Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 28

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 28

I. Mục tiêu:

 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đ học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

 - Giáo dục HS yêu thích môn học

II. Chuẩn bị:

 - Phấn màu, bảng phụ, phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL

 - Một số bảng nhóm kẻ bảng ở BT2 để hs điền vào chỗ trống

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ hai ngày 11 tháng 3 năm 2013
Chào cờ
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
**************************
Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đ học ( tốc độ đọc khoảng 85 chữ/15 phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung bài đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
 - Phấn màu, bảng phụ, phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL 
 - Một số bảng nhóm kẻ bảng ở BT2 để hs điền vào chỗ trống
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ Giới thiệu bài: Trong tuần 28, các em sẽ ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn TV trong 9 tuần đầu HKII
B/ Ôn tập
1) Kiểm tra TĐ và HTL
- Gọi hs lên bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ xem lại bài khoảng 2 phút 
- Gọi hs lên đọc trong SGK theo yc trong phiếu
- Hỏi hs về đoạn vừa đọc 
- Nhận xét, cho điểm 
2) Tóm tắt vào bảng nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học trong chủ điểm Người ta là hoa đất
- Gọi hs đọc yêu cầu
- Trong chủ điểm Người ta là hoa đất có những bài tập đọc nào là truyện kể? 
- Nhắc nhở: Các em chỉ tóm tắt các bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất.
 (phát phiếu cho một số hs) 
- Gọi hs dán phiếu và trình bày 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài đã ôn tập
- Xem lại các bài học về 3 kiểu câu kể (Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?)
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị 
- Lần lượt lên đọc bài to trước lớp 
- Suy nghĩ trả lời 
- 1 hs đọc yc
- Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. 
- Lắng nghe, tự làm bài vào VBT 
- Dán phiếu trình bày 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
**************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
 - Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi.
 - Giáo dục HS cẩn thận khi làm bài và ham thích học toán.
II. Chuẩn bị: - Phấn màu
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng ôn lại một số đặc điểm của các hình đã học, sau đó áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, công thức tính diện tích hình thoi để giải toán. 
B/ Hướng dẫu luyện tập
Bài 1,2: Gọi hs đọc yc
- YC hs đọc lại từng câu, nhìn vào hình bên cạnh sau đó ghi đúng hoặc sai vào ô vuông. 
- Gọi hs nêu kết quả 
Bài 3: Gọi hs đọc y/c 
- Muốn biết hình nào có diện tích lớn nhất ta làm sao? 
- YC hs làm bài vào SGK 
- Gọi hs nêu kết quả 
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Chấm một số bài, yc hs đổi vở kiểm tra 
- Nhận xét 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các công thức tính diện tích, chu vi hình chữ nhật, hình vuông, diện tích hình bình hành. 
- Bài sau: Giới thiệu tỉ số 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Tự làm bài vào SGK 
Bài 1: a) Đ; b) Đ; c) Đ; d) S
Bài 2: a) S; b) Đ; c) Đ; d) Đ
- 1 hs đọc y/c
- Ta tính diện tích của từng hình, sau đó so sánh số đo diện tích của các hình (với đơn vị đo là xăng-ti-mét) và chọn số đo lớn nhất.
- Làm bài vào SGK
- Hình có diện tích lớn nhất là hình vuông 25cm2 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài 
 Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 56 : 2 = 28 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là:
 28 - 18 = 10 (m)
 Diện tích hình chữ nhật là:
 18 x 10 = 180 (m2)
 Đáp số: 180m2 
- Lắng nghe, thực hiện 
**************************
Khoa học 
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu: Ôn tập về:
 - Các kiến thức về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
 - Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe.
 - Giáo dục HS yêu thích khoa học
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Một số đồ dùng phục vụ cho các thí nghiệm về nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt như: cốc, túi ni lông, miếng xốp, xi-lanh, đèn, nhiệt kế...
 - Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng nước, âm thanh, ánh sáng, bóng tối, các nguồn nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ KTBC: Nhiệt cần cho sự sống
- Nêu vai trò của nhiệt đối với động vật, thực vật?
- Nhận xét, cho điểm
B/ Ôn tập
* Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn lại những kiến thức cơ bản đã học ở phần Vật chất và năng lượng.
* Hoạt động 1: Trả lời các câu hỏi ôn tập
 - Treo bảng phụ viết nội dung câu hỏi 1,2 
- Yc hs tự làm bài vào SGK 
- Gọi hs lần lượt lên bảng thực hiện trả lời và điền vào ô trống 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
2) GV gọi 2 hs lên bảng thi điền từ đúng 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Gọi hs đọc câu hỏi 3 
- YC hs suy nghĩ trả lời 
- Cùng hs nhận xét, kết luận câu trả lời đúng 
- Gọi hs đọc câu hỏi 4,5,6 
4) Nêu ví dụ về một vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt? 
5) Giải thích tại sao bạn trong hình 2 lại có thể nhìn thấy quyển sách. 
6) Gọi hs đọc câu hỏi, sau đó yc hs suy nghĩ trả lời 
* Hoạt động 2: Trò chơi đố bạn chứng minh được
 Cách tiến hành: Chuẩn bị sẵn các phiếu ghi yêu cầu đủ với 6 nhóm
- Trên phiếu cô có ghi câu hỏi, đại diện nhóm lên bốc thăm sau đó về thảo luận, thực hiện thí nghiệm trong nhóm 6, sau 3 phút sẽ lên trình bày trước lớp. cô cùng cả lớp nhận xét. Nhóm nào thực hiện đúng, kết luận chính xác (từ 9-10 điểm) sẽ đạt danh hiệu: Nhà khoa học trẻ 
- Cùng hs nhận xét, công bố kết quả
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại các bài đã ôn tập 
- Bài sau: Ôn tập (tt)
- Nhận xét tiết học 
 HS trả lời
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu về nhiệt độ thích hợp. 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- Tự làm bài 
- Lần lượt lên thực hiện 
- Nhận xét 
- 2 hs lên bảng thực hiện sau đó trình bày Nước ở thể rắn 
Nước ở thể lỏng Nước ở thể lỏng 
	Hơi nước 
* Nước ở thể lỏng đông đặc biến thành nước ở thể rắn, nước ở thể rắn nóng chảy sẽ thành nước ở thể lỏng - bay hơi biến thành hơi nước - ngưng tụ lại thành thể lỏng. 
3) Tại sao khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ. 
- Khi gõ tay xuống bàn ta nghe thấy tiếng gõ là do có sự lan truyền âm thanh qua mặt bàn. Khi gõ, mât bàn rung động. Rung động này truyền qua mặt bàn, truyền tới tai ta làm màng nhĩ rung động nên ta nghe được âm thanh. 
- 1 hs đọc to trước lớp 
4) Vật tự phát sáng đồng thời là nguồn nhiệt: mặt trời, lò lửa, bếp điện, ngọn đèn điện khi có nguồn điện chạy qua. 
5) Ánh sáng từ đèn đã chiếu sáng quyển sách. Ánh sáng phản chiếu từ quyển sách đi tới mắt và mắt nhìn thấy được quyển sách.
6) Không khí nóng hơn ở xung quanh sẽ truyền nhiệt cho các cốc nước lạnh làm chúng ấm lên. Vì khăn bông cách nhiệt nên sẽ giữ cho cốc được khăn bọc còn lạnh hơn so với cốc kia. 
- Đại diện nhóm lên bốc thăm, chia nhóm thực hành thí nghiệm 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
* Nội dung các phiếu: 
 Hãy nêu TN để chứng tỏ: 
1) Nước ở thể lỏng, khí không có hình dạng nhất định.
2) Nước ở thể rắn có hình dạng xác định 
3) Không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật
4) Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra
5) Sự lan truyền âm thanh 
6) Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 
- HS lắng nghe
**************************
Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số qui định khi tham gia giao thông ( những qui định có liên quan tới học sinh ) 
 - Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
* HS khá giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật Giao thông.
 - KNS: KN tham gia giao thông đúng luật; KN phê phán những hành vi vi phạm Luật Giao thông.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Một số biển báo giao thông
- Phấn màu, tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
I- Khám phá:
II- Kiểm tra: thế nào là hoạt động nhân đạo 
III- Kết nối:
+ HĐ1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ 
- Gọi học sinh đọc thông tin và hỏi 
- Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? 
- Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ?
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
IV. Luyện tập: + HĐ2: Thảo luận nhóm
Bài tập 1 : giáo viên chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ 
- Gọi một số học sinh lên trình bày
- Giáo viên kết luận : những việc làm trong tranh 2, 3, 4 là nguy hiểm cản trở giao thông. Tranh 1, 5, 6 chấp hành đúng luật giao thông
+ HĐ3: Thảo luận nhóm
Bài tập 2 : giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Giáo viên kết luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
V. Vận dụng:
- Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
- Nhận xét đánh giá giờ học.
- Hát
- Hai em trả lời
- Nhận xét và bổ sung
- Học sinh chia nhóm
- Học sinh đọc các thông tin và trả lời 
- Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả như tổn thất về người và của...
- Xảy ra tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân : thiên tai... nhưng chủ yếu là do con người ( lái nhanh, vượt ẩu,... )
- Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành luật lệ giao thông
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh xem tranh để tìm hiểu nội dung
- Một số em lên trình bày
- Nhận xét và bổ xung
- Các nhóm thảo luận tình huống. Dự đoán kết quả của từng tình huống
- Các tình huống là những việc dễ gây tai nạn giao thông -> luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc
- HS trả lời
**********************************************************************
Thứ ba ngày 12 tháng 3 năm 2013
Toán
GIỚI THIỆU TỈ SỐ
I. Mục tiêu:
 - Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 - Giải được các bài tập có liên quan đến tỉ số.
 - Giáo dục HS cẩn thận trong khi tính toán.
II. Chuẩn bị: 
 - Phấn màu, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em biết về tỉ số.
B/ Dạy bài mới:
1) Giới thiệu tỉ số 5:7 và 7:5 
- Nêu ví dụ: có 5 xe tải và 7 xe khách
- Vẽ sơ đồ minh họa như SG ... ết 7,8 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Ai làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì?
- Làm việc nhóm 6 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét 
- 1 hs đọc yc
- Lắng nghe, tự làm bài 
- Lần lượt lên điền kết quả 
 Tác dụng 
+ Giới thiệu nhân vật "tôi" 
+ Kể các hoạt động của nhân vật "tôi" 
+ Kể về đặc điểm, trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông. 
- 1 hs đọc yêu cầu 
- Giới thiệu hoặc nhận định về bác sĩ Ly
- Để kể về hành động của bác sĩ Ly
- Để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.
- Tự làm bài
- Nối tiếp đọc đoạn văn của mình
 Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ và hiền hậu. Nhưng ông cũng rất dũng cảm. Trước thái độ côn đồ của tên cướp biển, ông rất điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy ông đã khuất phục được tên cướp biển. 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
Chính tả
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 7)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa HKII (nêu ở tiết 1, Ôn tập).
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ ghi các bài tập.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc thầm bài Chiếc lá. Sau đó, dựa theo nội dung bài đọc, các em chọn ý đúng trong các câu trả lời đã cho.
 b. Đọc thầm:
- GV nêu yêu cầu: Các em đọc thầm bài Chiếc lá, chú ý đến biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài, chú ý các loại câu, các kiểu câu.
- Cho HS đọc.
 c. Chọn ý đúng:
 ¶ Câu 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của câu 1 + đọc 3 ý a, b, c đề bài đã cho.
- GV giao việc: Các em đã đọc bài Chiếc lá. Dựa vào nội dung bài đọc, các em chọn ý đúng trong 3 ý a, b, c.
- Cho HS làm bài. GV đưa bảng phụ đã chép sẵn BT1 lên.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
 Các ý: Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.
 ¶ Câu 2:
 - Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý b: Vì lá đem lại sự sống cho cây.
 ¶ Câu 3:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý a: Hãy biết quý trọng những người bình thường.
 ¶ Câu 4:
 -Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.
 ¶ Câu 5:
 - Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: nhỏ bé
 ¶ Câu 6:
 - Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.
 ¶ Câu 7:
 - Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý c: Có cả 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
 ¶ Câu 8:
 - Cách tiến hành như câu 1.
 Lời giải đúng:
 Ý b: Cuộc đời tôi.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ biện pháp nhân hoá, các loại câu, các kiểu câu.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp đọc thầm bài văn.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS lên làm trên bảng.
- HS còn lại dùng viết chì khoanh tròn ở chữ a, b hoặc ở câu các em cho đúng.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- HS chép lời giải đúng 
- HS chép lời giải đúng 
- HS chép lời giải đúng 
- HS lắng nghe 
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Tập làm văn
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 8)
 ( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII :
 - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài; trình bi đúng hình thức bi thơ ( văn xuôi).
 - Viết được bài văn tả đồ vật ( hoặc tả cây cối) đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), r nội dung miêu tả; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.
II. Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra viết 
********************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
 - Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 - Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 - Giáo dục HS cẩn thận và ham thích học toán
II. Chuẩn bị: - Phấn màu
II. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó. 
B/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải 
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
*Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
- Yc hs làm bài trong nhóm đôi, sau đó nêu cách giải và trình bày bài giải
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Tổng của hai số là bao nhiêu?
- Tỉ của hai số là bao nhiêu? 
- Yc hs tự giải vào vở 
- Chấm một số bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nhận xét 
*Bài 4: Gọi hs đọc yc
- GV vẽ sơ đồ lên bảng
- Yc hs suy nghĩ, đặt đề toán (phát phiếu cho 2 nhóm) 
- Chọn một vài bài để cùng cả lớp phân tích, nhận xét 
- YC hs tự giải bài toán mà mình đặt. 
- Cùng hs nhận xét bài làm của bạn 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm thế nào?
- Bài sau: Luyện tập chung 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc đề bài 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm độ dài mỗi đoạn 
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp tự làm bài 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài là:
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài là: 
 28 - 21 = 7 (m) 
 Đáp số: Đoạn 1: 21m; đoạn 2: 7m 
- 1 hs đọc đề bài 
- Làm bài trong nhóm đôi
- Nêu các giải: Vẽ sơ đồ; tìm tổng số phần bằng nhau; tìm số bạn trai, số bạn gái
 Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 2 = 3 (phần)
 Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn)
 Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: 4 bạn trai; 8 bạn gái 
- 1 hs đọc đề toán
- Là 72
- Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng 1/5 số lớn)
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
 Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
 Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 (phần)
 SB là: 72 : 6 = 12 
 SL là: 72 - 12 = 60 
 Đáp số: SL: 60; SB: 12 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs đọc yc
- Quan sát 
- Suy nghĩ, tự đặt đề toán, sau đó lần lượt đọc trước lớp.
 Hai thùng đựng 180 lít dầu. Biết số lít dầu ở thùng thứ nhất bằng 1/4 số lít dầu ở thùng thứ hai. Tính số lít dầu có trong mỗi thùng.
- Phân tích, nhận xét 
- HS tự làm bài, sau đó một vài hs lên giải trước lớp 
- Nhận xét 
- 1 hs trả lời 
********************************
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
THI HỌC SINH THANH LỊCH
I. Mục tiêu:
 - Thông qua cuộc thi nhằm giáo dục học sinh:
 - Thái độ mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự nhận thức xác định giá trị của người học sinh tiểu học.
 - HS có ý thức giữ gìn danh dự, phẩm giá của người học và truyền thống nhà trường.
II. Chuẩn bị:
 - Tổ chức theo mô hình lớp hoặc toàn trường. 
 - Sân khấu, phông màn, thiết bị âm thanh, máy ảnh, Camera nếu có.
 - Vương miện, ba dải lụa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị:-GV yêu cầu thành lập ban tổ chức cuộc thi và ban giám khảo.
- Xây dựng kế hoạch cuộc thi và tiêu chí chấm từng phần.
- GV phổ biến cuộc thi trước hai tuần
+ Nội dung thi:
1) Thi trình diễn đồng phục học sinh
2)Thi trình diễn trang phục tự chọn
3) Thi tài năng(có thể là hát, vẽ, chơi đàn, biểu diễn võ thuật, đọc thơ, kể chuyện, giải toán nhanh, nhảy,)
4) Thi ứng xử
2. Thi sơ khảo:
- Yêu cầu sau hai tuần tập luyện chuẩn bị, các thi sinh sẽ trải qua các vòng thi sơ khảo, BGK chọn ra 10 nam và 10 nữ vào vòng chung khảo
3. Thi chung khảo: Vòng chung khảo tổ chức với sự tham gia của nhà trường, phụ huynh học sinh.
- Văn nghệ chào mừng: yêu cầu HS cử MC dẫn chương trình, chuẩn bị trươc các phần 
- Yêu cầu BGK công bố cuộc thi công bố danh sách cá thí sinh vào vòng chung khảo.
- Thi trình diễn đồng phục học sinh
- Thi trình diễn trang phục tự chọn
- Thi tài năng
4. Tổng kết trao giải: 
- Yêu cầu trưởng ban tổ chức nhận xét về kết quả của cuộc thi.
- Yêu cầu MC công bố các giải phụ
- Yêu cầu công bố lần lượt các giải.
- HS cử các thành viên trong ban giám khảo 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV chuẩn bị kế hoạch cuộc thi theo từng phần thi cụ thể.
- HS chuẩn bị trang phụ đồng phục học sinh theo yêu cầu của cuộc thi.
- HS chuẩn bị các trang phục tự chọn theo yêu cầu của cuộc thi.
- HS chuẩn bị các tiết mục và các phần dự thi: Hát, vẽ, ngâm thơ, nhảy, đàn, võ nghệ, giải toán nhanh,... 
- Chuẩn bị trước phần thi ứng xử.
- HS thực hiện và tham gia vòng thi sơ khảo theo yêu cầu.
- 10 nam và 10 nữ xuất sắc lọt vào vong chung khảo.
- Phụ huynh HS cùng tham dự vòng thi chung khảo
- HS cử MX dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời.
- Thí sinh tham gia ba phần thi:
- Thi trình diễn đồng phục học sinh
- Thi trình diễn trang phục tự chọn
- Thi tài năng
- MC công bố danh sách 5 thí sinh lọt vào vòng thi ứng xử. Từng thí sinh bốc thăm để thi phần thi ứng xử. MC công bố giải Ba, Nhì, Nhất của cuộc thi, trao giải. cho các thi sinh trúng giải.
********************************
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 28
I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
 - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
 - Giáo dục và rèn luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung sinh hoạt
III. Nội dung:
1. Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần 28
Kiểm điểm công việc trong tuần qua:
- Lớp trưởng nhận xét nề nếp chung: ra vào lớp, ý thức tập thể, việc thực hiện nội quy HS.
- Lớp phó học tập nhận xét: ý thức học tập, việc học bài ở nhà.
- Lớp phó văn thể nhận xét: việc thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung, thể dục, văn nghệ.
- Tổng kết thi đua chào mừng ngày 8/3.
2. Hoạt động 2: GV nhận xét
- GV nhận xét chung, tuyên dương những em đạt kết quả tốt. Nhắc nhở những em cần cố gắng về các mặt thực hiện:
+ Đồng phục + Khăn quàng + Vệ sinh
+ Đồ dùng + Thể dục + Học bài
- GV nhận xét kết quả công tác xây dựng các đôi bạn cùng tiến trong lớp.
- GV nhận xét về kết quả thi giữa học kì 2.
* GV nêu phương hướng tuần tới
- Khắc phục những tồn tại của tuần vừa qua.
- Học và làm bài đầy đủ. 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26/3.
- Thực hiện tốt mọi nội quy của nhà trường và đoàn đội đề ra.
- Giữ gìn sách vở sạch sẽ, có đủ đồ dùng học tập.
3. Hoạt động 3: Biểu diễn văn nghệ
- Các HS, tổ đăng kí tiết mục văn nghệ.
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ: Cá nhân, tổ, tập thể.
- GV tuyên dương HS mạnh dạn, HS có tiết mục hay, đặc sắc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 28.doc