I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn
- Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành
- Dưới sự hướng dãn của GV, HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3
II.CHUẨN BỊ : GV: Tranh minh hoạ HS trong SGK. Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
HS: Xem trước nội dung bài SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*KẾ HOẠCH TUẦN 15 ( Từ 26 / 11 – 30 / 11 / 2012) Thứ Tiết Môn Tên bài Hai 1 2 3 4 5 Chào cờ Tập đọc Toán Lịch sử Đạo đức Đầu tuần Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Luyện tập. Chiến thắng Biên giới Thu đông – 1950 Tôn trọng phụ nữ ( t2 ) Ba 1 2 3 4 5 TD LT&C Toán Chính tả KC Bài TD phát triển chung -Trò chơi “ Thỏ nhảy ” MRVT: Hạnh phúc Luyện tập chung Nhớ – viết: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Kể chuyện đã nghe, đã đọc. . Tư 1 2 3 4 5 Mỹ thuật Tập đọc Toán TLV KH VT: Đề tài Quân đội Về ngôi nhà đang xây. Luyện tập chung Luyện tập tả người ( Tả hoạt động ). Thủy tinh Năm 1 2 3 4 5 TD LT&C Toán Địa lý Kỹ thuật Bài TD phát triển chung – TC “ Thỏ nhảy ” Tổng kết vốn từ. Tỉ số phần trăm. Thương mại và dịch vụ. Lợi ích của việc nuôi gà. Sáu 1 2 3 4 5 KH TLV Toán Âm nhạc Sinh hoạt Cao su. Luyện tập tả người ( Tả hoạt động ). Giải bài toán về tỉ số phần trăm. Ôn tập TĐN số 3, số 4 – Kể chuyện âm nhạc. Cuối tuần Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 CHÀO CỜ Dặn dò đầu tuần TẬP ĐỌC BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn - Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành - Dưới sự hướng dãn của GV, HS trả lời được các câu hỏi 1,2,3 II.CHUẨN BỊ : GV: Tranh minh hoạ HS trong SGK. Bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc. HS: Xem trước nội dung bài SGK. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: “ Hạt gạo làng ta” HS1: Đọc khổ 1, em hiểu hạt gạo làm nên từ những gì? HS2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người mẹ khi làm ra hạt gạo? + GV nhận xét, ghi điểm. 2.BÀI MỚI: * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1. Luyện đọc. - Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài. - Cùng HS chia đoạn bài. - GV chốt lại. Chia đoạn: 4 đoạn - YC đọc doạn lần 1 - Rút từ khó, ghi bảng - HD đọc từ khó - YC đọc đoạn lần 2 - HD đọc câu dài - YC đọc chú giải trong sgk - YC đọc nhóm 2 - HD giọng đọc và đọc mẫu - Gọi 1 em đọc lại cả bài HĐ2.Tìm hiểu nội dung bài. + Yêu cầu HS đọc đoạn 1. H: Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào? ( Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi,...– chém dao vào cột) + Yêu cầu HS đọc đoạn 2. H: Cô giáo được nhận làm người của buôn làng bằng nghi thức như thế nào? ( Trưởng buôn giao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột.... .) + Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và 4. H: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của dân làng đối với cái chữ ? ( Mọi người im phăng phắc, hò reo khi Y Hoa viết xong chữ) H: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? ( Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ....) H: Những nội dung trên nói lên điều gì? + GV nhận xét, chốt: Nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành HDD3: luyện đọc diễn cảm + GV đưa bảng phụ đã chép đoạn văn cần luyện, gọi HS đọc. GV nhận xét, hướng dẫn cách đọc cho HS. + Yêu cầu HS đọc diễn cảm. Cho hs thi đọc diễn cảm. Nhận xét, tuyên dương 4. CỦNG CỐ: + Gọi HS đọc nêu đại ý. Nhận xét tiết. + Về nhà luyện đọc chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây” Lên đọc bài và trả lời CH. -Dưới lớp đọc thầm - HS tự chia đoạn - HS theo dõi - HS nối tiếp đọc đoạn - Luyện đọc từ khó - Nối tiếp đọc đoạn - Luyện đọc câu - Đọc chú giải - Luyện trong nhóm - Nghe và theo dõi - Đọc bài 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 2 – 3 HS trả lời trước lớp. 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. 2 – 3 HS trả lời, nhận xét. 1 HS đọc to, lớp đọc thầm HS phát biểu theo suy nghĩ. 2 – 3 HS trả lời trước lớp. HS suy nghĩ trả lời. HS theo dõi vận dung đọc. HS luyện đọc đoạn Lắng nghe thực hiện đọc. HS thi đọc diễn cảm đoạn. Nhận xét bạn đọc hay nhất. 1 HS đọc, nêu nội dung. Ghi bài, chuyển tiết. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: – Biết chia một số thập phân cho một số thập phân - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn - Dưới sự hướng dẫn của GV, HS làm được các bài tập 1 ( a, b, c ), 2 ( a ), 3 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: + Gọi HS thực hiện sửa bài bập VBT toán. + GV nhận xét, nhấn mạnh chỗ HS còn sai. 2. BÀI MỚI: * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập 1. + GV viết bài tập lên bảng. Cho hs lên bảng, làm bài vào vở. + GV quan sát giúp HS còn yếu đặt tính và tính. HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập 2. - Yêu cầu 2 HS nêu yêu cầu bài toán 1 + GV quan sát HS trình bày. + Theo dõi giúp HS còn yếu ở phần Chấm, chữa bài. HĐ3 . Hướng dẫn làm bài tập 3. + HS nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn HS tóm tắt, thực hiện bài giải. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? H: Có thể giải bài toán bằng cách nào? ( Rút về đơn vị) + Gọi 1 HS giải bảng lớp, cả lớp vào vở. + Thu bài chấm, nhận xét chung KQ. 4. CỦNG CỐ: + Yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập. + Về xem lại bài, làm bài vở BT toán. Đọc yêu cầu BT. HS thực hiện cá nhân,làm vào vở. a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 6,7 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 Đọc yêu cầu BT. Làm bài vào vở, lên bảng. a) x 1,8 = 72 x = 72 : 1,8 x = 40 HS thực hiện đọc, nêu yêu cầu. Tóm tắt, tìm hiểu đề bài Giải BT vào vở, lên bảng Nhận xét, sửa bài vào vở. 2 – 3 HS nhắc lại trước lớp. Ghi bài, chuyển tiết. LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950 . MỤC TIÊU: - Tường thuật được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ: + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế. + Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê. + Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm đông khê. + Sau ngày giao tranh quyết liệt quân Pháp đống trên Đường số 4 phải rút chạy. + Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc Cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chắt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. II. CHUẨN BỊ: GV: Lược đồ về chiến dịch thu đông 1950. Sơ đồ diễn biến chiến dịch. HS: Xem nội dung bài SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: Chiến dịch Việt Bắc 1947 H: Nêu diễn biến của chiến dịch? H: Nêu ý nghĩa của chiến dịch? H: Nêu ghi nhớ của bài? + GV nhận xét, ghi điểm 2. BÀI MỚI : * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1 : Tìm hiểu về “ Mục đích của ta khi chủ động mở chiến dịch Biên giới” + Yêu cầu HS đọc nội dung SGK, hoàn thành bài tập sau : Thu đông năm 1950, quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích : + Thể hiện sự trưởng thành của lực lượng kháng chiến. + Tiêu diệt sinh lực dịch để thúc đẩy cuộc kháng chiến nhanh chóng thắng lợi. + Tập dượt lực lượng để chuẩn bị cho các chiến dịch lớn sau này. + Giải phóng Biên giới, khai thông quan hệ với các nước anh em, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. + Yêu cầu HS trình bày, chốt nội dung: Thu đông 1950, quân ta chủ động mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích giải phóng biên giới, khai thông quan hệ ... HĐ2 : Tìm hiểu “ Diễn biến chiến dịch” + Yêu cầu HS hoạt động nhóm, nội dung 1) Đọc nội dung sách giáo khoa? 2) Nêu diễn biến chiến dịch? + Đại diện nhóm trình bày kết hợp chỉ trên lược đồ. + Giáo viên chốt : - 16/ 9/ 1950 : ta nổ súng tiến công cụm cứ điểm Đông Khê, địch cố thủ ... - Kết quả : Ta chiếm được Đông Khê, Pháp rút khỏi Cao Bằng. + Yêu cầu HS nêu gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. H: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “ Anh bộ đội Cụ Hồ chia cơm cho hàng binh” ? - Đó là hình ảnh hết sức cao đẹp, thể hiện lòng nhân ái, một phẩm chất quý của con người Việt Nam. 4.CỦNG CỐ: + Nhấn mạnh “ Thắng lợi nơi biên giới đã góp phần làm thay đổi cục diện Bắc Bộ” + Yêu cầu HS nêu ghi nhớ SGK. + Về học bài ôn tập , chuẩn bị thi cuối kì. Lên trả lời câu hỏi. 1 –2 em đọc. Cả lớp đọc thầm theo, sau đó hoàn thành phiếu bài tập. Thực hiện trình bày, nhận xét. 1 – 2 em nhắc lại. Hoạt động nhóm bàn. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. HS nêu, lớp lắng nghe. 2 –3 HS nêu ý kiến. Lắng nghe. 1 –2 HS nêu ý kiến. 1 – 2 HS nêu ghi nhớ. Ghi bài, chuyển tiết. ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( T2 ) I. MỤC TIÊU: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu đựơc những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. - GV giúp HS biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ, biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái... II. CHUẨN BỊ: GV: + HS: Sưu tầm:Các bài hát, bài thơ nói về người phụ nữ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: Gọi HS: HS1: Nêu vai trò người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội ? HS2: Tại sao mọi người lại tôn trọng phụ nữ ? + GV nhận xét, ghi điểm. 2. BÀI MỚI: * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1: Xử lý tình huống bài tập 3 . + Tổ chức HS thực hiện theo nhóm . + Chia lớp thành 4 nhóm + Giao nhiệm vụ * Đại điện lên bốc thăm tình huống của tổ, về tổ thảo luận chuẩn bị 5 phút. Nhóm 1 + 3 tình huống 1. Nhóm 2 + 4 tình huống 2. + Tổ chức cho các nhóm thực hiện xử lí các tình huống. + GV nhận xét, góp ý kiến ( nếu còn sai sót) Kết luận: 1. Chọn nhóm trưởng phụ trách sao , cần xem xét khả năng tổ chức ... 2. Mọi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình ;... HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập 4. + Gọi HS nêu yêu cầu. + Yêu cầu HS làm bài cá nhân. + Tổ chức HS nêu ý kiến, nhận xét. + GV chốt: - Ngày 8/ 3 là ngày quốc tế phụ nữ - Ngày 20 / 10 là ngày phụ nữ Việt Nam Hội phụ nữ , ... HĐ3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam bài tập 5. + Gọi HS đọc, nêu yêu cầu H: Em có thái độ như thế nào đối với các bạn trong tổ , trong lớp em ? H: Thái độ tình cảm của em đối với những người phụ nữ trong gia đình ? 4.CỦNG CỐ: + Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Nhận xét tiết . + Học bài, ôn tập tốt. Lên trả lời câu hỏi. Chuyển nhóm theo tổ. Đại diện tổ lên bốc thăm. Các nhóm lên thể hiện, nhận xét. Lắng nghe, đối chiếu với tình huống nhóm thể hiện. 1 – 2 HS đọc, nêu yêu cầu. Cá nhân thực hiện làm bài. HS lần lượt nêu ý kiến. HS đọc, nêu yêu cầu. 2 – 3 HS trả lời trước lớp. 2 – 3 HS trả lời ... gì ? + Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà ? HS : SGK, VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà - Nêu cách thực hiện phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm thông tin : Đọc SGK, quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương. - Chia nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Các nhóm về vị trí được phân công và thảo luận nhóm, GV quan sát, hướng dẫn. - Đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng trình bày kết quả. - GV nhận xét, chốt ý. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập : - GV dựa vào câu hỏi cuối bài, kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá KQHT của HS - HD HS làm bài tập. GV nêu đáp án để HS đối chiếu, đánh giá kết quả làm bài tập của mình. GV nhận xét Hoạt động 3 : Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài - Chuẩn bị cho bài học sau. Lắng nghe, ghi nhớ Chuyển nhóm Các nhóm về vị trí và thảo luận Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Chú ý theo dõi và làm BT theo nhóm đôi. - HS báo cáo kết quả. Lắng nghe, học tập bạn Ghi bài vào vở ************************************************************************************* Thứ sáu ngày 30 tháng 11 năm 2012 KHOA HỌC CAO SU I. MỤC TIÊU : - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su. II. CHUẨN BỊ : - GV: Hình trang 62;63 SGK. - HS: Một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun , mảnh săm ,lốp , III. CÁCHOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: Gọi HS trả lời: HS1: Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh ? HS2: Thuỷ tinh có những tính chất gì ? + GV nhận xét, ghi điểm. 2.BÀI MỚI: * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1: Thực hành – rút tính chất của cao su. - Thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su . + Yêu cầu HS thực hành nhóm và nhận xét: * Khi ném quả bóng cao su xuống sàn nhà. * Khi kéo căng một sợi dây cao su. H:Nêu tính chất của cao su ? Kết luận : Cao su có tính đàn hồi. HĐ2: Tìm hiểu nguồn gốc của cao su. - Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. + Yêu cầu HS thực hiện cá nhân H: Nêu được tính chất , công dụng và cách bảo quản các đồ bằng cao su ? + Yêu cầu đọc mục bạn cần biết để trả lời các câu hỏi : H: Có mấy loại cao su ? Đó là những loại nào ? Ngoài tính đàn hồi , cao su còn có những tính chất gì ? Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su ? + Tổ chức cho HS trình bày, nhận xét bổ sung. + GV nhận xét, chốt: Kết luận : Có hai loại cao su: - Cao su tự nhiên : được chế từ nhựa cây cao su . Cao su nhân tạo được chế ... - Cao su có tính đàn hồi tốt , ít bị ... - Cao su được sử dụng làm săm lốp xe , làm các chi tiết của một số đồ điện , 4. CỦNG CỐ: + Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết. + Nhận xét, khen ngợi những HS tích cực, học tốt. + Học bài, ôn tập. Lên trả lời câu hỏi Trả lời các câu hỏi của GV HS thực hiện theo yêu cầu của GV Phát biểu ý kiến. Cá nhân đọc thông tin, trả lời trước lớp các nội dung của GV. Lần lượt trả lời trước lớp. 2 – 3 HS nhắc lại. 1 – 2 HS đọc theo yêu cầu. Ghi bài, chuyển tiết. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( tả hoạt động ) I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của một người ( BT1 ). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người ( BT2 ). II. CHUẨN BỊ: GV: Một số tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý trên phiếu - Một số tranh ảnh sưu tầm được về những em bé kháu khỉnh ở độ tuổi tập nói, tập đi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. KIỂM TRA: + GV chấm vở của 3 HS (đoạn văn đã viết ở tiết tập làm văn trước) + Kiểm tra những ghi chép của một số HS về việc quan sát em bé. + GV nhận xét chung KQ làm bài, chuẩn bị của HS.và cho điểm HS. 2. BÀI MỚI: * Giới thiệu - Ghi đề. HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT1. + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 + GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS ngoài tả hành động là trọng tâm, có thể tả thêm về ngoại hình của em bé. GV: Đưa tranh sưu tầm được về em bé cho HS quan sát (hoặc quan sát trong SGK) + GV yêu cầu: Trình bày những điều đã quan sát được ở nhà về một em bé. + GV nhận xét, khẳng định ý kiến đúng. + Yêu cầu HS làm dàn ý và trình bày. + GV nhận xét, khen HS biết lập dàn ý chi tiết, đầy đủ. HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2. + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + GV nhấn mạnh yêu cầu + Yêu cầu HS làm bài vào vở. + Tổ chức cho HS đọc đoạn văn trước lớp. Nhận xét. + GV nhận xét, đánh giá chung KQ bài làm của HS. 4. CỦNG CỐ: + GV nhận xét tiết. Đọc cho HS nghe đoạn văn hay. + Về viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu vào vở. Đưa vở BT cho GV kiểm tra HS đọc , lớp đọc thầm HS quan sát tranh, ảnh em bé. 2 - 4 HS nêu ý đã quan sát được. Lớp nhận xét. HS lắng nghe thực hiện làm bài. 1 HS đọc to, lớp lắng nghe. HS viết một đoạn văn tả hoạt động của em bé HS đọc đoạn văn. Lớp nhận xét. Lắng nghe, rút kinh nghiệm. Nghe, nhận xét ý hay của bạn. Nghe, chuyển tiết. TOÁN GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I.MỤC TIÊU: - Biết cách tìm tỉ số phàn trăm của hai số - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số - Dưới sự hướng dẫn của GV, HS làm được các bài 1,2 (a,b ), 3 II.CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ ghi cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. HS: Làm bài tập, xem trước nội dung bài SGK. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1.KIỂM TRA: Gọi HS lên sửa bài. Viết thành tỉ số phần trăm: = ; = ; = + Gọi HS lên bảng viết, lớp vào bảng con. GV quan sát kết quả và nhận xét. H: Nêu cách phân biệt tỉ số và tỉ số phần trăm? 2. BÀI MỚI: * Giới thiệu – Ghi đề. HĐ1: Hình thành cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. a) GV nêu bài toán như SGK ( trang 75), yêu cầu HS tìm tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường + Yêu cầu thảo luận nhóm so sánh kết quả tìm được, nêu kết quả và cách làm? + Yêu cầu HS đổi tử số tìm được ra dạng tỉ số phần trăm (thảo luận và trình bày) Gợi ý: Cần làm xuất hiện mẫu số 100 (tử chia cho 100). Muốn số đó không bị thay đổi thì ta làm như thế nào? + GV giới thiệu: * Ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5% * Ta nói 52,5% là tỉ số phần trăm của HS nữ và số HS toàn trường. + Yêu cầu nhắc lại. H: Muốn tìm tỉ số % của 2 số ta thực hiện mấy bước? + GV bảng phụ đã ghi sẵn cách tính tỉ số % của 315 và 600 như SGK. Bước 1: Tìm thương của 315 và 600 Bước 2: Nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được. + Gọi HS đọc lại. + GV chốt 2 bước quan trọng để thực hành tính. + GV nêu ví dụ HS vận dung: b) HS đọc và nêu yêu cầu bài tập tiến hành 2 bước: + Yêu cầu HS giải. HĐ2: Thực hành luyện tập Bài 1: Gọi HS đọc đề bài và giải thích mẫu đã cho. + GV giải thích: Đã cho các tỉ số dưới dạng số thập phân (tức là đã tiến hành bước 1) H: Vậy muốn viết thành tỉ số phần trăm ta phải làm gì tiếp theo? Chấm, chữa bài cho hs. Bài 2: Gọi HS đọc đề bài, xem bài mẫu đã cung cấp. H: Bài yêu cầu gì? + GV nhấn mạnh: Trong bước tìm thương ta chỉ lấy tới 4 chữ số ở phần thập phân; sau đó làm 2 bước như quy tắc đã biết. + Gọi HS khá lên bảng, lớp làm vào vở. + GV giúp đỡ thêm HS yếu. + GV chữa bài, xác nhận các kết quả đúng. Bài 3: + Yêu cầu HS tự giải (nếu có HS lúng túng hướng dẫn xem lại bài toán trong VD (b) bài học). Chấm, chữa bài cho hs. 4.CỦNG CỐ: + Yêu cầu HS đọc lại cách tìm tỉ số. Nhận xét tiết. + Xem lại bài, làm bài ở bài tập. 3 HS lên làm bài. 1 HS trả lời câu hỏi. Tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường là: 315 : 600 = 0,525 – Lấy 315 chia cho 600 ta lập được tỉ số: 315 : 600 = – Thực hiện phép chia để có kết quả dạng số thập phân 0,525 – Nhân với 100 và chia cho 100 0,525 100 = 52,5 = 52,5% Vậy tỉ số phần trăm của số HS nữ và HS toàn trường là 52,5% 2 – 3 HS nhắc lại. 2 – 3 HS trả lời trước lớp. 2 – 3 HS đọc lại. Lắng nghe vận dụng. b) HS đọc và nêu yêu cầu bài tập tiến hành 2 bước: - Tìm thương của khối lượng muối và khối lượng nước biển . - Nhân nhẩm thương với 100 và viết thêm ký hiệu % vào tích tìm được. 1 HS lên giải, cả lớp làm nháp. Giải Đáp số: 3,5% HS đọc, nêu yêu cầu. – Nhân nhẩm với 100 và thêm ký hiệu % vào bên phải các kết quả tìm được. + HS tự làm vào vở, 1 HS lên bảng. 0,3 = 30% ; 0,234 = 23,4% 1,35 = 135% Đọc đề bài Lắng nghe, nắm yêu cầu BT. Làm BT vào vở, lên bảng. b) 45 : 61 = 0,7377 = 73,77% Đọc đề toán. Tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán. Giải BT vào vở, lên bảng. Giải Đáp số: 52% 2 – 3 HS đọc lại. Nghe, chuyển tiết. ÂM NHẠC ÔN TẬP TĐN SỐ 3,4 KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC I.MỤC TIÊU - HS tập biểu diễn một số bài hát đã học - Biết nội dung câu chuyện và nghe bài Dạ cổ hoài lang II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng - Đàn, tranh ảnh minh họa 2. Học sinh : - SGK, nhạc cụ gõ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung bài học 2. Phần hoạt động : a) Nội dung 1 : Ôn TĐN số 3,4 - Hoạt động 1 : Ôn tập TĐN số 3, ghép lời và gõ đệm theo phách. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4 - Hoạt động 2 : Ôn tập TĐN số 4, ghép lời. Tập đọc nhạc và đánh nhịp 2/4 b) Nội dung 2 : Kể chuyện âm nhạc - Hoạt động 1 : HS nghe GV kể chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện - Hoatj động 2 :Nghe băng đĩa bài Dạ cổ hoài lang 3. Phần kết thúc : Đọc lại 2 bài TĐN Nghe, nhắc bài. TĐN, ghép lời ca, gõ đệm theo phách theo yêu cầu. Thực hiện đánh nhịp 2/4. Nghe kể chuyện âm nhạc. Tìm hiểu về nội dung câu chuyện theo câu hỏi gợi ý. Nghe nhạc 1 – 2 hs đọc lại 2 bài TĐN Sinh hoạt cuối tuần ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH HOẠT LỚP I.MỤC TIÊU : - Nhận xét đánh giá tình hình sinh hoạt lớp tuần qua . - Qua đó phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm để tiến bộ - Phát huy tinh thần tích cực tính tự giác trong sinh hoạt học tập II.CHUẨN BỊ : Các tổ họp nhận xét tình hình sinh hoạt tổ . III.HOẠT ĐỘNG: Lớp trưởng điều khiển Các tổ báo cáo tình hình tổ Nhận xét góp ý bổ sung của lớp Nhận xét đánh giá của lớp trưởng Ý kiến của giáo viên . Ưu điểm : Lớp có nhiều cố gắng ; mọi hoạt động đi vào ổn định Các em đã tích cực, chăm chỉ học tập. Tồn tại : Còn một số chưa ý thức học tập Phương hướng tuần 16. - Tích cực thi đua học tập, duy trì tốt mọi nề nếp. - Tham gia các hoạt động mừng ngày 22 – 12. **************************************************************************************
Tài liệu đính kèm: