Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013 - 2014

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013 - 2014

I-Mục tiêu:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể :

- Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài .

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời câu hỏi 1,2,3 )

II-Đồ dùng

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

- Bảng phụ viết sẵn một đoạn kịch để hướng dẫn hs luyện đọc .

III-Hoạt động dạy học:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3: Thứ 2 ngày 02 tháng 9 năm 2013
(DẠY VÀO NGÀY THỨ 3)
T1 CHÀO CỜ	DẶN DÒ ĐẦU TUẦN
- Nghi thức: chào cờ, quốc ca.
- Nhận xét của GV trực tuần.
- Nhận xét của Đội.
- Nhận xét của BGH nhà trường.
..............................................................................................
T2 TẬP ĐỌC:	 LÒNG DÂN ( PHẦN 1 )
I-Mục tiêu: 
Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể :
Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài .
Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. ( Trả lời câu hỏi 1,2,3 )
II-Đồ dùng 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
Bảng phụ viết sẵn một đoạn kịch để hướng dẫn hs luyện đọc .
III-Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
1p
10p
10p
10p
4p
A-Bài cũ 
B-Bài mới 
1-Giới thiệu bài : 
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-Gv đọc diễn cảm trích đoạn kịch .
Chú ý :
+Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật .
+Thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch. 
Có thể chia màn kịch thành các đoạn sau :
-Đoạn 1 : Từ đầu đến lời dì Năm ( Chồng tôi. Thằng nay là con )
-Đoạn 2 : Từ lời cai ( Chồng chị à ?) đến lời lính ( Rục rịch tao bắn )
-Đoạn 3 : Phần còn lại .
Gv sửa lỗi cho hs, giúp hs hiểu các chú giải trong bài .
VD : Tức thời : đồng nghĩa vừa xong .
-Đọc nối đoạn
-Luyện đọc nhóm
-1 em đọc lại toàn đoạn kịch
b)Tìm hiểu bài 
- Câu chuyện xẩy ra vào lúc nào, ở đâu?
Câu hỏi 1 : Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
Câu hỏi 2 :Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
Câu hỏi 3 : Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
- Nêu nội dung của đoạn kịch.
Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng .
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
5 em đọc đoạn kịch theo 5 vai
Gv hướng dẫn đọc diễn cảm
Đọc theo nhóm
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-Thi đọc phân vai
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà tiếp tục luyện đọc ; đọc trước bài học sau .
-Đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu .
-Trả lời các câu hỏi SGK .
Quan sát tranh minh họa những nhân vật trong màn kịch .
-Đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí , thời gian, tình huống diễn ra vở kịch .
-Nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Chú ý đọc đúng các từ địa phương .
-Luyện đọc theo cặp .
Cả lớp theo dõi
-Trao đổi , thảo luận .
-Ở 1 vùng nông thôn Nam bộ trong thời kì kháng chiến.
-Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm .
-Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì .
-Hs có thể thích những chi tiết khác nhau. VD : 
+Dì Năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng , khi tên cai xẵng giọng hỏi lại: Chồng chị à ? , dì vẫn khẳng định: Chồng tôi .
+Thấy bọn giặc doạ bắn, dì làm chúng tưởng dì sợ nên sẽ khai, hóa ra dì chấp nhận cái chết, chỉ xin được trối trăng, căn dặn con mấy lời, khiến chúng tẽn tò .
HS nối tiếp nhau nêu và bổ sung cho nhau.
Theo dõi và tìm giọng đọc phù hợp
-Hs đọc diễn cảm đoạn kịch theo nhóm. 
5 em đọc cả lớp theo dõi
.
T3 TOÁN:	 LUYỆN TẬP 
I-Mục tiêu
Giúp hs : 
Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
Củng cố kĩ năng làm tính , so sánh các hỗn số.
II-Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
10p
10p
10p
3p
1-Bài cũ 
2-Bài mới
a-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp.
b-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :(2 ý đầu)
-Hs tự làm bài.
-Gv nhận xét và ghi điểm.
Bài 2 : (a, c)
GV hướng dẫn cách so sánh 1 bài
-Hs tự làm các bài còn lại.
Bài 3 :
-Hs đọc đề, phân tích đề, làm bài.
Gọi HS chữa bài trên bảng
3-Củng cố dặn dò 
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm xem lại các BT gv đã hướng dẫn.
-2 hs lên bảng làm bài ở VBT.
-2 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.
-Một số em trình bày cách làm của mình trước lớp.
HS làm bài vào vở
Trình bày bài làm trước lớp
+Chuyển 2 hỗn số thành phân số rồi so sánh: Ta có : vậy 
+ So sánh từng phần của hai hỗn số :
 Phần nguyên 3 > 2 nên 
Cả lớp làm vào vở 
2 em lên bảng làm bài
........................................................................................
T4 HĐNGLL:	TRANG TRÍ LỚP HỌC 
......................................................................................................................................................................
 Thứ 3 ngày 03 tháng 9 năm 2013
(DẠY VÀO NGÀY THỨ 4)
T1TẬP ĐỌC:	 LÒNG DÂN ( tiếp theo )
I- Mục tiêu:
 +Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể :
Biết ngắt giọng, thay đổi giọng đọc để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm trong bài .
Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí cưú cán bộ cách mạng
II- Đồ dùng dạy học 
 - Tranh minh họa bài đọc SGK.
III- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
1p
10p
10p
10p
4p
A- Bài cũ 
GV nhạn xét cho điểm
B.Bài mới 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
-1 em đọc bài
-Đọc nối đoạn
Có thể chia phần tiếp của vở kịch thành các đoạn sau :
Đoạn 1 : Từ đầu đến lời chú cán bộ ( Để tôi đi lấy – chú toan đi , cai cản lại )
Đoạn 2 : Từ lời cai ( để chị này đi ) đến lời dì Năm ( Chưa thấy )
Đoạn 3 : Phần còn lại .
- Luyện đọc nhóm đôi
-Gv hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm .
b)Tìm hiểu bài 
Y/cầu HS đọc thầm SGK và thảo luận câu hỏi.
Câu 1 : An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
Câu 2 : Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
Câu hỏi 3 : Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân ?
-Nêu nội dung của bài:
GV bổ sung ghi bảng: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí cưú cán bộ cách mạng dân Nam Bộ đối với cách mạng .
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
- 5 em đọc nối phân vai
GV treo bảng phụ ghi đoạn” Từ đầu đến cản lại” Hướng dẫn cách đọc và đọc diễn cảm.
-Luyện đọc theo nhóm phân vai.
Tổ chức cho HS thi đóng kịch phân vai diễn lại đoạn kịch trước lớp.
C-Củng cố, dặn dò 
-Nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt. 
-Khuyến khích hs phân vai, dựng lại toàn vở kịch .
-Chuẩn bị bài sau .
-Hs phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân .
-Hs quan sát tranh minh họa những nhân vật trong SGK .
1 hs khá giỏi đọc toàn bài
Đọc nối tiếp( 2 lượt) 3 em
-Luyện đọc theo cặp .
-Theo dõi
-Thảo luận .
-Khi bọn giặc hỏi An : Ông đó phải tía mầy không ? An trả lời không phải tiá làmchúng hí hửng tưởng An đã sợ nên khai thật. Không ngờ, An thông minh, làm chúng tẽn tò: Cháu. .. kêu bằng ba , chứ hổng phải tiá .
-Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo. 
-Vì vở kịch thể hiện tấm lòng người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng.
Nêu nội dung của bài
-Hs luyện đọc diễn cảm, phân vai.
-Hs đóng kịch .
-Cả lớp và gv nhận xét, chọn nhóm đọc phân vai hay nhất .
..........................................................................................
T2 TOÁN:	 LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu:
Giúp hs : 
Nhận biết phân số thập phân và chuyển một số phân số thành phân số thập phân .
Chuyển hỗn số thành phân số.
Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có 1 tên đơn vị (số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo tên một đơn vị)
II- Hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
5p
6p
6p
6p
7p
7p
3p
A- Bài cũ 
GV nhận xét cho điểm
B.Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp.
2-Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 :Chuyển thành phân số thập phân
-Những phân số như thế nào thì đựơc gọi là phân số thập phân ?
-Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào ?
1 em lên bảng làm cả lớp làm vào vở sau đó chữa bài
Bài 2 :Chuyển hỗn số thành phân số 
(2 hỗn số đầu)
Gọi 1 số em trình bày bài làm của mình.
Bài 3 :Viết phân số thích hợp vào chỗ chấm
-Hs đọc đề, phân tích đề.
Lưu ý : BT yêu cầu viết phân số thích hợp vào chỗ trống để thể hiện quan hệ giữa các đơn vị đo.
Bài 4 :
-Hs đọc đề, phân tích đềvà làm bài.
Bài 5 :
-Gv hướng dẫn.
-HS làm bài sau đó chữa bài trước lớp.
C-Củng cố dặn dò. 
-Gv tổng kết tiết học.
-Dặn hs về nhà làm ở VBT
-2 hs lên bảng làm bài ở VBT.
-Những phân số có mẫu số là 10 , 100 , 1000. .. được gọi là phân số thập phân .
-Trước hết tìm một số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có 10, 100 , 1000. .. . sau đó nhân (chia) cả tử số và mẫu số với số đó để đựơc phân số thập phân bằng phân số đã cho.
HS làm bài vào vở.
1 em nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số
HS làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng phụ
a)1dm = m b)8g = kg
 3dm = m 1g = kg
 9dm = m 25g = g
c)1 phút = giờ 6phút = giờ
 12phút = giờ
HS làm bài
5m 7dm = 5m + m = (5+)m
2m 3dm = 2m + m = 2m
1m 53cm = 1m + m = 1m
4m 37cm = 4m + m = 4m
Làm bài vào vở
a) 3m = 300cm
Sợi dây dài :
 300 + 27 = 327 (cm)
b) 3m = 30 dm
 27cm = 2dm + dm 
Sợi dây dài :
 30 + 2 + = 32(dm)
c) 27cm = m
Sợi dây dài :
 3 + = 3(m)
.........................................................................
T3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	Mở rộng vốn từ : NHÂN DÂN 
I- Mục tiêu:
Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân , biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam .
Tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ đặt câu )
II- Đồ dùng dạy học
VBT IN
Từ điển đồng nghĩa tiếng Việt ( hoặc một vài trang pho to gắn với bài học ), Sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học , nếu có điều kiện .
III- Hoạt động dạy hoc:
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
5p
1p
10p
10p
10p
4p
A-Bài cũ 
2em đọc cả lớp theo dõi
GV nhận xét ghi điểm
B.Bài mới 
1-Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Giải nghĩa từ tiểu thương : người buôn bán nhỏ .
Bài tập 2 :
Nhắc hs: Có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ , đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ .
Bài tập 3 :
-Thực hiện tiếp theo tương tự BT1 .
-Viết 5,6 từ bắt đầu bằng tiếng đồng ?
-Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được ?
C-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Học thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ ở BT2 .
-Hs đọc lại đoạn văn m ... 6 trạm cấp cứu, 430 điện thoại, 436 trạm cảnh sát GT.
Những biển chỉ dẫn này cung cấp thông tin cần thiết trên đường cho người đi đường biết.
HS thảo luận mô tả theo nhóm.
3 nhóm lên chơi.
........................................................................................
T3: KĨ THUẬT: 	THÊU DẤU NHÂN (T1)
I/ Mục tiêu :
HS cần phải :
-Biết cách thêu dấu nhân.
-Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
II/ Đồ dùng dạy học :
-Mẫu thêu dấu nhân 
-Một mảnh vải trắng, kim khâu len, len, phấn màu, thước kẻ, khung thêu.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học
1/ Giới thiệu bài :
2/ HĐ 1 : Qs, nhận xét mẫu.
-Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, y/c :
3/ HĐ 2 : H/dẫn thao tác kĩ thuật
-Y/c :
-H/dẫn thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất, thứ hai. Y/c :
4/ HĐ 3: Thực hành
-Y/c :
-Qs, nhắc nhở thêm.
5/ HĐ 4 :Đánh giá sản phẩm :
-Y/c :
-Nêu y/c đánh giá, y/c :
-Nhận xét, đánh giá kquả học tập của HS theo 2 mức.
6/ Củng cố, dặn dò :
-Chuẩn bị tiết sau thực hành.
-Qs, nhận xét đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt trái và mặt phải đường thêu.
-Đọc nd mục II sgk nêu các bước thêu dấu nhân .
-Nêu cách vạch đường thêu dấu nhân.
-1 HS lên bảng vạch dấu đường thêu.
-Đọc các mục trong sgk và qs các hình 4a, 4b, 4c, 4d nêu các thêu dấu nhân.
-HS lên bảng thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
-Qs hình 5 nêu cách kết thúc đường thêu.
-Nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-Thực hành thêu dấu nhân.
-Trưng bày sản phẩm.
-Tự đánh giá sản phẩm của mình
.................................................................................
T4: LUYỆN TIẾNG VIỆT:	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Củng cố lại các kiến thức đã học.
II.Hoạt động dạy hoc.
1. Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1.Phân tích mô hình cấu tạo tiếng và phần vần các tiếng sau. nguệch, ngoạc, quyết, liên, khuynh, khuya, tay, quả, hoa.
Hướng dẫn HS lập bảng phân tích vào bảng. Lưu ý HS âm làm âm đệm
Bài 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm( im lìm, vắng lặng, yên tĩnh)
Cảnh vật trưa hè ở đây....................., cây cối đứng.............., không gian................., không một tiếng động nhỏ.Chỉ một màu nắng chói chang.
2.Hướng dẫn HS chữa bài.
2 em lên bảng chữa bài cả lớp theo dõi, GV bổ sung và chốt lại.
.........................................................................
T4 ĐẠO ĐỨC: 	CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (t1)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp HS biết:
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình
- Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đỗ lồi cho người khác khi đã gây ra lỗi.
2.Thái độ:
- Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
3.Hành vi:- Biết thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm cho những hành động không đúng của mình, không đỗ lỗi cho người khác.
II. Đồ dùng:
- Một vài mẫu chuyện có một vài trách nhiệm trong công viên hoặc dũng cảm nhận lồi và sữa lồi.
- Bài tập 1 được sẵn trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
4p
1p
10p
8p
7p
5p
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
 1-Giới thiệu bài :
 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động1: Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạn Đức”
- GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện. 
+Đức đã gây ra chuyện gì?
+Sau khi gây chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm của hai bạn đúng hay sai?
+ Khi gây chuyện Đức cảm thấy thế nào?
+Theo em Đức nên làm gì, vì saolại làm vậy?
- GV kết luận : Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết cho phù hợp nhất Các em đã đưa ra cho Đức một số giải quyết vừa có lí, vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức, chúng ta đều cần ghi nhớ (trong SGK).
- GV mời 1-2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
-HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
- Nêu yêu cầu bài tập 1.
- Mời các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
* Kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; c, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
-HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
- Yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
* Kết luận:
- Tán thành ý kiến: (a), (đ);
- Không tán thành ý kiến: (b), (c), (d).
3.Củng cố dặn dò.
Nhắc lại nội dung ghi nhớ
- Dặn HS chuẩn bị cho trò chơi đóng vai theo bài tập 3, SGK
- Nêu nội dung phần ghi nhớ tiết trước
- HS nhắc lại.
1-2 HS đọc to chuyện cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK.
-.. đá quả bóng vào một bà đang gánh đồ
-Hợp ù té chạy hút còn Đức luồn theo rặng tre chạy vội về nhà.Việc làm của 2 bạn là sai.
-Đức cảm thấy ân hận và xấu hổ
-Theo em hai bạn nên xin lỗi bà và giúp bà thu dọn đồ.Vì chúng ta phải có trách nhiệm với việc làm của mình.
- Lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
- 1 – 2 HS nhắc lại yêu cầu bài tập.
- Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước).
- HS giải thích, lớp nhận xét, bổ sung.
......................................................................................................................................
CHIỀU:
T1: MĨ THUẬT: Bài 3: Vẽ tranh ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I: MỤC TIÊU:
 - HS biết tìm,chọn các hình ảnh đẹp về nhà Trường để vẽ tranh
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài Trường em.
 - HS mến và có ý thức giữ gìn ,bảo vệ ngôi trường của mình
II: THIẾT BỊ DẠY -HỌC:
 GV: -1 số tranh ảnh về nhà trường.
 - Tranh ở bộ ĐDDH. Bài vẽ về nhà trường của HS năm trước.
 HS: - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì,tẩy,màu...
III:CÁC họat ĐỘNG DẠY - HỌC: 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 5p
 5p
20p
5p
- Giới thiệu bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài:
- GV treo 3 đến 4 bức tranh về đề tài trường em và đặt câu hỏi:
+ Khung cảnh chung của trường? 
+ Kể tên 1 số hoạt động ở trường?...
- GV bổ sung thêm.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ:
- GV đặt câu hỏi:
+ Nêu các bước tiến hành vẽ tranh đề tài?
- GV minh hoạ bảng các bước tiến hành.
HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hình ảnh rõ nội dung đề tài.Vẽ màu theo ý thích
* Lưu ý: Không dược dùng thước.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
-GV chọn 4 đến 5 bài(K,G, Đ,CĐ) để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận xét , đánh giá bổ sung.
* Dặn dò:
- Về nhà quan sát khối hộp và khối cầu.
- Nhớ đưa vở,bút chì,tẩy, màu,.../.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Có nhà, sân trường, vườn hoa cổng trường,...
+ Phong cảnh trường, giờ học trên lớp, cảnh vui chơi ở sân trường... 
- HS lắng nghe. 
- HS trả lời:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2: Vẽ hình ảnh, hình ảnh phụ.
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu theo ý thích. 
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo cảm nhận riêng
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
T4 LUYỆN TIẾNG VIỆT:	LUYỆN TẬP
 I.Mục tiêu: 
 -Củng cố và nâng cao các kiến thức đã học trong tuần 3
 - Hướng dẫn HS làm một số bài tập nhằm nâng cao kiến thức.
II.Luyện tập
1.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:Thay từ gạch chân trong đoạn văn bằng một từ đồng nghĩa khác để các câu văn hay hơn và giàu hình ảnh hơn.
Hồ Tơ –nưng ở phía bắc thị xã Plây-cu hồ rộng lắm, nước trong như lọc.Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè.Hàng trăm thứ các sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. 
Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con cuốc đen trũi, chen lách vào các bụi ven bờ...
GV hướng dẫn (các từ cần thay theo thứ tự là: mênh mông, long lanh, chói chang, tung tăng, vun vút, sặc sỡ, len lỏi)
Bài 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chõ chấm cho hoàn chỉnh các câu văn.
a.Chúng ta bảo vệ những....... (thành công, thành tích, thành tựu, thành quả) của sự nghiệp đổi mới đất nước.
b.Các quốc gia dang phải gánh chịu những.....(kết quả, hiệu quả, hậu quả, thành quả) của sự ô nhiễm môi trường.
c.Học sinh phải chấp hành .......(quy chế, nội quy, thể lệ, quy định) của lớp học.
d.Loại xe ấy.......... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người...........nên rất khó............
( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao) 
T3: ÂM NHẠC:	ÔN TẬP : REO VANG BÌNH MINH 
Tập đọc nhạc: TĐN số 1
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Reo vang bình minh. Thể hiện đúng những chỗ luyến láy, thể hiện tình cảm hồn nhiên trong sáng của bài hát .
HS trình bày bài hát theo cách hát lĩnh xướng, nối tiếp
HS đọc đúng giai điệu ghép lời
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tờ tranh minh hoạ bài Reo vang bình minh
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: On tập hát Reo vang bình minh 
Hướng dẫn HS ôn tập bài hát chú ý giữ đúng nhịp và đều 
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp
GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
Hoạt động 3: Tập đọc nhạc : Cùng vui chơi
GV giới thiệu bài TĐN – Treo bài TĐN lên bảng
Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN
Cho HS tập nói tên nốt
 GV viết tiết tấu 
Hỏi tiết tấu tấu này có những hình nốt nào ?
GV gõ tiết tấu trên , yêu cầu HS lắng nghe và thực hiện lại 
GV hướng dẫn HS nhìn vào bài TĐN , nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập.
GV đàn chuổi âm thanh HS nghe , bắt nhịp HS đọc hoà theo tiếng đàn 
GV cho HS đọc nhạc cả bài 
GV đàn giai điệu cả bài HS đọc nhạc hoà theo tiếng đàn , vừa đọc vừa gõ tiết tấu 
GV đàn giai điệu cả bài hai lần. Lần thứ nhất HS đọc nhạc, lần hai ghép lời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Củng cố – dặn dò
GV nhận xét ,dặn dò
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
HS thực hiện theo .
HS nghe và đọc theo tiếng đàn
HS nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 3 nh 13 14.doc