Lịch báo giảng tuần 22 - Trần Thị Nhiên

Lịch báo giảng tuần 22 - Trần Thị Nhiên

A. Mục tiêu.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữa biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo, tự tin.

B. Đồ dùng dạy - học.

- Sách giáo khoa.

C. Các hoạt động dạy - học.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 22 - Trần Thị Nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng tuần 22.
 Thực hiện từ ngày 28/1 đến ngày 1/2/2013.
Thứ
 Ngày
 Môn
Bài
 Tiết
 Tên bài
 Nội dung điều chỉnh
 2281
Tập đọc
Toán
Bài 43
Tiết106
 Lập làng giữ biển
 Luyện tập 
 3291
Toán
Chính tả
Kể ch
LTVC
Tiết107
Bài 22
Bài 22
Bài 43
 Diện tích xung quanh và diện...
 Hà Nội (N - V)
 Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Nối các vế câu ghép bằng...
Không dạy phần NX...
 4301
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Bài 44
Tiết108
Bài 43
Bài 22
 Cao Bằng
 Luyện tập 
 Ôn tập văn kể chuyện
 Bến Tre đồng khởi
 5311
Toán
LTVC
K/học
Tiết109
Bài 44
Bài 43
 Luyện tập chung
 Nối các vế câu ghép bằng...
Sử dụng năng lượng chất đốt(tt)
Không dạy phần NX...
 612
Địa lí
Toán
K/học
TLV 
SHL
Bài 22
Tiết110
Bài 44
Bài 44
 Châu Âu
 Thể tích của một hình
Sử dụng năng lượng gió và... 
 Kể chuyện (Kiểm tra viết)
 Sinh hoạt lớp tuần 22
 Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
 Ngày soạn: 27 / 1 / 2013
 Ngày dạy: 28 / 1 / 2013
Môn: Tập đọc
Bài 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
A. Mục tiêu.
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữa biển. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Kĩ năng sống: Lắng nghe tích cực, tư duy sáng tạo, tự tin.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và nêu nội dng bài học.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc.
- Nhận xét, chốt đoạn.
- Gọi HS đọc đoạn, tìm từ khó đọc.
+ Ghi bảng từ HS đọc sai.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi HS tìm từ khó đọc.
- Phân tích, hướng dẫn học sinh đọc từ khó.
- Gọi HS đọc từ khó.
- Gọi HS đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu, làng biển, chân trời,...
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả luyện đọc.
- Yêu cầu đọc đoạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Đọc toàn bài tập đọc.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào ?
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi?
+ việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữa biển của bố Nhụ?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương chốt nội dung bài: Cac ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữa biển. 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Tổ chức HS đọc phân vai.
+ Hướng dẫn giọng đọc.
+ Đọc mẫu.
- Gọi HS đọc phân vai.
- Tổ chức học sinh luyện đọc phân vai.
+ Hướng dẫn giọng đọc.
- Nhận xét, sửa lỗi.
- Gọi HS nhận xét bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Qua bài học này các em học được bài học gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc bài, học thuộc nội dung bài.
- Chuẩn bị bài: Cao Bằng.
- 2 HS lên bảng đọc bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- HS chia đoạn. Chia 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Nhụ nghe bố... tỏa ra hơi muối.
+ Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn nói... thì để cho ai.
+ Đoạn 3: Ông Nhụ bước ra... quan trọng nhường nào.
+ Đoạn 4: Để có một... ở mãi phía chân trời.
- 4 HS đọc đoạn, lớp theo dõi đọc thầm và nhận xét.
- HS lần lượt: lưới đáy, lưu cữu, phập phồng, hổn hển.
- 3 HS đọc từ khó.
- 4 HS đọc, lớp theo dõi, giải nghĩa từ khó.
- HS thực hiện yêu cầu.
+ 1 HS đọc.
+ 1 HS nhận xét.
- 5 nhóm báo cáo kết quả.
- 4 nhóm đọc tốt cử đại diện đọc bài.
- Lắng nghe.
- HS thực hiện yêu cầu.
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông của bạn.
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần...
+ Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có...
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới,...
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang...
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ 4 nhóm thảo luận, nhóm trưởng điều khiển nhóm, thư kí ghi kết quả.
- Báo cáo viên các nhóm báo cáo kết quả.
- 2 HS nhắc lại nội dung bài.
- Lắng nghe.
- 4 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Người dẫn truyện.
+ bố Nhụ.
+ ông Nhụ.
+ Nhụ.
- Nhận xét.
- HS lần lượt trả lời.
Môn: Toán
Tiết 106: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
+ Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, chiều cao 4 cm tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN đó. 
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Luyện tập.
2. Các hoạt động:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức HS làm bài tập theo nhóm.
+ Phát bảng nhóm.
+ Điều khiển các nhóm làm bài tập.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Củng cố lại toàn bài.
- Nhận xét tiế học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong vbt Toán.
- Chuẩn bị bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, lớp làm nháp và nhận xét bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
 Bài giải:
a) Đổi 1,5m = 15dm
 Diện tích xung quanh của HHCN là:
 (25 + 15) × 2 × 8 = 1440 (dm2).
 Diện tích toàn phần của HHCN đó là:
 1440 + 25 × 15 × 2 = 2190 (dm2).
 Đáp số: SXQ = 1440 dm2
 STP = 2190 dm2
b) Diện tích xung quanh của HHCN đó là:
 (45 + 13) × 2 × 14 = 1730 (m2).
 Diện tích toàn phần của HHCN là:
 1730 + 45 × 2 × 13 = 3330 (m2).
 Đáp số: S XQ = 1730 m2.
 STP = 3330 m2.
 - HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Thực hiện yêu cầu
+ Điểm số.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm.
+ Thư ký ghi kết quả.
- Báo cáo viên báo cáo kết quả.
 Bài giải:
 Đổi: 8dm = 0,8m
 Diện tích xung quanh thùng là:
 (1,5 + 0,6) × 2 × 0,8 = 3,36 (m2).
Vì thùng không có nắp nên mặt ngoài được 
 quét sơn là:
 3,36 + 1,5 × 0,6 = 4,26 (m2).
 Đáp số: 4,26 m2
 Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
 Ngày soạn: 27 / 1 / 2013.
 Ngày dạy: 29 / 1 / 2013.
Môn: Toán
Tiết 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA 
 HÌNH LẬP PHƯƠNG 
A. Mục tiêu.
- Biết lập phương là một hình chữ nhật đặc biệt.
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực, hợp tác.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vẽ hình lập phương và hình hộp chữ nhật lên bảng.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa HLP và HHCN.
- Nhận xét, bổ sung: Các mặt của HLP là hình vuông, mà hình vuông lại là HCN đặc biệt.
+ Có phải HLP là HHCN đặc biệt không? Vì sao?
- Nhận xét: HLP chính là HHCN đặc biệt.
- Yêu cầu HS nhắc lại diện tích xung quanh của HHCN là gì?
+ Vậy theo em diện tích xung quanh của HLP là gì?
+ Diện tích các mặt của HLP có điểm gì đặc biệt?
+ Vậy để tính diện tích 4 mặt ta có thể làm như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu quy tắc diện tích xung quanh của HLP.
- Nhận xét, chốt quy tắc. 
+ Vậy diện tích toàn phần của HHCN là diện tích của mấy mặt?
+ Vậy diên tích toàn phần của HLP là diện tích của mấy mặt?
+ Vậy muốn tính diện tích của HLP ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt quy tắc.
* Hoạt động 2: Ví dụ.
- Ghi bảng bài toán: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP có cạnh 5cm.
- Yêu cầu HS tính.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần HLP.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài tập.
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Tổ chức HS làm bài tập theo nhóm.
+ Phát bảng nhóm.
+ Điều khiển các nhóm làm bài tập.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh nhất.
IV. Củng cố - Dặn dò.
Qua bài học này các em đã biết tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HLP rồi, vậy về nhà chúng ta hãy vận dụng những kiến thức đã học để tính diện tích xung quanh và diện tịch toàn phần của cái bể cá, bể nước,... nhà mình có HLP thật tốt nhé.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bt trong VBT Toán.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát.
- HS nêu: giống nhau đều có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
- Lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời.
- 1 HS nhắc lại: Diện tích xung quanh của HHCN là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- 1 HS nêu: Diện tích xung quanh của HHCN là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- HS trả lời: Các mặt của HLP có diện tiachs bàng nhau.
- HS nêu: Ta có thể lấy diện tích một mặt nhân với 4.
- HS nêu: Muốn tính diện tích xung quanh của HLP ta lấy diện tích của một mặt nhân với 4.
- 2 HS nhắc lại quy tắc.
+ Là diện tích của cả 6 mặt.
+ Là diện tích của 6 mặt.
- HS nêu: Muốn tính diện tích của HLP ta lấy diên tích của một mặt nhân với 6.
- 2 HS nhắc lại.
- 1HS nhắc lại đề bài toán, lớp theo dõi.
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
Diện tích xung quanh của HLP đó là:
(5 × 5) × 4 = 100 (m2)
Diện tích toàn phần của HLP là:
(5 × 5) × 6 = 150 (m2)
- 1 HS nhận xét.
- 2 HS nhắc lại.
- 1 HS đọc đề, lớp  ... ười dân có trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật cao, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- Củng cố lại toàn bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài: Một số nước châu Âu.
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.
- HS thực hiện yêu cầu.
+ Châu Âu thuộc Bán cầu Bắc và nằm ở phía Tây châu Á.
+ Châu Âu tiếp giáp với BBD ở phía Bắc, ĐTD ở phía Tây, Địa Trung Hải ở phía Đông, và Đông Nam giáp với châu Á.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
+ Diện tích của châu Âu là 10 triệu km2 bằng khoảng 14 diện tích châu Á.
- HS thực hiện yêu cầu. Các nhóm thảo luận.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm.
+ Thư ký ghi kết quả.
+ Các đồng bằng lớn: đồng bằng Đông Âu, Tây Âu,...
+ Các dãy núi lớn: Uran, Anpơ, Cácpát,...
+ Các sông lớn: sông Đa-nuýp, sông Vôn-ga.
+ Đồng bằng thường nằm giữa của châu Âu, núi bao bọc xung quanh châu Âu.
+ Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu ôn hòa. Có rừng lá kim, rừng lá rộng.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Số dân của châu Âu năm 2004 là 728 triệu người.
+ Số dân châu Âu đứng hàng thứ 4 trên thế giới, gần bằng 15 số dân châu Á.
- Thực hiện yêu cầu quan sát và trả lời câu hỏi.
- Người dân châu Âu thuộc da trắng, châu Á thuộc da vàng,...
- HS thực hiện yêu cầu, những hoạt động sản xuất :
+ Trồng cây lương thực.
+ Sản xuất hóa chất.
- HS lần lượt: máy bay, ô tô, thiết bị, hàng điện tử, len, dạ,...
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
Môn: Toán
Tiết 111: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
A. Mục tiêu.
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo, lắng nghe tích cực.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Sách giáo khoa, bảng nhóm.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động cuuar học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Thể tích của một hình.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và tính chất
Ví dụ 1: 
- GV trưng bày đồ dùng, yêu cầu HS quan sát.
+ Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
+ Hình nào to hơn, hình nào nhỏ hơn?
- GV: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
- GV: đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhật.
+ Hãy nêu vị trí của 2 hình khối.
- GV: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương .
- Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
Ví dụ 2: 
- GV treo tranh minh hoạ
+ Mỗi hình C và D được hợp bởi mấy hình lập phương
nhỏ?
- GV: Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
Ví dụ 3:
- GV lấy 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK.
+ Yêu cầu HS tách hình xếp được thành 2 phần.
- GV treo tranh.
+ Hình P gồm mấy hình lập phương?
+ Khi tách hình P thành 2 hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
+ Nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình.
- GV: Ta nói thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi.
+ Hình HCN A gồm mấy HLP nhỏ?
+ Hình HCN B gồm mấy HLP nhỏ?
+ Hình nào có thể tích lớn nhất?
- Nhận xét, kết lời giải đúng.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Thể tích hình C So với thể tích hình D như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT Toán.
- Chuẩn bị bài: Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối.
- 2 HS lên bảng làm bài tập, lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát
- Hình lập phương và hình hộp chữ nhật 
- Hình lập phương nhỏ hơn. Hình hộp chữ nhật lớn hơn
- HS lắng nghe.
- Quan sát.
- Hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật .
- HS lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- Hình C gồm 4 hình lập phương.
Hình D cũng 4 hình lập phương.
- 2 HS nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Quan sát.
+ 6 hình lập phương.
+ Hình M gồm 4 hình lập phương.
Hình N gồm 2 hình lập phương.
+ Số hình lập phương nhỏ của hình P bằng tổng số hình lập phương nhỏ của hình M và N.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài, lớp đọc thầm.
- Thực hiện yêu cầu.
+ HHCN A có 16 HLP nhỏ.
+ HHCN B có 18 HLP nhỏ.
+ Hình HCN B có thể tích lớn hơn HHCN A.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Một số nhóm báo cáo kết quả.
+ Hình A gồm 45 HLP nhỏ.
+ Hình B gồm 27 HLP nhỏ.
+ Hình A có thể tích lớn hơn hình B.
Môn: Khoa học
Bài 44: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
A. Mục tiêu.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
- Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió,...
- Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện,...
* Kĩ năng sống: Thu thập và xử lí thông tin, hợp tác.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than? 
+ Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1:Tthảo luận tìm hiểu về năng lượng gió.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 1, 2, 3 trang 90 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao có gió? Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Nhận xét, kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng tạo ra gió. Năng lượng gió có tác dụng rất lớn trong đời sống...
* Hoạt động 2: Triển lãm về năng lượng nước chảy.
- Yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6 trang 91 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
- Nhận xét, kết luận:Con người có thể sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chở hàng hóa xuôi dòng, làm quay tua-bin máy phát điện, làm quay bánh xe nước đưa nước lên vùng cao
* Hoạt động 3: Thực hành làm quay tua-bin
- Đặt mô hình lên bàn, yêu cầu HS đưa ra các giải pháp có thể và dự tính hoạt động. Sau 3 - 4 ý kiến thì cho HS thực hành.
- Thực hành:
+ Giải pháp đúng: Đổ nước từ trên cao xuống làm quay tua-bin (mô hình) hoặc làm quay bánh xe nước.
- Nhận xét, nêu: Đây chính là mô hình thu nhỏ của nhà máy phát điện. Khi nước chảy làm quay tua-pin. Khi tua- pin quay sẽ làm rô tơ của nhà máy phát điện quay và tạo ra dòng điện.
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
IV. Củng cố - Dặn dò.
+ Sử dụng hai nguồn năng lượng này có gây ô nhiễm cho môi trường không?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài: Sử dụng năng lượng điện.
- 2 HS lên bảng trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS giở sgk trang 90, ghi tên bài.
- Các tổ thảo luận nhoùm 4
- HS thực hiện yêu cầu.
+ Do sự chênh lệch nhiệt độ nên không khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác...
+ Năng lượng gió giúp cho thuyền, bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc,...
- Lắng nhe.
- HS thực hiện yêu cầu.
+ Năng lượng nước chảy làm tàu bè, thuyền chạy, làm quay tua-pin của các nhà máy phát điện,...
+ Xây dựng các nhà máy phát điện, dùng sức nước để tạo dòng điện, làm quay cối xay ngô, xáy thóc,...
- HS quan sát mô hình, bàn bạc với bạn cách thức làm cho tua-bin hoạt động rồi phát biểu.
- Một số HS tham gia thực hành.
- 2 HS đọc.
Môn: Tập làm văn
Bài 44: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
A. Mục tiêu.
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
* Kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo.
B. Đồ dùng dạy - học.
- Giấy kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy - học.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
I. Ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
 - Nhận xét, ghi điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Kể chuyện (Kiểm tra viết).
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết bài.
- Gọi HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- GV lưu ý HS: Đề 3 yêu cầu kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. HS cần nhớ yêu cầu của kiểu bài này để thực hiện đúng.
- Gọi một số HS nói tên đề bài đã chọn.
- Yêu cầu HS thực hiện viết bài.
* Hoạt động 2: Chấm bài, nhận xét.
- Yêu cầu HS nộp bài.
- Thu và chấm 5 bài của HS.
- Nhận xét, ghi điểm bài viết của HS.
IV. Củng cố - Dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập viết lại bài văn.
- Chuẩn bị bài: Lập chương trình hoạt động.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- HS laéng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Nhieàu HS noái tieáp nhau noùi teân ñeà taøi em choïn.
- 5 HS nêu.
- HS thực hiện viết bài nghiêm túc.
- HS thực hiện yêu cầu.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 22
I.Mục tiêu:
- HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 22, biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II.Chuẩn bị:
- Nội dung sinh hoạt,các bài hát.
III.Hoạt động chính.
1.Hoạt động 1: Đánh gía tình hình tuần vừa qua.
* Ưu điểm:
- HS có chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Các, Đông, Phong.
- HS hăng say phát biểu bài: Các, Đông, Phong, Nhè, Đài.
- Thực hiện lao động theo phân công của nhà trường tốt.
- Tổ 3 vệ sinh lớp học sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- Vẫn còn tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Tình trạng nghỉ học không phép: Chớ.
- Chưa học bài về nhà: Lai, Phềnh, Chớ.
2. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 23.
- Thực hiện dạy và học tuần 23.
- Chuẩn bị tiết dạy để khối trưởng dự giờ.
- Dự giờ rút kinh nghiệm.
- Nhắc HS đi học chuyên cần hơn.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tổ 4 trực nhật tuần 23.
- Ra vào lớp giữ nề nếp.
3. Hoạt động 3: Vui chơi.
- Hát những bài hát đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc