Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích

Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích

1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH.

Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé

 - Có 2 trường hợp chuyển đổi:

 TH1: - Số đo phải chuyển đổi là số tự nhiên

 Ví dụ : 135m = dm ; 15km = m ; 18tạ= kg ; 25tấn= tạ; 12tấn = kg

 TH 2 : - Số đo phải chuyển đổi là số thập phân

 Ví dụ: 3,5 km = m; 0,15m = . dm; 1,4 tấn= kg; 18 tạ= kg; 3,01kg =. g

 Ở các trường hợp này giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững quan hệ giữa 2 đơn vị chuyển đổi rồi vận dụng các kiến thức về nhân nhẩm một số tự nhiên với 10,100,1000, đã học để tìm kết quả.

 135dm = 1350dm ( Nhân nhẩm với 10);

 12tấn= 12000 kg ( nhân nhẩm với 1000)

 3,5km= 3500 m ( nhân nhẩm số thập phân với 1000)

 Tương tự 3,01kg= 3010g

Như vậy để học sinh thành thạo cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng từ lớn sang bé trong quá trình dạy giáo viên phải thường xuyên củng cố các quy tắc nhân nhẩm đã học chú ý các kiến thức nhân 1 số thập phân với 10,100,1000, Lưu ý trường hợp bên phải dấu phẩy không đủ số chữ số khi chuyển. Ví dụ: 0,05 tấn= kg khi chuyển dấu phẩy sang phải thiếu 1 chữ số ta thêm 1 chữ số 0 vào cho đủ rồi thực hiện chuyển dấu phẩy:

Vậy: 0,05 tấn = 0,050 tấn = 50kg ( nhân một số TP với 1000)

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh khối 5 đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DIỆN TÍCH.
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
 - Có 2 trường hợp chuyển đổi:
 TH1: - Số đo phải chuyển đổi là số tự nhiên
 Ví dụ : 135m = dm ; 15km =  m ; 18tạ= kg ; 25tấn= tạ; 12tấn = kg
 TH 2 : - Số đo phải chuyển đổi là số thập phân
 Ví dụ: 3,5 km = m; 0,15m = ... dm; 1,4 tấn= kg; 18 tạ= kg; 3,01kg =... g
 Ở các trường hợp này giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững quan hệ giữa 2 đơn vị chuyển đổi rồi vận dụng các kiến thức về nhân nhẩm một số tự nhiên với 10,100,1000,đã học để tìm kết quả.
 135dm = 1350dm ( Nhân nhẩm với 10); 
 12tấn= 12000 kg ( nhân nhẩm với 1000)
 3,5km= 3500 m ( nhân nhẩm số thập phân với 1000) 
 Tương tự 3,01kg= 3010g
Như vậy để học sinh thành thạo cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng từ lớn sang bé trong quá trình dạy giáo viên phải thường xuyên củng cố các quy tắc nhân nhẩm đã học chú ý các kiến thức nhân 1 số thập phân với 10,100,1000,Lưu ý trường hợp bên phải dấu phẩy không đủ số chữ số khi chuyển. Ví dụ: 0,05 tấn= kg khi chuyển dấu phẩy sang phải thiếu 1 chữ số ta thêm 1 chữ số 0 vào cho đủ rồi thực hiện chuyển dấu phẩy: 
Vậy: 0,05 tấn = 0,050 tấn = 50kg ( nhân một số TP với 1000)
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Đối với dạng này học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng và đồng thời các em cần phải nắm vững kiến thức đã học( SGK Toán 5 trang 44,45)
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
 Ví dụ : 31m =  km 6 g =  kg
Cách 1; 31 m = km = 0,031 km (vì 1m = km)
Cách 2: Chuyển dấu phẩy sang trái 31 m =  km 
 Ta thấy 1m= 0,001km nên 31m= 31x 0,001= 0,031km ( quy tắc nhân 1 số TP với 0,1, 0,01, 0,001, )
Cách 3 : Dùng bảng 
 31m = ? km
km
hm
dam
m
Kết quả đổi
0
0
3
1
0,031 km
Đối với việc dùng bảng giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 + Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập
+ Xác định yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào ( mỗi đơn vị ứng với một hàng, cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi)
 + Điến dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả bài làm
Tương tự : 6 g = 0,006 kg 
 - Đổi từ danh số phức sang danh số đơn:
 Ví dụ : 63dm 5mm = m
 Cách 1: 63 dm = 6,3 m ; 5mm = 0,005m 
 nên 63dm5mm = 6,3m + 0,005m = 6,305m
Cách 2: Lập bảng:
m
dm
cm
mm
Kết quả đổi
6
3
0
5
6,305m
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức
Ví dụ : 6245 g =  kg g
Cách 1: Lấy 6245 : 1000 = 6 (dư 245) 
 Vậy 6245 g = 6kg 245 g ( vì 1kg = 1000g)
Cách 2: Lập bảng:
kg
hg
dag
g
Kết quả đổi
6
2
2
5
6,245kg
Ở trường hợp này, cần lưu ý học sinh mỗi đơn vị đo độ dài, khối lượng tương ứng với 1 chữ số. Giáo viên cần hướng dẫn cho HS nhận biết chữ số 5 ứng với đơn vị gam.
 b. Đổi đơn vị đo diện tích:
Tương tự như đổi đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, muốn nâng cao kĩ năng chuyển đổi đo diện tích, học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp (kém) nhau 100 lần, từ đó giáo viên cho học sinh thấy được mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số 
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn: Học sinh nhớ lại quan hệ giữa 2 đơn vị đo cần chuyển đổi sau đó nhân nhẩm ( Vận dụng các quy tắc đã học về nhân nhẩm)
Ví dụ: 25 ha =  m2
 Vì 1ha= 10 000m2 nên 25 ha = 25 x 10 000 = 25 000 m2
Ví dụ: 2,5ha = ... m2
 Ở ví dụ này HS chỉ cần chuyển dấu phẩy sang phải 4 chữ số (2,5x 10 000) 
- Đổi từ danh số phức sang danh số đơn
Ví dụ : 16 m2 8dm2 =  m2
Cách 1: 16m28dm2 = 16 m2 + 8 dm2 = 16m2 + m2= 16m2 = 16,08m2
 Hoặc lập bảng:
m2
dm2
Kết quả đổi
16
08
16,08m2
* Một số lưu ý khi lập bảng:
+ Xác định khung các đơn vị đổi của bài tập
+ Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
+ Trong bảng phân tích mỗi cột phải đủ 2 chữ số
+ Tùy theo đề bài yêu cầu đổi về đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn 
Khi đổi đơn vị bé sang đơn vị lớn ta có thể dời dấu phẩy từ trái sang phải mỗi đơn vị đo liền trước nó 2 chữ số, nếu thiếu chữ số ta thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ mỗi đơn vị 2 chữ số rồi đánh dấu phẩy sau đơn vị cần đổi
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
Ví dụ : 5000m2 = ha 
Đổi từ đơn vị đo m2 sang đơn vị đo ha phải qua 2 lần chuyển đơn vị đo liền trước nó, ta dời dấu phẩy sang trái 2 x 2 = 4 (chữ số)
Nên : 5000m2= 0,5000 ha ( viết gọn 0,5 ha) 
 - Đổi từ danh số phức sang danh số đơn: 
- Có 2 trường hợp GV cần nhắc học sinh lưu ý:
TH1: Đổi từ 2 đơn vị đo diện tích sang 1 đơn vị đo lớn
 -Ví dụ : 32m2 6cm2 =  m2
GV hướng dẫn học sinh chuyển 6cm2 sang m2 bằng cách đưa về phân số thập phân rồi đưa về số thập phân (6cm2= m2 ) 
Cách đổi : 32m26 cm2= 32 m2 = 32,0006m2
 	TH2: Đổi từ 2 đơn vị đo diên tích sang 1 đơn vị đo bé
 Ví dụ: 32m2 6cm2 = cm2
Trường hợp này gv hướng dẩn hoc sinh nhẩm 32m2 = 320 000cm2 sau đó công với 6cm2 là ra kết quả 

Tài liệu đính kèm:

  • docDON VI DO DO DAI 5.doc