Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 19

Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 19

i. mục tiêu: biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể:

 - đọc phân biệt lời các nhân vật (anh thành, anh lê), lời tác giả

 - đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách , tâm trạng của từng nhân vật

 - hiểu nội dung: tâm trạng của người thanh niên nguyễn tất thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân

ii. đồ dùng dạy- học

 - bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 19
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
tập đọc
người công dân số một
I. Mục tiêu: Biết đọc đúng một văn bản kịch cụ thể:
	 - Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả
	 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách , tâm trạng của từng nhân vật
	- Hiểu nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân
II. Đồ dùng dạy- học 
	- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sgk học kì 2 của HS
	3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện đọc
- 1 HS đọc bài + đọc chú giải
- GV chia đoạn (3 đoạn): Đoạn 1: Từ đầu đến làm gì
 Đoạn 2: Tiếp đến ở Sài Gòn này nữa Đoạn 3: Còn lại 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
- HS đọc các từ khó: phắc tuya, Sa- xơ- lu Lô - ba, Phú Lãng Sa
- GV HD đọc phân vai + đọc mẫu
- HS đọc theo nhóm 3
- 1 HS đọc lại cả bài
c. Tìm hiểu bài
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì? 
- Tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Những câu nói nào của anh Thành cho tháy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
- Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ, da vàng với nhau.... đồng bào không? 
Vì anh với tôi ... là công dân nước Việt
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
- Anh Lê đến gặp anh Thành để báo tin đã xin ... anh Thành không nói đến điều đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh lê. Vòi mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau
- Nội dung của đoạn trích là gì?
- Nói lên tâm trạng của người thanh niên NTT luôn day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân
d. Luyện đọc diễn cảm
- Nối tiếp 3 HS đọc phân vai 
- GV treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm đoạn 1+2 
- HS luyện đọc cá nhân
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- GV + HS nhận xét, ghi điểm
4. Củng cố - dặn dò
Nêu ý nghĩa của đoạn kịch 
GV nhận xét giờ học. Về đọc lại đoạn trích và đọc trước màn 2 của vở kịch. 
	____________________________________
Toán
Diện tích hình thang
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hình thành công thức tính S của hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính S hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ, các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ.
- HS: giấy kẻ ô, thước kẻ, kéo.
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên bảng vẽ 1 hình thang
- Cả lớp vẽ nháp
- Hình thang có mấy đáy? 2 đáy như thế nào?
- Có mấy cạnh bên?
Nhận xét.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐYC
b. Nội dung
1. Cắt ghép hình
- GV nêu bài toán A B
- GV vẽ hình lên bản M
- Hình thang ABCD 
Chia cạnh BC làm 2 phần D C K
điểm giữa M là trung điểm cạnh BC H (B) (A)
- GV kẻ như hình vẽ rồi cắt rời hình tam ABM
sau đó ghép lại như hình vẽ ta được tam giác ADK.
- S hình thang ABCD so với S hình tam giác ADK như thế nào?
- Bằng nhau
S ABCD = S ADK
- Chiều cao của hình tam giác ADK với chiều cao của hình thang ABCD như thế nào?
- Chiều cao của hình tam giác ADK = chiều cao của hình thang ABCD 
- Tính S của hình tam giác ADK
 DK x AH
- S ADK là: 
 2
 DK x AH (DC + CK) x AH
Mà = = 
 2 2
Vậy S hình thang ABCD là bao nhiêu?
(DC + AB) x AH
 2
- Muốn tính S hình thang ta làm như thế nào?
- HS phát biểu
2. Quy tắc: SGK
- HS đọc
* Công thức: S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao.
 ( a+ b ) x h
S = 
 2
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
a. Diện tích hình thang là: ( 12 + 8 ) x 5 : 2 = 50 (cm2)
b. Diện tích hình thang là: ( 9,4 + 6,6 ) x 10,5 : 2 = 84 (cm2)
Bài 2: Cả lớp đọc thầm
- Vở + BL
a. ( 9 + 4 ) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
b. ( 7 + 3 ) x 4 : 2 = 20 (cm2)
Bài 3: HS đọc thầm
- Vở + BL
Giải
Chiều cao là: ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 (m)
S của thửa ruộng là( 110 + 90,2 ) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 ĐS: 10020,01 m2
5. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính S hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài.
chính tả (nghe - viết)
nhà yêu nước nguyễn trung trực
I. Mục tiêu 
- Nghe - viết, trình bày đúng chính tả bài: "Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực" 
- Luyện viết đúng các tiếng có chứa âm đầu r/gi/d
II. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 2HS viết BL- Lớp viết nháp từ: dềnh dàng, rao hàng 
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.HD chính tả
- GV đọc mẫu đoạn chính tả cần viết
- HS theo dõi sgk
- Bài chính tả cho em biết điều gì? 
- NTT là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam
- HD viết từ khó: chài lưới, nổi dậy, khảng khái,...và các danh từ riêng
- HS viết bảng lớp + nháp
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.....
- GV đọc bài 
- HS viết bài vào vở
- GV đọc lại bài viết
- HS soát lỗi
- GV chấm bài 
- HS mở sgk soát lỗi
 c. Luyện tập 
Bài 2 trang 6
- HS đọc yêu cầu + nội dung
- Ô1 điền: gi, d, r, gi.
- Ô2 điền: ô, a, o
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo
- 1 HS đọc lại toàn bài
Bài 3 trang 7
- HS đọc yêu cầu và nội dung
- Thứ tự từ cần điền: ra, giải, già, dành
- HS tự làm vào vở
- GV chấm, chữa bài
- 1 HS đọc lại toàn bài
	4. Củng cố - dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về xem lại bài viết
	_____________________________________
Đạo đức
 Em yêu quê hương ( tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Mọi người cần phải yêu quê hương.
- thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với nội dung của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
II. Chuẩn bị
- Thẻ, các bài thơ
III. Hoạt động dạy - học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
- Vì sao phải hợp tác với những người xung quanh.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. các hoạt động
*HĐ 1: Tìm hiểu truyện “cây đa làng em”.
- HS đọc câu chuyện
- TL nhóm 4
- HS thảo luận các câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
 - GV nhận xét và KL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
* HĐ 2 : Làm BT 1 - TL nhóm 4
- Nội dung TL
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT1 và thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét và KL: Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương.
- Vì sao phải yêu quê hương đất nước?
* Ghi nhớ: SGK- HS đọc nối tiếp
* HĐ 3: Liên hệ thực tế
- Hãy kể ra những việc làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương bạn?
+ Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương?
- HS nối tiếp phát biểu trước lớp.
- cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
4. Củng cố ,dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về : Vẽ bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê 
hương.
+ Chuẩn bị các bài hát bài thơ nói về tình yêu quê hương.
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
luyện từ và câu
câu ghép
I. Mục tiêu - Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản
	- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép, đặt được câu ghép.
II. Hoạt động dạy học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của HS 
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Nội dung
 (1). Nhận xét
Bài 1 và 2: Làm việc cả lớp 
- HS đọc doạn văn và trả lời câu hỏi
- Đoạn văn trên có mấy câu?
- 4 câu
- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu?
- HS xác định và nhận xét
- Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp?
- Câu đơn: câu 1
Câu ghép: câu 2,3,4
Bài 3: Thảo luận nhóm
- Không tách thành câu đơn được, vì mỗi vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách ra sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa
- HS đọc yêu cầu và thảo luận 
- đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Thế nào là câu ghép?
- HS đọc ghi nhớ trong sgk - trang 8
(2) Luyện tập
Bài tập1: Làm việc cá nhân
- HS đọc yêu cầu + nội dung đoạn văn
- Làm bài vào vở bài tập
Số thứ tự Vế 1 Vế 2
Câu 1 Trời/ xanh thẳm Biển/ cũng xanh thẳm 
Câu 2 Trời/ rải mây trắng nhạt Biển/ mơ màng dịu hơi sương
Câu 3 Trời/ âm u mây mưa Biển/ xám xịt nặng nề
Câu 4 Trời/ ầm ầm dông gió Biển/ đục ngầu giận dữ
Câu 5 Biển/ nhiều khi rất đẹp Ai/ cũng thấy như thế
Bài tập 2: Làm việc cả lớp
- Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ rất chặt chẽ với ý của vế câu khác
- HS đọc yêu cầu phát biểu ý kiến
- Nhận xét
Bài tập 3: làm việc cá nhân
+..... cây cối đâm chồi nảy lộc
+ ......sương tan dần
+ ...... người anh thì tham lam lười biếng
+ ..... nên đường ngập nước
- Hs đọc bài và làm bài vào vở
- Chấm chữa bài
	4. Củng cố - dặn dò
	- Thế nào là câu ghép
	- Về học thuộc nội dung ghi nhớ - Xem trước bài tiếp theo 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS: rèn luyện kỹ năng vận dụng công thức tính S hình thang trong các tình huống khác nhau.
II. Đồ dùng
- 3 bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn tính S hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
a. ( 14 + 6 ) x 7 : 2 = 70 (cm2)
b. x (cm2)
c. ( 2,8 + 1,8 ) x 0,5 : 2 = 1,15 (m2)
Bài 2: HS đọc đề bài
Vở + BL
Giải
Đáy bé: ( 120 : 3 ) x 2 = 80 (m)
Chiều cao là: 80 - 5 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng là
 ( 120 + 80 ) x 75 : 2 =7500 (m2)
7500m2 gấp 100m2 số lần là
 7500 : 100 = 75 (lần)
Số kg thóc thu hoạch được là
 75 x 64,5 = 4837,5 (kg)
ĐS: 4837,5 kg
Bài 3: HS đọc đề toán
BL + vở
Giải
a. S hình thang AMCD là
( 9 + 3 ) x 6 : 2 = 36 (cm2)
Vậy S hình thang AMCD = S hình thang MNCD, MBCD vì có cùng đáy và chiều cao.
b. S hình chữ nhật là 9 x 6 = 54 (cm2)
nên không thể gấp 3 S hình thang AMCD.
4. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính S hình thang ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ học
 - Về: ôn bài.
Kể chuyện
chiếc đồng hồ
I. Mục tiêu 
 	 - Rèn kĩ năng nói cho HS: HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện
	 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện
	- Rèn kĩ năng nghe: nghe kể, nhớ + nhận xét đúng lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy – học
 Tranh minh hoạ 
II. Hoạt động dạy – học
ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ. Không.
Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. GV kể chuyện 
- Lần 1: Kể chi tiết.
- Lần 2: Kể tóm tắt theo tranh minh hoạ 
* Giảng từ: Tiếp quản (Thu nhạn và quản lí những thứ đối phương giao lại)
	 Đồng hồ quả quýt (Đồng hồ bỏ túi, nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường)
	c. GV hướng dẫn HS kể chuyện  ... lên bảng 1 hình tròn và nói: đầu của compa vạch ra 1 đường tr M
- HS dùng compa vẽ trên giấy 1 hình tròn.
- GV giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kính đường tròn.
o
+ Lấy 1 điểm A trên đường tròn,
 nối tâm O với điểm A, A
r
dựng đoạn thẳng OA là bán kính của đường tròn.
d
- HS tìm tòi phát hiện đặc điểm
- GV giới thiệu tiếp cách tạo dựng 1 đường kính MN
của đường tròn đi qua tâm O.
- Trong 1 hình tròn đường kính so với bán kính như thế nào? N
( gấp 2 lần ).
4. Luyện tập
Bài 1: HS đọc YC
- Vở + BL
Bài 2: HS đọc YC
- Vở + BL
Bài 3: HS vẽ vào vở.
5. Củng cố, dặn dò
- Hình tròn có đặc điểm gì?
- Nhận xét giờ học
- Về: ôn bài 
	_________________________________
luyện từ và câu
cách nối các vế câu ghép
I. Mục tiêu
	- Nắm được hai cách nối các vế câu ghép: Nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối)
	- Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép
II. Hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Thế nào là câu ghép?
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. HD HS làm bài tập
* Phần nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài 1 và 2
- Xác định vế của câu ghép, từ, dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu?
- HS gạch chéo vế câu, gạch dưới từ và dấu
a. Đoạn có 2 câu, mỗi câu gồm 2 vế.
b. Câu này có 2 vế.
c. Câu này có 3 vế
- Các vế của câu ghép được nối với nhau theo mấy cách? Là cách nào? 
- Hai cách: Dùng từ có tác dụng nối, dùng dáu câu để nối trực tiếp.
* Ghi nhớ sgk trang 13
- HS đọc nối tiếp
* Phần luyện tập
Bài tập 1 (13) Làm việc cá nhân
Đoạn a. Có một câu ghép, 4 vế câu.
4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy (từ thì nối trạng ngữ với các vế câu)
Đoạn b. Có 1 câu ghép, 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy
Đoạn c. Có 1 câu ghép, 3 vế câu, vế 1 và 2 nối với nhau trực tiếp, vế 2 với vế 3 nối với nhau bằng quan hệ từ "rồi".
- HS nối tiếp đọc yêu cầu- lớp đọc thầm
- Làm bài vào vở
Bài tập 2 (14)
- GV quan sát chung - chấm điểm 
- Nhận xét, chữa bài
- HS đọc yêu cầu
- 2 HS làm vào bảng nhóm - lớp viết vào vở.
4. Củng cố - dặn dò
- HS đọc lại nội dung cần ghi nhớ?
- GV nhận xét giờ học
- Về xem lại bài + chuẩn bị bài tiếp theo.
	____________________________________
khoa học
Bài 38: sự biến đổi hóa học
I. Mục tiêu : Sau giờ học HS biết
	- Phát biểu được khái niệm về sự biến đổi hóa học
	- Phân biệt được sự biến đổi hóa học và sự biến đổi vật lí
	- Yêu thích khám phá bằng cách làm thí nghiệm
II. Đồ dùng học tập
	- Bộ thí nghiệm đủ cho các nhóm: giấy nháp, đường kính, nến, ống bơ
	- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy - học
	1. ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ: Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện nào?
	Lấy VD về cách tách các chất ra khỏi một dung dịch?
	3. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Các hoạt động
Hoạt động 1: Thí nghiệm
- GV chia nhóm, HD HS làm thí nghiệm
- Phát phiếu học tập cho các nhóm 
- HS lấy các đồ dùng thí nghiệm để lên bàn
- Các nhóm thực hành thí nghiệm và ghi kết quả vào phiếu học tập
	- Nội dung phiếu học tập 
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than
Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ nguyên được tính chất ban đầu
Chưng đường trên ngọn lửa
Từ màu trắng chuyển sang màu vàng, tiếp sang màu sẫm, có vị đắng, có khói khét bay lên.
Dưới tác dụng của nhiệt đường không còn giữ được tính chất ban đầu, nó bị biến đổi thành một chất khác
	- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả	
- Khi cháy tờ giấy trông có còn như lúc đầu không ? Nó thay đổi thé nào?
- Đem chưng cất dung dịch nước đường ta được gì?
- Sự biến đổi hóa học là gì? 
- Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác
Hoạt động 2:
- Thảo luận nhóm 2 và trả lời
- Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao lại có kết luận như vậy?
- Trường hợp H2, H5, H6 vì từ chất này biến đổi thành chất khác
- Trường hợp nào có sự biến đổi vật lí? vì sao?
- Trường hợp ở H3, H4, H7 vì không thay đổi chất
- Sự biến đổi hóa học có gì khác với sự biến đổi vật lí?
- Sự biến đổi hóa học chính là sự biến đổi chất. còn sự biến đổi vật lí chỉ là sự biến đổi về thể, hình dạng của chất mà thôi
* KL: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hóa học
	4. Củng cố - dặn dò
	- Thế nào là sự biến đổi hóa học? Lấy VD?
	- GV nhận xét giờ học
 	- Chuẩn bị cho bài sau. 
___________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Thể dục
Bài 38
I. Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng bằng tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai tay.
- Làm quen trò chơi" Bóng chuyền sáu".
II. Hoạt động dạy - học
1.Tập hợp lớp điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp - phổ biến nội dung giờ học.
- GV kiểm tra trang phục, sức khoẻ của HS
2. Khởi động
- Xoay các khớp
3. Kiểm tra bài cũ
- 1tổ lên tập động tác : Tay, chân 
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
4. Bài mới
- Ôn tung và bắt bóng bằng tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- HS tập theo tổ
- GV quan sát, sửa sai cho các em
* Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
- GV theo dõi
5. Củng cố
- Một tổ lên trình diễn nhảy dây
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét tuyên dương.
* HS chơi trò chơi: " Bóng chuyền sáu".
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi.
- Cả lớp chơi - GV quan sát sửa sai cho các em.
7. Hồi tĩnh
- Thả lỏng chân tay
8. Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
___________________________________
Toán
Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu
Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn.
II. Hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hình tròn có đặc điểm gì?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
- Hướng dẫn HS làm như SGK.
- Nhận xét độ dài của đường tròn lăn
- Hướng dẫn HS cách tính chu vi hình tròn ( Lấy đường kính nhân với 3,14 )
4 x 3,14 = 12,56 (cm)
Muốn tính chu vi hình tròn ta làm như thế nào?
ị Quy tắc: SGK
- 3 HS đọc
Nếu gọi C: là chu vi
d: là đương fkính
r: là bán kính
C = r x 2 x 3,14
VD 1, 2: HS nêu YC
Chu vi hình tròn là
1) 6 x 3,14 =18,84 (cm)
2) Chu vi hình tròn là
5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)
4. Luyện tập
Bài 1: Vở + BL
a. 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm)
b. 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm)
c. x 3,14 = 2,512 (m)
Bài 2: HS đọc YC
a. 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)
b. 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
c. x 2 x 3,14 = 3,14.
Bài 3: HS đọc
Vở + BL
Giải
Chu vi của bánh xe là
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
 ĐS: 2,355m
5. Củng cố, dặn dò
- Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ học
 - Về: ôn bài.
	________________________________
tập làm văn
luyện tập tả người
(Dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài
	- Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu: Mở rộng và không mở rộng 
II. Hoạt động dạy – học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ. 
- HS đọc bài tập 2 của giờ trước 
3. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. HD HS luyện tập 
Bài tập 1 (14): Làm việc cả lớp
- HS đọc yêu cầu, nội dung bài
- Chỉ ra sự khác nhau của 2 cách kết bài a và kết bài b
- KB a: Kết bài theo kiểu không mở rộng (Tiếp nối lời tả về bà), nhấn mạnh tình cảm với người được tả
KB b: Kết bài theo kiểu mở rộng (sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội) 
Bài tập 2 (14)
- GV quan sát chung
- Chấm bài, nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- Đọc lại 4 đề bài ở bài văn trước
- Chọn đề để viết
- HS viết bài vào vở
- HS trình bày trước lớp
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Về xem lại bài viết + chuẩn bị bài tuần sau.
Lịch sử
Bài 19: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết:
- Tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
- Sơ lược diễn biến của chiến dịch ĐBP.
- Nêu được ý nghĩa của chiến thắng ĐBP.
II. Chuẩn bị
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Những thành tựu mà ta đạt được ở cả 3 mặt chính trị, kinh tế, VHGD có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
1. Nguyên nhân:
- HS quan sát SGK và tranh H1,2.
- Mùa đông năm 1953 tại chiến khu VB, TW đảng và Bác Hồ đã làm gì?
- Mùa đông năm 1953, tại chiến khu VB, TW Đảng và Bác Hồ đã họp nêu quyết tâm giành thắng trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến.
- Để chuẩn bị cho chiến dịch này nhân dân ta đã làm gì?
- Cả tiền tuyến và hậu phương đều sẵn sàng với tinh thần cao nhất.
- Hơn nửa triệu chiến sỹ từ các mặt trận hành quân về Điện Biên, hàng vạn chiến sỹ được vận chuyển vào trận địa. Gần 3 vạn người từ hậu phương tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, quần áo, thuốc men.
2. Diễn biến: HĐ nhóm
- GV treo bản đồ SGK
- Nhóm 1+2+3,4
- Thuật lại diễn biến của chiến dịch ĐBP?
- Đợt 1: ngày 13-3-1954 quân ta nổ súng mở màn chiến dịch ĐBP. Trong suốt 5 ngày đêm chiến đấu dũng cảm ta lần lượt tiêu diệt các vị trí phòng ngự của địch để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.
- Đợt 2: Ngày 30-3-1954..
- Đợt 3: ngày 1-5-1954 ta mở tấn công... giương cờ tráng ra hàng.
Nêu những sự kiện nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
- Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch ĐBP?
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét.
3. ý nghĩa: HĐ nhóm
- Nhóm 1+2
- Chiến thắng lịch sử ĐBP là chiến thắng có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
-... có thể ví với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa.
- Chiến thắng lịch sử ĐBP là chiến thắng tiêu biểu cho tinh thần gì của dân tộc ta, trong cuộc kháng chiến nào?
-....cho tinh thần anh dũng quật cường của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.
- ĐBP là biểu trưng về sự sụp đổ nào?
- ĐBP là biểu trưng về sự sụp đổ của pháo đài thực dân Pháp.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- GV nhận xét
- Nhóm khác nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
- H4: ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng nào trong lịch sử VN?
- Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm tướng Đơcát-xtơ-ri
- Để có được khoảnh khắc ấy dân tộc ta phải trải qua những gian khổ hy sinh nào? trong khoảng thời gian nào?
- HS phát biểu. Trong khoảng thời gian từ 1858 - 1954
- HS đọc phần tóm tắt
- Về: sưu tầm những câu chuyện về chiến dịch ĐBP
- Nhận xét giờ học.
___________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 Tuan 19 2011.doc