Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2012

Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2012

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: Cầu Thăng Long, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận.

- Bảng phụ

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 809Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Một chuyên gia máy xúc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: Cầu Thăng Long, nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận...
Bảng phụ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. kiểm tra bài cũ:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
Trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc, chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bạn bè năm châu. bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị, tương thân tương ái của bạn bè nước ngoài với nhân dân VN .Ta hãy quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
 *. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện) 
- Chia đoạn: Bài chia làm 4 đoạn
- GV nêu các đoạn
- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc
 - GV sửa lỗi phát âm
- GV ghi từ khó HS đọc sai
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Yêu cầu đọc lướt văn bản tìm câu , đoạn khó đọc
- GV ghi từ câu dài khó đọc lên bảng (Bảng phụ)
- Yêu cầu hS đọc 
- Gọi HS đọc từ chú giải SGK
- HS luyện đọc theo nhóm 4
- 4HS đọc toàn bài 
 b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 
- HS đọc câu hỏi 
H: Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xay ở đâu?
H: Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
H: Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
H: Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất?Vì sao?(HS khá, giỏi)
- Giảng : chuyên gia máy xúc A- lếch- xây cùng vơi nhân Liên Xô luôn kề vai sát canh với nhân dân việt nam, giúp đỡ nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nuớc . dáng vẻ của anh A- lếch - xây khiến anh thuỷ đặc biệt chú ý, gợi nên ngay cảm giác đầu thật giản dị, thân mật. Anh có vẻ mặt chất phát, dáng dấp của một người lao động. Tất cả đều toát lên vẻ dễ gần, dễ mến. Tình bạn của 2 người thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc.
H: Nội dung bài nói lên điều gì? 
- GV ghi nội dung bài
 c) đọc diễn cảm
- 4HS đọc nối tiếp bài 
- HS tìm giọng đọc phù hợp 
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (Đ4: A – lếch – xây nhìn tôi tôi và A – lếch – xây)
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm
 3. Củng cố dặn dò
 - Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A – lếch - xây gợi cho em điều gì?
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con... 
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời về các câu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS cả lớp đọc thầm bài
* Đoạn 1 : Đó là...sắc êm dịu.
* Đoạn 2 : Chiếc máy xúc ...giản dị.
* Đoạn 3 : Đoàn xe tải...chuyên gia máy xúc.
* Đoạn 4 : A- lếch - xây ...tôi và A -lếch -xây .
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó : Nhạt loãng, A – lếch- xây, nắm lấy bàn tay, buồng máy, đồng nghiệp,
 - 4 HS đọc nối tiếp
* Thế là / A –lếch – xây đưa bàn tay vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôI lắc mạch và nói.
- HS tìm câu ,đoạn khó và luyện đọc 
-2 HS đọc từ chú giải trong SGK
- HS đọc LĐ theo nhóm 4 (2vòng)
- 4HS đọc nối tiếp bài .
- HS đọc thầm doạn
- 1 HS đọc câu hỏi
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng , thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc . Họ rất nói chuyện rất cởi mở, thân mạt . 
- lắng nghe. 
- HS nêu 
* ý nghĩa : Bài văn cho ta thấy tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam.
- HS nhắc lại nội dung bài 
- HS đọc dùng bút chì gạch chéo vào chỗ cần ngắt giọng , nhấn giọng 
- 3HS thi đọc 
@ Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Toán
Ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải bài toán với các số đo độ dài.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo độ dài và giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( Lớp)
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hỏi : 1m bằng bao nhiêu dm ?
- GV viết vào cột mét : 1m = 10 dm
- 1m bằng bao nhiêu dam ?
- GV viết tiếp vào cột mét để có :
1m = 10dm = .
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng. 
- GV hỏi : Dựa vào bảng đơn vị hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2 (Nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chèo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 3 (Nhóm )
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng 4km 37m = ....m
và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bàn.
- Nhận xét bài làm của HS, sau đó cho 
điểm.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1m = 10dm
- 1m = .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu : Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu :
4km37 = 4km + 37m
 = 4000m + 37
 = 4037m
Vậy 4km37m = 4037m
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
8m 12 cm = 812cm
354 dm = 35m 4dm
3040m = 3km 40m
- 1 HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
@ Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012
Tập đọc
Ê- mi- li, con...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh -tơn. Biết đọc diễn cảm bài thơ .
 - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược VN. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 khổ thơ trong bài).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGKL 
 - Tranh ảnh về nhữnh cảnh đau thương mà đế quốc Mĩ gây ra trên đất nước VN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ(5p).
- Gọi HS đọc bài Một chuyên gia máy xúc
H: Dáng vẻ anh A-lếch- xây có gì khiến anh Thuỷ chú ý?
H: Câu chuyện nói lên điều gì?
- GV nhận xét cho điểm
 B. Bài mới(30p).
 1. Giới thiệu bài: Qua câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ lai học ở tuần trước, các em đã biết hành động dũng cảm của những người lính Mĩ chống lại hành động tàn bạo của quân đội nước họ. Bài thơ E- mi li, con... các em học hôm nay cũng kể về hành động dũng cảm của một công dân Mĩ - chú Mo- ri-xơn. Ngày 2- 11- 1965 chua đã tự thiêu giữa thủ đô nước Mĩ để phản đối chiến tranh xâm lược VN . Xúc động trước hành động của chú nhà thơ Tố Hữu đã viết bài thơ Ê- mi- li, con. Bài thơ gợi lại hình ảnh chú mo- ri -xơn bế con gái là là bé Ê- mi- li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ quốc phòng Mĩ , nơi chú tự thiêu vì nền hoà bình ở VN.
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu bài.
- HS chia đoạn 
- Yêu cầu HS đọc các tên riêng nước ngoài : Ê-mi- li, Mo-ri- xơn, giôn - xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn
- HS đọc nối tiếp
- GV kết hợp sửa lỗi phat âm ngắt giọng
- GV ghi từ khó đọc
- HS đọc nối tiếp lần 2
- Sửa lỗi nghắt giọng và câu khó đọc cho HS .
- GV ghi bảng HD đọc
- Dấu từ dòng thơ trên xuống dòng thơ dưới thể hiện 2 dòng thơ đọc vắt.
- Gọi HS đọc câu đọc vắt trên bảng .
- HS luyện đọc theo nhúm 5 ( 5phút )
- 5HS đọc toàn bài 
 c) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm và đọc câu hỏi 
H: Vì sao chú Mo -li- xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mĩ? 
GV ghi: Tố cáo tội ác của Mĩ
H: Chú mo- ri-xơn nói với con điều gì?
GVKL: Chú Mo-ri-xơn nói chuyện cùng con gái Ê- mi- li
H: Vì sao chú Mo-li-xơn nói: Cha đi vui..?
Ghi ý: lời từ biệt vợ con
H: Bạn có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-li-xơn?
H: Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
- Đó cũng chính là nội dung của bài 
GV ghi bảng
 c) Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài
- HS tìm giọng đọc hay
- GV treo bảng phụ ghi sẵn khổ thơ 3, 4 HD HS luyện đọc diễn cảm sau đó học thuộc lòng 
- GV đọc mẫu 
- HS luyện đọc theo cặp (3phút) 
- HS thi đọc thuộc lòng 
- GV nhận xét ghi điểm từng HS
 3. Củng cố dặn dò(3p).
* Liên hệ : Em hãy nêu một số tấm gương về hành động dũng cảm, để phản đối chiến tranh xâm lược VN ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS đọc thuộc lòng và xem trước bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi 
- HS theo dõi 
- 5 đoạn :
* Phần xuất sứ.
* Ê - mi - li, ..Lỗu Ngũ Giác.
*Giôn - Sơn! ..thơ ca nhạc hoạ?
*Ê - mi - li,... xin mẹ đừng buồn!
* Oa- sinh ... 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Kể lại được câu chuyện đã nghe hay đã đọc ca ngợ hoà bình, chống chiến tranh.
 - Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
 - Sách báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- HS kể lại theo tranh 2 đoạn câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và nêu mục đích yêu cầu của bài
 2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
 a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của giờ học 
- Một HS đọc đề bài. GV gạch chân từ: Kể lai một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh 
- GV nhắc HS : SGK có một số câu chuyện các em đã học: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ, những con sếu bằng giấy..
về đề tài này. Em cần kể chuyện mình nghe được, tìm được ngoài SGK. Chỉ khi không tìm được câu chuyện ngoài SGK , em mới kể câu chuyện đó.
- Yêu cầu hS đọc kĩ gợi ý 3 GV ghi nhanh lên bảng các tiêu chí đánh giá lên bảng
 b) Kể trong nhóm 
GV có thể gợi ý: 
+ Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
 + Chi tiết nào trong câu chuyện bạn cho là hay nhất?
 + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào yêu hoà bình, chống chiến tranh?
 c) Thi kể 
- Tổ chức HS kể trước lớp 
- Gọi HS nhận xét bạn kể theo tiêu chí đã nêu.
GV nhận xét khen ngợi , tuyên dương.
 3. Củng cố dặn dò(3p)
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS kể
- HS nghe
- 1 HS đọc 
- HS đọc yêu cầu 3
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 
- HS kể trong nhóm 4, cùng nhận xét bổ xung cho nhau về nội dung ý nghĩa câu chuyện mà các bạn trong nhóm mình kể.
- 5- 7 HS thi kể chuyện của mình trước lớp 
- HS khác nghe và hỏi lại về nội dung ý nghĩa câu chuyện hoặc trả lời câu hỏi của bạn để tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong lớp
@ Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Toán
Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông.
- Biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và Xăng- ti- mét vuông .
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
- Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a) SGK.
- Bảng kẻ sẵn các cột như phần b) SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1,Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
- Trong bài học hôm nay chúng ta cùng học về một đơn vị đo diện tích nhỏ hơn xăng-ti-mét vuông, sau đó cùng ôn lại về các đơn vị đo diện tích khác.
2.2.Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
a) Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông
- GV yêu cầu : Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã học.
- GV nêu : Trong thực tế hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải thực hiện đo những dịên tích rất bé mà dùng các đơn vị đo đã học thì chưa thuận tiện. Vì vậy người ta dùng một đơn vị nhỏ gọi là mi-li-mét vuông.
- GV treo hình vuông minh hoạ như SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm. Sau đó yêu cầu : hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- GV hỏi : Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì ?
- GV hỏi : Dựa vào các ký hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học, em hãy nêu cách ký hiệu của mi-li-mét vuông.
b) Tìm mỗi quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- GV hỏi : diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm ?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2 ?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
2.3.Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột.
- GV nêu yêu cầu : Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hỏi: 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
- GV hỏi: 1 mét vuông bằng mấy phần đề-ca-mét vuông ?
- GV viết vào cột mét :
1m2 = 100dm2 = dam2 
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi :
+ Mỗi đơn vị dịên tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?
2.4.Luyện tập – thực hành
Bài 1(lớp)
a) GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 2 (nhóm)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi để làm mẫu.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
7hm2 = m2
7 hm2 = 70 000 m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn :
90 000m2 = ...hm2
90 0000m2 = 9hm2.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài bạn trên bảng lớp.
3. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 3 dam2 = 300m2 
 2dam2 90m2 = 290 m2 
b. 7dam2 = 700hm2 
 15 hm2 = 1500dam2 
- HS nghe.
- HS nêu các đơn vị : cm2, dm2, dam2, hm2, km2 .
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu : diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm là :
1mm x 1mm = 1mm2 
- HS : Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu : mm2 .
- HS tính và nêu :
1cm x 1cm = 1cm2 
- HS nêu : Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS : 1cm2 = 100mm2 .
- 1mm2 = cm2 
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- HS nêu : 1mm2 = 100dm2 
- HS nêu : 1m2 = dam2 
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
Các HS khác làm vào vở.
+ HS : Mỗi đơn vị diện tích gấp 10 lần đơn vị hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
- Cột 2 dành cho HS khá, giỏi.
@ Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Lịch sử
Bài 5: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đau thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
+ Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC:
Hình minh hoạ SGK: Chân dung Phan Bội Châu. Phiếu học tập cho hs. Tranh tư liệu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra.
Nêu các ngành kinh tế của Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu 20.
Những thay đổi kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội Việt Nam.
Nghe và đánh giá.
2. Bài mới.
Hoạt động 1. Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu.
Cho hs trao đổi thông tin tư liệu về Phan Bội Châu mà các em đã tìm hiểu được.
Cho Hs đọc Sgk và thảo luận và nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét, kết luận.
Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong 1 gia đình nhà nho nghèo ở Nam Đàn Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ , ông day dứt tìm đường giải phóng dân tộc. Ông là người khởi xướng phong trào Đông Du.
Hoạt động 2.
Tìm hiểu sơ lược về phong trào Đông Du.
Cho Hs đọc Sgk thảo luận các câu hỏi.
* Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì?
* Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?
* Nêu những nét chính của phong trào Đông Du?
Theo dõi và trợ giúp các nhóm.
Cho các nhóm trình bày.
Nghe và nhận xét, bổ sung.
* Với mục đích đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học kĩ thuật được học ở Nhật sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước. 
* (Vì Nhật trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như VN. Trước âm mưu xâm lược của các nước phương tây và nguy cơ mất nước, Nhật đã cải cách trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu hi vọng Nhật là nước cùng ở châu á, cùng đồng văn, đồng chủng nên có thể dựa vào Nhật để đánh pháp.
* Phong trào được hưởng ứng và rất phát triển. Lúc đầu có 9 người sau đó có hơn 200 người sang Nhật học.
+ Nêu kết quả của phong trào Đông Du và ý nghĩa của phong trào?
Cho hs trình bày.
Nghe và kết luận.
Lo ngại về phong trào nên pháp cấu kết với Nhật năm 1908. Nhật trục xuất những người yêu nước ra khỏi Nhật Bản. 
 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt và định thủ tiêu nhưng vì sự đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân nên chúng giam ông ở Huế. Ông mất năm 1940 ở Huế.
Phong trào cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước cuả nhân dân ta.
3. Củng cố - dặn dò.
Cho đọc nội dung bài.
Nhận xét tiết học.
2 hs trả lời.
Nghe và nhận xét.
Thực hiện theo yêu cầu.
Nêu ý kiến.
Nghe và nhận xét , bổ sung.
Nghe.
Đọc SGK.
Làm việc theo nhóm và nêu ý kiến.
Trình bày.
Nghe và bổ sung
Nghe
Nêu ý kiến cá nhân
Đọc nội dung bài.
Nghe.
@ Rút kinh nghiệm:...............................................................................................................................
................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 5(2).doc