Kinh nghiệm dạy cho học sinh cách giải toán có lời văn ở lớp 5

Kinh nghiệm dạy cho học sinh cách giải toán có lời văn ở lớp 5

1. Ý nghĩa tầm quan trọng:

- Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của văn minh khoa học, của kinh tế tri thức bởi thế cần đầu tư và trang bị tri thức ban đầu thật vững chắc. Trong môn Toán lớp 5 nội dung và phương pháp giảng dạy các bài toán có lời văn ngày được quan tâm đúng mức. Đặc biệt lớp 5 là lớp cuối cấp ở bậc Tiểu học giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành của môn Toán để giải các bài toán có lời văn được tốt hơn. Ngoài ra còn giúp các em tự mình có thể giải được các bài toán có lời văn ở các dạng khác nhau từ đó rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của mình hình thành phong cách mới của con người Việt Nam.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm dạy cho học sinh cách giải toán có lời văn ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh nghiệm
dạy cho học sinh 
cách giải toán có lời văn ở lớp 5 
Phần I: Đặt vấn đề
1. ý nghĩa tầm quan trọng:
- Bước sang thế kỷ XXI – thế kỷ của văn minh khoa học, của kinh tế tri thức bởi thế cần đầu tư và trang bị tri thức ban đầu thật vững chắc. Trong môn Toán lớp 5 nội dung và phương pháp giảng dạy các bài toán có lời văn ngày được quan tâm đúng mức. Đặc biệt lớp 5 là lớp cuối cấp ở bậc Tiểu học giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành của môn Toán để giải các bài toán có lời văn được tốt hơn. Ngoài ra còn giúp các em tự mình có thể giải được các bài toán có lời văn ở các dạng khác nhau từ đó rèn luyện phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của mình hình thành phong cách mới của con người Việt Nam.
2, Lý do chọn đề tài:
Để góp phần chuẩn bị cho đào tạo lớp người lao động phát triển toàn diện, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đất nước và hội nhập quốc tế. Tôi thấy việc dạy các bài toán có lời văn lớp 5 nói riêng, bậc Tiểu học nói chung quả là một công phu lớn. Việc giải các bài toán có lời văn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng không chỉ trong mỗi đợt thi định kỳ và thi cuối bậc Tiểu học mà còn tạo đà cho các em học tốt môn Toán ở các lớp trên. Các em sẽ phát hiện được cái hay, cái độc đáo của phương pháp giải các bài toán có lời văn.
3, Mục tiêu và nhiệm vụ:
Giúp cho học sinh biết vận dụng những kiến thức được học một cách linh hoạt và sáng tạo. Học sinh biết trình bày bài giải một cách logic, khoa học, hợp lý tạo niềm say mê hứng thú học môn Toán đạt kết quả tốt hơn. 
Phần II: Nội dung, biện pháp thực hiện
1, Ngay từ đầu năm học tôi đã phân loại đối tượng học sinh đều chia theo 4 tổ trong lớp. Việc học ở lớp là phần quan trọng số 1 để giúp các em làm bài tốt tôi đã xếp chỗ ngồi cho hợp lý vào ngay tuần 1 của tháng 9 đối với những em học yếu sẽ được ngồi phía trên để tiện cho việc theo dõi của giáo viên. Cứ một bạn học giỏi kèm một bạn học yếu, một bạn học khá kèm hai bạn trung bình để kiểm tra, tìm ra chỗ sai sót của các bạn để giáo viên sửa chữa luôn cho các em.
2, Sau khi phân loại đối tượng, tôi đã chấm bài tay đôi với học sinh để chỉ ra chỗ sai đó, tìm ra từng nguyên nhân dẫn đến sự sai sót đó. Hầu hết kỹ năng làm toán có lời văn của học sinh là yếu do không đọc kỹ đầu bài, ngại giải toán có lời văn.
3, Để giúp học sinh làm được bài tập về dạng các bài toán có lời văn thì trước tiên phải giúp các em nắm chắc kiến thức về lý thuyết, muốn vậy đòi hỏi người thầy phải tìm hiểu nắm chắc nội dung bài cần truyền thụ những gì? Các bài toán các em hay gặp thường có liên quan đến các kiến thức về hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang Cụ thể phải giúp học sinh nắm thật chắc lý thuyết các dạng bài toán các em hay gặp có liên quan đến các công thức về hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc các công thức tính của từng loại: (Từ công thức gốc ta suy ra được) 
a, S= a x b
=> a = S : b ; b = S: a 
b, P= (a + b) x 2 => a = P : 2 – b ; b = P: 2 – a
c, Să = a x a
d, Pă= a x 4 => a = P : 4
e, Sờ = a x h : 2
 => a = S x 2 : h
h = S x 2 : a
g, S = (a + b) x h : 2
=> a + b = S x 2 : h 
h = S x 2 : (a+b)
4, Cho học sinh nắm chắc các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích, đặc biệt mối quan hệ giữa các đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn, từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ. Các phần đổi hay gặp ở các bài toán đó là: m2 ra ha;  km ra m, m đổi ra cm, dm ; kg đổi ra tạ 
5, Trong giảng dạy giáo viên cần vận dụng đổi mới phương pháp cho phù hợp với nội dung đơn vị kiến thức cần truyền thụ. Ban đầu người thầy có thể dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề. Sau đó giáo viên phải để tự học sinh phát hiện và tự giải quyết vấn đề.
*Ví dụ 1: Khi rèn giải toán ở chương I sách Toán bài 4 (trang 30).
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200 m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Hỏi diện tích khu đất đó bằng bao nhiêu mét vuông? Bằng bao nhiêu hec-ta?
ở bài này tôi đã tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đề 3-5 lần
Bước 2: Phân tích các dữ kiện, cái đã biết, cái phải tìm để học sinh tự tóm tắt bài.
ở bài này là dạng toán đơn giản học sinh trình bày vào vở nháp cho các bạn cùng bản kiểm tra chéo xem đã đạt yêu cầu chưa. Giáo viên cần lưu ý học sinh khi làm toán về phân số buộc mỗi em phải có thước kẻ sử dụng thường xuyên, trình bày các giá trị của tứ số và mẫu số phải viết rõ ràng.
Bước 3: Học sinh trình bày bài giải.
Chiều rộng của khu đất đó là:
Diện tích khu đất đó là:
	200 x 150 = 30 000 (m2)
 30 000 m2 = 3 ha
	Đáp số: 30 000(m2) ; 3 ha
Học sinh làm vào vở toán ở lớp giáo viên chấm ngay để biết được em nào đã biết cách làm, em nào còn thiếu sót những gì giúp các em sửa luôn.
Tôi đã cho học sinh ghi thêm bài ở các đề thi của năm trước rèn làm thêm ở buổi hai để các em làm quen với đề thi.
Ví dụ: Bài 3 thi định kỳ năm 2006-2007.
Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 60 m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài.
Tính diện tích thửa ruộng đó
b, Biết rằng cứ 100 m2 thu hoạch được 70 kg thóc. Hỏi thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc? 
ở bài này tôi đã tiến hành như sau:
Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đề 3-5 lần 
Bước 2: Phân tích các dữ kiện đề bài, tự tóm tắt
Bước 3: Lập kế hoạch giải rồi làm vở nháp.
Giáo viên có thể dùng sơ đồ để học sinh định hướng rõ cách giải.
 Chiều dài	 Chiều rộng
Diện tích
Sản lượng
- Bài yêu cầu ta tìm gì? (sản lượng) 
- Để tìm sản lượng ta phải biết gì? (diện tích)
- Muốn tính diện tích ta phải biết gì? (chiều dài, chiều rộng)
- Bài đã cho ta biết những gì? Trước hết ta phải tìm được yếu tố nào? (chiều rộng, diện tích).
* Chú ý: Những ý này ta chỉ gợi ý với các đối tượng yếu, trung bình yếu còn học sinh trung bình, khá và giỏi tự tóm tắt và tự giải dễ dàng. ở bước này đòi hỏi học sinh phải làm nháp thật chính xác và kiểm tra lại cho đúng mới trình bày vào vở cần lưu ý học sinh kiểm tra chéo lẫn nhau trong bàn hoặc trong tổ xem đã đạt yêu cầu của bài chưa.
+ Nhân, chia, cộng, trừ đã đúng chưa?
+ Tên đơn vị đo diện tích, cách đổi đơn vị đã đúng chưa?
+ Câu trả lời đã đúng với phép tính chưa.
Bước 4: Học sinh trình bày bài giải
a, Chiều rộng thửa ruộng hình chữ nhật
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật
60 x 45 = 2700 (m2)
b, 2700 m2 thì gấp 100 m2 số lần là
	2700 : 100 = 27 (lần)
Thửa ruộng đó thu hoạch được số thóc 
70 x 27 = 1890 (kg)
 1890 kg = 18,9 tạ
 Đáp số : a, 2700 m2
 b, 18,9 tạ
Học sinh làm bài xong, giáo viên thu vở chấm phát hiện chỗ sai sót để sửa ngay. Đặc biệt với học sinh yếu giáo viên cần chấm bài tay đôi với các em để chỉ ngay ra chỗ sai, chỗ thiếu sót để các em biết và sửa ngay.
 * Ví dụ 3: Khi rèn giải toán có nội dung hình học ở chương III bài 2 (trang 94):
Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100 m2 thu hoạch được 64,5 kg. Tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó?
ở bài này tôi đã gợi ý để học sinh tóm tắt theo sơ đồ đi lên để học sinh dễ nhìn thấy hướng giải:
	 Đáy bé	Đáy lớn Chiều cao
 Diện tích
 Sản lượng
- Một số gợi ý cho đối tượng là học sinh kém.
+ Đề bài đã cho biết những gì rồi? Cần tìm gì trước tiên? (đáy bé, chiều cao) 
+ Để tính được sản lượng (số thóc) ta phải tìm điều kiện gì trước (diện tích)
Bài tập này được trình bày bằng lời giải như sau:
Đáy bé thửa ruộng hình thang:
Chiều cao thửa ruộng hình thang:
	80 – 5 = 75 (m)
Diện tích thửa ruộng hình thang:
	(120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
7500 m2 thì gấp 100 m2 số lần là:
7500 : 100 = 75 (lần)
Số thóc thu được trên cả thửa ruộng đó là:
	64,5 x 75 = 4837,5 (kg)
 Đáp số : 4837,5 kg
Với các bài toán về tỷ số phần trăm là dạng toán khó, dễ nhầm lẫn cho học sinh, giáo viên cần khắc sâu, làm rõ ba dạng bài đã học bằng cách cung cấp “thuật ngữ” dễ nhớ để học sinh định hướng đúng khi làm bài.
- Dạng bài thứ nhất: Tìm tỷ số phần trăm của hai số
- Dạng bài thứ hai: Cho biết 100%
Tìm một số phần trăm
- Dạng bài thứ ba: Cho biết một số phần trăm
Tìm 100%
* Ví dụ 4: 
Một quyển truyện có 280 trang. An đã đọc được 35% số trang của quyển truyện. Hỏi An còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì hết quyển truyện đó?
- Bước 1: Cho học sinh đọc kỹ đề bài 3-5 lần
- Bước 2: Phân tích các dữ kiện đã cho phải tìm trong bài để tự tóm tắt và lập cách giải.
- Bước 3: Học sinh làm bài cá nhân .
Giáo viên quan sát gợi ý học sinh yếu làm bài bằng một số gợi ý sau:
+ Bài yêu cầu ta làm gì? (Tìm số trang còn phải đọc)
+ Để tìm được số trang còn phải đọc ta phải làm như thế nào? (Ta lấy số trang cả quyển truyện trừ đi số trang đã đọc).
+ Vậy tìm số trang đã đọc ta phải áp dụng dạng toán phần trăm nào đã đọc? (Dạng bài cho biết 100% tìm một số phần trăm).
* Lưu ý: ở bài này gợi ý cho học sinh làm bài theo 2 cách
Cách 2 học sinh tự làm, giáo viên kiểm tra, nhận xét.
- Bước 4: Học sinh trình bày bài giải vào vở.
Kiểm tra chéo kết quả bài làm trong từng bàn để tìm ra bạn nào chưa nào đạt yêu cầu để giáo viên giúp học sinh đó làm bài chính xác hơn.
Học sinh trình bày được lời giải như sau:
 Số trang truyện An đã đọc:
 280 : 100 x 35 = 98 (trang)
An còn phải đọc số trang nữa để hết quyển truyện:
 280 -98 = 182 (trang)
 Đáp số: 182 (trang)
Trong toán chuyển động đều, từ công thức tính quãng đường s = v x t và công thức tính thời gian t = s : v giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết được:
- Nếu 2 chuyển động cùng chiều, cách nhau quãng đường s, cùng xuất phát một lúc thì thời gian để chúng đuổi kịp nhau là:
 t = s : (v1  - v2); v1 > v2
- Nếu 2 chuyển động ngược chiều, cùng thời điểm xuất phát và cách nhau quãng đường S thì thời gian để chúng gặp nhau là:
 t = s : (v1  + v2)
Còn nếu chuyển động trên dòng nước thì giáo viên cần tổng hợp nhiều kiến thức cơ bản cần lưu ý sau đây:
+ Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng
+ Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật - vận tốc dòng
+ Vận tốc dòng = (Vận tốc xuôi dòng - vận tốc ngược dòng) : 2
+ Vận tốc của vật = (Vận tốc xuôi dòng + vận tốc ngược dòng) : 2
Sau khi hướng dẫn học sinh lập luận và hình thành được công thức thì việc vận dụng vào làm bài toán sẽ rất đơn giản.
*Ví dụ 5:
 Hai thành phố A và B cách nhau 186 km. Lúc 6 giờ một người đi xe máy từ A với vận tốc 30km/h. Lúc 7h một người khác đi xe máy từ B với vận tốc 35 km/h về A. Hỏi lúc mấy giờ thì 2 người gặp nhau và chỗ gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Cho học sinh đọc kỹ đề, tóm tắt bài toán, phân tích các dữ kiện của bài, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết đây là hai chuyển động ngược chiều và thời gian xuất phát khác nhau. Vì vậy, học sinh phải đưa bài toán về dạng hai chuyển động ngược chiều nhưng thời gian xuất phát phải cùng nhau thì việc giải bài Toán trở lên rất dễ dàng. Học sinh sẽ giải bài toán như sau:
Khi người thứ hai xuất phát thì người thứ nhất cách B là:
186 – 30 = 156 (km)
Trong một giờ cả hai người đi được quãng đường là:
30 km + 35 km = 65 (km)
Thời gian đi để hai người gặp nhau là:
 = 2 giờ 24 phút
Vậy hai người gặp nhau lúc:
7 giờ + 2 giờ 24 phút = 9 giờ 24 phút
Chỗ hai người gặp nhau cách A là
Đáp số : 9 giờ 24 phút
 	 102 km
Những kiến thức cần phải củng cố ôn luyện thường xuyên trong suốt năm học, các kiến thức kỹ năng cơ bản được kiểm tra định kỳ, thường xuyên giải các bài tập giúp các em rèn kỹ năng giải toán và nắm chắc kiến thức.
5, trong giờ học trên lớp riêng môn Toán số bài chấm tôi thực hiện được trên 90%. Khi các em làm bài xong tôi đã thu chấm tay đôi với những đối tượng yếu, trung bình tìm ngay ra chỗ sai và sửa kịp thời, cho các em xem ngay bài của các bạn làm đúng, trình bày đẹp, khoa học được điểm 10 để học tập các bạn như bài của em: Lê thị Giang, Vũ Thị Hiền, Phạm Ngọc Hoàng, Hoàng Thanh Oai, Vũ Thị Uyên Thực hiện theo phương châm “Học thầy không tày học bạn”. Khuyến khích các em tiến bộ dần, động viên khen ngợi sự tiến bộ kịp thời. Phát động phong trào “Đôi bạn vượt khó” vào cuối những buổi học để tuyên dương.
6, Đặc biệt tôi đã giúp các em có niềm say mê học toán bằng hình thức giáo viên và cán sự lớp (lớp phó học tập) thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập vào lúc đầu giờ (giờ truy bài) hay giờ sinh hoạt lớp cho các em lên bảng viết: Thi viết nhanh, đúng, đẹp các công thức tính diện tích, thể tích các hình thức đã học.
7, Ngoài những bài làm ở sách giáo khoa tôi đã sưu tầm và giữ lại các bài tập ở mỗi đợt thi qua các năm cho học sinh chép riêng ra một quyển vở để làm vào buổi hai để học sinh làm và chấm, chữa kịp thời.
8, Tôi đã phát động phong trào học tập hướng về ngày lễ lớn trong năm như đón thư Bác 15-10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20-10, thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12 Đối với các em có sự tiến bộ tôi đã kết hợp với bạn giữ quỹ lớp mua vở, bút để thưởng, động viên kịp thời sau mỗi kỳ thi tiêu biểu là: Cao Duy Đan, Vũ Hữu Bách, Lê Ngọc Tùng từ điểm trung bình đã vượt lên khá, giỏi qua đợt thi định kỳ lần 3 vừa qua. Từ đó các em phấn khởi dấy lên phong trào học tập tạo ra sự say mê học tập trong cả lớp. 
9, Cuối mỗi tháng giáo viên bình chọn theo tổ, bình cá nhân xuất sắc ghi bảng danh dự. Đối với những em có sự tiến bộ tôi viết giấy gửi về gia đình cùng động viên khích lệ việc học tập tiến bộ của con em mình.
Phần III: Kết luận chung 
I. Kết quả đạt được:
Qua quá trình rèn luyện của các em cùng với sự giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là thầy cô giáo, sự quan tâm của các bậc phụ huynh, đến đợt thi định kỳ lần 3 vừa qua lớp tôi đã đạt được 100% về môn Toán, trong đó:
Loại giỏi chiếm:26/33 em đạt 78,8%
Loại khá chiếm: 6/33 em đạt 18,2%.
Loại trung bình chiếm : 1/33 em đạt 3%
Loại yếu: 0%
II. Bài học kinh nghiệm:
1, Trước hết giáo viên phải tận tuỵ với học sinh có lòng thương yêu trẻ, coi học sinh như con em mình.
2, Điều quan trọng nữa để thu được kết quả trong từng đơn vị kiến thức giáo viên phải soạn bài cụ thể chuẩn bị chu đáo những kiến thức cần truyền thụ cho học sinh. Kiểm tra sát hạch từ đầu năm để phân loại đối tượng rồi rèn cặp.
3, Giáo viên cần vận dụng đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp. Sau khi giáo viên ra đề bài cho học sinh làm cần để cho học sinh có thời gian đọc kỹ đề, tìm hiểu đề, phân tích đề, tự tóm tắt rỗi tìm ra cách giải.
4, Rèn cho học sinh có thói quen ghi nhớ, vận dụng cách giải các bài toán có dạng điển hình vào việc giải những bài tập tương tự.
5, Đối với những bài toán phức tạp hoặc học sinh chưa gặp bao giờ giáo viên cần cho học sinh nhận thấy nét đặc biệt ở chỗ nào, gợi mở rồi dẫn dắt hướng giải.
6, Trong khi học sinh làm bài giáo viên phải đi sâu, đi sát kèm cặp với đối tượng yếu, trung bình cần làm tay đôi với học sinh khi chấm bài để sửa chữa sai sót và nâng dần khá, giỏi.
7, Thường xuyên động viên kịp thời sự tiến bộ của các em để khích lệ các em học tập. Kết hợp hài hoà giữa gia đình và nhà trường để các em có tinh thần học tập hăng hái hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi khi giảng dạy môn Toán lớp 5 phần giải toán có lời văn. Trong chương trình cũng còn có rất nhiều các dạng toán mà ở đây tôi chưa thể nêu hết được. Rất mong sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu nhà trường và các cấp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thọ Nghiệp , ngày 15 tháng 3 năm 2009
 Người thực hiện
 Đinh Thị Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docKinh nghiem giai toan co loi van lop 5.doc