thuốc 
trừ sâu, thuốc diệt cỏ
x
 Kết luận: Sức khỏe và sự phát triển của thai phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe của người mẹ. Do đó, phụ nữ có thai cần:
 - ăn uống đủ chất, đủ lượng;
 - Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma túy,
 - Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
 - Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,
 - Đi khám thai định kì: 3 tháng 1 lần;
 - Tiêm văc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hoạt động2: Tìm hiểu về trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
H5: Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ.
H6: Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như cho gà ăn; người chồng gánh nước về.
 H7: Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học.
 - Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi:
 H: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai? 
* Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là người bố.
Hoạt động3: Trò chơi: Đóng vai:
- Chia lớp thành 4 nhóm, nhóm trưởng lên bốc thăm tình huống và yêu cầu thảo luận, tìm cách giải quyết, chọn vai và diễn trong nhóm. Gợi ý HS đóng vai theo chủ đề: Giúp đỡ phụ nữ có thai.
 + Tình huống 1: Em đang trên đường đến trường rất vội vì hôm nay em dậy muộn thì gặp cô Mai hàng xóm đi cùng đường. Cô Mai đang mang thai lại phải xách nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì khi đó?
 + Tình huống 2: Em và nhóm bạn đi xe buýt về nhà. Sau buổi học, ai cũng mệt mỏi. Xe buýt quá chật, bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe. Chị đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ xử lí như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm thể hiện.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
 3.Củng cố, dặn dò: Gọi 1 em đọc mục bạn cần biết.,nhận xét tiết học.
- Học nội dung Bạn cần biết, xem trước bài 
Quan sát; HS nêu nội dung các hình.
- Cả lớp thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm lên thể hiện. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
T4-Lịch sử
 CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. Mục tiêu :
- HS nắm được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 – 1896)
- Phân biệt được bộ phận yêu nước và bộ phận đầu hàng trong chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
II.Chuẩn bị : 
Bản đồ Việt Nam , phiếu học tập của học sinh.
III.Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1.Bài Cũ : 
 H : Nêu những nội dung đề nghị đổi mới đất nước của Nguyễn Trường Tộ? 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng .
Tóm tắt nội dung bài.
 Hoàn cảnh lịch sử đất nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước Pa-tơ- nôt.(1884)
 Trong quan lại nhà Nguyễn phân thành 2 bộ phận : Chủ chiến và chủ hoà .
Hoạt động1 : Nguyên nhân xảy ra cuộc phản công :
+ Yêu cầu HS đọc phần đầu .
H: Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà?
H : Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ? 
H : Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành ? 
Hoạt động 2 : Diễn biến cuộc phản công :
+ Yêu cầu HS đọc phần 2 .
+ Hoạt động nhóm theo 3 nội dung sau :
+ GV Lắng nghe, chốt ý, ghi dàn bài :
H: Cuộc phản công diễn ra khi nào ? Do ai lãnh đạo ? 
H : Cuộc phản công diễn ra như thế nào ? 
H: Tại sao cuộc phản công thất bại?
 H: Sau cuộc phản công thất bại Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì mới ? 
Hoạt động 3 : Ý nghĩa :
+ Yêu cầu HS đọc phần cuối .
+ HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi :
H:Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
3.Củng cố, dặn dò:
=> Bài học : SGK .
H: Em có biết ở đâu có đường phố, trường học, mang tên các nhà lãnh tụ trong phong trào Cần Vương?
 -GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
-1 HS đọc phần đầu SGK.
-phái chủ hoà chủ trương hoà với Pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Lập căn cứ kháng chiến ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tâp, sẵn sàng đánh Pháp.
- Biết tin Tôn Thất Thuyết lãnh đạo nghĩa quân luyện tập chống Pháp : Pháp ra lệnh giả vờ mời ông đến họp để bắt cóc ® Trước sự uy hiếp của kẻ thù , Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
- Hs nhắc lại.
-1 HS đọc phần 2.
- Đêm 5 - 7 - 1885. Do Tôn Thất Thuyết chỉ huy 
-1 giờ sáng ngày 5 - 7 - 1885, quân ta nổ tiếng súng đại bác rầm trời, lửa cháy rừng rực, các đạo quân tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp . Bị đánh bất ngờ Pháp bối rối ® nhờ có vũ khí Pháp cố thủ đến sáng phản công lại )
- Lực lượng yếu, vũ khí ít, thô sơ .
- Đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên Quảng Trị. Tại căn cứ Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân giúp vua đánh Pháp
- HS thảo luận theo nhóm 2. 
-Đại diện nhóm trình bày. 
-Từ đó phon ... S lên chỉ hướng gió .
-HS lắng nghe
-1 HS đọc phần 2 ở SGK .
-1 HS lên bảng chỉ.
-HS chú ý lắng nghe.
- Về sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ; về các mùa khí hậu ; chỉ trên hình 1, miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu nóng quanh năm
-HS trao đổi theo cặp về những gợi ý của GV.
-Đại diện các cặp trả lời trước lớp .
-HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- Khí hậu nước ta thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm ; khí hậu gây ra một số khó khăn, cụ thể :có mưa lớn gây ra lũ lụt; có năm ít mưa gây ra hạn hán; bão có sức tàn phá lớn.
-HS đọc 
T3-TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục đích yêu cầu :
-Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
-Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
-Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên. Biết bảo vệ môi trường
II.Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa (BT1)
-Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp.
III.Hoạt động dạy và học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1.Kiểm tra bài cũ : -Gọi HS đọc dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài - Ghi đề bài lên bảng
b)Hướng dẫn học sinh luyện tập : 
Bài tập 1 :
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 1.
- Nhắc HS về yêu cầu đề bài : Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- HS cả lớp đọc thầm 4 đoạn văn, xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
- Treo bảng phụ đã viết nội dung chính của 4 đoạn văn. Yêu cầu HS phát biểu ý kiến. GV chốt ý hoàn chỉnh từng đoạn.
-Yêu cầu mỗi HS chọn, hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn bằng cách viết thêm vào những chỗ có dấu ()
-HS làm bài vào vở bài tập .
-Lưu ý : các em chú ý viết dựa trên nội dung chính của từng đoạn (VD : đoạn 3 có nội dung chính là viết về cây cối sau cơn mưa thì phần viết thêm chỉ viết về cây cối.)
- Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình, phát biểu ý kiến. GV kết hợp sửa, bổ sung, chốt :
 + Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay.
 Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu nước trắng xoá, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc xe máy phóng qua, nước toé lên sau bánh xe. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
 + Đoạn 2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Lam. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng ánh của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. Chú mèo khoang ung dungbước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV: Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của bạn. Các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa trong tiết trước thành một đoạn văn miêu tả chân thực, tự nhiên.
- Cho HS cả lớp viết bàivào vở.
- Yêu cầu 4HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung. 
3.Củng cố - dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất.
-HS nhắc lại đề bài
-1 HS đọc nội dung bài tập 1
-HS còn lại tự đọc thầm, xác định nội dung chính từng đoạn
- HS phát biểu ý kiến trước lớp. Các em còn lại chú ý lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn.
 + Đoạn 1 : Giới thiệu cơn mưa rào – ào ạt tới rồi tạnh ngay.
 + Đoạn 2 : Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
 + Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
 + Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa.
+ Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
 Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá tươi đẹp hơn cả. Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt nước long lanh trên lá đang nhè nhẹ toả hương.
+ Đoạn 4 : Đường phố và con người sau cơn mưa.
 Con đường trứơc cửa đang khô dần. Trên đuờng, xe cộ lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng người cười nói, đi lại rộn rịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy
-1HS đọc yêu cầu bài tập, HS còn lại theo dõi.
-HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài vào vở bài tập. 
-Lần lượt 4 HS đọc bài trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS chú ý lắng nghe.
T4-Luyện tập toán : LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu : 
- Củng cố cộng trừ, nhân chia PS.
- Giải toán ; viết số đo dưới dạng hỗn số 
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
II.Chuẩn bị : 
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nêu các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1 : Tính:
a) b) 
c) d) 
Bài 2: Viết các số đo theo mẫu:
a) 8m 5dm
b) 4m 75cm.
c) 5kg 250g
Bài 3 : So sánh hỗn số:
a) ; b) 
c) ; d) 
Bài 4 : (HSKG)
 Người ta hòa lít nước si- rô vào lít nước lọc để pha nho. Rót đều nước nho đó vào các cốc chứa lít. Hỏi rót được mấy cốc nước nho?
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số 
- HS nêu 
Đáp án : 
a) b) 
c) d) 
Đáp án : 
a) m	c)kg.
b) m
Lời giải :
a) vì 5 > 2 
b) 
c) ; 
d) 
Lời giải :
Phân số chỉsố lít nước nho đã pha là :
 (lít)
Số cốc nước nho có là :
 (cốc)
 Đ/S : 9 cốc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ 7 ngày 7 tháng 9 năm 2013
T1;2-Tiếng Anh ( GV chuyên dạy )
T3-Âm nhạc: 
ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH.
TẬP ĐỌC NHẠC TĐN SỐ 1.
 I.Mục tiêu : 
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II.Chuẩn bị : 
 Đàn Organ, thanh phách, song loan, bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1/ Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học.
 2/ Phần hoạt động.
1/ Nội dung 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh.
+ GV đệm đàn cho HS hát lại bài hát 1 lần. (sửa sai nếu có).
* Chú ý sắc, thái tình cảm ở “đoạn a”: vui tươi, rộn ràng. Hát gọn tiếng, rõ lời, lấy hơi đúng chỗ. Đoạn b thể hiện tính chất sinh động, linh hoạt. Hát nẫy, gọn, âm thanh trong sáng.
* Tập hát có lĩnh xướng và đồng ca.
- Đoạn 1: Từ đầu...........sáng ngập hồn ta. (1 em hát).
- Đoạn 2: Phần còn lại. (Nhiều em hát).
* Tập hát có đối đáp. GV chia lớp thành 2 đội. (đội 1 hát đội 2 gõ đệm theo phách và ngược lại).
- Đội 1: “Reo ......hoa lá”. - Đội 2: “ Cây .....hồn ta”.
- Đội 1: “Líu líu......tươi sáng”. - Đội 2: “ La lá .....muôn năm”.
2/ Nội dung 2: Học bài TĐN số 1.( Cùng vui chơi ).
- Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? Có mấy nhịp? Mấy câu?
- HS nói tên nốt ở khuông thứ 1.
- GV chỉ từng nốt ở khuông 2, cả lớp đọc tên nốt nhạc.
+ Luyện tập cao độ. HS nêu tên nốt từ thấp đến cao.
- HS đọc 4 nốt nhạc theo cách xuôi, ngược vài lần. GV đệm đàn.
- GV qui định đọc các nốt Đồ-Rê-Mi-Rê-Đồ, rồi đệm đàn để HS đọc hòa theo.
+ Luyện tập tiết tấu: GV gõ tiết tấu và làm mẫu.
 Đơn đơn đơn đơn đen đen đơn đơn đơn đơn trắng. 
 x x x x x x x x
 x x x x x x x x x x x
- HDẫn HS đọc bài TĐN số 1 (tốc độ chậm). GV đàn từng câu nhiều lần, HS nghe rồi đọc lại đúng tên nốt, đúng độ cao.
- Sau khi đọc thành thục, cho HS đọc cả bài và ghép lời.
+ Đồ/ rê mi/ mi mi/ mi/ , đồ/ rê mi/ mi mi/.
 Đồ/ rê mi/ mi mi/ son/, đồ/ rê mi/ rê đồ/.
- GV chia lớp thành 2 dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1dãy ghép lời kết hợp gõ đệm theo phách, rồi ngược lại. GVđệm đàn và bắt nhịp.
- GV cho 1 HS đọc nhạc, 1 HS hát lời.
- Cả lớp hát lời và gõ đệm theo phách.
3/ Phần kết thúc.
GV HDẫn HS tập chép bài TĐN số 1.
- GV cho cả lớp hát lại bài Reo vang bình minh.
+ GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước tiết học sau.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện theo đội.
- Nhịp , có 8 nhịp, 2 câu.
- 1-2 HS xung phong.
- Cả lớp thực hiện.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
 Theo phách.
 Theo tiết tấu. 
- HS lắng nghe, đọc theo.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện.
T4-LT Tiếng Việt : LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố về từ đông nghĩa;
- Luyện viết đúng chính tả với âm g/gh; ng/ngh.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
Nội dung bài tập, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới:Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: GV cho1 HS đọc phần ghi nhớ SGK 
- HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
- HS nhắc lại qui tắc viết chính tả với âm g/gh; ng/ngh; k/c.
Hoạt động2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS lần lượt làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1:
H: Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:
a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ
 Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.
b) Việt Nam đất nước ta ơi!
 Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
c) Đây suối Lê-nin, kia núi Mác
 Hai tay xây dựng một sơn hà.
d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió
 Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông
Bài 2: 
H: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con nhỏ nhắn.
a) Còn..gì nữa mà nũng nịu.
b) ..lại đây chú bảo!
c) Thân hình
d) Người ..nhưng rất khỏe.
Bài 3:
H: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:
 Gió bấc thật đáng ét
 Cái thân ầy khô đét
 Chân tay dài êuao
 Chỉ ây toàn chuyện dữ
 Vặt trụi xoan trước ..õ
 Rồi lại é vào vườn
 Xoay luống rau iêngả
 Gió bấc toàn ịch ác
 Nên ai cũng ại chơi.
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn lại các từ đồng nghĩa.
- HS thực hiện.
Lời giải:
a) Tổ quốc, giang sơn
b) Đất nước
c) Sơn hà
d) Non sông.
Lời giải:
a) Bé bỏng
b) Bé con
c) Nhỏ nhắn
d) Nhỏ con.
Lời giải :
 Gió bấc thật đáng ghét
 Cái thân gầy khô đét
 Chân tay dài nghêu ngao
 Chỉ gây toàn chuyện dữ
 Vặt trụi xoan trước ngõ
 Rồi lại ghé vào vườn
 Xoay luống rau nghiêng ngả
 Gió bấc toàn nghịch ác
 Nên ai cũng ngại chơi.
- HS lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA5Tuan 3knsbvmt.doc