Lịch báo giảng tuần 7

Lịch báo giảng tuần 7

I. MỤC TIÊU:

 - Biết được: mỗi người điều có tổ tiên và mỗi người điều nhớ ơn tổ tiên.

 - Nêu được những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng thẻ hiện lòng biết ơn tổ tiên.

 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên: Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

- Học sinh: Sách giáo khoa Đạo đức 4, vở .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TRẦN KỲ TRUNG – ĐTDĐ : 0984796720

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 808Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lịch báo giảng tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7
THỨ
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI 
HAI
 28/9/09
CC
TĐ
T
Đ Đ
NH
1
2
3
4
5
Tuần 7
Những người bạn tốt
LTC
Nhớ ơn tổ tiên
ÔN: Con chim hà nội
BA
29/9/09
TĐ
T
TLV
LS
 KH
1
2
3
4
5
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
Khái niệm về số t/phân
LT Tả cảnh
ĐCSVN ra đời 
Phòng bệnh sốt xuất huyết
TƯ
30/10/09
TD
LTVC
T
KC
MT
1
2
3
4
5
ĐHĐN:TC Trao tín gậy
Từ nhièu nghĩa
(TT)
Cây cỏ nước nam
VT: Đề tàiATGT 
NĂM
1/10/09
T
CT
ĐL
LTVC
KT
1
2
3
4
5
Hàng của số tp.Đọc,Viết số T/P
Dòng kinh quê em
LTVTNG
Oân tập
Nấu cơm
SÁU
2/10/09
TLV 
TD
T
KH
SHL
1
2
3
4
5
LT Tả cảnh 
ĐHĐN: TC (TT)
LT
Phòng bệnh viêm não
SHL Tuần 7
ND : 22/9/08 Đạo đức : NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T1)
I. MỤC TIÊU:
	- Biết được: mỗi người điều có tổ tiên và mỗi người điều nhớ ơn tổ tiên.
	- Nêu được những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng thẻ hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên: Các tranh, ảnh, bài báo nói về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Học sinh: Sách giáo khoa Đạo đức 4, vở .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : TRẦN KỲ TRUNG – ĐTDĐ : 0984796720
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 .Hoạt động khởi động:
 - Hát. 
 - Kiểm tra bài cũ: Có trách nhiệm về việc làm của mình 
 Sau khi học xong bài Có trách nhiệm về việc làm của mình em ghi nhớ điều gì ? 
-GV nhận xét – biểu dương 
-Giới thiệu bài: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (T1) 
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 
- GV yêu cầu HS đọc truyện Thăm mộ 
- Yêu cầu cả lớp thảo luận 3 câu hỏi ở SGK trang 14 theo nhóm đôi. 
- GV nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng một việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: Làm BT 1, SGK
Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc bài tập 1. 
- GV nêu luật chơi: 
 + Thẻ xanh: tán thành.
 + Thẻ đỏ: không tán thành.
 + Thẻ vàng: lưỡng lự. 
- GV đọc từng việc làm. 
- GV nhận xét và kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ).
- GV khen những em giải thích hay.
Hoạt động 3: Tự liên hệ. 
Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân.
- GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được. 
- Gọi một số HS trình bày. 
- GV nhận xét – biểu dương những HS đã thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở những HS khác học tập theo bạn. 
- Gọi vài học sinh đọc mục Ghi nhớ 
3Củng cố –Dặn dò;
- Yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện về chủ đề Biết ơn tổ tiên 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị Nhớ ơn tổ tiên (tiết 2)
- Học sinh hát 
- HS nêu – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe 
- 1, 2 HS đọc to – cả lớp đọc thầm 
- Lớp thảo luận theo nhóm đôi – đại diện trình bày - nhận xét, bổ sung 
- Học sinh lắng nghe 
- 1 HS đọc. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, chọn và giải thích lí do – nhận xét- bổ sung.
- Học sinh lắng nghe 
- HS kể 
- HS trình bày - – nhận xét – bổ sung.
- HS lắng nghe. 
HS nêu – nhận xét – biểu dương. 
-HS lắng nghe .
ND29/9/09: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
I. MỤC TIÊU: 
 Học xong bài này, học sinh biết: 
- Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngày 3 – 2 – 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng: 
 + Biết lý do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thổng nhất ba tổ cộng sản.
 + Hội nghị ngày 3 – 2 – 1930 do Nguyễn Aùi Quốc chù trì dã thôùng nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Giáo viên: Hình trong SGK phóng to, sưu tầm tư liệu. 
 - Học sinh: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động : 
 - Hát 
 - Kiểm tra bài cũ: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
 Gọi HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK. 
 GV nhận xét – cho điểm 
-Giới thiệu bài: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI 
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng Cộng sản Việt nam. 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm từ đầu đến uy tín mới làm được. 
- Từ tháng 6 đến tháng 9 – 1929, ở Việt nam lần lượt ra đời mấy tổ chức cộng sản ? 
- Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản ? 
- Ai là người có thể đảm đương việc hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước ta thành một tổ chức duy nhất ? 
* GV chốt và nêu cho HS biết thêm. 
* GV kết luận 
Hoạt động 2: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt nam. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn từ tiếp theo đến cách mạng nước ta. 
+ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản việt nam, được diễn ra ở đâu, vào thời gian 
nào ? 
+ Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào, do ai chủ trì ? 
+ Nêu kết quả của cuộc hội nghị. 
* GV kết luận: Để tổ chức được hội nghị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cộng sản phải vượt qua muôn ngàn khó khăn nguy hiểm, cuối cùng hội nghị đã thành công.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản việt nam. 
- Yêu cầu học sinh đọc phần còn lại. 
 + Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt nam ? 
 + Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển thế nào ? 
* GV chốt như mục Ghi nhớ. 
3/Cũng cố- Dặn dò :
 - Gọi HS đọc Ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị Xô viết Nghệ – Tĩnh 
- HS trả lời – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe 
- HS đọc. 
- ... 3 tổ chức cộng sản. 
- ... để tăng thêm sức mạnh ... tổ chức cộng sản. 
- ... chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới làm được ...
- Học sinh lắng nghe 
- HS đọc. 
- ... vào đầu mùa xuân 1930, tại Hồng Công (Trung Quốc). 
- ... phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh đạo Nguyễn Ái Quốc. 
- Hội nghị đã nhất trí ... cách mạng nước ta. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc. 
 - HS nêu tự do. 
- ... giành được thắng lợi vẻ vang. 
- HS lắng nghe. 
- Vài HS đọc Ghi nhớ. 
ND: 29/9/09 Khoa học : PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết: 
 Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Giáo viên: Thông tin và hình trang 28, 29 SGK . 
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động:
- Hát
- Kiểm tra bài cũ:Phòng bệnh sốt rét 
 .Nêu tác nhân gây ra bệnh sốt rét.
 .Nên làm gì để phòng bệnh sốt rét ?
 GV nhận xét – cho điểm 
*Giới thiệu bài: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT .
2/ Các hoạt động chính: 
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập trong SGK 
- Yêu cầu HS đọc kĩ các thông tin, sau đó làm các bài tập trang 28 SGK. 
- GV đính từng câu lên bảng – yêu cầu HS chọn câu trả lời đúng bằng cách ghi ở bảng con. 
* GV nhận xét - chốt: 
 1- b; 2 - b; 3 - a; 4 - b; 5 - b. 
- Theo bạn, bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không ? Tại sao ?
Kết luận: Như ý 1 mục Bạn cần biết 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4 trang 29 SGK và trả lời các câu hỏi: 
+ Chỉ và nói nội dung của từng hình 
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. 
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: 
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết. 
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy? 
Kết luận: Như ý 2 SGK 
3/Củng cố- Dặn dò 
- Gọi học sinh nêu mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết 
- Chuẩn bị Phòng bệnh viêm não. 
- Vài HS nêu – nhận xét 
- Học sinh lắng nghe 
- HS nhận việc 
- HS lắng nghe - HS làm bài 
- HS lắng nghe 
- HS trả lời 
- HS quan sát và trả lời 
+ Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nữ đang quét sân, bạn nam đang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng) 
+ Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm).
+ Hình 4: Chum nước có nắp đậy (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng). 
- HS thảo luận và trả lời. 
- HS đọc 
ND 25/9/08 Địa lí : ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh: 
 -Xác định và mô tả được vị trí địa lí của nước ta trên bản đồ. 
 -Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: Đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, dất, rừng.
 -Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn của nước ta trên bản đồ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	 - Giáo viên : Phiếu học tập vẽ lược đồ trống Việt Nam. Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Học sinh : SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động khởi động:
 - KTBC: Đất và rừng 
 Gọi HS trả lời 3 câu hỏi trong SGK. 
 GV nhận xét, cho điểm.
-Giới thiệu bài: ÔN TẬP 
2. Các hoạt động chính :
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm 
1. Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV chia nhóm 4 – phát cho mỗi nhóm một bản đồ Việt Nam. 
- Yêu cầu HS chỉ và mô tả vị trí, giới hạn phần đất liền của nước ta trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
- Đại diện một nhóm chỉ trên bản đồ lớn của GV.
- Gọi vài nhóm trình bày 
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Đối đáp nhanh” 
- GV hướng dẫn HS chơi:
- GV chọn một số HS tham gia trò chơi. Chia số HS đó thành 2 nhóm bằng nhau, mỗi HS được gắn cho một số thứ tự bắt đầu từ 1. Như thế, hai em có số thứ tự giống nhau sẽ đứng đối diện nhau. 
- HS chơi theo hướng dẫn sau: Em số 1 ở nhóm 1 nói tên một dãy núi, một con sông hoặc một đồng bằng mà em đã học; em số 2 ở nhóm 2 có nhiệm vụ chỉ trên bản đồ đối tượng địa lí đó. Nếu em này chỉ đúng thì được 2 điểm, nếu chỉ sai hoặc không trả lời được thì một HS khác có thể giúp, chỉ đúng sẽ được 1 điểm hoặc nếu chỉ sai sẽ không có điểm. Sau đó, em số 2 ở nhóm 2 được nói tên một đối tượng địa lí, em số 2 ở nhóm một phải chỉ trên bản đồ đối tượng đó. Trò chơi cứ tiếp tục như thế cho đến HS cuối cùng. 
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cụ thể: tổng số điểm của nhóm nào cao hơn thì nhóm đó thắng cuộc. 
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm 4 
2. Hoàn thành bảng sau vào vở 
- HS các nhóm thảo luận và hoàn thành câu 2 trong SGK vào vở – đại diện 2 nhóm trình bày trên bảng nhóm 
- Cho HS trình bày 
- GV chốt lại. 
3Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị Dân số nước ta. 
- HS trả lời – nhận xét 
- HS lắng nghe. 
- HS nhận việc
- HS làm việc theo nhóm 4 
- Vài nhóm trình bày – nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe. 
- HS chơi 
- HS thảo luận để làm bài
- Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét 
- HS lắng nghe. 
ND 2/10/09 Khoa học; PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
I. MỤC TIÊU :
 Sau bài học, HS biết:
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV: Hình trang 30, 31 SGK. 
HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
 HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động khởi động :
- Hát
- Kiểm tra bài cũ: Phòng bậnh sốt xuất huyết 
 +Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết. 
 +Gia đình em thường sử dụng cách nào để diệt muỗi và bọ gậy ? 
 GV nhận xét – cho điểm 
-Giới thiệu bài: PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO 
2/ Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” hoặc chơi trò chơi “Tập trung”
- Chuẩn bị theo nhóm: 
- 1 bảng con và phấn hoặc bút viết bảng. 
- Một cái chuông nhỏ (hoặc vật để thay thế có thể phát ra âm thanh)
- GV phổ biến luật chơi 
+ Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các câu hỏi và các câu trả lời trang 30 SGK rồi tìm xem mỗi câu ứng với câu trả lời nào. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn khác lắc chuông báo hiệu là nhóm đã làm xong. 
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV 
- Cho HS trình bày 
- GV nhận xét – chốt: 
 1- c; 2 - d; 3 - b; 4 - a. 
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 30, 31 và trả lời các câu hỏi: 
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình. 
Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não. 
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
+ Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não ? 
Kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh; không để ao tù, nước đọng; diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày.
 Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 
3Củng cố – Dặn dò 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết 
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị Phòng bệnh viêm gan A 
- HS nêu – nhận xét 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe 
- HS các nhóm làm việc theo sự điều khiển của nhóm trưởng. 
- Đại diện các nhóm trình bày – Các nhóm khác bổ sung 
- HS lắng nghe. 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Hình 1: Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt). 
+ Hình 2: Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não. 
+ Hình 3: Chuồng gia súc được làm cách xa nhà ở. 
+ Hình 4: Mọi người làm vệ sinh môi trường xung quanh ở: quét dọn, khơi thông cống rãnh, chôn kín rác thải, dọn sạch những nơi đọng nước, lấp vũng nước. 
- HS trả lời tự do theo liên hệ thực tế ở địa phương. 
- HS lắng nghe. 
- Vài HS đọc 
Sinh hoạt
TUẦN 7
I-Mục tiêu:
 - Củng cố các hoạt động trong tuần
 - Rèn tính tự quản
 - Học tập lẫn nhau
II-Tiến hành:
 - Các tổ trưởng báo cáo cho lớp trưởng về:
 - Học tập
 - Lao động
 - Các công tác khác (trật tự, vệ sinh,)
 - Lớp trưởng nhận xét chung
 - Đề nghị khen thưởng:..; Tổ:2..: Cá nhân:XUYÊN, TRÍ .
 - Các cá nhân rút kinh nghiệm
 - Đưa ra hướng khắc phục
 - Giáo viên nhắc nhở các cá nhân chưa tốt:ĐIỀN, ĐỨC 
 Về nhà học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .
 Tham gia phong trào Đội. 
 Giữ vệ sinh trong và ngoài lớp, cổng trường, vệ sinh cá nhân. 
 Sắp xếp lại bàn ghế. 
 Hát đầu giờ và giữa giờ, trang trí lại góc trưng bày sản phẩm.
 Giữ trật tự khi ra câu chuyện dưới cờ, trang nghiêm khi hát quốc ca. 
 Học bài, làm bài trước khi đến lớp.
 Nhắc nhở HS mang phù hiệu, khăn quàng đều đặn. 
 Không chạy nhảy trên bàn.
 Không ăn quà vặt ngoài cổng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTaäp ñoïc.doc