Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 5

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 5

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

-Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).

II/ Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ SGK.

-Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, .

III/ Các hoạt động dạy học:

A. Bài cũ: -HS học thuộc lòng “Bài ca về Trái đất”; TLCH về nội dung.

B. Dạy bài mới:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC 
 (Hồng Thuỷ)
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
-Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3). 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ SGK.
-Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, ...
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: -HS học thuộc lòng “Bài ca về Trái đất”; TLCH về nội dung.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-Gọi 2 HS khá đọc tồn bài.
-Yêu cầu HS quan sát tranh.
-GV chia bài thành 2 đoạn : 
+ Đoạn 1: Từ đầu ... giản dị, thân mật.
+ Đoạn 2: còn lại. 
-Cho HS đọc nối tiếp trước lớp theo trình tự từng đoạn của bài 3 lượt.
+ Lượt 1 : Cho HS tìm từ khĩ và h/dẫn đọc các từ ngữ khĩ; sửa lỗi cách đọc nghỉ.
+ Lượt 2: Cho HS tìm từ mới, khĩ trong bài : A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc, ... 
-Yêu cầu HS đọc theo cặp.
-Gọi 2 HS đọc cả bài.
-GV đọc mẫu tồn bài. 
b) Tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm, trao đổi cặp và trả lời:
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt? 
*Ý đoạn 1 :
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
*Ý đoạn 2 :
-GV chốt ý: rút ra bài học. 
-HS đọc thầm bài , suy nghĩ và trả lời
-Gặp nhau ở công trường xây dựng.
-HS tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
-+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt.
+ Có mái tóc vàng óng, ửng lên. 
+ Có khuôn mặt to, vẻ mặt chất phác.
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi. 
* Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc.
-Ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân.
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
- Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị.
*Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam.
-Nêu nội dung: Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước. 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-GV mời 1 số HS nối tiếp đọc diễn cảm bài văn. Chú ý đọc đúng lối đối thoại, thể hiện đúng giọng nói của từng nhân vật.
.Lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
-GV đọc mẫu. Hướng dẫn cách đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn 4.
-Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3) Nhận xét, dặn dò:
Tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Toán:
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
-Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
-Bài tập cần làm: bài 1; 2a,c; 3/ trang 22; 23. 
II/ Đồ dùng dạy học: -Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
-Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- HS lên bảng sửa bài 3, 4/ tr.22 (SGK).
B- Bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài: 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- HS kết luận m.q.hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
- HS đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
3) Thực hành: 
*Bài 1/ tr.22:
*Bài 2/ tr.23:
*Bài 3/ tr.23:
*Bài 4/ tr.23:
*Bài 1: Viết đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
1m
=10dm
=dam
-HS tự làm bài. GV theo dõi hướng dẫn.
-Một số em trình bày kết quả.
-GV cùng cả lớp nhận xét. 
*Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp:
-Gọi HS đọc yêu cầu đề.
a) 135m = 1350 dm ; b) 8300m = ... dam ; c) 1mm = ...cm
 342dm = 3420cm ; 4000m = ... hm ; 1cm = ...m
 15cm = 150mm ; 25 000m = ... km ; 1m = ...km
-GV cho HS làm bài và chữa bài.
-GV nhận xét và cho điểm.
*Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 4km 37m = ... m 354dm = ... m ... dm
 8m 12cm = ... cm 3040m = ... km ... m
-GV cho HS nêu yêu cầu bài tập.
-GV cho HS làm bài và chữa bài.
-GV nhận xét và cho điểm.
*Bài 4: HS làm bài rồi chữa bài.
a) Đường sắt từ Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 953 (km)
b) Đường sắt từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 953 = 1726 (km)
 Đáp số: a) 953km
 b) 1726km.
4) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
-Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
-Biết được: Người sống có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
-Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành những người có ích cho gia đình và cho xã hội. 
-Xác định được thuận lợi, khó khăn của mình; biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
*Tích hợp TTĐĐHCM: Ý chí và nghị lực
Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Cần rèn luyện ý chí và nghị lực theo gương Bác Hồ.
*GDKNS:
+Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
+Kĩ năng đặc mục tiêu vượt khĩ vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
+Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
-Bài viết về Nguyễn Ngọc Ký và Nguyễn Đức Trung.
-Mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó. 
-Thẻ màu cho hoạt động 3. 
III/ Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: HS nêu ghi nhớ bài học: Có trách nhiệm về việc làm của mình.
B- Bài mới:
1) Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
(Làm việc cả lớp) 
*Mục tiêu: 
Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
*Cách tiến hành:
-Đọc thầm thông tin về Trần bảo Đồng (SGK).
-2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
-Nhóm thảo luận, trao đổi ® trình bày phần thảo luận 
-Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ? (Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì)
-Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên ntn ?
-Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?
*Kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
2) Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Thảo luận nhóm)
*Mục tiêu: Tự liên hệ, kể lại một việc làm của mình và tự rút bài học.
*Cách tiến hành:
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trước hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào? 
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị bão lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học ?
*Kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí .
3) Hoạt động 3: HS làm bài tập 1, 2 SGK (Thảo luận nhóm)
*HS luyện tập, thực hành
*Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm đôi. 
-Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau.
- Đại diện nhóm trình bày.
*Kết luận, chốt ý: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống.
4) Hoạt động nối tiếp: 
*Cách tiến hành:
-HS đọc ghi nhớ SGK.
-Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
-Sưu tầm chuyện về gương HS “Có chí thì nên”.
Thể dục:
BÀI 9
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2010
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ HỌC
Đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, 
 chống chiến tranh.
I/ Mục đích yêu cầu:
Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
-1 HS đọc rõ, to đề bài. GV phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài: ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
-Cho 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý 1 – 2 – 3 – 4 (SGK).
-GV nhắc HS chú ý kể những câu chuyện các em đã được nghe, được đọc: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, Những con sếu bằng giấy, 
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Cho một số HS giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể (ngoài sách).
3) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a.Kể chuyện trong nhóm:
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
b.Thi kể chuyện trước lớp:
- Cho HS thi kể.
-GV mời 3 tốp HS lên thi kể chuyện theo tranh.
-Sau đĩ cho 2 HS thi kể tồn bộ câu chuyện 
-Yêu cầu cả lớp cùng trao đổi về nội dung, ý nghĩa chuyện.
-GV cùng cả lớp nhận xét và bình chọn nhĩm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu ch ... mục đích chống TDPháp.
-Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Hình ảnh SGK. 
-Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”. 
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn các hoạt động:
a. Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp.)
- Em biết gì về Phan Bội Châu? 
+ Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp.
+ Năm 1924, Phan Bội Châu từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và toan theo đường lối XHCN nhưng chưa kịp thi hành thì bị Pháp bắt.
b.Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
GV tổ chức HS thảo luận câu hỏi :
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp? 
(NBản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, NBản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.)
-1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du.
- Giáo viên phát phiếu học tập:
+Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào? 
(Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908).
+ Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
(Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo).
+ Mục đích? 
(Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước).
+ Phong trào diễn ra như thế nào?
(1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo)
*Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
+1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn một vạn đồng).
-HS VNam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
-Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
-Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
(1908: lo ngại trước phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên VN và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.)
-Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ.
-HS đọc lại ghi nhớ.
3) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 01 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn:
 TẢ CẢNH
(Trả bài viết)
Đề bài: Chọn một trong các đề sau: 
1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy, ).
2. Tả một cơn mưa.
3. Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phòng của gia đình em).
I/ Mục đích yêu cầu: 
Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
-Bảng phụ ghi đề bài của tiết kiểm tra viết ở tuần 4.
-Một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp về: chính tả, cách dùng từ, ...
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn sửa bài:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
*Nhận xét kết quả bài viết của học sinh (15/)
a.Nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp
-Hướng dẫn HS phân tích đề. 
-Những ưu điểm chính: về bố cục, trình tự, ý, diễn đạt, ...
-Những thiếu sót, hạn chế: Bố cục bài, lỗi về ý, đặt câu, dùng từ, lỗi chính tả,  
b.Thông báo điểm số cụ thể.
*Hướng dẫn chữa bài (17/)
a-Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
-Cho một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên vở nháp.
-Cho HS trao đổi về bài chữa.
b-Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài:
 -Cho HS đọc lời nhận xét của GV, phát hiện thêm lỗi trong bài làm và sửa lỗi. Đổi vở để kiểm tra chéo nhau.
-GV theo dõi, kiểm tra.
c-Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay:
-GV đọc những đoạn văn, bài văn hay.
-Cho HS trao đổi để tìm ra cái hay.
d-Hướng dẫn HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
-Cho HS chọn viết một đoạn cho hay hơn.
-HS đọc lại đoạn văn vừa viết. GV nhận xét và ghi điểm.
3) Nhận xét, dặn dò:
-Nhận xét tiết học. -Dặn HS chuẩn bị cho tiết TLV tuần tới.
Thể dục:
BÀI 10
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH” 
Toán:
MI-LI-MÉT VUÔNG – BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH 
I/ Mục tiêu: 
-Biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. 
-Biết tên gọi, ký hiệu, thứ tự, mối quan hệ giữa các đơn vị diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
-Bài tập cần làm: bài 1; bài 2a cột 1; bài 3/ trang 28. 
II/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: - HS sửa bài 3/ trang 28. 
B. Dạy bài mới: 
1) Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông. 
a) Hình thành biểu tượng:
-Mi-li-mét vuông là gì?
+ Mi-li-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh là 1mm.
+1 mi-li-mét vuông vết tắt là 1mm2 .
b) Mối quan hệ giữa cm2 và mm2
1cm2 = 100mm2
1mm2 = cm2
2) Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích. 
a) - Gọi 2 học sinh lên bảng, vừa đọc, vừa đính từng đơn vị vào bảng từ lớn đến bé và ngược lại.
km2; hm2 dam2, m2 dm2, cm2, mm2 ; mm2; cm2, ... dam2, hm2, km2
b) HS nêu lên mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền nhau.
- Lần lượt học sinh đọc bảng đơn vị đo diện tích.
-Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn kế tiếp.
-Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
3) Hoạt động3 : Hướng dẫn HS làm bài tập. 
*Bài 1/ tr.28:
*Bài 2/ tr.28:
*Bài 3/ tr.28:
*Bài 1: Rèn cách đọc, viết số đo diện tích với đơn vị mm2
a) Gọi HS đọc các số đo diện tích trong bài tập 1.
29mm2 ; 305mm2 ; 1200mm2.
b) Viết các số đo diện tích:
-Một trăm sáu mươi tám mi-li-mét vuông.
-Hai nghìn ba trăm mười mi-li-mét vuông.
-1 em đọc, 1 em viết số trên bảng.
-Lớp làm bài vào vở.
 *Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
 5cm2 = ... mm2 ; 1m2 = ... cm2 ; 
 12km2 = ...hm2 ; 5m2 = ... cm2 ; ...
 37dam2 24m2 = ... m2 ; 42m2 9dm2 = ... dm2 ;
 12m2 9dm2 = ... dm2 ; 3 400 dm2 = ... m2 ;
 150cm2 = ...dam2 ; 90 000m2 = ...hm2 ; ... 
-Gọi HS đọc yêu cầu đề.
-GV cho HS làm bài và chữa bài.
-1 em đọc, 1 em viết số trên bảng. 
-Lớp làm bài vào vở.
-Đổi vở kiểm tra chéo lẫn nhau.
*Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm:
 1mm2 = cm2 ; 1dm2 = m2 ; 
 8mm2 = cm2 ; 7dm2 = m2 ; 
 19mm2 = cm2 ; 34dm2 = m2 . 
4) Nhận xét, dặn dò: 
Khoa học:
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG !” ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
-Nêu được tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý. 
-Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
*GDKNS:
+Kĩ năng phân tích và xử lí thơng tin một cách cĩ hệ thống.
+Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thơng tin về tác hại của chất gây nghiện.
+Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
+Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị đe doạ.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Thông tin và hình trang 20, 21, 22, 23 SGK. 
-Thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý sưu tầm được.
-Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý...
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: HS đọc bài «Vệ sinh ở tuổi dậy thì» TLCH về nội dung. 
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 3 : Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”.
*Mục tiêu: 
Giáo dục HS có ý thức tránh xa nguy hiểm.
*Cách tiến hành:
*Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Học sinh nắm luật chơi: “Đây là một chiếc ghế nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị chết”. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết. Chiếc ghế này được đặt ở giữa cửa, khi từ ngoài cửa đi vào cố gắng đừng chạm vào ghế. Bạn nào không chạm vào ghế nhưng chạm vào người bạn đã đụng vào ghế cũng bị điện giật. 
*Bước 2:- Học sinh thực hành chơi .
*Bước 3: Thảo luận cả lớp.
+ Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+ Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm lại và rất thận trọng để không chạm vào ghế?
+ Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểm mà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+ Tại sao khi bị xô đẩy có bạn cố gắng tránh né để không ngã vào ghế?
* Giáo viên chốt: Việc tránh chạm vào chiếc ghế cũng như tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý ® phải thận trọng và tránh xa nguy hiểm.
2) Hoạt động 4 : Trò chơi “đóng vai”. 
*Mục tiêu : 
Biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện
*Cách tiến hành:
*Bước 1: Thảo luận.
- Giáo viên nêu vấn đề: Khi chúng ta từ chối ai đó một đều gì, các em sẽ nói những gì?
+Hãy nói rõ rằng mình không muốn làm việc đó.
+Giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy. 
+Nếu vẫn cố tình lôi kéo, tìm cách bỏ đi khỏi nơi đó.
*Bước 2: Tổ chức, hướng dẫn, thảo luận.
+Việc từ chối hút thuốc lá, uống rượu, bia, sử dụng ma tuý có dễ dàng không?
+Trường hợp bị dọa dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+Ch/ ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không giải quyết được.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét, biểu dương.
*Giáo viên kết luận: chúng ta có quyền tự bảo vệ và được bảo vệ ® phải tôn trọng quyền đó của người khác. Cần có cách từ chối riêng để nói “Không !” với rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
3) Nhận xét, dặn dò: Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docH 5.doc