Lịch báo giảng năm học 2013 - 2014 - Tuần 24

Lịch báo giảng năm học 2013 - 2014 - Tuần 24

I.MỤC TIÊU:

- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.(Bài 1,2 cột 1)

 

doc 29 trang Người đăng huong21 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng năm học 2013 - 2014 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG NĂM HỌC 2013 - 2014
Chương trình tuần : 24 Lớp 5 C
 ***********************
 Thứ
Ngày
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
24/02
Sáng
1
SHĐT
- Chủ điểm: Mừng Đảng, Mừng Xuân .
2
Toán
Luyện tập chung (trang 123)
3
Tập đọc
Luật tục xưa của người Ê-đê .
4
Lịch sử
Đường Trường Sơn
5
Đạo đức
Em yêu Tổ quốc Viêt Nam (Tiết 2)
Ba
25/02
Sáng
1
Toán
Luyện tập chung (trang 124)
2
Chính tả
(Nghe-viết) Núi non hùng vĩ
3
L.từ & Câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự - An ninh
4
Mĩ thuật
GV chuyên
5
Địa lí
Ôn tập
Tư
26/02
Sáng
1
Toán
Giới thiệu hình trụ - hình cầu
2
Tập đọc
Hộp thư mật
3
Kể chuyện
KC được chứng kiến hoặc tham gia về 1 việc làm tốt góp phần BV trật tự an ninh làng xóm khu phố 
4
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (Tiếp theo)
5
Tiếng Anh
GV chuyên
Năm
27/02
Sáng
1
Toán
Luyện tập chung
2
L.từ & Câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
3
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
4
Khoa học
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
5
Kĩ thuật
Lắp xe ben (Tiết 1)
Sáu
28/02
Sáng
1
Âm nhạc
GV chuyên
2
Tiếng Anh
GV chuyên
3
Toán
Luyện tập chung ( trang 128)
4
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
5
Sinh hoạt lớp
Duy trì sĩ số HS - Bồi dưỡng HS giỏi - Phụ đạo HS yếu
6
GDNGLL
Thi các trò chơi dân gian .
* GDBVMT: 
 	+ ĐĐ: Liên hệ Giáo viên chủ nhiệm
 	+ CT : 
	+ LS : Liên hệ 
	+ KH : Liên hệ 
 	+ KH : 
* KNS: ĐĐ, KH Nguyễn Phú Quốc 
* SDNLTK&HQ: 
 	+ ĐĐ: Liên hệ 
+ ĐL : 
+ KH : Liên hệ / Toàn phần 
 	+ KT : Liên hệ 
* HTVLTTGĐĐHCM
+ LT&C : 
+ KC : 
+ ĐĐ : Liên hệ 
* GDBĐKH: 	
	 + KH : Liên hệ
	 + KH : 
TUẦN 24 Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2014
Tiết 116 : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.(Bài 1,2 cột 1)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu cách tính thể tích của hình lập phương? 
- Hình lập phương có cạnh 5 cm.Nếu gấp đôi cạnh của hình lập phương đĩ lên thì thể tích của nó thay đổi như thế nào?ù
- V = a x a x a
 Bài giải 
Thể tích của HLP cạnh 5 cm là : 
5 x 5 x 5 = 125 (cm3)
Thể tích của HLP cạnh 10 cm là : 
10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
Thể tích của HLP đó gấp lên:
1000 : 125 = 8 (lần)
Đáp số: 8 lần
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:Trong tiết học toán hôm nay chúng ta làm các bài tập về diện tích và thể tích của HHCN và hình lập phương. 
2.Luyện tập:
Bài 1: 
- YCHS đọc đề bài (TB-Y)
- YCHS nhắc lại cách tính Sxq;Stp;V.
- YCHS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 2:(Cột 1:Cột 2,3HS K-G) 
- YCHS đọc đề bài (TB-Y)
- YCHS nhắc lại cách tính Sxq;Stp;V.
- YCHS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
Bài 3:(Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc đề bài (TB-Y)
- YCHS nhắc lại cách tính V.
- Muốn tính phần gỗ còn lại ta làm sao?(K-G)
- YCHS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe. 
- HS đọc.
- 2HS nêu .
- HS làm bài.
 Bài giải
Diện tích một mặt của hình lập phương là : 
2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2) 
Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 
6,25 x 6 = 37,5 (cm2) 
Thể tích của hình lập phương ñó là : 
2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3)
Đáp số: 6,25 cm2; 37,5 cm2; 15,625 cm3
- HS đọc.
- 2HS nêu .
- HS làm bài.
- KQ:
 HHCN 
 1
 2
 3
Chiều dài 
11cm 
0,4 m 
1/ 2 dm 
Chiều rộng 
10 cm 
0,25 m 
1 / 3 dm 
Chiều cao 
 6 cm 
0,9 m 
2 / 5 dm 
DT mặt đáy 
110
cm2 
1,0 m2
1/6 dm2
DT xung quanh 
252
 cm2
1,17
m2
2/3 dm2
Thể tích 
660 cm3 
0,09
m3
1/15
dm3
- HS đọc.
- 2HS nêu .
-Tính V ban đầu và V phần gỗ bị cắt đi sau đó tính hiệu hai V này.
- HS làm bài.
 Bài giải
Thể tích của khối gỗ ban ñầu là : 
9 x 6 x 5 = 270 (cm3) 
Thể tích của phần gỗ bò cắt đó là : 
4 x 4 x 4 = 64 (cm 3) 
Thể tích của phần gỗ còn lại là: 
270 – 64 = 206 (cm 3)
Đáp số : 206 cm3
C.Củng cố-dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Luyện tập chung
*************************
Tiết 47 : Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I.MỤC TIÊU:
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II.CHUẨN BỊ:Tranh minh họa phóng to. Bảng phụ viết rèn đọc.
 Bảng phụ viết tên khoảng 5 luật ở nước ta (bài tập 4).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào ? 
- Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào ? 
- Nhận xét, ghi điểm.
- Đêm khuya, gió rét, mọi người đã yên giấc ngủ say 
- Tình cảm : 
+ Từ ngữ : xưng hô thân mật ( chú , cháu, các cháu ơi), dùng các từ yêu mến, lưu luyến . 
+ Chi tiết : hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm, nơi cháu nằm. 
- Mong ước : mai các cháu tung bay.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Để gìn giữ cuộc sống thanh bình, cộng đồng nào, xã hội nào cũng có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo.Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
- YCHS đọc bài (K-G).
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
.L1: Luyện phát âm : xử phạt, khoanh, giết, 
.L2: Giải nghĩa từ ở cuối bài. 
- YCHS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì ?(TB-Y) 
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?(TB-K) 
- GV:Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khốt, rõ ràng theo từng khoản mục. 
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?(TB-K) 
* Rút từ:Tai nghe mắt thấy.
- GV:Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình . 
+ Hãy kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ?(K-G) 
+ Nêu nội dung của bài ?(K-G)
- Lắng nghe. 
- 1HS đọc.
- 3HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. 
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm 2. 
+ Bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng . 
+ Tội không hỏi mẹ cha-Tội ăn cắp-Tội giúp kẻ có tội-Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. 
+ Các mức xử rất công bằng:Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng;người phạm tội là người bà con anh em cũng xử như vậy . 
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn áo, dao của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội;phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị) . 
+ Luật giáo dục, Luật phổ cập tiểu học, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông đường bộ 
+ Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 
 Hoạt động 3:Hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- YC 3HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài . 
- GV đọc mẫu đoạn 3(Tội không hỏi mẹ cha).
- YCHS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức thi đọc. 
- Nhận xét.
- 3HS nối tiếp nhau đọc. 
- HS thảo luận nhóm 2.
- 2-3HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau:“Hộp thư mật”.
************************
Tiết 24 : Lịch sử
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959,Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
+ Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
* GDBVMT:Ý thức bảo vệ con đường và môi trường nơi đây.
II.CHUẨN BỊ:
	- Bản đồ hành chánh VN. 
- Tranh ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nước nào đã giúp đỡ nước ta xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội ? 
º Trung Quốc.
º Liên Xô.
º Cộng hồ Liên bang Nga.
º Cu-ba.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Đảng và Chính phủ ta quyết định xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội nhằm:
º Phục vụ công cuộc lao động xây dựng CNXH ở miền Bắc. 
º Từng bước thay thế công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp.
º Làm nòng cốt cho ngành CN ở nước ta.
º Tất cả các ý trên.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:Trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước.Giữa chốn rừng xanh núi đỏ, đèo dốc cheo leo của đường Trường Sơn, bộ đội, thanh niên xung phong đã mở đường Trường Sơn góp phần chiến thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về con đường lịch sử này.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn .
- GV treo bản đồ, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: Đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã-Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường sơn và Tây Trường Sơn.
- YCHS đọc SGK/45 từ:”Trong kháng chiến ..HCM “, thảo luận nhóm 2 để trả lời các câu hỏi sau: 
+ Đường Trường Sơn có vị trí như thế nào với hai miền Nam Bắc của nước ta? (K-G)
+ Vì sao Trương ương Đảng quyết định mở con đường Trường Sơn?(K-G)
+ Tại sao ta lại chọn mở con đường qua dãy núi Trường Sơn?(TB-K) 
* Kết luận:Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.Cũng như trong kháng chiến chống Pháp, lần này ta cũng dựa vào rừng để giữ bí mật và an toàn cho con đường huyết mạch nối miền Bắc hậu phương với miền Nam tiền tuyến. 
Hoạt động 2:Tầm quan trọng của đường Trường Sơn 
- YCHS đọc từ;” Tính đến thì thầm “ thảo luận nhóm 4, để trả lời các câu hỏi sau : 
+ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh ?
+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.
- GV:Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều chiến công, thấm đượm biết bao chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
+ YCHS quan sát H1/SGK nói về con đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ . 
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cu ...  cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả. 
+ Vì điện là tài nguyên quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm điện thì những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo sẽ có điện dùng. 
+ Không bật loa quá to.Ra khỏi nhà tắt điện, quạt, ti vi. Chỉ bật điện khi cần thiết. Không bơm
nước quá lâu. Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên 
+ HS trả lời.
+ HS liên hệ sử dụng điện ở nhà.
- 2HS đọc.
C.Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Ôn tập
************************
Tiết 24 : Kĩ thuật
LẮP XE BEN (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắn chắn và có thể chuyển động được.
* Với HS khéo tay : Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn chuyển động dể dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
* SDNLTK&HQ: Khi sử dụng cần tiết kiệm xăng, dầu.
II.CHUẨN BỊ:Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.Mẫu xe ben lắp sẵn.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu quy trình thực hiện lắp xe cần cẩu.
- KT dụng cụ.
- HS nêu.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Xe ben dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất,cho công trình xây dựng, làm đường,Tiết kĩ thuật hôm nay sẽ lắp xe ben.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1:QS, nhận xét mẫu.
- YCHS QS mẫu xe ben đã lắp ghép sẵn.
- HDHS QS kĩ từng bộ phận và nêu các bộ phận đó.Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Em hãy kể các bộ phận đó?
- GV nhận xét.
Hoạt động 2:HD thao tác kĩ thuật.
@ HD chọn các chi tiết:
- YCHS chọn và xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
@ Lắp từng bộ phận:
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H2/SGK).
- Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em phải chọn những chi tiết nào?
- GV lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ ( H.3/SGK)
- Để lắp sàn ca-bin và các thanh đỡ, ngoài các chi tiết ở H.2 em còn phải chọn thên các chi tiết nào?
- GV lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài.
* Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau ( H.4 SGK)
- YCHS lắp bánh xe trục dài, trục ngắn, vòng hãm vào thanh thẳng 7 lỗ theo đúng thứ tự.
* Lắp trục bánh xe trước ( H.5a SGK)
 - YCHS lắp.
* Lắp ca bin( H.5b SGK)
- YCHS lắp.
Hoạt động 3:Lắp ráp xe ben:(H1/SGK)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước như SGK.
- Bước lắp ca bin:
.Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
.Lắp tấm mặt ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
.Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Kiểm tra sản phẩm: mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
Hoạt động 4:Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp:
- YC 1HS nêu cách tháo rời rời từng bộ phận như học ở các tiết trước.
- Nghe.
- HS chú ý QS.
- Cần lắp 5 bộ phận:khung sàn xe và các giá đỡ ; sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
- HS chọn đúng đủ từng loại chi tiết. Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- HS thực hành lắp theo nhóm 4.
+ 1HS trả lờivà lên bảng chọn chi tiết để lắp.
+ 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 6 lỗ, 2 thanh thẳng 3 lỗ, 2 thanh L dài, 1 thanh chữ U dài.
- HS lên bảng lắp.
- HS lên bảng lắp.
- HS chú ý QS.
- Phải tháo rời từng bộ phận,sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
C.Củng cố-dặn dị:
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau:Lắp xe ben (TT)
Thứ sáu, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Tiết 120 : Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU:Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.( Bài 1a,b ; Bài 2)
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra:
- Nêu cách tính diện tích, thể tích HLP.
- Nêu cách tính diện tích, thể tích HHCN.
- Nhận xét
- 2HS nhắc lại
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài :Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tính diện tích và thể tích của HHCN, hình lập phương.
2.Luyện tập:
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài(TB-Y).
- YCHS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích HHCN. 
- YCHS làm bài.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích đáy, thể tích HLP. 
- YCHS làm bài.
Bài 3:(Nếu còn thời gian)
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS (K-G)làm bài.
 M
-Nghe.
- HS đọc.
- YCHS nêu.
- HS làm bài, trình bày kết quả.
 Bài giải 
Đổi:1 m = 10 dm ; 50 cm = 5 dm ,60 cm = 6 dm 
a) Diện tích xung quanh của bể kính là: 
 (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) 
 Diện tích đáy của bể kính là : 
 10 x 5 = 50 (dm2) 
 Diện tích kích dùng làm bể cá là : 
 180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích trong lòng bể kính là : 
 10 x 5 x 6 = 300 (dm3)
Đáp số : a)230 dm2 ; b)300 dm3 
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS làm bài, trình bày kết quả.
 Bài giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là : 
 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2) 
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2) 
c) Thể tích của hình lập phương là: 
 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số: a) 9 m2 ;b) 13,5 m2 ;c) 3,375 m3 
- HS đọc.
- HS làm bài.
 Bài giải 
a) Diện tích toàn phần của: 
Hình N là : a x a x 6 
Hình M là : (a x 3) x (a x 3) x 6 
 = (a x a x 6) x (3 x 3) =(a x a x 6) x 9 
Vậy diện tích toàn phần của hình M, gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N 
b) Thể tích của 
Hình N là : a x a x a 
Hình M là:(a x 3) x (a x 3) x (a x 3)
 = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27 
Vậy thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. 
C.Củng cố-dặn dị:
-Nhận xét tiết học .
-Bài sau: Kiểm tra giữa kì II
**********************
Tiết 48 : Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU: 
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật dàn ý phải lập 1 cách rõ ràng, đúng ý.
II.CHUẨN BỊ:Bảng phụ. Tranh ảnh các vật dụng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 GV
 HS
A.Kiểm tra: 
- YCHS đọc đoạn văn tả đồ vật tiết trước. 
- Nhận xét.
- HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng một đồ vật, gần gũi
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài:Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật; củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn. 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS suy nghĩ chọn một trong những đề trên lập dàn bài miêu tả đồ vật. 
- YCHS làm bài.
Bài 2:
- YCHS đọc yc bài (TB-Y).
- YCHS làm bài.
- YCHS nối tiếp nhau trình bày miệng. 
- YCHS nhận xét.
- Bình chọn HS trình bày hay nhất.
- HS nghe.
- HS đọc.
- HS chọn đồ vật để tả.
- HS làm bài; 2HS làm việc trên phiếu trình bày dàn ý bài văn.
- HS đọc.
- HS làm bài và nối tiếp nhau trình bày. 
VD: 
a) Mở bài:Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật. 
b) Thân bài: 
- Đồng hồ rất xinh xắn, hình tròn, vỏ nhựa màu đỏ tươi, hai tay nấm màu vàng nhạt, vòng nhỏ để cầm cũng màu vàng .
- Đồng hồ có 3 kim: kim giờ màu đỏ, kim phút gầy, màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ. 
- Đồng hồ chạy bằng pin.Các nút điều khiển phía sau rất dễ sử dụng. 
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm:khi báo thức thì rất giòn giã, vui tai.Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn. 
c) Kết bài:Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian. 
C.Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: “Tả đồ vật (Kiểm tra viết)”.
Sinh hoạt lớp
TỔNG KẾT TUẦN 24
Chủ điểm: Mừng Đảng,mừng xuân
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác trong tuần. Triển khai kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê bình và tự phê bình. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động, từ đó tự rèn luyện và phấn đấu thêm .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
III. LÊN LỚP:
 1. Khởi động : ( Hát.)
 2. Kiểm điểm công tác tuần - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
 - Lớp trưởng điều động .
 * Các tổ trưởng báo cáo v/v theo dõi tình hình của tổ mình: học tập, đạo đức, vệ sinh,... trong suốt tuần, báo cáo trước lớp kèm tuyên dương, nhắc nhở.
Nội dung
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổ 5
Tổ 6
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
1. Chuyên cần
2. Học tập
3. Đồng phục
4. Vệ sinh, về đường
5. Đạo đức, tác phong
6 Mua quà ngoài cổng
7 Múa sân trường
8 Ngậm ngừa sâu răng
Tổng điểm
Hạng
* Lớp trưởng nhận định chung:
Tuyên dương, nhắc nhở
- Rèn luyện trật tự kỹ luật: 
- Nề nếp lớp: 
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: 
- Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học bài và làm bài ở nhà. 
- Vệ sinh, về đường: 
- Đồng phục: 
Tuyên dương:
Nhắc nhở:
: 
* GV nhận xét :
- Học bài và làm bài ở nhà: 
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: 
- Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy: 
 3. Trọng tâm: 
- Thực hiên chủ điểm 
- Tăng cường cá hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ đạo..
 4. Triển khai công tác tuần : 
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 	- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
	- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
	- Thực hiện tốt nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Học bài và làm bài ở nhà.
- Thực học tuần 
5. Sinh hoạt tập thể : 
- Hát.
- Chơi trò chơi: HS tự quản trò.
* Hoạt động nối tiếp: 
- Chuẩn bị: Tuần ..
- Nhận xét tiết.
Duyệt BGH:
Duyệt TT:
***********************
GDNGLL
CHỦ ĐỀ THÁNG 02
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
TUẦN 24 – HOẠT ĐỘNG 4 : THI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I.MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian.
- Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp Tết, lễ hội, giờ ra chơi.
- Rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo nhanh nhẹn cho người chơi.
- Giáo dục tinh thần đồn kết, tính tập thể trong khi chơi.
II.QUY MÔ HOẠT ĐỘNG:
- Tổ chức theo theo quy mô lớp.
III.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sách và các tuyển tập trò chơi dân gian.
- Sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách báo.
- Một số dụng cụ, phương tiện liên quan đền trò chơi.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH:
1.Chuẩn bị:
- Hướng dẫn HS sưu tầm các trò chơi dân gian.
- Phổ biến luật chơi.
- Hướng dẫn HS học thuộc một số bài thơ, đồng giao liên quan đến trò chơi.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Chọn người dẫn chương trình.
- Thành lập ban giám khảo.
2.Tổ chức thực hiện:
- Mở đầu là biểu diễn văn nghệ.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu ban giám khảo.
- Các đội, cá nhân tiến hành phần thi của mình
- Kết thúc cuộc thi.
3.Nhận xét - đánh giá: 
- GV kết luận.
 - Khen ngợi HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 24 NAM HOC2013 2014.doc