Kinh nghiệm rèn đọc đối với học sinh Lớp 2

Kinh nghiệm rèn đọc đối với học sinh Lớp 2

A - ĐẶT VẤN ĐỀ :

Ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của loài người. Thật vậy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường theo đúng nghĩa của nó trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người có khả năng biết chế ngự một số phương tiện văn hoá cơ bản giúp học giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Đặc biệt khi tác phẩm văn chương con người không thể chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở về những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội giành cho, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đọc đúng, đọc hay sẽ gây hứng thú thích đọc, thích nghiên cứu và sẽ học tốt các môn học khác. Vì đọc được, hiểu được là chìa khoá cho mọi kiến thức tiếp theo mà kiến thức nằm trong chữ và nghĩa.

Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì việc đọc ngày càng quan trọng vì nó giúp con người sử dụng để tự học, học cả cuộc đời.

Trong nhà trường có đọc tốt thì các em mới tiếp thu bài nhanh và hiểu biết nhiều hơn. Đọc tốt thì tạo ra hứng thú, động cơ học tập. Nhưng rèn luyện, diễn đạt ngôn ngữ như thế nào, trong môi trường nào, cụ thể và học sinh dễ tiếp thu nhất chính là rèn trong các môn học nhất là tập đọc. Có đọc tốt các em nhận thức tốt nội dung biểu cảm của bài thơ, bài văn mới sống lại tâm tư tình cảm của nhân vật, cùng khóc, cùng cười với nhân vật.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm rèn đọc đối với học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài
Kinh nghiệm rèn đọc đối với học sinh lớp 2
A - Đặt vấn đề :
Ta biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của loài người. Thật vậy, những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu được nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường theo đúng nghĩa của nó trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người có khả năng biết chế ngự một số phương tiện văn hoá cơ bản giúp học giao tiếp với thế giới bên trong của người khác. Đặc biệt khi tác phẩm văn chương con người không thể chỉ thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở về những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc con người không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội giành cho, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đọc đúng, đọc hay sẽ gây hứng thú thích đọc, thích nghiên cứu và sẽ học tốt các môn học khác. Vì đọc được, hiểu được là chìa khoá cho mọi kiến thức tiếp theo mà kiến thức nằm trong chữ và nghĩa.
Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì việc đọc ngày càng quan trọng vì nó giúp con người sử dụng để tự học, học cả cuộc đời.
Trong nhà trường có đọc tốt thì các em mới tiếp thu bài nhanh và hiểu biết nhiều hơn. Đọc tốt thì tạo ra hứng thú, động cơ học tập. Nhưng rèn luyện, diễn đạt ngôn ngữ như thế nào, trong môi trường nào, cụ thể và học sinh dễ tiếp thu nhất chính là rèn trong các môn học nhất là tập đọc. Có đọc tốt các em nhận thức tốt nội dung biểu cảm của bài thơ, bài văn mới sống lại tâm tư tình cảm của nhân vật, cùng khóc, cùng cười với nhân vật.
Mặt khác trong đời học sinh sử dụng đến học nhiều nhất các em đọc bài học, đọc bài ghi, đọc sách giáo khoa, báo, truyện...chủ yếu là các em đọc thuộc, đọc qua còn đọc diễn cảm, đọc thành tiếng diễn ra trong từng trường hợp này còn ít.
I – Cơ sở lý và thực tiễn :
1. Cơ sở lý luận :
Dạy đọc không chỉ là biết đọc mà phải đọc đúng, đọc trôi chảy, thâu tóm được nội dung tư tưởng của một văn bản hoặc của một tác phẩm nghệ thuật nào đó. Nhưng năng lực này không phải tự nhiên mà có, mà người thầy là người tổ chức hướng dẫn, điều khiển giảng dạy cho học sinh đọc là gì ? Đọc như thế nào ? để hiểu được tác phẩm một cách đầy đủ nhất.
Đọc là gì ? Đọc là một hoạt động nhận tin, hoạt động chỉ xảy ra khi người ta nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt và các cơ quan thị giác để chuyển các ký hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ (vang lên trong không khí hoặc trong đầu) sau đó thao tác tư duy xẩy ra giúp người đọc thông hiểu được nội dung. Trong cuốn “sổ tay thuật ngữ phương pháp học tiếng Nga” (1988). Viện sỹ M.R.Lơvốp đã định nghĩa “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa phù hợp với dạy tập đọc, định nghĩa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc, xem nó là một quá trình giả mã hai bậc : Chữ viết thành âm thanh và chữ viết (âm thanh) thành nghĩa. Như vậy đọc không chỉ là “đánh vần” phát âm thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc chính là một sự tổng hợp cả hai quá trình này.
Tập đọc với tư cách là một phân môn của Tiếng Việt, đây là một phân môn thực hành (rèn đọc). Nhiệm vụ hàng đầu là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu cơ bản về chất lượng của “đọc”. Dạy học sinh đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc có diễn cảm, bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc. Đọc thành tiếng và đọc thầm, hai hình thức này hỗ trợ nhau. Vì vậy trong dạy học không thể coi nhẹ một yếu tố nào. Việc dạy đọc cũng góp phần cho các em tính cần cù, chịu khó, lòng hâm mộ đọc sách, hình thành phương pháp, thói quen làm việc với văn bản, làm việc với các môn học, các trí thức khoa học và đặc biệt là đọc đúng hiểu được tiếng mẹ đẻ.
Hai hình thức đọc : Đọc thành tiếng và đọc thầm cụ thể hoá bằng kỹ năng đọc. Học sinh thực hiện được hai hình thức đọc này mới được xem là biết đọc. Việc tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này.
+ Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh một cách chính xác không mắc lỗi, đọc đúng là thể hiện đúng hệ ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm, ngắt hơi đúng chỗ, đúng ngữ điệu.
+ Đọc diễn cảm là hình thức có tính đặc thù, đây là hình thức đọc nghệ thuật, người đọc chuyển các văn bản, viết thành các văn bản âm thanh nhằm chuyển đến người nghe không chỉ là nội dung thông tin mà còn cảm xúc chủ quan của mình về giá trị nghệ thuật của văn bản. Đối với người đọc diễn cảm vừa là hoạt động nhận tin trong đó mặt phát tin có phần trội hơn.
2. Cơ sở thực tiễn :
Tập đọc là phân môn chiếm thời lượng nhiều nhất (4 tiết/10 tiết) của môn Tiếng việt lớp 2 trong mỗi tuần. Đây là phân môn thường được giáo viên băn khoăn, trăn trở về cách rèn đọc học sinh, mặt khác yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của phân môn tập đọc 2 là :
a) Phát triển các kỹ năng đọc và nghe đọc cho học sinh cụ thể là : 
+ Hiểu được nghĩa các từ mới (trong văn cảnh là chủ yếu) nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc bài đọc.
+ Hiểu được nội dung các câu hỏi và có khả năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến nội dung từng đoạn hay toàn bài đọc.
b) Trau dồi vốn Tiếng việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống cụ thể là :
- Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.
- Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, cung cấp một số mẫu thông thường để hình thành một số kỹ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của học sinh (như tự thuật đơn giản, đọc thời khoá biểu, đọc nội quy, thông báo, tra và lập mục lục sách, nhận và gọi điện thoại.
- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán, so sánh, chọn lựa).
c) Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng: Tình yêu cái đẹp, cải thiện và thái độ ứng xử trong cuộc sống, hứng thú đọc sách và yêu thích Tiếng việt. Cụ thể là :
+ Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và có trách nhiệm với ông, bà, cha mẹ, thầy cô, yêu trường lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu.
+ Bước đầu có ý thức về bản thân, tự trọng, tự giác, chăm chỉ học tập và rèn luyện vươn lên.
+ Từ những mẫu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong sách giáo khoa, hình thành ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của Tiếng việt và tình yêu Tiếng việt.
Song thực tế hiện nay vấn đề đọc và dạy đọc còn có nhiều mặt hạn chế. Học sinh đọc theo giọng địa phương, chủ yếu mới đọc thành tiếng, chưa ý thức được mục đích cần đạt. Đặc biệt là học sinh lớp 2 còn nhỏ, chưa có ý thức tự rèn cho mình. Có những học sinh học hết Tiểu học đọc còn ê a ngắc ngứ, ngắt nghỉ chưa đúng, số học sinh đọc diễn cảm được còn ít. Mặt khác các bài đọc ở học sinh lớp 2 ngắn, các em học thuộc theo cách học vẹt. Hơn nữa dạy đọc còn nặng nề, khuôn mẫu, chung chung, chưa kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học, chưa nắm được trình độ học sinh, đặc thù phát âm của địa phương mà chỉ dựa vào sách giáo khoa và sách hướng dẫn giảng dạy, ít suy nghĩ tìm tòi phương pháp thích hợp sát đối tượng học sinh mà mình đang dạy.
Trên cơ sở đó phải quán triệt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học để rèn kỹ năng đọc trong tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và chất lượng cao hơn. Giáo viên không dạy theo khuôn mẫu chung chung mà phải biết kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học.
Điều cốt yếu ở đây là phải biết được trình độ học sinh (điều tra lỗi của học sinh từng vùng, đặc thù phát âm của từng địa phương) trên địa bàn mình công tác. Để từng tiết học cụ thể giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh luyện phát âm (sai do đặc thù địa phương) hướng dẫn học sinh đọc đúng đến đọc diễn cảm.
II – Phương pháp sử dụng làm đề tài :
- Phương pháp điều tra thăm dò
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp phân tích tổng hợp
III – Phạm vi đối tượng nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu : 	Học sinh lớp 2
- Không gian: 	Trường Tiểu học
- Thời gian : 	Từ tháng 9/2005 đến tháng 3/2006.
IV – Các tài liệu sử dụng làm đề tài :
Sách giáo viên Tiếng việt lớp 2, sách giáo khoa Tiếng việt lớp 2, “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), tài liệu bồi dưỡng và tự học của giáo viên.
V – Nhiệm vụ đề tài :
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu đối tượng
- Điều tra, khảo sát lấy số liệu ban đầu
- Thử nghiệm các biện pháp suy nghĩ vào quá trình dạy học (có điều khiển, so sánh, phân tích tổng hợp kết quả).
- Rút ra bài học cần thiết, chọn lọc các biện pháp có hiệu quả.
- Khảo sát số liệu sau khi thực hiện các biện pháp mới, đối chiếu kết quả.
- Kế luận chung, hoàn thiện đề tài.
B – Giải quyết vấn đề
Xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh tôi thấy mình có phần nào chưa làm tròn bổn phận của người giáo viên Tiểu học trên mặt trận văn hoá. Chính vì vậy tôi còn nhiều trăn trở nên bắt tay vào việc rèn đọc qua giờ học nhất là giờ tập đọc.
Trước hết qua điều tra tình hình đọc của lớp tôi có những nhận xét bước đầu :
Lớp có 20 học sinh, qua tháng đầu theo dõi tôi thấy phần lớn các em đọc chưa diễn cảm, sai ngữ điệu, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ, còn tuỳ tiện và các em ít chú ý tập trung trong giờ học.
Ví dụ : Khi dạy bài : “Cái trống trường em”
Học sinh đọc sai thanh, “Trống nằm ngẫm nghĩ” cá em đọc là “trống nằm ngẩm nghĩ”.
Đọc sai âm : “Ưu tiên” các em đọc là “iu tiên” ngải cứu các em đọc là “ngải kỉu” ngắt nghỉ không đúng nhịp.
Kìa trống / đang gọi các em đọc là kìa/ trống đang gọi yêu thương/ em ngắm mãi các em đọc là : Yêu thương em/ ngắm mãi.
Đọc chưa đúng ngữ điệu : Buồn không hả trống !
Nó mừng vui quá !
Hầu hết các em không biết lên giọng cuối các câu hỏi, câu cảm, một số em đọc còn thiếu ngữ điệu, đọc thưa tiếng, từ kết quả điều tra cho thấy.
Số học sinh
Đọc tốt
Đọc đúng
Đọc được
Đọc yếu
20
02
03
06
09
Từ những dấu hiệu khảo sát đầu năm buộc tôi băn khoăn và áy náy. Học từ lớp 1 lên các em mới biết nhận mặt các chữ cái. Vậy muốn đưa chất lượng học sinh lên thì phải làm gì. Qua th ... ắng đọc với giọng thiết tha, toát lên được cái hồn của bài thơ, đó là tình cảm của người mẹ đối với người con, giúp học sinh không những thẩu hiểu công lao vô bờ bến của người mẹ và còn tỏ lòng biết ơn rất chân thành của con đối với mẹ. Có như vậy học sinh mới say sưa, mới hứng thú đọc. Nếu như lúc này giáo viên hờ hững với những lời thơ, không chú ý đến cách đọc, thì nội dung truyền tải cho học sinh sẽ nhạt nhẽo, học sinh sẽ chóng quên và không khắc sâu được ý đồ của tác giả “Tình cảm mẹ con”. Song ta cũng không quên được phương pháp dạy học mới là giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn cho học sinh tiếp thu chủ động, sáng tạo không có sự gò ép, sống sượng, lại càng không thể rập khuôn theo cô. Vậy giáo viên cần hướng dẫn phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố chi tiết sự kiện cụ thể 
Ví dụ : 
- Thông thường về mùa hè con gì kêu suốt cả ngày
- Tại con ve lại nặng tiếng kêu
- Trong khi con ve đã mệt không cất tiếng kêu nữa nhưng ta vẫn nghe tiếng gì ?
Tại nắng oi bức của trưa hè làm cho loài ve vốn được tiếng kêu không “hết mệt” mà cũng chịu im. Nhưng đối với người mẹ mặc dù cũng mệt nhưng vì lòng thương con mà mẹ chẳng quản ngại, lời ru đi qua thời gian và không gian khác nhau : Trưa hè - đêm hè – ngôi sao thức làm đẹp cho đêm – người mẹ thức làm êm đềm cho giấc ngủ của con và mẹ thức bền bỉ hơn cả ngôi sao. Từ đó học sinh đọc một cách chủ động, sáng tạo và đọc đúng theo yêu cầu của bài đọc.
 Nhưng ta cũng đừng quên rằng học sinh lớp 2 là ở lứa tuổi ngây thơ, ham chơi hơn ham học nên trong các giờ tập đọc tâm lý học sinh còn có phần ý lại bạn đọc khi cô giáo không gọi tên mình, nên tôi thấy phương pháp đọc theo chương trình mới rất tốt cho việc rèn đọc, đó là học sinh nối tiếp đọc từng câu, điều này buộc học sinh phải theo dõi bạn đọc, đọc thầm để đến lượt mình đọc cho đúng hoặc cho học sinh nhận xét bạn đọc như thế nào ? (cách ngắt nghỉ ngữ điệu của từ, tiếng). Em đọc lại cho đúng hay qua bạn đọc em thích câu nào nhất ? Tại sao ? Hoặc em có thể nêu nội dung đoạn bạn vừa đọc. Bên cạnh đó giáo viên nhận xét đúng, chính xác, kịp thời trình độ học sinh để các em thấy rằng cô giáo quan sát, theo dõi rất kỹ nên các em lo lắng đọc cho tốt. Trong lúc đọc giáo viên không nên ngắt quảng khi học sinh đang đọc, không để quá lâu mới gọi đến em khác vì làm như thế gây chán nản đến sự chú ý của học sinh.
- Tổ chức thi đọc giữa các dãy, nhóm cũng là một lớp rất hữu hiệu gây sự chú ý cho học sinh.
Ví dụ : Trong lúc tổ chức thi đọc nhóm, dãy này đọc, các nhóm dãy còn lại theo dõi xem nhóm dãy bạn sai bao nhiêu lỗi để thi đua với dãy nhóm khác, cuối lượt dãy nhóm nào mắc những lỗi thì dãy nhóm đó thua. Đồng thời dãy nhóm nào phát hiện được những lỗi của nhóm dãy bạn được tuyên dương trước lớp v.v...
Biện pháp này giúp cho giáo viên để kiểm soát học sinh đọc, học sinh hứng thú theo dõi bạn đọc và mỗi lần bạn đọc thì số học sinh cũng đọc. Vậy là rèn đọc được nhiều.
Trên đây mới chỉ là nghệ thuật rèn theo tâm lý học sinh có lỗi, có nhiều yếu tố gây hạn chế trong lúc rèn đọc cho học sinh, ví dụ như về mặt chủ quan học sinh do hoạt động của cơ quan phát âm kém
Vậy biện pháp để giúp những học sinh này rất khó và đòi hỏi nhiều thời gian và người giáo viên phải biết tận dụng mọi thời gian và mọi lúc, mọi nơi.
Ví dụ : Đến giờ đọc giáo viên dành thời gian cho đối tượng học sinh này nhiều hơn, ban đầu cho các em đọc những tiếng mà các em đọc tốt rồi nâng dần tiếng khó lên theo thời gian và mức độ phát âm của các cháu. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách phát âm từng tiếng và tập phát âm nhiều lần tiếng đó; nhờ bạn bên cạnh giúp đỡ vì “học thầy không tày học bạn”. Trong những giờ chơi giáo viên gần gũi tiếp xúc và đặt cho các em những câu hỏi có liên quan đến những âm vần, tiếng mà học sinh chưa phát âm được để học sinh rèn luyện được thường xuyên.
- Ngoài ra trong các giờ học, môn học khác giáo viên phải chú ý đến đối tượng học sinh này có thể gọi các em đó đọc khi cần đọc, gọi các em đọc các mục bài học sau mỗi lần giáo viên ghi lên bảng. Nói tóm lại tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho học sinh đó được thường xuyên tiếp cận với đọc. Bên cạnh rèn đọc không quên động viên học sinh bằng cách trao phần thưởng cuối tuần, cuối tháng.
Ví dụ : Nếu trong tuần cháu nào đạt những điểm 9 – 10 về đọc, thưởng 1 quyển vở, trong tháng cháu nào được nhiều điểm 9 – 10 thưởng 1 vở +1 bút nhằm khuyến khích, thu hút học sinh luyện đọc tốt, với biện pháp này học sinh đã tự tin rất nhiều trong khi học đọc, các em đã thực sự tiến bộ rõ rệt về mặt ngữ âm.
Còn về mặt ngữ nghĩa, trình độ am hiểu về đề tài sẽ đọc đối với học sinh còn nhiều hạn chế. Vì vậy người giáo viên cần tìm hiểu kỹ về đề tài mình dạy, cái học sinh cần đạt về nội dung và nghệ thuật của bài này, của mảng chủ đề này.
Ví dụ : Bài mẹ, với 4 câu đầu đã có những từ khó phát âm, sai dấu thanh, lặng rồi, nắng ơi, cùng kéo võng với 2 từ tượng thanh “ à ơi”, kéo cà” đọc kéo dài giọng bắt chước tiếng ru và tiếng của võng. Giáo viên phải đọc to, rõ ràng, chính xác các tiếng, các từ đó, gọi nhiều em đọc lại.
Có thể hỏi học sinh bài viết theo thể loại gì ? Với 6 câu đầu cho ta biết cái gì ? (đó là lòng nhẫn nại, bền bỉ, nặng tình yêu thương, gọi vài em đọc 6 câu đầu và cho bạn nhận xét, còn với 4 câu cuối không chỉ nói công lao vô bờ bến của mẹ mà còn để tỏ lòng biết ơn mẹ khi đọc giọng tha thiết và nhấn mạnh ở những từ gợi tả, gợi cảm và điệp từ, điệp ngữ, các động từ, tính từ; giấc ngủ tròn, ngọn gió luyện đọc như vậy vừa luyện cho các em kỹ năng nghe phát âm đúng vần, thanh, âm đầu mà ở địa phương dễ lẫn lộn. Ngoài ra để rèn đọc cho học sinh từ đọc đúng đến đọc rõ ràng, mạch lạc và lưu loát cần nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng lúc, đúng dấu, cao hơn nữa cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm đối với những em đọc tốt giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh nắm được cách điều chỉnh sắc thái và nhịp độ, cách ngắt giọng khi đọc xuất phát từ nội dung bài văn, bài thơ để xác định giọng đọc (vui chơi nhí nhánh hay trân trọng, trong sáng, nhẹ nhàng, hay hỏm hỉnh, gay gắt châm biếm hay buồn rầu, bực tức hay thiết tha tự hào, để lựa chọn cách ngắt giọng, chọn đúng nhịp nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải hoặc có khi thư thả để ngắt giọng (đọc to với cường độ nhanh hơn hay đọc nhỏ dịu dàng hơn, gây ấn tượng đặc biệt đây là kỹ năng có tổ chức tổng hợp và tôi cũng đang suy nghĩ tìm cách làm thế nào tìm ra giải pháp tốt để có nhiều em đọc diễn cảm chứ không dừng lại 2 em như yêu cầu tối thiếu của chương trình. Vì đọc diễn cảm tốt có nghĩa là học sinh đã cảm thụ được nội dung cũng như nghệ thuật trong bài đọc. Giúp xây dựng nền móng học tốt môn Tiếng việt của học sinh những lớp sau 
Ngoài ra quy trình dạy tập đọc cần chú ý những bài có đọc phân vai để tổ chức cho học sinh đóng phân vai.
Ví dụ bài : Đồ dùng để đâu ?
Tôi đã thực hiện, 1 em dẫn chuyện, một em đóng vai Minh, một em đóng vai tiếng nói quần, áo, dép. Với phương pháp này gây hướng thú cho các em trong giờ đọc và đây cũng chính là luyện cho các em đọc theo ngữ điệu là cách đọc phát huy những năng lực của học sinh. Cùng với phong trào đi lên của ngành giáo dục đặc biệt là thực hiện nghị quyết Trung ương II là đổi mới trong phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo để từ đó dẫn đến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo quá trình thực hiện phương pháp trên có phần nào làm cho tôi thấy tương đối hài lòng với kết quả cuối năm cho thấy:
Số học sinh
Đọc tốt
Đọc đúng
Đọc được
Đọc yếu
20
8
6
4
2
II – Kết thúc vấn đề :
1. Kết luận chung :
- Qua kết quả thực tế điều tra cho thấy đề tài được áp dụng có hiệu quả, hầu hết học sinh đã thực sự được học đọc và giáo viên dạy đọc đạt được yêu cầu đề ra đối với đối tượng học sinh. Nghiên cứu đề tài này tôi thấy rõ thực tiễn rèn đọc cho học sinh phụ thuộc nhiều yếu tố và thầy, cô giáo cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Phải tận tuỵ với học trò, phải nghiên cứu kỹ bài dạy, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là vấn đề đọc và dạy đọc, trong thời gian thực nghiệm đề tài bản thân tôi rất vinh dự được bạn bè đồng nghiệp tán thành và ủng hộ cao.
2. Bài học kinh nghiệm : 
1. Học sinh cần phải mua sắm đầy đủ sách vở ngay từ buổi đầu vào học kết hợp với phụ huynh nhắc nhở học sinh mang đầy đủ sách đến lớp.
2. Giáo viên tổ chức nghiên cứu kỹ bài, soạn bài có chất lượng
3. Giáo viên phải là người đọc mẫu tốt, diễn cảm tốt cho bài thơ hoặc bài văn.
4. Phát âm chuẩn, chữa lỗi kịp thời, phù hợp với đối tượng học sinh địa phương.
5. Rèn đọc đúng ngữ điệu, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
6. Rèn đọc thể hiện được : Nhịp đọc biết nhấn giọng các điệp từ, điệp ngữ, các động từ, tính từ gợi cảm, đây là yêu cầu cao của việc rèn đọc, trong đó tôi cho rằng việc rèn đọc đúng ngữ điệu là mẫu chốt của việc dẫn đến đọc tốt.
Từ những vấn đề trên tôi thấy giáo viên không chỉ rèn đọc ở môn tập đọc mà phải thường xuyên rèn ở mỗi môn học, cần thực sự quan tâm đến đối tượng học sinh, có kiểm tra đánh giá cụ thể, khách quan, chủ quan gần gũi với những học sinh để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đại trà đảm bảo chỉ tiêu lên lớp. Trên cơ sở đó phải bám sát tinh thần đổi mới phương pháp dạy học để việc rèn kỹ năng đọc trong tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên hơn và chất lượng cao hơn, giáo viên không dạy theo khuôn mẫu chung mà phải có kế hoạch cụ thể cho từng bài. Điều cốt lõi ở đây là phải biết được trình độ học sinh (điều tra lỗi của học sinh từng vùng, đặc thù phát âm của từng địa phương) hướng dẫn học sinh đọc đúng đến đọc diễn cảm.
Trên đây là một số suy nghĩ nhỏ của tôi để rèn đọc cho học sinh mà tôi đã vận dụng và kết quả tốt, chắc còn có những thiếu sót mong lãnh đạo nhà trường góp ý để cho việc rèn đọc tốt hơn nữa. Mặt khác không chỉ giờ tập đọc mà giáo viên phải lưu ý tất cả các môn học và trong giao tiếp hàng ngày của cuộc sống.
IV – Những ý kiến đề xuất :
- Để học sinh học tốt môn tập đọc nói riêng và môn Tiếng việt nói chung cần :
+ Học sinh mua sắm và mang sách vở đầy đủ đến lớp
+ Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài, soạn bài có chất lượng
+ Trong giờ học giáo viên cần quan tâm đúng mức đến mọi đối tượng học sinh, phát huy tối đa khả năng sẵn có của học sinh, đồng thời khuyến khích, động viên để mọi học sinh đều tham gia tích cực vào giờ học đọc
+ Chú trọng đến đối tượng học sinh do quan phát âm kém.

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_ren_doc_doi_voi_hoc_sinh_lop_2.doc