Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21

I. Mục tiêu:

 - HS đọc l¬ưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các số từ chỉ thời gian, các tên riêng nước ngoài, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.

 - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : Anh hùng Lao động, tiện nghi.

+ Nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.

 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.

II. Chuẩn bị:

 - Bảng phụ, phấn màu.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2013
Ngày soạn: 11/1/2013
Chào cờ
*************************
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. Mục tiêu: 
 - HS đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài, đọc đúng các số từ chỉ thời gian, các tên riêng nước ngoài, đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi.
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu : + Từ : Anh hùng Lao động, tiện nghi.....
+ Nội dung: Ca ngợi Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: 
- Đọc bài: Trống đồng Đông Sơn.
- TLCH trong bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Nội dung chính:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc theo cặp, đọc toàn bài, kết hợp luyện đọc câu khó khó, từ khó.
Giọng đọc : (như phần yêu cầu).
Bài đọc có bốn đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc của nhà khoa học : cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, công phá lớn, xuất sắc.
- GV đọc mẫu
HĐ 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV tổ chức cho HS đọc, thảo luận về nội dung từng câu hỏi trong bài.
- Nói lại tiểu sử của Trần Đại Nghĩa?
Câu hỏi 1:
Câu hỏi 2: 
Câu hỏi 3: 
Câu hỏi 4: 
Câu hỏi 5:
- Nêu ý nghĩa của bài đọc?
HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV cho HS luyện đọc theo đoạn, đọc toàn bài.
** Thi đọc diễn cảm toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị bài : Bè xuôi sông La.
- HS đọc bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn.
- HS trả lời câu hỏi theo nội dung đã học
- HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
*Sửa lỗi phát âm: Vĩnh Long, thiêng liêng, súng ba-dô-ca, lô cốt...
Câu : Ông được Bác Hồ đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa / và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí / phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS đọc theo cặp lần hai, nhận xét cách đọc.
- HS đọc toàn bài.
- HS nghe GV đọc, tham khảo cách đọc.
- HS đọc từng đoạn, đọc thầm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-..tên thật là Phạm Quang Lễ....
-...nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
-...nghiên cứu những loại vũ khí có sức công phá lớn...
-..đóng góp xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà....
-..năm 1948, được phong Thiếu tướng...
-...nhờ yêu nước, tận tuỵ hết lòng vì đất nước, là nhà khoa học xuất sắc, ham nghiên cứu.
- Mục 1
- HS luyện đọc theo đoạn, đọc diễn cảm đoạn: “Năm 1946, nghe theo tiếng gọi ...và lô cốt của giặc”.
- HS nghe, bình chọn giọng đọc hay, đọc đúng.
*************************
Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: 
 - HS biết cách rút gọn phân số, nhận biết phân số tối giản.
 - Rèn kĩ năng thực hành rút gọn phân số.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ đồ dùng dạy học phân số, phấn màu
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: GV cho HS nêu ví dụ về phân số bằng nhau theo hai cách lập.
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ 
học 
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Giới thiệu cách rút gọn phân số.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện rút gọn phân số như hướng dẫn SGK/tr 112, 113
- Tìm những phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
- Nhận biết phân số tối giản.
- Nêu cách rút gọn phân số?
GV cho HS thực hành ví dụ như SGK, mở rộng thêm một số ví dụ ở bài 1.
HĐ 2 : Thực hành :
GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt các yêu cầu, chữa bài.
Bài 1 : Rút gọn các phân số :
GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài trên bảng.
Bài 2 : Trong các phân số sau, phân số nào tối giản, vì sao? Rút gọn các phân số chưa tối giản.
Bài 3 : Viết số thích hợp vào ô trống :
GV cho HS điền trên bảng con, nêu cách làm.
C. Củng cố dặn dò : - Nêu cách rút gọn phân số, phân số tối giản?
- Nhận xét giờ học. 
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
- 2 HS nêu ví dụ
VD : = = 
- HS khác nhận xét
- HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
= = 1 và 2 không cùng chia được cho số nào lớn hơn 1 nữa, phân số là phân số tối giản.
 là phân số rút gọn của phân số 
- Xét xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
- Chia tử số và mẫu số cho số đó.
- Cứ làm như thế cho đến khi được phân số tối giản.
VD : ==, (củng cố cách rút gọn phân số)
- Phân số tối giản : ; ; 
( củng cố phân số tối giản)
VD : = = = 
*************************
Khoa học
ÂM THANH
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết được những âm thanh xung quanh, biết cách thực hiện làm cho vật phát ra âm thanh.
 - Rèn kĩ năng thực hành, làm được thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh, phân tích, liên hệ thực tế.
 - Giáo dục ý thức học tập, ham hiểu biết khoa học.
II. Chuẩn bị:
 - Đồ dùng thí nghiệm
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiểm tra: Kết hợp ôn tập.
B. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV yêu cầu giờ học từ việc nghe tiếng trống trường, âm thanh xung quanh.
b, Nội dung chính: 
HĐ 1 : Tìm hiểu các âm thanh xung quanh.
- GV cho HS nhận biết âm thanh xung quanh.
HĐ 2 : Thực hành cách phát ra âm thanh.
- GV cho HS thực hành tạo ra âm thanh từ ống bơ, viên sỏi, chiếc thước kẻ...
HĐ 3 : Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh.
- Nhận xét mặt trống khi gõ mạnh, nhẹ khác nhau.
- Nhận xét rung động của cổ họng khi ta nói...
- Khi nào có âm thanh?
***GV chốt kiến thức cần nhớ.
C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ âm thanh trong tự nhiên, cảm giác khi âm thanh to, nhỏ nhiều, ít khác nhau, nối tiếp bài sau.
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài: Sự lan truyền âm thanh.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nghe, xác định yêu cầu của tiết học.
- HS thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
Hình 1 : Âm thanh phát ra từ tiếng động cơ, sự va chạm giữa các vật cứng...
- HS thực hành theo lớp, đại diện học sinh tiến hành cách tạo ra âm thanh, mô tả.
VD: Cho sỏi vào ống bơ lắc lắc, sỏi va vào ống bơ kêu lọc sọc.....
- GV cùng học sinh thực hiện thí nghiệm như mục 1, 2 SGK/tr 83.
-..mặt trống rung động, gõ nhẹ rung ít, gõ mạnh rung nhiều.
-...cổ họng rung động.
- Các vật rung động phát ra âm thanh.
- HS đọc, nhắc lại.
- HS lắng nghe
*************************
Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
 - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
 - Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh. 
 * Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
 - Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người.
 - Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong một số tình huống.
 - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa lịch sự với mọi người, bìa xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
2.Kiểm tra bài cũ:
Kính trọng, biết ơn người lao động
 - Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ.
 - GV nhận xét
3.Bài mới:
* Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Làm việc cả lớp (Câu chuyện ở tiệm may)
 -GV nêu yêu cầu: Các nhóm HS đọc truyện rồi thảo luận theo câu hỏi 1, 2
GV kết luận: 
 - Biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 1)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận
GV kết luận:
- Các hành vi, việc làm (b), (d) là đúng.
- Các hành vi, việc làm (a), (c), (đ) là sai.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 4 thời gian 5 phút (bài tập 3)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
GV kết luận: Phép lịch sự giao tiếp thể hiện ở:
- Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không nói tục, chửi bậy.
- Biết lắng nghe khi người khác đang nói.
- Chào hỏi khi gặp gỡ.
- Xin lỗi khi làm phiền người khác.
- Biết dùng những lời yêu cầu, đề nghị khi muốn nhờ người khác giúp đỡ.
- Gõ cửa, bấm chuông khi muốn vào nhà người khác.
- Ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai vừa nói.
- GV mời HS đọc ghi nhớ.
* HS biết tôn trọng người khác thông qua hành vi ứng xử hằng ngày.
4.Củng cố - dặn dò:
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè và mọi người.
- GV nhận xét tiết học.
- 4HS nêu
- HS nhận xét
- Các nhóm làm việc
- Đại diện HS trả lời
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người, ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may
- Hà nên biết tôn trọng người khác và cư xử cho lịch sự.
- Các nhóm HS thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc để ghi nhớ.
- HS lắng nghe
*******************************************************************
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố về phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
 - Rèn kĩ năng thực hành theo mẫu, rút gọn, so sánh phân số.
 - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
II. Chuẩn bị : 
 - Bộ đồ dùng dạy phân số.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Cho ví dụ về phân số bằng nhau, rút gọn phân số.
- GV nhận xét, ghi nhận
B. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học.
b, Nội dung chính: 
- GV tổ chức cho HS thực hành, chấm, chữa lần lượt từng bài.
Bài 1 : Rút gọn các phân số: 
GV cho HS lên bảng chữa bài, củng cố cách rút gọn phân số dựa vào tính chất cơ bản của phân số.
Bài 2 : Trong các phân số sau, phân số nào bằng phân số ?
- GV cho HS lựa chọn kết quả, giải thích dựa vào tính chất cơ bản của phân số.
Bài 3: Cách tiến hành như bài 2.
Bài 4: Tính theo mẫu: GV cho HS phân tích lại mẫu, thực hành, chữa bài, củng cố về thừa số chung.
C. Củng cố, dặn dò : 
- Ôn bài, chuẩn bị bài sau: Quy đồng mẫu số các phân số.	
- 2 HS thực hiện yêu cầu của GV.
- HS khác nhận xét
- HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
VD : == * Nhận xét : cả tử số và mẫu số của phân số đều chia hết cho 14 , phân số là phân số rút gọn của phân số và là phân số tối giản.
* Phân số bằng phân số là và 
* Phân số bằng phân số là và (vì các phân số trên khi rút gọn đều bằng phân số 
* = 
- HS lắng nghe
*************************
Luyện từ và câu
CÂU KỂ: AI THẾ NÀO ?
I. Mục t ... ra : - Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số? Cho VD minh hoạ.
B. Bài mới : 
a, GV nêu yêu cầu giờ học từ nội dung kiểm tra:
b, Nội dung chính :
HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HĐ 1 : Ví dụ :
 GV tổ chức cho HS thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số và , cho HS tự phát hiện ra kiến thức : Trong trường hợp mẫu số này chia hết cho mẫu số kia , ta có thể chọn mẫu số chung nhỏ nhất, tính nhanh nhất.
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Nhận xét : Chọn 12 là mẫu số chung vì 12 chia hết cho 6.
 = = . Kết luận : Quy đồng hai phân số và đựơc hai phân số và .
GV tổ chức cho học sinh thực hiện lần lượt các bài tập trong SGK, chữa bài, củng cố khắc sâu cách quy đồng mẫu số các phân số.
Bài 1 : Quy đồng mẫu số các phân số :
a, và ; b, và ....
GV cho HS làm trong vở, chữa bài trên bảng.
Bài 2 : Quy đồng mẫu số các phân số (tương tự bài 1).
Bài 3 : Viết các phân số lần lượt bằng và và có mẫu số chung là 24.
GV cho HS chữa bài, nêu cách làm.
VD : = = ( 9 chia hết cho 3)
Kết luận : Quy đồng mẫu số hai phân số và được hai phân số và 
Ta thấy : 24 : 6 = 4 ; 24 : 8 = 3.
= = ; ==
C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. 
- Ôn bài. - Chuẩn bị bài : Luyện tập.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN
Trả bài văn miêu tả đồ vật
1. Mục tiêu: - HS nắm được ưu, khuyết điểm trong mỗi bài làm, biết sửa lỗi trong bài.
- Rèn kĩ năng thực hành, nghe, phân tích và sửa lỗi.
- Giáo dục ý thức thi đua , vươn lên trong học tập.
2.Chuẩn bị : Hệ thống kết quả bài làm của học sinh.
3.Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài : - GV cho HS nhắc lại nội dung đề bài KT tiết trước.
B. Nội dung chính :
HS nhắc lại đề bài và yêu cầu khi làm bài.
a, Giáo viên nêu yêu cầu giờ trả bài.
b, GV trả bài cho HS, nhận xét chung kết quả bài làm :
c, GV tổ chức cho HS đọc bài, nêu lỗi viết trong bài, đề xuất cách sửa lỗi.
GV cùng HS sửa lỗi :
- Đọc lại bài làm, lời phê của cô giáo trong bài, đọc chỗ mắc lỗi.
- Nêu nội dung từng phần?
- Tham gia chữa lỗi chung.
- Tự chữa lỗi của bài làm.
- Đổi bài cho bạn để cùng chữa lỗi .
GV cho HS nói lại từng phần của bài văn kể chuyện sau khi đã sửa lỗi.
*Lỗi dùng từ : tôi – em 
Chiếc cặp rất xinh đẹp.
** Lỗi ngữ pháp : VD : Chiếc cặp hình chữ nhật. Có một chú gấu trúc in ở ngoài.
***Lỗi trình bày : Các đoạn văn liền mạch, không tách đoạn theo nội dung.
d, Giới thiệu bài văn tham khảo (Bài văn đạt điểm khá giỏi của lớp hoặc của HS năm trước).
HS nghe, xác định yêu cầu của giờ học.
* Kết quả : Giỏi : 2 Trung bình : 14 
 Khá :	 14 Yếu: 3
HS đọc lại bài, thực hiện yêu cầu của GV, chữa bài trong VBT, nêu lỗi viết trong bài, cách sửa lỗi, giúp bạn cùng sửa lỗi.
- Mở bài : Giới thiệu đồ vật miêu tả.
- Thân bài : Tả bao quát đến chi tiết, tả từ trong ra ngoài đồ vật, công dụng của đồ vật...
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ về đồ vật miêu tả.....
- Nhất quán trong cách xưng hô khi miêu tả : Ví dụ : đầu năm học mới, mẹ mua tặng em một chiếc cặp mới. 
Chiếc cặp hình chữ nhật.....
Em rất yêu quý chiếc cặp của mình.....
VD : Chiếc cặp hình chữ nhật. Nắp cặp có in hình chú gấu trúc xinh xắn, dễ thương.
Chia đoạn theo bố cục bài văn : Mở bài, thân bài, kết luận.
HS đọc bài văn tham khảo.
HS chọn một đoạn văn trong bài , viết lại cho hay hơn.
 C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tinh thần học tập, thái độ trong giờ học.
- Chuẩn bị giờ sau : Cấu tạo bài văn miêu tả câu cối.
Chiều : Tiết 1: TIẾNG VIỆT* 
Luyện tập : Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ
1. Mục tiêu: HS ôn tập, củng cố, hệ thống vốn từ thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất.
- Rèn kĩ năng tìm từ, hành ngữ, tục ngữ, hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Vở Bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt 4.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học.
HS nghe, xác định yêu cầu giờ học.
HĐ 2 : Định hướng nội dung: củng cố, hệ thống vốn từ thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất, tìm từ, hành ngữ, tục ngữ, hiểu nghĩa từ, thành ngữ, tục ngữ, đặt câu, viết đoạn văn theo chủ đề.
HĐ 3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài.
Bài 1 : Kể tên những hoạt động làm cho con người khoẻ mạnh?
GV cho HS thi tìm từ tiếp sức theo nhóm.
Bài 2 : Nêu tên một số môn thể thao mà em biết.
Bài 3 : Đặt câu với một trong các từ ngữ vừa tìm được.
Bài 4 : Các từ ngữ, thành ngữ nào nói về một người khoẻ mạnh?
- VD : tập thể dục, khiêu vũ, chơi bóng chuyền, nhảy dây, đi bộ, tập võ, bơi, đánh bóng chuyền..........
- bóng đá, bóng chuyền, gold, bơi, thể dục dụng cụ...
VD : Tôi rất thích đá bóng.
- Chơi bóng chuyền có thể phát triển được chiều cao tối ưu.
VD : Khoẻ như trâu, Khoẻ như hùm, mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu.....
4. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học.
Tiết 2 : NGOẠI NGỮ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: TỰ HỌC 
Hoàn thiện một số tiết học.
1. Mục tiêu :- Giúp học sinh tự hoàn thành bài tập của các môn học Toán, Luyện từ và câu, Địa lí.
- Rèn kĩ năng thực hành.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị: Thống kê những bài, môn, phân môn mà HS chưa hoàn thành 
trong buổi sáng.
3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ 1 : GV nêu yêu cầu giờ học, định hướng cho HS hoàn thành các bài tập.
A, Môn Toán : Hoàn thành bài trong vở bài tập, rèn kĩ năng thực hành quy đồng mẫu số các phân số.
B, Phân môn Luyện từ và câu : Hoàn thành bài trong VBT.
C, Môn Địa lí : Hoàn thành bài tập trong VBT về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
HĐ 2 : Hoạt động tự học.
GV giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
HSKG có thể làm thêm các bài tập sau: 
Viết một đoạn văn ngắn miêu tả vẻ đẹp của vườn hoa xuân trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
HĐ 3 : Kiểm tra hoạt động tự học.
GV tổ chức cho HS chữa bài theo đối tượng. Với những bài khó GV cho HSKG chữa bài, nêu lại cách làm cho HS yếu, HSTB hiểu.
HS thực hành làm bài, chữa bài, 
* Kết quả :
A, Môn Toán : 
Bài 1: Củng cố về quy đồng mẫu số các phân số theo cách thông thường.
Bài 2 : Củng cố quy đồng mẫu số các phân số trong trường hợp có một mẫu số làm mẫu số chung.
B, Phân môn Luyện từ và câu : HS đổi vở, chữa bài.
GV kết hợp chấm bài, động viên HS có nhiều cố gắng.
VD : Xuân về, vườn nhà rực rỡ sắc hoa. 
Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng xinh. Mỗi bông hoa là một sự yêu kiều, duyên dáng. Cúc đại đoá thịnh vượng. Đào hồng phấn tươi duyên...
C, Phân môn Địa lí :
Câu 3 : Gạch bỏ các ý : vải thiều, na, đào, mít, lê.
Câu 4 : ...cá, tôm và các hải sản khác....dày đặc....thuận lợi ...việc nuôi trồng và đánh bắt ...lớn nhất...giàu lên...cá tôm.
4.Củng cố, dặn dò: - Ôn bài, chuẩn bị các bài học ngày thứ sáu.
Tiết 4: SINH HOẠT
 Sinh hoạt Lớp
1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động của lớp tuần 21, đề ra 
phương hướng hoạt động tuần 22.
- Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến.
- Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể chi đội đoàn kết, vững mạnh .
2. Văn nghệ đọc truyện thiếu nhi (tủ sách dùng chung)
3. Nội dung: 
a, Lớp trưởng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ đội báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung:
* Ưu điểm: 
- Tham gia vệ sinh trường lớp, trồng cây đầu xuân trong vườn hoa.
- Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra.
- Tích cực tham gia cùng giáo viên dự hội giảng cấp cụm.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ.
- Tổ chức và duy trì tốt các giờ truy bài và thực sự có hiệu quả.
- Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập .
- Tuyên truyền và thực hiện tốt công tác an toàn giờ học, an toàn giao thông.
* Tồn tại:
- Một số học sinh chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Hiếu, Lương, Sơn, Lan Hương, Ngọc Long, Phương, Hiếu...
- Kĩ năng tính toán của học sinh còn hạn chế nhất là chia số có ba chữ số.
- Chất lượng vở sạch chữ đẹp đi xuống.
b, Phương hướng: 
- Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được.
- Tiếp tục bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, nâng cao chất lượng đại trà, chất 
lượng mũi nhọn.
-Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường sạch đẹp.
- Tham gia giao thông an toàn.
- Thực hiện nghỉ tết an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không đốt pháo, không đòi tiền mừng tuổi.
c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở học sinh rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức.
Tiết 2 : NGOẠI NGỮ 
 ( Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
 Tổng kết hoạt động tập thể tháng 1
1. Mục tiêu:- HS biết đánh giá, nhận xét hoạt động của cá nhân và tập thể trong tháng 1.
- Rèn kĩ năng tự đánh giá, biết bày tỏ ý kiến.
- Giáo dục ý thức đoàn kết trong học tập , xây dựng phong trào tập thể lớn mạnh.
2. Chuẩn bị: Tặng phẩm nhỏ cho HS có thành tích hoạt động trong tháng.
 3. Hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể.
*Văn nghệ :
GV cho các tổ biểu diễn các tiết mục đã chuẩn bị.
** Trưng bày tranh vẽ: tranh theo chủ đề : Quê hương
GV cho HS tự trưng bày bài vẽ của tổ, trang trí, tham quan học tập cách trưng bày của tổ bạn, chọn bức tranh tiêu biểu nhất của tháng, tuyên dương, khen thưởng ( một quyển vở).
HĐ2 : Nhận xét đánh giá hoạt động tập tháng 1 :
HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chương trình, cùng tham gia.
HS hát bài hát theo chủ đề, nêu cảm nhận về bài hát đó.
HS trưng bày tranh vẽ theo chủ đề, nhận xét, BGK lựa chọn bức vẽ đẹp, trao giải.
HS nhận xét tranh vẽ của bạn về nội dung, cách thể hiện , bố cục tranh, màu sắc.....
HS nghe, nêu ý kiến bổ sung.
* Ưu điểm :
- Tham gia : Giao lưu kiến thức khối 4, 5 đạt giải ba.
- Tham dự thi đấu cờ vua trung kết toàn huyện.
- HS thực sự tự tin và tổ chức hoạt động tập thể đảm bảo nội dung.
- Tinh thần học tập tốt, hăng hái, tích cực trong việc chuẩn bị nội dung.
- Ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện tương đối tốt, tự giác.
- Tập thể đã tổ chức mượn sách thư viện cho HS đọc ngay tại lớp, tinh thần tự quản tốt, phát huy được hiệu quả của hoạt động tập thể.
Tổng hợp thi đua: 
+ Nhất : Tổ 2 ; Cá nhân tiêu biểu : Đặng Phương Thảo, Phạm Văn Thạch.
+ Nhì :Tổ 1; Cá nhân xuất sắc:Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Thị Linh.
+ Ba : Tổ 3 ; Cá nhân xuất sắc : Bùi Quang Linh.
** Tồn tại : - Một số học sinh còn rụt rè, chưa tự tin, chưa dám bộc lộ khả năng của cá nhân.
- Chưa có thời gian tập luyện cho thi cờ vua,chất lượng vở sạch chữ đẹp chưa đạt yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 21.doc