Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 14

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 14

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời kể v lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được cc cu hỏi 1; 2; 3).

II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: Trồng rừng ngập mặn (HS đọc bài - TLCH về nội dung bài).

B. Dạy bài mới:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN 
Tập đọc:
CHUỖI NGỌC LAM 
 PHUN-TƠN O-XLƠ
 (Nguyễn Hiến Lê Dịch) 
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc diễn cảm toàn bài; biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Trồng rừng ngập mặn (HS đọc bài - TLCH về nội dung bài).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm: Vì hạnh phúc con người và bài đọc
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-2 HS giỏi tiếp nối đọc diễn cảm toàn bài-đọc giọng phân biệt lời nhân vật:
+Lời cô bé ngây thơ, hồn nhiên,
+Lời Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
+Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.
-HS đọc tiếp nối 2 phần của bài: + Đoạn 1: “Từ đầu ... người anh yêu quý”
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
-GV hỏi: Câu chuyện có mấy nhân vật? (3 nhân vật)
*Đoạn 1 có thể chia thành 3 đoạn nhỏ đễ dễ luyện đọc:
+Từ đầu ... xin gói lại cho cháu.
+Tiếp ... và dặn “Đừng đánh rơi nhé!”.
+Đoạn còn lại. 
*Đoạn 2 có thể chia thành 3 đoạn nhỏ đễ dễ luyện đọc:
+Từ ngày lễ Nô-en tới ...câu trả lời của Pi-e Phải.
+Tiếp ... Toàn bộ tiền em có.
+Đoạn còn lại. 
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn:
-Cô bé mua chuỗi ngọc Lam để tặng ai?
-Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không?
-Chi tiết nào cho biết điều đó? 
*Đoạn 1: cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé.
3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 1.
Từng cặp HS luyện đọc
Đọc phân vai (3HS: dẫn chuyện, Pi-e và cô bé)
-Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
-Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc.
-Cô mở tay, đổ hết lên bàn một nắm tiền xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền...
*Đoạn 2: cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé.
3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2.
Từng cặp HS luyện đọc
Đọc phân vai (3HS: dẫn chuyện, Pi-e và chị cô bé)
-Để hỏi có đúng mua ở tiệm của Pi-e hay không? Chuỗi ngọc có phải thật không? Pi-e bán với giá bao nhiêu?
-Vì em bé đã mua bằng tất cả số tiền em dành dụm được./ Vì em đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị./ ...
-Các nhân vật trong truyện dều là những người tốt./ ba nhân vật trong truyện đều là những người nhân hậu, biết sốg vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau./ ...
*HS phân vai đọc diễn cảm đoạn 2.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-3 HS phân vai đọc diễn cảm toàn bài.
3) Nhận xét, dặn dò: 
Toán:
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng giải bài tốn cĩ lời văn.
-Bài tập cần làm: bài 1a; bài 2/ trang 68. 
II/ Các hoạt động dạy học:
1) Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân:
a) Ví dụ:
a) Ví dụ1: Một cái sân hình vuông có chu vi 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
Ta phải thực hiện phép chia: 27 : 4 = ? (m)
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
27 chia 4 được 6, viết 6;
6 nhân 4 bằng 24; 24 trừ 24 bằng 3, viết 3.
Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 và thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30.
30 chia 4 được 7, viết 7;
7 nhân 4 bằng 28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20; 20 chia 4 được 5, viết 5;
5 nhân 4 bằng 20; 20 trừ 20 bằng 0, viết 0.
Vậy : 27: 4 = 6,75 (m)
b) Ví dụ 2: 43 : 52 =?
Phép chia này có số bị chia bé hơn số chia, ta làm như sau:
43,0 52
 1 40 0,82
 36
Chuyển 43 thành 43,0
Đặt tính rồi chia như chia số thập phân cho số tự nhiên
*Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà phép chia còn dư, ta tiếp tục chia như sau:
-Viết dấu phẩy vào bên phải số thương.
-Viết thêm vào bên phải số dư một chữ số 0 rồi chia tiếp.
-Nếu còn dư, ta lại viết thêm vào bên phải số dư mới một chữ số 0 rồi tiếp tục chia, và có thể cứ làm như thế mãi.
2) Thực hành:
*Bài 1/ tr.68:
*Bài 2/ tr.68:
*Bài 3/ tr.68:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 a) 12 : 5
 23: 4
 882 : 36
b) 15 : 8
 75 : 12
 81 : 4
Cho 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép tính, lớp làm vào vở
-Kết quả là: a) 2,4 ; 5,75 ; 24,5 và b) 1,875 ; 6,25 ; 20,25
- HS vừa thực hiện vừa nhắc lại cách làm.
*Bài 2: Tóm tắt: Bài giải:
25 bộ quần áo : 70m vải
6 bộ quần áo : ... m vải?
Số vải để may 1 bộ quần áo là:
70 : 25 = 2,8 (m)
Số vải để may 6 bộ quần áo là:
2,8 × 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8m
*Bài 3: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
 ; ; 
2) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Nêu vai trị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội.
-Nêu những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tơn trọng phụ nữ.
-Tơn trọng, quan tâm, khơng phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
*GDKNS: 
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, những hành vi ứng xử khơng phù hợp với phụ nữ).
+Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống cĩ liên quan tới phụ nữ.
+KN giao tiếp ứng xử với bà, mẹ, chị em gái và các người phụ nữ khác ngồi xã hội. 
*Tích hợp TTĐĐHCM: Bác Hồ là người rất coi trọng phụ nữ. Qua bài học giáo dục cho HS biết tơn trọng phụ nữ. 
II/ Tài liệu và phương tiện: 
-Các thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
-Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin (trang 22, SGK)
*Mục tiêu: HS biết những đóng góp của phụ nữ VN trong gia đình và ngoài xã hội.
*Tích hợp TTĐĐHCM: Bác Hồ là người rất coi trọng phụ nữ. Các em phải biết tơn trọng phụ nữ theo gương BH.
1. Cho từng nhóm quan sát, chuẩn bị giới thiệu một bức tranh trong SGK.
2. Các nhóm chuẩn bị. 
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5. GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Thâm, chị Nguyễn Thị Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh ực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
6. HS thảo luận theo các gợi ý sau:
+Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+Tại sao người phụ nữ là những người đáng được kính trọng?
7. HS lên bảng trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung.
8. 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
2) Hoạt động 2: làm bài tập 1, SGK
*Mục tiêu: Biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái.
1. Giao nhiện vụ cho HS. (làm việc cá nhân).
2. HS làm việc cá nhân.
3. HS trình bày ý kiến; HS khác bổ sung.
4. GV kết luận:
-Các việc làm tôn trọng phụ nữ là (a), (b).
+Khi lên xe ô tô, luôn nhường các bạn nữ lên xe trước.
+Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc té phụ nữ.
-Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là (c), (d)
+Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.
+Không thích ngồi cạnh các bạn nữ.
(Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống) 
3) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
*Mục tiêu: Biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành, không t/thành; biết giải thích vì sao?
1. GV nêu yêu cầu bài tập; hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
2. GV nêu lần lượt từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
3. GV kết luận:
-Tán thành ý kiến (a), (d).
-Không Tán thành ý (b), (c), d) vì các ý này thiếu tôn trọng phụ nữ.
4)Hoạt động tiếp nối:
1. Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
2. Sưu tầm bài thơ, bài hát ca ngợi phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
5) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 27
ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ
TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Kể chuyện:
PA-XTƠ VÀ EM BÉ
I/ Mục đích yêu cầu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Pa-xtơ và em bé bằng lời của mình.
-Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ đã khiến ông cống hiến được cho loài người một phát minh khoa học lớn lao.
-HS khá giỏi kể được tồn bộ câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể lại một việc làm tốt bảo vệ môi trường.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài.
-HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài.
2) G.viên kể chuyện:
-Lần 1: GV kể, HS nghe. Kể xong viết lên bảng: Lu-i Pa-xtơ, Giô-dép, thuốc vắc-xin, 6 - 7 - 1885.
-Lần 2: GV vừa kể vừa chỉ 6 tranh minh hoạ.
-Lần 3: GV kể (nếu cần).
3) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
-Một HS đo ...  về nội dung đoạn đối thoại.
-Đọc bài cho HS viết.
-Đọc lại 1 lượt cho HS soát lỗi.
-GV chấm 7-10 bài, nhận xét.
-HS theo dõi SGK.
-Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc đã tế nhị gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
-HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, câu hỏi, ...
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
3) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
*Bài 2b/ tr.136:
*Bài 3/ tr.137:
*Bài 2: GV chọn cho HS làm bài tập 2b; lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ ngữ.
-HS trao đổi nhanh trong nhóm nhỏ.
-4 nhóm HS thi tiếp sức.
Con báo, tờ báo, báo chí, ...
Cây cao, cao vút, cao ốc, ...
Lao động, lao công, lao đao,...
Chào mào, mào gà, ...
Báu vật, kho báu, ...
Cây cau, cau có, cau mày, ...
Lau nhà, lau sậy, lau lách,...
Bút màu, màu sắc, ...
*Bài 3: GV cho HS làm bài tập 3.
-GV nhắc HS ghi nhớ điều kiện bài tập đã nêu. 
-HS làm bài vào vở. Vài em lên bảng thi làm bài nhanh.
-1HS đọc lại mẩu tin đã được điền chữ đúng.
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng: (hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm)trọng, tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại).
4) Nhận xét, dặn dò:
Âm nhạc:
ÔN: NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA, ƯỚC MƠ. NGHE NHẠC
Lịch sử:
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “MỒ CHÔN GIẶC PHÁP”
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến):
+Âm mưu của Pháp đánh lên căn cứ địa Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chĩng kết thúc chiến tranh.
+Quân Pháp chia 3 mũi (nhảy dù, đường bộ, đường thủy) tiến cơng lên V.Bắc.
+Quân ta phục kích chặn đánh địch các trận tiêu biểu: Đèo B.Lau, Đoan Hùng, 
-Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch cịn bị ta chặn đánh dữ dội.
-Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn cơng quy mơ của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ kh.chiến.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc).
-Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
-Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
-Phiếu học tập của HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: 
* Làm việc cả lớp
2) Hoạt động 2: 
* Làm việc nhóm
3) Hoạt động 3: 
* Làm việc cả lớp
* Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài: có thể sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc Căn cứ địa Việt Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng) và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại để tấn công lên Việt Bắc bằng ba mũi: đường bộ, đường thuỷ và đường không, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
-GV nêu nhiệm vụ bài học:
+Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?
+Nêu diễn biến sơ lược chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. 
* Làm việc theo nhóm
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
-GV nêu cau hỏi cho HS thảo luận:
+?Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì?
+?Tại sao căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
* Làm việc cả lớp
-GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
-GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới đây:
+Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc.
+Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào?
+Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao?
+Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
4) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 03 tháng 12 năm 2010
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP 
Đề bài: 
Ghi lại biên bản một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.
I/ Mục đích yêu cầu:
Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý SGK.
*GDKNS: 
+Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
+Hợp tác (hợp tác hồn thành biên bản cuộc họp).
+Tư duy phê phán. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1, dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trang 142. 
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Một HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK.
-GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập, mời nhiều HS nói trước lớp: Em chọn viết biên bản cuộc họp nào? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào?
-GV nhắc HS trình bày biên bản đúng theo thể thức một biên bản cuộc họp; mời 1 HS đọc lại.
-HS làm bài theo nhóm (mỗi nhóm 4 HS).
-Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét.
*GDKNS: 
+Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
+Hợp tác (hợp tác hồn thành biên bản cuộc họp).
 +Tư duy phê phán.
3) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 28
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
Toán:
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS biết:
-Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
-Vận dụng để giải các bài tốn cĩ lời văn.
-Bài tập cần làm: bài 1a,b,c; bài 2/ trang 71.
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân
a) Ví dụ 1: 
b) Ví dụ 2: 
a) Ví dụ 1: Một thanh sắt dài 6,2dm cân nặng 23,56kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
 Hướng dẫn HS hình thành và thực hiện phép chia như SGK
 Ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 = ? (kg)
Ta có 23,56 : 6,2 = (23,56 × 10) : (6,2 × 10) 
 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62 
 57 : 9,5 = 570 : 95
Thông thường ta đặt tính rồi tính như sau:
(kg)
23,5,6 6,2
 4 9 6 3,8
 0
Phần thập phân của 6,2 có một chữ số. 
Chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải một chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
Thực hiện phép chia 235,6 : 62
b) Ví dụ 2: 82,55 : 1,27 = ?
82,55 1,27
 6 35 65 
 0 
Phần thập phân của hai số 82,55 và 1,27 cùng có hai chữ số bằng nhau; bỏ dấu phẩy ở hai số đó được 8255 và 127
Thực hiện phép chia 235,6 : 62
*Muốn chia một STP cho một STP ta làm như sau:
-Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy của SBC sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
-Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho STN.
2) Thực hành:
*Bài 1/ tr.71:
*Bài 2/ tr.71:
*Bài 3/ tr.71:
*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 19,72 5,8
b) 8,216 5,2 
c) 12,88 0,25
d) 17,4 1,45
Từng HS lên bảng thực hiện, lớp làm vào vở rồi chữa bài.
*Bài 2: Tóm tắt: Bài giải:
4,5l : 3,42kg
8l : ... kg?
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 × 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08kg
*Bài 3: Bài giải:
Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1) 
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải.
 Đáp số: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m vải.
2) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
XI MĂNG
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Nhận biết một số tính chất của xi măng.
-Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
-Quan sát, nhận biết xi măng.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
II/ Đồ dùng dạy học: Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Nhôm.
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: Thảo luận
*Mục tiêu: HS kể tên được một số nhà máy xi măng ở nước ta.
-Cho HS thảo luận:
+Ở địa phương bạn, xi măng dùng để làm gì? (trộn vữa xây nhà).
+Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
(Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, ...)
2) Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin
*Mục tiêu: 
-Kể được các vật liệu dùng để sản xuất xi măng.
-Nêu tính chất, công dụng của xi măng.
*LGGDMT: Giáo dục ý thức BVMT, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Nhất là việc khai thác cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.
*Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Các nhóm đọc thông tin và thảo luận câu hỏi tr/ 59 SGK
*Bước 2: Làm việc cả lớp.
-Một vài HS trình bày, HS khác bổ sung.
+Tính chất của xi măng: Xi măng có màu xám xanh. Khi trộn với ít nước xi măng không tan mà dẻo, khi khô kết thành tản, cứng như đá.
+Cần bảo quản xi măng nơi khô, thoáng khí, vì nếu ẩm xi măng sẽ kết thành tản, cứng không dùng được.
+Tính chất của vữa xi măng: Khi mới trộn, vữa xi măng dẻo; khi khô cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy, trộn xong phải dùng ngay.
+Các vật liệu tạo thành bê tông: Xi măng, cát, sỏi trộn đều với nước.
+Bê tông cốt thép chịu được lực kéo, nén và uốn, được dùng để xây nhà cao tầng, cầu, đập nước, ...
*Kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông cốt thép. Dùng để làm nhà cao tầng, các công trình thuỷ điện, đập nước, cầu, đường, ...
3) Nhận xét, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docH 14.doc