MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY BỒI DƯỠNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5
PHẦN I :Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài :
Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt ở lớp 5 , tôi đã thấy được tầm quan trọng của dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS . Khi đọc một văn bản văn học thì điều hết sức cần thiết phải có sự cảm thụ văn học . Bởi vì , cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bậc, sâu sắc cái đẹp của văn học được thể hiện trong văn bản . Nhưng hiện nay, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở các lớp nói chung chưa được chú trọng , GV chỉ chú ý tập trung vào khâu luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài . Muốn HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp , sự sâu sắc , ở ngôn từ, biện pháp nghệ thuật,ở ý nghĩa trong mỗi bài văn, bài thơ, khổ thơ đoạn văn mà các em đã được học thì người GV phải rèn được cho các em kĩ năng cảm thụ văn học . Qua cảm thụ, HS được củng cố thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ trong viết bài tập làm văn như so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ, và HS cũng đọc diễn cảm hơn một văn bản nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó.
Mặt khác , từ trước đến nay trong các kì thi HS giỏi ở bậc tiểu học , trong môn Tiếng Việt, cấu trúc đề thi bao giờ cũng có một câu hỏi, bài tập dành cho cảm thụ văn học . Nếu HS không được rèn kĩ năng cảm thụ văn học thì sẽ không làm bài được kết quả cao. Chính vì vậy , tôi chọn viết đề tài : “Một số biện pháp dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 .”
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY BỒI DƯỠNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5 PHẦN I :Mở đầu Lý do chọn đề tài : Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Việt ở lớp 5 , tôi đã thấy được tầm quan trọng của dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS . Khi đọc một văn bản văn học thì điều hết sức cần thiết phải có sự cảm thụ văn học . Bởi vì , cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bậc, sâu sắc cái đẹp của văn học được thể hiện trong văn bản . Nhưng hiện nay, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở các lớp nói chung chưa được chú trọng , GV chỉ chú ý tập trung vào khâu luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài . Muốn HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp , sự sâu sắc ,ở ngôn từ, biện pháp nghệ thuật,ở ý nghĩa trong mỗi bài văn, bài thơ, khổ thơ đoạn văn mà các em đã được học thì người GV phải rèn được cho các em kĩ năng cảm thụ văn học . Qua cảm thụ, HS được củng cố thêm vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ trong viết bài tập làm văn như so sánh, nhân hóa , ẩn dụ, hoán dụ,và HS cũng đọc diễn cảm hơn một văn bản nếu các em cảm thụ tốt văn bản đó. Mặt khác , từ trước đến nay trong các kì thi HS giỏi ở bậc tiểu học , trong môn Tiếng Việt, cấu trúc đề thi bao giờ cũng có một câu hỏi, bài tập dành cho cảm thụ văn học . Nếu HS không được rèn kĩ năng cảm thụ văn học thì sẽ không làm bài được kết quả cao. Chính vì vậy , tôi chọn viết đề tài : “Một số biện pháp dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 .” Nhiệm vụ của đề tài : Để dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS giỏi thì GV cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau : a)Rèn cho HS kĩ năng cảm thụ văn học thông qua các tiết tập đọc , luyện từ và câu để giúp HS năm vững kiến thức cơ bản về Tiếng việt và bồi dưỡng HS vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học . b)Rèn học sinh kĩ năng viết đoạn văn về các dạng bài tập cảm thụ văn học. 3.Phương pháp tiến hành : *Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : qua việc nghiên cứu các tài liệu như : Luyện tập về cảm thụ văn học ở tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới của Trần Mạnh hưởng ; Cảm thụ văn học lớp 4; Cảm thụ văn học lớp 5 ;Giáo trình bồi dưỡng HS sinh giỏi môn Tiếng Việt và một số tài liệu có liên quan . Từ đó tôi đã dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để chọn lọc những nội dung phù hợp áp dụng vào việc dạy HS giỏi ở phần cảm thụ văn học . -Phương pháp thể nghiệm : Căn cứ vào tình hình dạy bồi dưỡng HS sinh giỏi nhiều năm, tôi đã đưa một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học vào giảng dạy và dùng phương pháp điều tra, khảo sát để xem kết quả đạt được như thế nào , từ đó đúc kết lại những kinh nghiệm, đưa ra biện pháp giảng dạy cho phù hợp. 2. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu: - Cơ sở và đối tượng nghiên cứu : tại các lớp dạy bồi dưỡng HS năng khiếu . -Thời gian nghiên cứu : Dựa vào thực tiễn dạy bồi dưỡng HS giỏi ở các năm qua . PHẦN II- KẾT QUẢ : Mô tả hiện trạng thực tế và nội dung giải pháp : 1. Hiện trạng thực tế : Qua những năm được nhà trường phân công dạy bồi dưỡng HS giỏi ở môn Tiếng việt , ngay từ đầu năm khi chọn ra đề thi tuyển chọn HS giỏi để bồi dưỡng , trong cấu trúc đề thi gồm có 3 nội dung : Luyện từ và câu, Tập làm văn, và cảm thụ văn học . Kết quả kiểm tra cho thấy HS làm được phần Tập làm văn và luyện từ và câu , còn phần cảm thụ rất ít em cảm thụ được ý nghĩa, nghệ thuật cũng như hình ảnh thể hiện trong đoạn văn, đoạn thơ đã cho. Các em chưa biết cách viết đoạn văn cảm thụ như thế nào cho đúng mà chỉ trình bày giống như hình thức trả lời câu hỏi .Trong các năm được nhà trường phân công dạy học sinh giỏi môn Tiếng việt , tôi đã áp dụng “Một số biện pháp dạy bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 .” và kết quả các kì thi HS giỏi đạt được như sau : Năm học2005- 2006 đạt : 14-Huyện :8-Tỉnh :6 Năm học2006- 2007 đạt: 8-Huyện :6-Tỉnh :2 Năm học 2007-2008 đạt : 10-Huyện :4-Tỉnh :6 Năm học2008- 2009 đạt : 2- Huyện :1-Tỉnh :1 Năm học 2009-2010 đạt : 7-Huyện :1-Tỉnh : 6 Năm học2010- 2011 đạt : 5-Huyện :0-Tỉnh :5 Trong đó HS thi môn Tiếng việt nói chung và cảm thụ nói riêng đều đạt điểm theo yêu cầu. Nội dung giải pháp : a)Rèn cho HS kĩ năng cảm thụ văn học thông qua các tiết tập đọc , luyện từ và câu để giúp HS năm vững kiến thức cơ bản về Tiếng việt và bồi dưỡng HS vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học . Để khắc phục tình trạng như trên , tôi đã tiến hành một số biện pháp sau để bồi dưỡng HS giỏi ở nội dung cảm thụ văn học như sau: Bồi dưỡng cảm thụ văn học ngay trên các tiết dạy tập đọc và luyện từ và câu : @ Đối với phân môn tập đọc : Trong quá trình dạy trên lớp , ngoài việc dạy luyện đọc đúng, đọc diễn cảm và tìm hiểu nội dung bài như mục tiêu của bài học , tôi còn cho HS phát hiện những biện pháp nghệ thuật và cái hay , cái đẹp trong những bài đọc đó . Ngoài ra , tôi còn yêu cầu các em có một sổ tay riêng để ghi lại những câu thơ , câu văn hay về nội dung và cách dùng từ ngữ. Để thực hiện được điều này , Trong mỗi bài tập đọc , cần sử dụng hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng , phát huy trí tưởng tượng của HS, phải thoát khỏi câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi HS tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh , nhân vật, hành động,..trong bài tập đọc . Sau khi hướng dẫn HS cảm thụ bài tập đọc, tôi cho HS ( HS giỏi ) nêu lên cảm nhận của mình về cái hay của bài, sau đó bổ sung . Ví dụ 1: Khi dạy bài : Đất nước – Sách Tiếng Việt 5 Tập 2- Trang 94 Đối với bài này , khi dạy cần xac định trọng tâm cảm thụ là gì để dạy xoáy sâu vào trong nội dung đó. Cụ thể phần tìm hiểu bài ở câu hỏi số 3 : Lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào trong hai khổ thơ cuối ? – Sau khi đặt câu hỏi , HS trả lời , cần cho HS cảm thụ được : Hai khổ thơ cuối thể hiện một các tuyệt đẹp niềm tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc. Giọng thơ đanh thép hùng hồn được diễn tả qua các điệp ngữ: “ đây là của chúng tađây là của chúng ta”, “ những”( những cánh đồng, những ngả đường,những dòng sông ), “ nước “ ( nước chúng ta, nước những người), “đêm đêm”..Các từ ngữ, hình ảnh rất chọn lọc, hình tượng “trời xanh”, “núi rừng”, “cánh đồng”, “ngả đường” ,“dòng sông” , “thơm mát”, “bát ngát”, “đỏ nặng phù sa” gợi tả vẻ đẹp đất nước hồi sinh, tự do . Từ tượng thanh “rì rầm” và cụm động từ ‘nói vọng về” kết với từ ngữ “ chưa bao giờ khuất” thể hiện truyền thống bất khuất của dân tộc ta . Đến phần củng cố , có thể cho HS giỏi phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của bản thân khi đọc bài thơ , giúp HS nêu được cách trình bày : thể thơ tự do, giọng thơ tha thiết trầm hùng , cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp tu từ,.. ý nghĩa: ca ngợi hương sắc mùa thu mùa thu , vẻ đẹp hùng vĩ dồi dào sức sống và truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta. Ví dụ 2 : Khi dạy bài tập đọc : Quang cảnh làng mạc ngày mùa –Tiếng việt 5 –tập 1 trang 10 – tôi cũng xác định được nội dung cảm thụ văn học qua bài văn đó là gì và dạy ở thời điểm nào trong tiết tập đọc đó .Cảm thụ về nội dung :một nông thôn mới ấm no , hạnh phúc và dạt dào sức sống . Cảm thụ về nghệ thuật: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nhất là từ ngữ chỉ màu sắc, các sắc độ của màu vàng : vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng xẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt,( các từ ghép có nghĩa phân loại ) và cách miêu tả cảnh vật. Nói tóm lại , muốn rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho HS thông qua môn tập đọc thì GV nắm kĩ được nội dung, ý nghĩa và hình thức nghệ thuật của từng bài thơ, bài văn hướng dẫn các em có khả năng cảm thụ tốt. @ Đối phân môn luyện từ và câu : Một trong những biện pháp giúp các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học . Muốn HS nắm được các biện pháp nghệ thuật đó thì thông qua việc dạy môn Tiếng việc nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng để cung cấp và bồi dưỡng cho các em .Các biện pháp nghệ thuật thường gặp ở tiểu học là : So sánh, nhân hóa , điệp từ , đảo ngữ, lặp từ.Muốn giúp HS nắm được các biện pháp nghệ thuật đó để cảm thụ tốt các tác phẩm văn học thì cần giúp HS hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa , điệp từ, đảo ngữ,: +Biện pháp so sánh: Là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật , sự việc có cùng một nét giống nhau nào đó , nhằm diễn tả một cách đầy đủ các hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Ví dụ : Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác , càng tươi lòng vàng . Võ Thanh An Bà được so sánh với hình ảnh quả ngọt chín rất đúng vì bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như quả ngọt chín rồi – đều phát triển đến độ già dặn, có giá trị cao. Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh ( quả ngọt chín rồi ) gợi sự suy nghĩ liên tưởng đẹp và giàu ý nghĩa về bà : có tấm lòng thơm thảo đáng quý , có lợi ích cho cuộc đời , đáng nâng niu và trân trọng . +Biện pháp nhân hóa :Là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính hay hoạt động của con người chuyển sang đối tượng không phải con người( vật vô tri, vô giác) làm cho chúng có hành động , suy nghĩ, cảm xúc , nói năng,như người . VD : Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha . Nguyễn Đình Thi Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa qua những từ ngữ: thay áo mới, nói cười thiết tha để chỉ một vật vô tri vô giác như bầu trời mùa thu có tâm trạng , hoạt động giống như con người nhằm diễn tả niềm vui của đất nước trong mùa thu mới . + Nghệ thuật điệp từ,điệp ngữ : Điệp ngữ là cách diễn đạt một từ, một ngữ được nhắc đi , nhắc lại nhiều lần nhằm mục đích nhấn mạnh ý , khẳng định, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. VD : Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa . Nguyễn Đình Thi Điệp ngữ “ đây’( trong “Trời xanh đây”, “ Núi rừng đây”) nhấn mạnh vị trí cụ thể thuộc chủ quyền của tổ quốc . Điệp ngữ “là của chúng ta” ( trong 2 câu thơ đầu ) khẳng định quyền sở hữu và làm chủ đất nước , bộc lộ niềm tự hào và kiêu hãnh . Điệp ngữ những có tính chât liệt kê và nhấn mạnh số lượng nhiều , kèm theo một loạt hình ảnh : cánh đồng thơm mát, ngả đường bát ngát ,dòng sông đỏ nặng phù sa : gợi vẻ đẹp giàu có của đất nước nhằm bộc lộ cảm ... VD1 : Trong đoạn văn sau đây, cây bàng ở mỗi mùa đều được gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào ? Em thích nhất hình ảnh cây bàng vào mùa nào ? Vì sao ? Mùa đông, cây vươn dài những cành khẳng khiu trụi lá. Xuân sang , cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn . Hè về , những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường . Thu đến , từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá . Hữu Tưởng +HS nắm được nội dung đoạn : Tả sự thay đổi của cây bàng theo mùa . +Nêu được : Cây bàng ở mỗi mùa đều được tả bằng những hình ảnh tiêu biểu Mùa đông: cây vươn dài những cành khẳng khiu trụi lá Mùa xuân : cành trên, cành dưới chi chít những lộc non mơn mởn Mùa hè : những tán lá xanh um che mát một khoảng sân trường Mùa thu : từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá +Tự chọn hình ảnh cây bàng vào mùa em thích nhất và giải thích vì sao em thích . VD2:Đọc đoạn văn sau : Đang vào mùa rừng dầu trút lá . Tàu lá dầu liệng xuống như cánh diều , phủ vàng mặt đất . Mỗi khi có con hoẵng chạy qua , thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa. Những cây dầu con mới lớn , phiến lá đã to gần bằng lá già rụng xuống . Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây Chu Lai Chi tiết nào giúp em cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng ? + HS nắm được : Chi tiết giúp ta cảm nhận được không gian yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng : “Mỗi khi có con hoẵng chạy qua , thảm lá khô vang động như có ai đang bẻ chiếc bánh đa.”( Rừng dầu yên tĩnh đế mức “thảm lá khô vang động ..”khi chỉ có con hoẵng chạy qua! Âm thanh tạo ra từ bước chân con hoẵng chạy trên lá khô càng tôn thêm sự yên tĩnh của rừng dầu đầy lá rụng. @Dạng 3 : Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh tiểu học : Đối với dạng bài tập này , như đã trình bày ở phần trên : +Trước hết cần phải cung cấp đầy đủ kiến thức về luyện từ và câu cho HS ( các kiến thức về biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa , điệp từ, điệp ngữ ; đảo ngữ,). + Phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong bài( đoạn ) văn, thơ , cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì , muốn làm nổi bật ý gì ? +Sau cùng viết đoạn văn cảm thụ theo yêu cầu đã cho . Dạng bài tập tìm hiểu và vận dụng biện pháp so sánh : VD : Đọc đoạn thơ sau : Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa- đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh. Trần Đăng Khoa Hãy nhận xét ở đoạn thơ trên tác giả so sánh sự vật nào với sự vật nào ? Cách so sánh như vậy giúp em cảm nhận dược điều gì mới mẻ về sự vật ? +HS nắm được biện pháp so sánh : So sánh “ quả dừa “ với “đàn lợn con nằm trên cao”; “ tàu dừa” –“chiếc lược chải vào mây xanh” +HS cảm nhận được : So sánh như vậy giúp ta cảm nhận được : vẻ kì lạ ngộ nghĩnh của những quả dừa ; nét đẹp và lạ của tàu lá dừa trên cao ( như chiếc lược chải vào mây xanh ). Sau khi , giúp HS xác định biện pháp nghệ thuật đã sử dụng ( so sánh) , GV cũng cần hướng dẫn các em viết đoạn văn cảm thụ chứ không dừng lại ở mức độ trả lời câu hỏi : VD: Trong khổ thơ sau , hình ảnh so sánh đã góp phần diễn tả nội dung thêm sinh động , gợi cảm như thế nào ? Mùa thu của em Là vàng hoa cúc Như nghìn con mắt Mở nhìn trời êm . (Quang Huy ) +Đối với bài tập này , HS không dừng ở chỗ nắm được hình ảnh so sánh : hình ảnh hàng nghìn con mắt mở nhìn lên bầu trời êm ả góp phần diễn tả được vẻ đẹp tươi sáng , dịu dàng của hoa cúc ; gợi cảm xúc yêu mến mùa thu ở dạng trả lời câu hỏi mà HS phải viết được một đoạn văn cảm thụ ( lưu ý khi trình bày đoạn văn cảm thụ cần nêu được cảm nghĩ của bản thân ) -VD như : Trong đoạn thơ trên, tác giả đã ví những bông hoa cúc giống như hàng nghìn con mắt đang ngước nhìn lên bầu trời êm dịu . Cách so sánh đó đã làm cho bức tranh mùa thu càng thêm quyến rũ . Dưới khung trời rộng mở , tràn ngập một màu vàng tươi tắn và dịu mắt của những bông hoa cúc mảnh mai. Cái màu vàng thanh khiết ấy như một nét nhấn vào lòng người đọc , khiến cho bất kì ai dẫu muốn dồn nén tâm tư cũng phải nao lòng . Màu vàng tươi mát đó còn gợi cho ta liên tưởng tới vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu , khiến ta càng thêm yêu mến và gắn bó với mùa thu . Dạng bài tập tìm hiểu và vận dụng biện pháp nhân hóa : Các bước làm cũng tiến hành tương tự như trên. Trước tiên cho HS xác định được biện pháp tu từ( nhân hóa ) có trong đoạn văn , đoạn thơ , sau đó trình bày đoạn văn cảm thụ : VD : Cho đoạn thơ : Rừng mơ ôm lấy núi Sương trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa Trần Lê Văn Hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ Hương Sơn được gợi tả trong đoạn thơ . +HS xác định được : Nghệ thuật được sử dụng : nghệ thuật nhân hóa Hình ảnh nhân hóa : Ôm lấy núi +HS cảm nhận được : Rừng mơ bao quanh núi được nhân hóa ( ôm lấy núi ) cho thấy sự gắn bó gần gũi, thân mật và thắm đượm tình cảm của cảnh thiên nhiên .hoa mơ nở trắng như mây trên trời đọng lại . Gió chiều đông nhè nhẹ đưa hương hoa mơ đi khắp nơi . Có thể nói đoạn thơ trên đã vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp của đất trời hòa quyện trong rừng mơ Hương Sơn. +HS viết đoạn văn cảm thụ . Điệp từ, điệp ngữ : -Trong những câu văn, câu thơ tác giả có sử dụng điệp ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý , khẳng định , gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người đọc , người nghe . Vì vậy đối với dạng bài tập này , cần giúp các em xác định được tác giả sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ nhằm nhấn mạnh ý gì , gợi lên cảm xúc gì ? VD : Trong đoạn thơ dưới đây , tác giả đã dùng những điệp ngữ nào ? Những điệp ngữ đó đã có tác dụng gây ấn tượng và gợi cảm xúc gì sâu sắc trong lòng người đọc ? Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường. Nhớ Người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân người dước lên đèo Người đi, rừng núi trông theo bóng người . Tố Hữu +HS nắm được: Biện pháp nghệ thuật sử dụng : Điệp ngữ Từ ngữ được nhắc lại trong đoạn thơ : nhớ, Người Tác dụng : gây ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc về Bác Hồ kính yêu ( Người ) +HS cảm nhận được : Gợi cảm xúc nhớ thương, gắn bó da diết với Việt Bắc – nơi căn cứ địa của Cách mạng , nơi có những người dân sống rất chân tình và hết lòng chở che cho Cách mạng . Đảo ngữ : Đối với dạng bài tập cảm thụ này , HS cần phải xác định đúng bộ phận chủ -vị của câu đảo ngữ . Thông qua đó để hiểu được giá trị về nội dung,ý nghĩa của câu , nắm được tác dụng của việc đảo ngữ nhằm nhấn mạnh ý gì ? VD : Nêu tác dụng của biện pháp đảo ngữ được sử dụng trong bài thơ sau : Bên này là núi uy nghiêm Bên kia là cánh đồng liền chân mây Xóm làng xanh mát bóng cây Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời . Trần Đăng Khoa +HS nắm được : câu thơ thứ 3 và thứ tư được dùng hình thức đảo ngữ , các từ “xanh mát” “trắng” đứng trước vị ngữ “ bóng cây”, “cánh buồm” . Các tính từ này thường diễn đạt như sau : bóng cây xanh mát, cánh buồm trắng . Cách diễn đạt đảo ngữ (xanh mát bóng cây, trắng cánh buồm) làm cho 2 tính từ được chuyển loại( xanh mát, trắng mang đặc điểm của động từ ) có tác dụng nhấn mạnh ý miêu tả và gợi cảm xúc . @ Trên đây là một số bài tập điển hình ở các dạng , ngoài ra còn một số bài tập cần cảm thụ qua việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa . Việc khai thác nội dung của nó , giúp HS cảm nhận được nét tinh tế và giá trị nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào : VD :Trong bài Nghe thầy đọc thơ , nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết : “Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà Mái chèo nghe vọng sông xa Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Trần Đăng Khoa +HS nêu được : -Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên : Nghệ thuật nhân hóa ( thở ) và cách gieo vần (nhà-xa;xa-bà; xưa-dừa ). - Các hình ảnh : nắng chói chang, cây cối xanh tươi -Các âm thanh :tiếng mái chèo quẫy nước,khua nước vọng lại từ dòng sông hiện về trong kí ức .Tiếng ru à ơi của người bà ru cháu , tiếng tàu dừa trở mình dưới ánh trăng khuya.. +Cảm nhận được: Với những lời thơ của thầy đọc, cảnh vật xung quanh muôn màu, muôn âm sắc tươi sáng đã hiện ra trong tâm trí cậu học trò.Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại. III- Phần 3 : KẾT LUẬN -Qua quá trình nghiên cứu , tìm hiểu và thực hiện đề tài này qua các năm được phân công dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 5, tôi vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh cách dạy sao cho hoàn thiện hơn . Kết quả HS giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 do tôi phụ trách có chuyển biến rõ rệt và đã đạt kết quả qua các kì thi HS giỏi các cấp .Về kiến thức từ ngữ các em đã nắm chắc và đã quen thuộc với các dạng đề . Tôi cũng rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân : 1. Muốn bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng việt nói chung và cảm thụ văn học nói riêng có hiệu quả , trước hết GV phải nắm vững kiến thức -kĩ năng thực hành Tiếng việt, phải có vốn sống, vốn cảm xúc phong phú. 2. Bên cạnh lòng nhiệt tình , GV còn phải thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức , tích lũy hệ thống hệ thống kiến thức Tiếng việt phong phú thông qua việc đọc sách vở ,tài liệu . 3.Tạo cho HS niềm say mê môn Tiếng việt và thói quen ham đọc sách . HS cần nhiều loại sách để tham khảo . 4. Phải cung cấp đầy đủ kiến thức về LTVC cho HS .Trong phân môn Tập đọc , cần thực hiện tốt việc đọc diễn cảm và khai thác tốt nội dung tác phẩm, giúp HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm . 5. Khi dạy bồi dưỡng cần dạy cho HS nắm chắc từng dạng cảm thụ và cách trình bày khi viết một đoạn văn cảm thụ văn học . Theo tôi đề tài này không chỉ áp dụng riêng cho lớp dạy bồi dưỡng HS giỏi lớp 5 , mà các GV khác cũng có thể áp dụng trong quá trình bồi dưỡng HS giỏi ở các lớp tạo tiền đề cho quá trình tuyển chọn bồi dưỡng HS giỏi sau này. Những em được bồi dưỡng, sau này lên các lớp trên sẽ học tốt hơn. @ Đề xuất kiến nghị : -Nên tổ chức bồi dưỡng HS giỏi ngay từ lớp 2-3. -Nên tổ chức thi HS giỏi hàng năm để tạo tính thi đua , động lực thúc đẩy HS học tập . Với kinh nghiệm của bản thân trong những năm được phân công bồi dưỡng HS giỏi môn Tiếng việt . Tôi mạnh dạn nêu lên một số biện pháp bồi dưỡng cảm thụ văn học cho HS giỏi. Tuy nhiên ,trong quá trình trình bày vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót . Do vậy , tôi rất mong sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học nhà trường và các đồng nghiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn . Cát Hanh, ngày 23 tháng 10 năm 2011 Người viết Đỗ Thị Tuyết Nhung
Tài liệu đính kèm: