Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 02

Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 02

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào

- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.

- Hiểu nội dung bài: Nước VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trang 16 SGK

- Bảng phụ viết sẵn: Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ11/ số trạng nguyên/ o/

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 5 – Tuần 02", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p PHÒNG GD&ĐT U MINH THƯỢNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THUẬN 1 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY LỚP 5 – TUẦN 02
Từ ngày 19-8-2013 đến ngày 23-8-2013
Thứ, ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Bài tập cần làm
HAI
19/8/2013
1
Chào cờ
2
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
3
Chính tả
Lương Ngọc Quyến
4
Toán
Luyện tập
1,2,3
5
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
BA
20/8/2013
1
Tập đọc
Sắc màu của em
2
Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ
3
Địa lí
Địa hình và khoáng sản
4
Toán
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số
1,2(a,b),3
5
Khoa học
Nam hay nữ
6
Thể dục
Đội hình, đội ngũ – Tc: Chạy tiếp sức
Tư
21/8/2013
1
LTVC
MRVT: Tổ quốc
2
Mĩ thuật
VTT: Màu sắc trong trang trí
3
Lịch sử
Nguyễn Trường Tộ mong muốn cách tân đất nước
4
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào
5
Toán
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai phân số
1,(cột 1,2),
2(a,b,c),3
NĂM
22/8/2013
1
Hát - Nhạc
Reo vang bình minh.
2
Tiếng anh
3
LTVC
Luyện tập về từ đồng nghĩa
4
Toán
Hỗn số
1,2a
5
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
SÁU
23/8/2013
1
Toán
Hỗn số (tt)
1,2(a,c),3(a,c)
2
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
3
Tập làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
4
Tiếng anh
5
Thể dục
Đội hình, đội ngũ – Tc: Kết bạn
6
SHTT
DUYỆT CỦA BGH 	 Minh Thuận, ngày 01 tháng 8 năm 2013
	 Giáo viên chủ nhiệm
 	 Phạm Thanh Hải 
Tuần 02
Thứ hai ngày 19 tháng 08 năm 2013
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện tình cảm chân trọng tự hào
- Hiểu các từ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích...
- Hiểu nội dung bài: Nước VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trang 16 SGK
- Bảng phụ viết sẵn: Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ Số tiến sĩ11/ số trạng nguyên/ o/
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
 H: Tranh vẽ cảnh ở đâu?
 Em biết gì về di tích lịch sử này?
GV: đây là ảnh chụp Khuê Văn Các trong Văn Miếu- Quốc tử Giám- Một di tích lịch sử nổi tiếng ở HN Đây là trường đại học đầu tiên của VN một chứng tích về nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. chúng ta cùng tìm hiểu nền văn hiến của đất nước qua bài tập đọc Nghìn năm văn hiến
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) luyện đọc
- GV đọc mẫu bài (Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, tuần tự từng mục của bảng thống kê, thể hiện sự trân trọng, tự hào về những chứng tích văn hiến của dân tộc)
- Gọi HS chia đoạn: bài chia 3 đoạn
+ Đoạn1: từ đầu .... cụ thể như sau.
+ Đoạn2; bảng thống kê.
+ đoạn 3 còn lại
 - Gọi3 HS nối tiếp đọc bài
- GV sửa lỗi cho HS 
- GV ghi từ khó đọc 
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần hai 
- GV sửa lỗi ngắt giọng cho HS 
* Ngắt giọng trình tự cột hàng ngang :
Triều đại/ Lý/ Số khoa thi/ 6/ số tiến sĩ/ 11/ số trạng nguyên/ 0/
Tổng cộng/ số khoa thi/ 185/ số tiến sĩ/ 2896/ số trạng nguyên/ 46/.
- Gọi HS đọc chú giải SGK 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3
- 3 HS đọc toàn bài 
- b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
H: Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
H: đoạn 1 cho ta niết điều gì?
GV Tiểu kết ý đoạn 1: VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Yêu cầu đọc bảng thống kê để tìm xem:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
GV: văn miếu vừa là nơi thờ khổng tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo nho của Trung Quốc, là nơi dạy các thái tử học. đến năm 1075 đời vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám . Năm 1076 là mốc khởi đầu của GD đại học chính quy của nước ta...
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá VN?
- Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?
- GV TK ý 2 : Chứng tích về một nền văn hiến kâu đời
H: bài văn nói lên điều gì?
- GV ghi bảng nội dung chính của bài.
- Gọi 3 em nhắc lại ý nghĩa.
 c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài
H: 3 bạn đọc đã phù hợp với nội dung bài dạy chưa?
- Treo bảng phụ có nội dung đoạn chọn hướng dẫn đọc ( đoạn 2 Bảng thống kê)
- GV đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo nhóm 6
- HS thi đọc
3. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiét học
- chuẩn bị bài sau
- 3 HS đọc mỗi em đọc 1 đoạn, trả lời câu hỏi SGK
- HS quan sát
- Tranh vẽ khuê văn Các ở Quốc Tử Giám
- Văn miếu là di tích lịch sử nổi tiếng ở thủ đô HN . Đây là trường đại học đầu tiên của VN ...
- cả lớp đọc thầm bài
-3 HS đọc nối tiếp ( đọc 2 lượt)
- HS đọc: Tiến sĩ, Thiên Quang,cổ kính, Quốc Tử Giám, lấy đỗ,
- HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- 3 HS đọc thành tiếng
- 2 HS đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 3 ( 3 phút )
- HS đọc thầm bài và đọc to câu hỏi
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ
- VN có truyền thống khoa thi cử lâu đời
- HS đọc
- Triều đại Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất: 104 khoa
- Triều đại Lê có nhiều tiến sĩ nhất 1780
- VN là một nước có nền văn hiến lâu đời...
- Chứng tích về 1 nền văn hiến lâu đời
* ý nghĩa : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời của nước ta 
- 3 HS đọc nối bài.
- HS đọc và bình chọn bạn đọc hay nhất
@ Rút kinh nghiệm:
Chính tả
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nghe- viết chính xác, đẹp bài chính tả Lương Ngọc quyến. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Ghi lại đúng phần vần của tiếng( từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2; Chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu(BT3).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần 
 - Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ(5p)
- GV đọc 3 hS lên bảng viết
- gọi 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết đối với c/k, g/gh, ng/ngh
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Dạy bài mới(30p)
 1. Giới thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết bài Lương Ngọc Quyến và làm bài tập về cấu tạo vần. ( ghi bảng)
- Lương Ngọc Quyến là nhà yêu nước, ông sinh năm 1885 mất 1917. Tấm lòng kiên trung của ông được mọi người biết đến. Tên ông nay được đặt cho nhiều đường phố, trường học ở các tỉnh.
2. Hướng dẫn nghe- viết
 a) Tìm hiểu nội dung bài viết(5p)
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
H: Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
H: ông được giảI thoát khỏi nhà giam khi nào?
 b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết
 c) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết
 d) Soát lỗi, chấm bài 
 3. Hướng dẫn làm bài chính tả
 Bài 1(nhóm)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm
Bài 2(Cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
H: Dựa vào bài tập 1 em hãy nêu mô hình cấu tạo của tiếng
- GV đưa ra mô hình cấu tạo của vần và hỏi: vần gồm có những bộ phận nào?
 - Các em hãy chép vần của từng tiếng in đậm trong bài tập 1 vào mô hình cấu tạo vần
- Gọi HS nhận xét- GV chữa bài
- Đọc viết các từ ngữ: ghê gớm, gồ ghề,kiên quyết, cái kéo, cây cọ, kì lạ, ngô nghê
- HS nghe
- 1 HS đọc to
- Lương Ngọc quyến là 1 nhà yêu nước. Ông tham gia chống thực dân Pháp và bị giặc khoét bàn chân, luồn dây thép buộc chân ông vào xích sắt.
- Ông được giải thoát vào ngày 30-8-1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do đội cấn lãnh đạo bùng nổ.
- HS nêu: Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, khoét, xích sắt, mưu, giải thoát.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bàivào vở, 1 HS lên bảng làm
- Lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu
+ tiếng gồm có âm đầu, vần, thanh
+ vần gồm có âm đệm, âm chính, âm cuối
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS dưới lớp kẻ mô hình vào vở và chép vần
- Nhận xét bài của bạn
 Tiếng
Vần
Âm đêm
Âm chính
Âm cuối
Trạng 
a
ng
Nguyên
u
yê
n
Nguyễn
u
yê
n
Hiền
iê
n
Khoa
a
Thi
i
Làng
a
ng
Mộ
ô
Trạch
a
ch
Huyện 
u
yê
n
Bình 
i
nh
Giang
a
ng
 H: Nhìn vào mô hình cấu tạo bảng em có nhận xét gì?
KL: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối và âm đệm. Âm đệm được ghi bằng chữ cái o,u. Có những vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối. Trong tiếng bộ phận quan trọng không thể thiếu là âm chính và thanh
H: Hãy lấy ví dụ những tiếng chỉ có âm chính và dấu thanh?
 3. Củng cố- dặn dò(3p)
 - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS 
- Về nhà viết lại những từ viết sai 
 Tất cả các vần đều có âm chính
- Có vần có âm đệm có vần không có, có vần có âm cuối, có vần không
- VD: A, đây rồi!
 Ồ , lạ ghê!
 Thế ư?
@ Rút kinh nghiệm:
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị của một phân số của một số cho trước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Bảng phụ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ(5p)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy học bài mới(30p)
2.1.Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài : Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài toán về phân số thập phân và tìm giá trị phân số thập phân của một số cho trước.
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(cá nhân)
- GV vẽ tia số lên bảng, gọi 1 HS lên bảng làm bài, yêu cầu các HS khác vẽ tia số vào vở và điền vào các phân số thập phân.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đọc các phân số thập phân trên tia số.
Bài 2(cặp)
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
* Chuyển phân số thành phân số thập phân :
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
- HS làm bài.
- Theo dõi bài chữa của GV để tự kiểm tra bài của mình, sau đó đọc các phân số thập phân.
- HS : Bài tập yêu cầu chúng ta viết các phân số đã cho thành phân số thập phân.
 = = 
 = = 
 = 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3 (nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS : Bài tập yêu cầu viết các phân số đã cho thành các phân số thập phân có mẫu số là 100.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
= = 
 = = 
 = = 
- GV ... GV viết to hỗn số 2 lên bảng, chỉ rõ phần nguyên, phần phân số, sau đó yêu cầu HS đọc hỗn số.
- GV yêu cầu HS viết hỗn số 2.
- Em có nhận xét gì về phân số và 1 ?
- GV nêu : Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
2.3.Luyện tập(20p)
Bài 1(cá nhân)
- GV treo tranh 1 hình tròn và hình tròn được tô màu và nêu yêu cầu : Em hãy viết hỗn số chỉ phần hình tròn được tô màu.
- Vì sao em viết đã tô màu 1 hình tròn ?
- GV treo các hình còn lại của bài, yêu cầu HS tự viết và đọc các hỗn số được biểu diễn ở mỗi hình.
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc các hỗn số trên trước lớp.
Bài 2a (Nhóm) 
- GV vẽ hai tia số như trong SGK lên bảng, yêu cầu HS cả lớp làm bài, sau đó đi giúp đỡ các HS kém.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng lớp, sau đó cho HS đọc các phân số và các hỗn số trên từng tia số.
3. Củng cố – dặn dò(3phút)
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- Một số HS nối tiếp nhau đọc và nêu rõ từng phần của hỗn số 2.
- HS viết vào giấy nháp và rút ra cách viết : Bao giờ cũng viết phần nguyên trước, viết phần phân số sau.
- HS : < 1.
- 1 HS lên bảng viết và đọc hỗn số :
1 một và một phần hai.
- Vì đã tô màu 1 hình tròn, tô thêm hình nữa, như vậy đã tô màu 1 hình tròn.
- HS viết và đọc các hỗn số :
a) đọc là hai một phần tư.
b) đọc là hai và bốn phần năm
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
@ Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Biết phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn rừng trưa và chiều tối(BT1).
 - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết trước,viết được 1 đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). Yêu cầu tả cảnh vật chân thật, tự nhiên, sinh động.
 II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Giấy khổ to, bút dạ
 - HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ(3phút)
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới (30phút)
 1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn, từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1(cặp đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp(5p)
 + Đọc kĩ bài văn
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
 - Gọi HS trình bày.
* Tích hợp MT: 
- Em thấy cảnh vật trong bài Rừng trưa có gì đẹp ?
- Để bảo vệ rừng và các loài ĐV chúng ta cần phải làm gì ?
- GV nhận xét .
- Hình ảnh: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ . Tác giả quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến
- Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Tác giả quan sát tinh tế để thấy lá tràm đang bắt đầu ngả sang màu vàng úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời, lá tràm thơm ngát
- 2 HS đứng tại chỗ đọc
- HS đọc
- 2 HS trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn
- HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn
- Cảnh khu rừng thật đẹp, mặc dù thời tiết buổi trưa nắng nóng nhưng cây côi và con vật ở đây vẫn hoạt động nhôn nhịp...
- Không chặt phá cây và đốt rừng bừa bãi.
 Bài 2( Cá nhân)
- HS đọc yêu cầu
- HS giới thiệu cảnh mình định tả
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét , cho điểm
 3. Củng cố dặn dò(3phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, quan sát một cơn mưa và ghi lại
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS giới thiệu 
+ Em tả cảnh buổi sáng ở bản em
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em
+ Em tả cảnh buổi trưa ..
- 3 HS làm vào giấy khổ to các em khác làm vào vở
- 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
@ Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu ngày 23 tháng 08 năm 2013
Toán
HỖN SỐ(tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết cách chuyển1 hỗn số thành 1 phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
- Thực hành chuyển hỗn số thành phân số và áp dụng để giải toán.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK thể hiện hỗn số .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ(5phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới(30phút)
2.1.Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số và học cách chuyển một hỗn số thành phân số.
2.2.Hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số
- GV dán hình như phần bài học trong SGK lên bảng.
- GV yêu cầu : Em hãy đọc hỗn số chỉ số phần hình vuông đã được tô màu.
- GV yêu cầu tiếp : Hãy đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu.
- GV nêu : Đã tô màu hình vuông hay đã tô màu hình vuông. Vậy ta có : 
 = 
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách giải thích vì sao = .
- GV cho HS trình bày cách của mình trước lớp, nhận xét các cách giải mà HS đưa ra, sau đó yêu cầu :
- Hãy viết hỗn số thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này.
- GV viết to và rõ lên bảng các bước chuyển từ hỗn số ra phân số .
- Yêu cầu HS nêu rõ từng phần trong hỗn số .
- GV điền tên vào các phần của hỗn số vào phần các bước chuyển để có sơ đồ như sau :
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS quan sát hình.
- HS nêu : Đã tô màu hình vuông.
- HS nêu : Tô màu 2 hình vuông tức là đã tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần.
Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có 
hình vuông được tô màu.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách giải thích.
- HS làm bài :
 = 
 - HS nêu :
+ 2 là phần nguyên
+ là phần phân số với 5 là tử số của phân số; 8 là mẫu số của phân số.
Phần nguyên
Mẫu số
Tử số
 = = 
- GV yêu cầu : Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- GV cho HS đọc phần nhận xét của SGK.
2.3.Luyện tập – thực hành(20p)
Bài 1 (nhóm đôi)
- GV yêu cầu đọc đề bài và hỏi :
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS cả lớp tự kiểm tra bài của mình.
Bài 2(Nhóm bàn)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự đọc bài mẫu và làm bài.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến đến khi có câu trả lời hoàn chỉnh như phần nhận xét của SGK.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 ; ; ;
- 1 HS đọc trước lớp : Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(cá nhân)
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chức bài tập 2.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- HS làm bài :
3. Củng cố – dặn dò(3phút)
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
@ Rút kinh nghiệm:
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng(BT1)
 - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu(BT2).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp
 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạy động học
A. Kiểm tra bài cũ(5phút)
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới(30phút)
 1. Giới thiệu bài
- Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến cho ta biết điều gì?
- Dựa vào đâu em biết điều đó?
 GV: Bài tập đọc Nghìn năm văn hiến đã giúp các em biết đọc bảng thống kê số liệu. Bảng thống kê số liệu có tác dụng gì, cách lập bảng như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó ( ghi bảng)
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1:(SGK- 23) Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Tổ chức HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Đọc lại bảng thống kê
+ Trả lời từng câu hỏi
- GV cho lớp trưởng điều khiển
H: Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075- 1919?
H: Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên của từng triều đại?
- 3 HS đọc đoạn văn của mình
- Cho ta biết VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Dựa vào bảng thống kê số liệu các khoa thi cử của từng triều đại
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4 ghi câu trả lời ra giấy nháp
- 1 HS hỏi HS nhóm khác trả lời, nhóm khác bổ xung
- Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi: 185 số tiến sĩ: 2896
- 6 HS nối tiếp đọc lại bảng thống kê
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
H: Số bia và số tién sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay?
H: Các số liệu khắc trên được trình bày dưới những hính thức nào?
H: các số liệu thống kê trên có tác dụng gì?
KL: Các số liêu được trình bày dưới 2 hình thức đó là nêu số liệu và trình bày bảng số liệu
 Bài 2: ( SGK- 23)cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài tập
- Gọi HS trình bày kết quả của tổ mình
- nhận xét bài 
H: Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
H: Tổ nào có nhiều HS khá giỏi nhất?
H: Tổ nào có nhiều HS nữ nhất?
H: Bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét câu trả lời của HS
 3. Củng cố- dặn dò(3phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn hS về nhà lập bảng thống kê 5 gia đình ở gần nơi em ở về; số người, số con là nam, số con là nữ
- Số bia: 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia: 1006
- được trình bày trên bảng số liệu, nêu số liệu.
- Giúp người đọc tìm thông tin dễ dàng, dễ so sánh số liệu giữa các triều đại.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài vào vở
- HS các tổ lần lượt lên điền trên bảng lớp.
- HS nhận xét bài trên bảng
- Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS nam, nữ, số HS khá giỏi trong từng tổ
- Tổ 1
- Tổ 1;2
- Bảng thống kê giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng dễ dàng so sánh các số liệu
@ Rút kinh nghiệm:
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
..........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 2(1).doc