Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 8

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 8

I/ Mục đích, yêu cầu:

-Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

-Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).

*LGGDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.

II/ Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh hoạ bài đọc. Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng.

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Trường Tiểu học Tịnh Đông - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc:
KÌ DIỆU RỪNG XANH
 (Theo Nguyễn Phan Hách)
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
-Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4).
*LGGDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh hoạ bài đọc. Tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (2HS đọc thuộc lòng - TLCH).
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: 
-1 HS đọc toàn bài.
-3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài: +Đoạn 1: Từ đầu ... lúp xúp dưới chân.
 +Đoạn 2: Nắng trưa ... đưa mắt nhìn theo.
 +Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
-GV giới thiệu ảnh rừng khộp, tranh ảnh về rừng, giúp HS hiểu nghĩa từ khó.
b) Tìm hiểu bài:
-? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ? 
-? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm ntn ?
-? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?
-? Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
-? Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” ?
-? Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên.
-Tác giả thấy vạt nấm rừng như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như môït lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
-Những liên tưởng ấy làm cảnh vật trong rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
-Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
-Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú.
-Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng...
-Đoạn văn làm cho em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên...
*LGGDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng. Từ đó các em biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-Chú ý thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
-GV hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 3:
+GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu cho HS.
+HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
+Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I/ Mục tiêu: Giúp HS nhận biết: 
-Viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
-Bài tập cần làm bài 1; bài 2 / trang 40.
II/ Các hoạt động dạy học:
 1) Phát hiện đặc điểm của STP khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân đó.
*GV hướng dẫn HS chuyển đổi các VD để nhận ra: 0,9 = 0,90
 0,90 = 0,9
*HS chuyển đổi các ví dụ:
a) 9dm = 90cm
 Mà 9dm = 0,9m
 Nên 0,9m = 0,90m
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
-Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
 VD: 0,9 = 0,90 =0,900 = 0,9000
 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 
-Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
 VD: 0,900 = 0,900 =0,90 = 0,9
 8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12
2) Thực hành: 
*Bài 1/ tr.40:
*Bài 2/ tr.40:
*Bài 3/ tr.40:
*Bài 1: Bỏ các chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn: 
 a) 7,800 ; 64,9000 ; 3,0400 .
 b) 2001,300 ; 35,020 ; 100,0100.
*Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có 3 chữ số):
*Bài 3: Khi viết số thập phân 0,100 dưới dạng số thập phân, bạn Lan viết 0,100 = ; bạn Mỹ viết 0,100 = ; bạn Hùng viết 0,100 = ; . Ai viết đúng, ai viết sai? Tại sao?
(Lan và Mỹ viết đúng vì 0,100 = = = ;
Hùng viết 0,100 = là sai)
3) Nhận xét, dặn dò:
Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu: Sau khi học bài này, HS biết:
-Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
-Nêu được những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
-Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II/ Tài liệu và phương tiện:
-Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
-Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên.
III/ Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động1: Tìm hiểu về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4/15).
*Mục tiêu: Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn.
1. Đại diện các nhóm HS lên giới thiệu các tranh, ảnh, thông tin mà các em thu thập về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2. HS thảo luận cả lớp: 
+? Em nghĩ gì khi xem, đọc và nghe các thông tin trên?
+? Việc nhân dân ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mồng mười tháng ba hằng năm thể hiện điều gì?
3. GV kết luận về ý nghĩa của Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
2) Hoạt động 2: Giới thiệu tr/thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (BT2)
*Mục tiêu: HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các tr/thống đó.
1. Một số HS lên giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
2. GV chúc mừng các HS đó và hỏi thêm:
-? Em có tự hào về các truyền thống đó không?
-? Các em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó?
3. GV kết luận: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp riêng của mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó.
3) Hoạt động 3: HS đọc ca dao, tục ngữ, KC, đọc thơ về chủ đề Biết ơn tổ tiên (BT3)
*Mục tiêu:Giúp HS củng cố bài học.
1. Một số HS trình bày.
2. Cả lớp trao đổi, nhận xét.
3. GV khen những em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm.
6. Một số HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
4) Nhận xét, dặn dò:
Thể dục:
BÀI 15
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: “KẾT BẠN”
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích yêu cầu:
-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
-Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
-HS khá, giỏi kể lại được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
*LGGDMT: Mở rộng hiểu biết về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
*Tích hợp TTTGĐĐHCM: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
-Bảng lớp viết đề bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
-GV gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài: nghe, đọc, quan hệ giữa con người với thiên nhiên
-GV nhắc HS: những chuyện đã nêu ở gợi ý1 là những chuyện đã học. Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
-1HS đọc đề bài.
-1HS đọc gợi ý1,2,3 SGK.
-Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: “Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp?”
-GV nhắc HS chú ý kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2; với câu chuyện dài, chỉ cần kể1-2 đoạn
*Tích hợp TTTGĐĐHCM: Kể câu chuyện về tình yêu thiên nhiên và việc làm bảo vệ thiên nhiên của BH (câu chuyện Chiếc rễ đa trịn).
-HS kể theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện.
-Thi KC trước lớp:
+Đại diện nhóm thi kể.
+HS kể xong trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa chuyện.
*LGGDMT: Mở rộng hiểu biết về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
3) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn: đọc trước nội dung tiết kể chuyện tuần 9, nhớ lại một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi nào đó để kể lại cho các bạn nghe.
Toán:
SO SÁNH HAI SỐ PHẬP PHÂN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách so sánh hai số thập phân.
-Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
-Bài tập cần làm bài 1; bài 2/ trang 42.
II/ Các hoạt động dạy học:
1) H.dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau:
* GV hỏi thêm:
a) Ví dụ1: So sánh 8,1m và 7,9m.
 8,1m = 81dm; 7,9m = 79dm
 81dm > 79dm (vì hàng chục 8 > 7)
 tức là: 8,1m > 7,9m 
 Vậy : 8,1 > ... øy, HS biết:
-Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/ 9/ 1930 ở Nghệ An:
Ngày 12/ 9/ 1930 hàng vạn nông dân ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cở đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ Tĩnh.
-Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+Trong những năm 1930 - 1931 ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ.
+Các phong tục lạc hậu bị xóa bỏ.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Hình trong SGK. -Lược đồ 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ VN.
-Phiếu học tập của HS. Tư liệu lịch sử liên quan tới thời kì 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Đảng cộng sản VN ra đời
B. Dạy bài mới:
1) Hoạt động 1: *Làm việc cả lớp
-GV giới thiệu bài, sử dụng bản đồ:
 Sau khi ra đời, ĐCSVN đã lãnh đạo một phong trào đấu tranh CM mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước (1930 - 1931). Nghệ - Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh) là nơi phong trào phát triển mạnh nhất, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
-GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931 (tiêu biểu qua sự kiện 12 - 9 - 1930).
+Những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
+Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
2) Hoạt động 2: *Làm việc cả lớp
-GV tường thuật và trình bày lại cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930; nhấn mạnh: ngày 12 - 9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh.
-GV nêu những sự kiện tiếp theo diễn ra trong năm 1930.
3) Hoạt động 3: *Làm việc cá nhân
-?Những năm 1930 - 1931, trong các thôn xã ở Nghệ - Tĩnh có chính quyền Xô viết đã diễn ra điều gì mới?
+Không hề xảy ra trộm cướp...
+Chính quyền cách mạng bãi bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đả phá nạn rượu chè, cờ bạc,...
-GV: Bọn đế quôùc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống.
4) Hoạt động 4: *Làm việc cả lớp
-?Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì?
+Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động.
+Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
5) Nhận xét, dặn dò:
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Thể dục:
BÀI 16
ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY- TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
(Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I/ Mục đích yêu cầu:
-Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu MB: MB trực tiếp và MB gián tiếp (BT1).
-Phân biệt được hai cách viết kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng (BT2); viết được đoạn mở bài kiểu gián tiếp, đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt 5, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương.
B. Dạy bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài1/ tr.83:
*Bài2/ tr.84:
*Bài3/ tr.84:
*Bài 1: HS đọc nội dung bài tập 1:
-Nhắc lại hai kiểu mở bài đã học:
+Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (đối với ài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả)
+Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện.
-HS đọc thầm 2 đoạn văn và nêu nhận xét.
 Lời giải: Đoạn (a) kiểu mở bài trực tiếp.
 Đoạn (b) kiểu mở bài gián tiếp.
*Bài 2: HS nhắc lại 2 kiểu kết bài đã học:
+Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
-HS đọc thầm hai đoạn văn, nêu nhận xét hai cách kết bài.
Giống nhau
Khác nhau
 Điều nói đến tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
-Kết bài không mở rộng: khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
-Kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
*Bài 3: Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, HS có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó g/thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình.
-VD: Em đã được xem rất nhiều tranh,ảnh về cảnh đẹp của đất nước, đã được nghỉ mát ở bãi biễn Nha Trang, ở vịnh Hạ Long, Đà Lạt .... Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp. Dù thế, em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũi nhất với em là thị xã quê hương em.
-Để viết một kết bài kiểu mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên, các em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn, tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương mình.
-VD: Em rất yêu quý thị xã quê hương em. Em ước mơ lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những toà nhà có vườn cây để thị xã của em trở nên xanh hơn, đàng hoàng, to đẹp hơn.
-HS viết mở bài kết bài theo yêu cầu.
3) Nhận xét, dặn dò:
Toán:
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản).
-Bài tập cần làm bài 1; bài 2; bài 3/ trang 44.
II/ Các hoạt động dạy học: 
1) Ôn lại hệ thống bảng đơn vị đo độ dài:
a) Cho HS nêu lại bảng đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé:
b) Nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề:
Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (0,1) đơn vị liền trước nó.
* HS nêu từ lớn đến bé:
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
* Nêu quan hệ giữa các đơn vị liền kề:
 1
 10
 1
 10
1km = 10hm 1hm = km = 0,1km
...
 1m = 10dm 1dm = m = 0,1m
2) Ví dụ:
 5 
100
 4
 10
Ví dụ1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
 6m 4dm = ... m (= 6 m = 6,4m)
* HS nêu cách làm:
 Viết dưới dạng hỗn số rồi sau đó viết ra số thập phân.
Ví dụ2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
 3m 5cm = ... m (= 3 m = 3,05m)
3) Thực hành:
*Bài 1/ tr.44:
*Bài 2/ tr.44:
*Bài 3/ tr.44:
 6
 10
 2 
 10
 7 
100
 13 
100
* Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 
 8m 6dm = ... m (= 8 m = 8,6m)
 2dm 2cm = ... dm (= 2 dm = 2,2dm)
 3m 7cm = ... m (= 3 m = 3,07m)
 3m 13cm = ... m (= 3 m = 3,13m)
* Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a) Có đơn vị đo là mét:
3m 4dm = 3,4m ; 2m 5cm = 2,05m ; 21m 36cm = 21,36m
b) Có đơn vị đo là đề-xi-mét:
8dm 7cm = 8,7dm; 4dm32mm = 4,32dm; 73mm = 0,73dm
* Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 a) 5km 302m = 5,302km
 b) 5km 75m = 5,075km 
 c) 302m = 0,302km
4) Nhận xét dặn dò:
Khoa học:
PHÒNG BỆNH HIV/ ADIS
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
-Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS.
*LGGDMT: HS biết giữ vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp tránh làm ô nhiễm không khí, thức ăn và nguồn nước.
*GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh HIV/AIDS.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Thông tin và hình trang 35 SGK.
-Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động và các thông tin về HIV/AIDS.
-Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: Phòng bệnh viêm gan A
B. Dạy bài mới:
*Mở bài:
-GV đặt vấn đề: Theo số liệu của Bộ Ytế thì tính đến cuối tháng 5/2004 cả nước có hơn 81200 trường hợp nhiễm HIV, gần 12700 ca đã chuyển thành AIDS và 7200 người đã tử vong. Đối tượng bệnh nhân đang tiếp tục trẻ hoá với gần 2/3 thanh thiếu niên lứa tuổi từ 20 - 29 (Báo Thanh niên).
-GV: Các em biết gì về HIV/AIDS ?
1) Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
*Mục tiêu: HS:
-Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
-Nêu được các đường lây truyền HIV.
*Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu có nội dung như SGK. Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm.
*Bước 3: Làm việc cả lớp (mỗi nhóm cử 1 bạn vào BGK).
Đáp án: 1 - c; 2 - b; 3 - d; 4 - e; 5 - a.
2) Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm
*Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được cách phòng tránh HIV/AIDS.
-Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
*LGGDMT: Biết giữ vệ sinh môi trường, tránh làm ô nhiễm không khí thức ăn và nguồn nước.
*Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
-Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo,... đã sưu tầm và tập trình bày trong nhóm.
*Bước 2: Làm việc theo nhóm
-Một số bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm thu thập được về HIV/AIDS.
-Một số bạn khác tập nói về những thông tin sưu tầm được.
*Bước 3: Trình bày triển lãm
-GV chia khu vực trình bày cho mỗi nhóm.
-Mỗi nhóm cử 2 bạn thuyết minh.
*Lưu ý: Nếu HS không sưu tầm được thông tin và tranh ảnh, GV yêu cầu HS quan sát H35 và thảo luận nhóm:
-?Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng HIV/AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện người nhiễm HIV.
-? Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu?
3) Nhận xét, dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docH 8.doc