Kiểm tra giữa học kì II lớp 5 môn Toán

Kiểm tra giữa học kì II lớp 5 môn Toán

Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. .(0.5đ) .Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm giữa HS nữ và HS cả lớp

 A. 30 % B. 40% C. 60%. D. 18 %

Câu 2. .(0.5đ) 35% của 80 là:

 A. 28 B. 26 C. 27 D. 28

 Câu 3.(0.5đ) Một hình tròn có bán kính là 3cm thì diện tích là:

 A. 18,84cm2 B. 113,04cm2 C. 9,42cm2 D. 28,26cm2

Câu 4. .(0.5đ) Biểu đồ bên cho biết tỉ lệ xếp loại học lực

của 200 học sinh khối Năm ở một trường tiểu học.

Dựa vào biểu đồ, em biết số học sinh xếp loại khá là :

 A. 70 B. 50

 C. 80 D. 60

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì II lớp 5 môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH.Đăk kroong KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – LỚP 5
 Họ và tên:  Năm học: 2011-2012
 Lớp: Môn : Toán
 Thời gian : 40- 45 phút (ĐỀ )
 Điểm
 Lời nhận xét của cô giáo
GV chấm
Phần I: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. .(0.5đ) .Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm giữa HS nữ và HS cả lớp
	A. 30 % B. 40% C. 60%. D. 18 % 
Câu 2. .(0.5đ) 35% của 80 là:
	A. 28 B. 26 C. 27 D. 28 
 Câu 3.(0.5đ) Một hình tròn có bán kính là 3cm thì diện tích là:
	A. 18,84cm2 B. 113,04cm2 C. 9,42cm2 D. 28,26cm2 
Giỏi Khá
25% 35%
Trung bình
 40%
Câu 4. .(0.5đ) Biểu đồ bên cho biết tỉ lệ xếp loại học lực 
của 200 học sinh khối Năm ở một trường tiểu học. 
Dựa vào biểu đồ, em biết số học sinh xếp loại khá là :
	A. 70 B. 50
	C. 80 D. 60
Câu 5. .(0.5đ) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 1,2m. Vậy thể tích là:
	A. 1,6m3 B. 2,6m3 C. 3,6m3 D. 2,7m3 
Câu 6.(0.5đ). Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,1m, chiều rộng 0,9m, chiều cao 1,5 m là: 
A. 4,5 m2 B.9 m	 C. 4,5 m D. 9 m2
Phần II: 
Câu 1.(0.5đ) Viết tên của các hình sau: 
	1. .................. 2. ..................... 
Câu 2. Đặt tính rồi tính (2đ)
a. 213,25 + 23,568 b. 562,1 - 65 c. 21,63 x 2,05 d. 26,64 : 37 
.............................................................................................................................................................................................................
Câu 3.(1.5đ) Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng . Một người tiết kiệm 5 000 000 đồng. Hỏi sau một tháng cả số tiền gửi và số tiền lãi là bao nhiêu ? 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 4. .(3đ) Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 15 dm, chiều rộng 9 dm và chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Tính :
	a. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó.
	b. Thể tích của hình hộp chữ nhật đó. 
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................
PHIẾU LUYỆN TẬP TIẾNG VIỆT THÁNG 2/2012
Họ và tên : .............................................. Lớp 51
Dùng dấu / để ngăn cách các vế câu ghép, khoanh tròn vào quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ dùng để nối các vế câu:
Mặc dù Linh đã quan với cô giáo mới nhưng em vẫn luôn nhớ và mong được về thăm trường cũ.
Em đã được học rấy nhiều chuyện nhưng câu chuyện để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là chuyện “Chiếc rìu vàng”.
Hễ nói đến Bến tra thì ai cũng nghĩ ngay đến những vườn dừa bát ngát. 
Nếu ở ruộng, chuột đồng ngày đêm phá lúa làm thiệt hại hoa màu thì ở vùng đất vườn những con chuột dừa béo núc thả sức leo trèo, cắn phá dừa non cho tới dừa già.
Bạn phải đi qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bắc nếu bạn muốn đến Cao Bằng.
Nếu đàn ông không thể đẻ con thì gà trống cũng không thể đẻ trứng.
Hễ nhà vua cho rèn xong chiếc kim này thành con dao sắc thì tôi sẽ xẻ thịt con chim thành ba mâm cỗ.
Thêm một vế câu nữa để được câu ghép.
Nếu có ai hỏi em yêu ai nhất	
	thì bài này không khó.
Tuy mưa to	
Nếu mưa thuận, gió hòa	
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức	
Giá như Phương học hành chăm chỉ	
Giá trời nắng	
Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo nên câu ghép thích hợp:
Mấy hôm nay trời chưa rét	cụ Thu đã mặc áo ấm.
.thầy cô khuyên bảo bạn ấy nhiều..bạn ấy vẫn chứng nào tật ấy.
	bão lớn 	các cây đổ hết.
	nhà nghèo	cậu vẫn cố gắng đi học.
	đèo rất dốc 	mọi người phải đi thật chậm.
	bài thi không khó	chúng ta cũng không nên chủ quan.
4.Từ “An ninh” có nghĩa là:
Thong thả và được yên ổn, không phải khó khăn vất vả
Yên ổn, bình thản như tự nhiên vẫn thế
Yên ổn về mặt chính trị, trật tự xã hội
5.Điền các từ: trật tự, môi trường, vệ sinh, an ninh, tệ nạn xã hội vào chỗ chấm cho thích hợp:
Các bạn cần giữ	trong lớp học.
Mỗi người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh chống các 	
Các chú công an không quản ngày đêm giữ gìn 	trong xóm phố.
Chúng em tích cực lao động xây dựng 	xanh, sạch, đẹp trong nhà trường.
6.Nối từ ngữ ở bên trái với bên phải để được câu đúng:
Dãy bàn được sắp xếp
Khá sôi nổi nhưng vẫn trật tự.
Cảnh đêm trên đảo
An ninh cho mọi nhà.
Các chú công an giữ gìn
Thật yên bình.
7.Thêm vế câu để được câu ghép:
Thỏ, sóc, nhím chẳng những nhanh nhẹn	
	, mà còn học giỏi.
8.Điền quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:
	An cần cù	bạn ấy còn rất thông minh.
	cây tre góp phần giữ nước với nhân dân 	nó còn là nguyên liệu tốt cho người dân sản xuất.
	người lớn có trách nhiệm giữ gìn an toàn giao thông 	trẻ em cũng phải giữ gìn.
9.Gạch dưới câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến và khoanh vào quan hệ từ trong câu ghéo đó trong đoạn văn sau:
Ông Cao Ghen, người Nhật vừa cho xuất xưởng một loại đồng hồ báo thức mới. Chiếc đồng hồ này chẳng những đảm bảo được độ chính xác của giờ giấc mà còn có ưu thế đặc biệt về đánh thức nữa. Đúng giờ hẹn, thay vì chuông, đồng hồ phát ra mùi. Theo tâm lí học, khứu giác khi được đánh thức sẽ kéo theo thính giác. Rồi chẳng những thính giác được đánh thức mà cả vị giác, xúc giác cũng lần lượt dậy theo. Thật là một chuỗi thân thiện và êm ái với người lười.
10.
 Hòn đá và chim ưng
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất trời, chim ưng làm tổ. Nó thường đứng cạnh một hòn đá, nhìn những dải mây xa và nhìn xuống biển xanh vời tít tắp dưới sâu. Trò chuyện với chim ưng chỉ có tiếng gió hú qua các khe đá và sóng biển trầm trầm vọng đến.
Bỗng một hôm, hòn đá cất tiếng:
Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán. Ta muốn cùng ngươi thi bay xuống dưới sâu kia xem ai tới trước.
Chim ưng kinh ngạc hỏi:
Đá không có cánh, làm sao bay được?
Được chứ! Ta chỉ nhờ ngươi đẩy mạnh cho ta lao xuống rồi tự ta biết cách bay tiếp để thi tài với ngươi.
Chim ưng lưỡng lựu. Hòn đá khích:
Chẳng lẽ dòng giống ngươi thượng võ là thế mà lại từ chối giúp người khác sao?
Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước. Hòn đá từ từ chuyển động, lăn cộc cộc vài bước khô khốc, nó reo lên:
A, ta sắp bay rồi! Nào ngươi hãy cất cánh cùng ta!
Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh. Chim ưng bay vút, nhưng không sao theo kịp hòn đá. Bị loá mắt vì biển phản chiếu ánh mặt trời, chim ưng dang cánh vọt ngang, vừa bay vừa la lớn:
Cất cánh bay lên! Cất cánh bay lên! Biển! Biển!
Hòn đá như không nghe thấy, không nhìn thấy, cứ vun vút nhào tới. Một tiếng “ùm” dữ dội, nước biển toé lên. Thế là hết!
Chiều hôm ấy, bay về tổ trên núi cao, thấy vắng bóng hòn đá bạn bè, chim ưng ân hận mãi. Còn hòn đá, nằm sâu dưới đáy biển lạnh và tối mịt, thoạt đầu nó rất tự đắc là đã thắng chim ưng, nhưng sau đó nó hoảng sợ, muốn trở về ngọn núi mẹ yêu quý mà không thể được.
Theo Vũ Tú Nam
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Chim ưng và hòn đá ở:
Trên đỉnh ngọn núi cao ngất cạnh bờ biển
Trên ngọn núi có những dải mây bay phía dưới
Trong tổ, phía dưới biển khơi
Trong tổ, trên một ngọn cây cao ngất
Trò chuyện với chim ưng có:
Gió và sóng
Hòn đá, sóng biển
Mây, sóng
Mây, đá
Hòn đá đề nghị chim ưng điều:
Đẩy nó để nó lăn xuống biển
Cùng nó bay xuống biển xanh
Bay thi xuống biển với nó
Cùng bay lên những đám mây
Hòn đá phải khích chim ưng vì:
Chim ưng là biểu tượng của dòng giống thượng võ
Chim ưng xem thường, không thèm nói chuyện với hòn đá
Chm ưng nói hòn đá không có cánh nên không thể bay được
Chim ưng đang mải nói chuyện với sóng biển nên không để ý
Tâm trạng của hòn đá và chim ưng sau cuộc “thi bay” xuống biển:
Hòn đá sung sướng vì thắng cuộc, chim ưng buồn rầu vì thua cuộc
Hòn đá sung sướng vì nó biết bay, chim ưng vui vì đã giúp bạn
Hòn đá vui vì được sống trong ngôi nhà mới, chim ưng buồn vì mất bạn
Cả hai đều buồn, chim ưng mất một người bạn, hòn đá phải nằm nơi tối tăm
Qua câu chuyện, tác giả muốn khuyên chúng ta điều:
Phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè
Phải biết trò chuyện hỏi thăm bạn bè
Không nên làm điều gì mà mình không có khả năng
Không nên nhờ vả người khác những điều mình không làm được
Chủ ngữ trong câu “Hỡi chim ưng, ta cao không kém gì ngươi, nhưng ra đứng trên cao mãi cũng chán” là bộ phận:
Hỡi chim ưng, ta
Chim ưng, ta
Ta, ta
Ta cao không kém gì ngươi
Trạng ngữ trong câu “Sau một lúc phân vân, chim ưng áp sát thân mình rắn chắc vào hòn đá, ra sức đẩy về phía trước.” là bộ phận:
Sau một lúc phân vân B.Sau một lúc phân vân, phía trước
Sau một lúc phân vân, hòn đá D.Sau một lúc phân vân, hòn đá, phía trước
Câu “Vút một cái, hòn đá nhào xuống như luồng đạn bắn, xé gió rít lên kiêu hãnh.” có những hình ảnh so sánh và nhân hoá là:
So sánh: hòn đá như luồng đạn; nhân hoá: hòn đá kiêu hãnh
So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn; nhân hoá: xé gió rít lên kiêu hãnh
So sánh: hòn đá như luồng đạn bắn. Nhân hoá: Hòn đá nhào, xé gió rít lên kiêu hãnh.
a. Sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả:
 b. Sử dụng cặp quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả:
c. Sử dụng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tương phản:
d. Sử dụng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến:

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi ghk 2.doc