Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5

Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện :

- Phân môn Tập làm văn tập vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

 

docx 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3226Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TX GÒ CÔNG 
 TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH ĐÔNG 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH 
HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5
	 Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Giàu
	 Chức vụ: Giáo viên
	 Tổ: Khối 5
Năm học: 2012-2013
LỜI CẢM ƠN
 Kính thưa :Ban giám hiệu và toàn thể quý thầy cô của trường!
 Sau thời gian nghiên cứu với sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu và toàn thể giáo viên khối 5 của trường thì đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 5”đã hoàn thành. Những lời góp ý chân thành của quý thầy cô đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá cũng như rút ra kết luận trong sáng kiến kinh nghiệm này.
Sáng kiến kinh nghiệm bước đầu tìm tìm ra những biện pháp giúp học sinh học tốt văn miêu tả lớp 5 là những cố gắng nỗ lực của tôi trong việc áp dụng những kiến thức lý luận vào thực tiễn giáo dục và cũng là sự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu. Tuy nhiên do thời gian và kinh nghiệm bản thân tích luỹ chưa nhiều cho nên sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong nhận được những nhận xét, góp ý chân tình để giúp đỡ tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ công tác được tốt hơn.
 Xin chân thành cám ơn!
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
A - MỞ ĐẦU	trang 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI	trang 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	trang 2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	trang 2
3.1. Phạm vi nghiên cứu	trang 2
3. 2. Đối tượng nghiên cứu	trang 3
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU	trang 3
4.1. Giai đoạn 1	trang 3
4.2. Giai đoạn 2	trang 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	trang 3
5.1. Phương pháp quan sát	trang 3
5. 2. Phương pháp phân tích	trang 3
5.3. Phương pháp tổng hợp	trang 3
5.4. . Phương pháp thực nghiệm	trang 4
B - NỘI DUNG	trang 5
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN	trang 5
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 	trang 5
2.1. Thuận lợi:	trang 5
2. 2. Hạn chế:	trang 6
3. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN KHI DẠY MÔN TẬP LÀM VĂN	trang 8
3.1 Điều tra phân loại học sinh	trang 8
3.2. Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới 	trang 8
3.3. Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh 	trang 10
3.4. Cá thể hoá hoạt động dạy học	trang 19
3.5. Chấm bài thường xuyên	trang 20
C - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC	trang 21
1. Về học sinh 	trang 21
2. Về giáo viên 	trang 22
D - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 	trang 23
E - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	trang 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO	trang 26
A – MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học Tiếng Việt xét trên hai phương diện :
- Phân môn Tập làm văn tập vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.
- Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học
Qua chuyên đề Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 5, tôi nhận thấy việc việc dạy và học phân môn này đang gặp nhiều khó khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy băn khoăn, ái ngại. Do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn năng lực viết văn cho học sinh, nhất là đối với học sinh địa phương nơi tôi giảng dạy.
	“Môn văn là chìa khóa để mở cửa các môn học khác”, thật vậy năng lực nói (diễn đạt) thường đi đôi với năng lực viết, nói tốt thì sẽ viết tốt. Thực tế cho thấy, bình thường các em nói chuyện với nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi nhưng đến giờ Tập làm văn thì các em lại tỏ ra lúng túng. Rõ ràng học sinh vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học của các em còn nhiều hạn chế, do đó gây cho các em sự lơ là đối với môn học này, chưa biết diễn đạt ý mình bằng những câu văn hay, sử dụng từ chưa hợp lý, ý tưởng còn khô khan, chưa dồi dào, phong phú.
Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh không chỉ có kĩ năng viết đúng ngữ pháp mà còn phải có kĩ năng viết văn hay. Do đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra và bắt đầu thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập làm cho lớp tôi và thời gian dần trôi những biện pháp ấy được tôi đúc kết thành những kinh nghiệm nhỏ nhưng đối với tôi là rất quý báu và là hành trang để tôi tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hơn trên con đường dạy học của mình. Tôi xin được chia sẻ qua nội dung của đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đề tài, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5 trong trường Tiểu học Bình Đông 2 nói riêng, trong ngành giáo dục nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
3 . PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Phạm vi nghiên cứu:
Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu một số biện pháp dạy học Tập làm văn cho học sinh lớp Năm. Với phạm vi nghiên cứu như vậy, tôi hi vọng sẽ thu được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện nhiệm vụ của một nhà giáo trong giai đoạn mới. 
3. 2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học Bình Đông 2. 
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Chọn đề tài này để nghiên cứu, tôi đề ra những nhiệm vụ cho từng giai đoạn như sau:
4.1. Giai đoạn 1: (Năm học 2011- 2012)
Điều tra phân loại đối tượng học sinh lớp 5 của trường. Từ đó mạnh dạn áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh yêu thích và học tốt Tập làm văn trong chương trình Tiếng Việt lớp Năm.
4.2. Giai đoạn 2: (Năm học 2012- 2013)
Phát triển sáng kiến kinh nghiệm thành đề tài nghiên cứu. Tiếp tục áp dụng những biện pháp nhằm giúp học sinh lớp Năm, nhất là học sinh trung bình - yếu .
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Khi nghiên cứu và thực hiện đề này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp quan sát:
Tôi đã khảo sát thực tế giờ dạy của lớp 5, khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên để hiểu được thực tế dạy học môn Tập làm văn ở lớp 5.
5. 2. Phương pháp phân tích:
Tôi đã phân tích thực trạng dạy học Tập làm văn lớp 5, phân tích tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học Tập làm văn qua sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5.
5.3. Phương pháp tổng hợp:
Tôi đã tổng hợp các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, dự giờ, tổng hợp các kết quả từ việc nghiên cứu nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy Tập làm văn lớp 5.
5.4. Phương pháp thực nghiệm:
Tôi đã soạn giáo án và dạy thực nghiệm ở lớp 5 trường Tiểu học Bình Đông 2.
B - NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học của người giáo viên. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các em ở tiệc yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyệnnhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy giao tiếp , học tập. Giúp các em bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức Tiếng Việt, người giáo viên phải có những biện pháp dạy Tập làm văn cụ thể, logic qua các chi tiết của phân môn Tập làm văn.
Đây là một môn học khó, làm sao để học sinh biết làm văn đúng thể loại, đủ ý, câu văn lưu loat, có hình ảnh, có tình cảm không sai lỗi, trình bày đẹp, là vấn đề mà nhiều giáo viên như tôi phải suy nghĩ. Trong những lúc chấm bài chưa chú ý, câu còn lủng củng, ý nghèo nàn, sai lỗi nhiều. Vì vậy, tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập làm văn lớp 5.
2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
2.1. Thuận lợi:
2.1.1. Giáo viên:
Đội ngũ giáo viên cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
2.1.2. Học sinh:
Đa số học sinh có đủ Sách giáo khoa và các đồ dùng học tập. 
2. 2. Hạn chế:
2.2.1. Giáo viên:
- Việc vận dụng dạy học tích hợp chưa được giáo viên vận dụng triệt để nên lượng kiến thức, kĩ năng cung cấp cho các em trong một tiết Tập làm văn thường rất lớn, nhiều lúc dẫn đến tình trạng quá tải trong tiết học.
- Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám “thoát li” các gợi ý của sách giáo khoa, sách tham khảo vì sợ sai và không đủ thời gian cho một tiết học.
 2.2.2. Học sinh:
- Học sinh chưa vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học trong các phân môn của Tiếng Việt, của các môn học khác, của các lớp dưới vào học tập môn Tập làm văn. Chẳng hạn, khi dạy cho học sinh cấu tạo một bài văn tả cảnh, giáo viên cần hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản mẫu để rút ra nhận xét. Trong khi đó, nếu dựa trên kiến thức đã học về văn miêu tả ở lớp Bốn để hình thành cho các em cấu tạo bài văn tả cảnh ở lớp Năm rõ ràng là nhanh hơn.
- Học sinh của nhà trường đa số là học sinh trung bình, yếu về làm văn. Với đối tượng này, việc học tập của các em còn gặp một số khó khăn sau:
 + Tiếng Việt là tiếng nói để giao tiếp của các em nhưng vốn Tiếng Việt lại rất hạn chế. Trong khi đó, việc học kiểu bài miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp Năm lại yêu cầu vốn từ ngữ, năng lực tư duy rất lớn. Vốn từ của các em chưa phong phú, chưa hiểu hết nghĩa của từ nên việc vận dụng vào bài làm còn nhiều sai sót.
 + Chương trình Tiếng Việt mới có rất nhiều ưu điểm trong việc phát huy sáng tạo của học sinh nhưng lại tương đối nặng đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu.
 + Đôi lúc, do nhiều n ... tham khảo Tuy nhiên, các em có quyền tham khảo để học cách làm văn, cách dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động nhưng học thuộc để chép lại và nộp giấy cho thầy cô chấm điểm thì nhất định là không được. Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh thường học thuộc văn mẫu để làm bài kiểm tra hoặc làm bài thi. Khi chấm bài, giáo viên thấy các bài văn hao hao giống nhau. Đó là một thực tế đáng buồn. Như vậy các em không phát triển được vốn từ ngữ, khả năng diễn đạt, óc sáng tạo của chính mình mà chỉ lệ thuộc máy móc vào văn mẫu. Để khắc phục tình trạng này, ở từng thể loại, tôi yêu cầu học sinh phải học thuộc dàn bài chung, từ đó vận dụng vào từng đề bài cụ thể để xây dựng hình thành một dàn bài chi tiết theo cách hành văn của từng em. Tôi giúp các em điều chỉnh dàn bài chi tiết cho hoàn chỉnh rồi từ dàn bài chi tiết đó, các em viết thành bài văn của mình. Tôi rất nghiêm khắc ở vấn đề này, nếu thấy bài văn của học sinh nào làm mà không phải là lời văn của các em, tôi yêu cầu học sinh đó về làm lại bài theo đúng khả năng, trình độ của mình.
	Tóm lại, ở biện pháp này, tôi đã giúp các em tự mình nghiên cứu tìm tòi và vận dụng để bộc lộ khả năng viết văn, khả năng diễn đạt, dùng từ ngữ, hình ảnh của mình. Từ đó tôi sẽ giúp các em uốn nắn để có những đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Như vậy, việc nghiêm khắc với học sinh trong vấn đề chép văn mẫu cũng như việc hướng dẫn cho học sinh dựa vào dàn bài chung để viết văn bằng trình độ, khả năng của mình không chỉ tạo điều kiện để các em bộc lộ khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, cách lựa chọn hình ảnh phù hợp mà còn tạo điều kiện để các em được rèn luyện và phát huy khả năng tự học của mình.
3.4. Cá thể hoá hoạt động dạy học:
- Quan tâm đến đối tượng học sinh trung bình, yếu đồng thời vẫn đảm bảo phát triển năng lực cảm thụ văn học đối với học sinh khá, giỏi. Ví dụ:
+ Bài làm của một học sinh khá, giỏi: Ngoài ngôi nhà thân yêu đã gắn bó với tuổi thơ của em thì trường em chính là ngôi nhà thứ hai. Đi đâu xa, em nhớ nhà và mỗi khi về nhà thì em lại nhớ đến ngôi trường thân yêu này.
+ Bài của một học sinh trung bình: Nằm cập bên con đường làng trải đá là ngôi trường thân yêu của em.
+ Bài làm của một học sinh yếu: Mỗi ngày em thường cắp sách đến ngôi trường quen thuộc của em.
- Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên phải hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
+ Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất yêu ngôi trường).
Em thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ? (Em trồng cây, chăm sóc bồn hoa để trường em ngày càng đẹp hơn hay Em không bao giờ phá phách làm hỏng đồ đạc hay bẻ hoa của nhà trường).
- Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em có những câu văn nghĩa chung chung như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da của cô trắng mịn màng” hay “ Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân lớp như bầy ong vỡ tổ”.
Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với cảnh vật khác. Ví dụ: Để hướng dẫn học sinh tả ngôi trường thân yêu, tôi cho học sinh quan sát, tìm ý và chọn những chi tiết mà chỉ trường tôi mới có: “ Ngôi trường của em không giống bất cứ một ngôi trường tiểu học nào. Đó là một ngôi trường kiên cố nằm ven con kinh nhỏ và cặp cánh đồng lúa rộng bát ngát. Mùa nào cũng vậy, ngôi trường luôn nhận được những làn gió mát từ mặt kinh và cánh đồng đưa tới. Đây là ngôi trường thân yêu đã được xây dựng từ rất lâu rồi”.
3.5. Chấm bài thường xuyên:
Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải giúp các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, chưa đạt để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại bài làm của mình cho hay hơn, đúng hơn.
Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá nhiều, khen không đúng lúc. 
C - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua việc vận dụng những biện pháp trên vào thực tế dạy học Tập làm văn ở lớp tôi đã đem lại kết quả rất khả quan:
1. Về học sinh : 
- Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các em không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó.
- Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất là vào tiết làm bài miệng, ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn đạt của mình mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật nhất.
- Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã nhận thức được để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào đúng nhất về phần cấu tạo của thể loại văn đó mặc dù ý diễn đạt của em yếu vẫn còn hạn chế theo mức độ của em.
- Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn viết các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt câu, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động. 
- Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : 
Năm học
Học kì
SSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
2011-2012
Đầu năm
32/16
5/3
15.6%
8/4
25.0%
15/6
46.9%
4/3
13.4%
HKI
31/15
11/6
35.5%
6/3
19.4%
13/6
41.9%
1/0
3.2%
HKII
28/14
13/6
41.9%
10/4
32.3%
8/5
25.8%
0
0
2012-2013
Đầu năm
41/21
9/7
22%
17/4
41.5%
13/9
31.7%
2/1
4.9%
HKI
41/21
14/9
34.2%
18/8
43.9%
8/4
19.5%
1/0
2.4%
2. Về giáo viên :
- Sau mỗi tiết dạy tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự tin khi học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến bộ.
- Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn tập làm văn.
- Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác.
D - BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
- Để thực hiện những biện pháp như trên, giáo viên cần phải chú trọng phần chuẩn bị cho bài mới. Chuẩn bị tốt sẽ dạy tốt và học tốt, đặc biệt, khâu học sinh chuẩn bị ở nhà, giáo viên cần định hướng một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học thì việc chuẩn bị của học sinh mới có kết quả tốt.
- Trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, giáo viên thường xuyên kiểm tra, phát hiện ra những chỗ “hỏng” kiến thức của học sinh để kịp thời giúp các em bổ sung cho đầy đủ. Nhất là phải thường xuyên cho học sinh ôn luyện, củng cố những kiến thức đã học một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động tìm hiểu kiến thức mới nhằm khắc phục tận gốc những sai sót của học sinh.
- Luôn tạo bầu không khí vui tươi, tự nhiên, thoải mái, kích thích học sinh hứng thú hoạt động học tập để phát huy khả năng diễn đạt trong văn nói cũng như trong văn viết.
- Hình thức dạy học phải đa dạng, phong phú tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Học sinh có điều kiện được bộc lộ những khả năng sẵn có, tích luỹ và phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ phù hợp, giàu hình ảnh để có những câu văn hay, đoạn văn hay và bài văn hay.
- Cần khuyến khích học sinh tham khảo những bài văn hay để học cách diễn đạt, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh độngthật nghiêm khắc đối với học sinh chép văn mẫu. Bởi chép văn mẫu, các em sẽ không phải suy nghĩ, không phải động não. Do đó, các em không phát triển được khả năng tư duy, óc sáng tạo dần dần học sinh có thói quen ỷ lại và lười biếng. Tuy nhiên, giáo viên cần phải giúp học sinh có những kĩ năng thành thạo trong việc hình thành một dàn bài chi tiết từ dàn bài chung và từ dàn bài chi tiết để viết ra một bài văn hoàn chỉnh bằng chính khả năng của mình. Giáo viên cũng cần lưu ý chỉ chấm bài, sửa bài đối với những bài văn thực chất của học sinh, không chấm những bài văn chép từ văn mẫu. Có như vậy mới giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự bồi dưỡng cho mình.
E - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổ chức cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn là tạo thuận lợi cho học sinh học tốt các môn học khác.
Để học sinh có kĩ năng viết văn đúng ngữ pháp, sử dụng hình ảnh sinh động, từ ngữ phong phú đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò. Cả hai phía đều phải có hứng thú với phân môn này. Tuy nhiên, sự đam mê hứng thú của học sinh chỉ có được khi người giáo viên thực sự có tâm huyết trong giảng dạy mà thôi. Bởi tâm huyết của người thầy thể hiện ở phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, từ đó đem đến cho học sinh lòng say mê, hứng thú học tập.
Việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như : Trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, phương pháp dạy học của giáo viên Những giải pháp mà tôi thực hiện như trên chỉ nêu lên một vấn đề nhỏ của phương pháp dạy học trong việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn. Do khả năng có hạn nên trong việc trình bày không tránh được những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. 
Với những kết quả ban đầu thu được sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5” , tôi đề nghị Nhà trường tổ chức khảo nghiệm và có ý kiến góp ý, chỉ đạo để tôi tiếp tục hoàn chỉnh đề tài. 
Nếu đề tài này được công nhận, đề nghị Nhà trường tạo điều kiện cho tôi tiếp tục triển khai đề tài trong Nhà trường để góp phần nâng co chất lượng dạy học Tiếng Việt nói riêng, chất lượng dạy học cho học sinh lớp Năm nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn dạy Tập làm văn phù hợp với trình độ học sinh – Trần Mạnh Hưởng, Phan Phương Dung, Nguyễn Văn Diệp, Phạm Thi Thanh Hà, Nguyễn Thị Mơ – NXB Giáo dục năm 2006
2. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Tập 1- tập 2 – NXB Giáo dục năm 2006.
3. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 – Tập 1- tập 2- NXB Giáo dục năm 2006
4.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5 – NXB Giáo dục năm 2006.
5. Bài tập nâng cao Tiếng Việt 5 – Nguyễn Thị Nhung – NXB Hà Nội năm 2006
6. Văn miêu tả và Phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu Học - NXB Giáo dục năm 2006.
7. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxRICH2.docx