Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nhận diện và giải các bài toán có dạng tương tự toán chuyển động đều

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nhận diện và giải các bài toán có dạng tương tự toán chuyển động đều

Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hỡnh thành và phỏt triển nhõn cỏch học sinh, là ''chỡa khoỏ'' mở cửa cho tất cả cỏc ngành khoa học khỏc, đồng thời nú còn là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Cho nên có thể coi việc dạy - học giải toỏn là '' hũn đá thử vàng'' của dạy - học toán. Đặc biệt nếu GV biết kết hợp học với hành, dạy - học với đời sống, thụng qua việc cho học sinh giải cỏc bài toỏn có liờn hệ gần gũi với cuộc sống một cỏch thớch hợp sẽ giỳp các em hỡnh thành, rốn luyện và biết vận dụng thành thạo những kỹ năng thực hành cần thiết đó vào đời sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để giúp HS lớp mình tư duy một cách tích cực, linh hoạt, biết vận dụng các kiến thức và khả năng đó cú vào các tỡnh huống toán học khỏc nhau? Trong nhiều trường hợp làm thế nào để biết phỏt hiện, nhận diện được dạng toán và biết cách giải các bài toỏn này? . Từ những suy nghĩ đó tôi đó chọn đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nhận diện và giải các bài toán có dạng tương tự toán chuyển động đều''.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nhận diện và giải các bài toán có dạng tương tự toán chuyển động đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. Phần mở đầu
Toỏn học gúp phần quan trọng trong việc đặt nền múng cho sự hỡnh thành và phỏt triển nhõn cỏch học sinh, là ''chỡa khoỏ'' mở cửa cho tất cả cỏc ngành khoa học khỏc, đồng thời nú còn là cụng cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Cho nên có thể coi việc dạy - học giải toỏn là '' hũn đỏ thử vàng'' của dạy - học toỏn. Đặc biệt nếu GV biết kết hợp học với hành, dạy - học với đời sống, thụng qua việc cho học sinh giải cỏc bài toỏn có liờn hệ gần gũi với cuộc sống một cỏch thớch hợp sẽ giỳp các em hỡnh thành, rốn luyện và biết vận dụng thành thạo những kỹ năng thực hành cần thiết đó vào đời sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để giúp HS lớp mình tư duy một cỏch tớch cực, linh hoạt, biết vận dụng cỏc kiến thức và khả năng đó cú vào các tỡnh huống toán học khỏc nhau? Trong nhiều trường hợp làm thế nào để biết phỏt hiện, nhận diện được dạng toán và biết cách giải các bài toỏn này? . Từ những suy nghĩ đú tụi đó chọn đề tài " Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 nhận diện và giải các bài toán có dạng tương tự toán chuyển động đều''.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Ở lớp 5, kiến thức toỏn đối với cỏc em khụng cũn mới lạ, khả năng nhận thức của cỏc em đó được hỡnh thành và phỏt triển ở cỏc lớp dưới. Tuy nhiờn trỡnh độ nhận thức của HS khụng đồng đều. Trong khi đó yờu cầu nhận diện các dạng toán và giải cỏc bài toỏn cú lời văn lại cao hơn những lớp trước rất nhiều, cỏc em phải đọc nhiều, viết nhiều, bài làm phải trả lời chớnh xỏc phộp tớnh với cỏc yờu cầu của bài toỏn đưa ra,
Trong thực tế, một số dạng toán cũng có ba đại lượng và chúng có quan hệ với nhau giống như ba đại lượng của toán chuyển động đều đó là: Lượng nước trong bể; sức chảy (năng suất chảy) của vòi nước và thời gian nước chảy đầy bể. ( Hoặc một công việc cụ thể, tốc độ (năng suất) làm công việc đó và thời gian để làm xong công việc đó, ) nhưng HS không được học nhiều nên rất khó để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
2. nguyên nhân:
- Do nhận diện dạng toán không chính xác nên các em thường vướng mắc về tìm cách giải và trỡnh bày bài giải như: giải sai, viết khụng đỳng hoặc viết thiếu, thừa trong câu lời giải. 
- Học sinh thường khụng chỳ ý phõn tớch theo cỏc điều kiện của bài toỏn nờn đó lựa chọn sai phộp tớnh
- Dạng toán chuyển động đều các em chỉ được học trong một thời gian rất ngắn nên để giúp các em nắm chắc, nhớ lâu dạng toán này và biết vận dụng nó để giải các dạng toán tương tự quả là điều vô cùng khó.
3. GiảI pháp:
Để giúp HS thực hiện tốt việc nhận diện và giải các dạng toán tương tự toán chuyển động thì trước hết chúng ta cần phải:
- Củng cố kiến thức cơ bản của toán chuyển động đều thật chắc. GV nghiờn cứu, tỡm biện phỏp giảng dạy thớch hợp, giỳp cỏc em nhận diện dạng toán chính xác, giải bài toỏn một cỏch vững vàng, hiểu sõu được bản chất vấn đề cần tỡm.
- Lựa chọn, sắp xếp hệ thống cỏc bài tập từ dễ đến khú, từ đơn giản đến phức tạp để cỏc em cú thể vận dụng tốt cỏc kiến thức đó học.
- Hướng dẫn HS nhận dạng bài toán bằng nhiều cỏch: đọc, nghiờn cứu đề, phõn tớch bằng nhiều phương phỏp ( Mụ hỡnh, sơ đồ đoạn thẳng, suy luận ....) để các em đễ hiểu, dễ nắm bài hơn. 
- Khụng nờn dừng lại ở kết quả ban đầu là giải đỳng bài toỏn mà luôn cú yờu
cầu cao hơn đối với HS như: ra một đề toỏn tương tự, tỡm nhiều lời giải khỏc nhau, nhiều cách giải khác nhau sau đó hướng dẫn các em lựa chọn cách giải hay nhất, ngắn gọn nhất....
- GV luụn đổi mới phương phỏp dạy học bằng nhiều hỡnh thức như: trũ chơi Rung chuông vàng, Ô số kì diệu, Đối mặt, Đố vui.... phự hợp với đối tượng HS của mỡnh: " Lấy HS để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trũ nhận thức chủ động trong việc giải toỏn ''.
- Có kế hoạch cụ thể để giỳp HS luyện tập, củng cố cỏc kiến thức và thao tỏc thực hành đó học, rốn luyện kỹ năng tớnh toỏn, từng bước vận dụng vào thực tiễn. Phỏt triển năng lực tư duy, rốn luyện phương phỏp và kỹ năng suy luận toỏn lụgic thụng qua cỏch trỡnh bày bài giải, lời giải đỳng, ngắn gọn, sỏng tạo trong cỏch thực hiện giải toỏn  khờu gợi khả năng quan sỏt, phỏng đoỏn, tỡm tũi, giỳp cỏc em hứng thỳ, say mờ học toỏn.
Biện pháp 1: Giúp HS nắm chắc kiến thức về toán chuyển động đều.
Trong chương trình lớp 5, các em được học về toán chuyển động đều. Dạng toán này thường được đề cập đến ba đại lượng: Vận tốc, quãng đường và thời gian. Nên trước hết giáo viên cần giúp HS củng cố, nắm chắc kiến thức cơ bản về toán chuyển động đều thông qua các bài: Vận tốc, Quãng đường, Thời gian và các bài luyện tập về Toán chuyển động trong SGK Toán 5.
1. Vận tốc: là quãng đường động tử (ô tô, xe đạp, xe máy, ) đi được trong một đơn vị thời gian. Vận tốc được tính bằng công thức: 
2. Thời gian: Thời gian được tính bằng công thức: 
3. Quãng đường: Quãng đường được tính bằng công thức: S = v t
Nắm chắc những kiến thức này các em sẽ hiểu rõ cách tìm vận tốc của một động tử (ô tô, xe máy, xe đạp  tính theo đơn vị km/giờ, m/phút hoặc m/giây, ), thời gian cần để đi hết quãng đường ( tính bằng đơn vị giờ, phút, giây, ) hoặc quãng đường đi được trong một khoảng thời gian nhất định (tính bằng đơn vị km, m ). Từ đó các em sẽ có kiến thức để giải các bài toán chuyển động của 2 động tử (cùng chiều hay ngược chiều; xuất phát cùng thời gian hay không cùng thời gian; xuất phát cùng một địa điểm hay không cùng địa điểm)  biết vận dụng để nhận diện dạng toán và tìm được kết quả của những đại lượng tương tự như vận tốc, quãng đường, thời gian. 
Biện pháp 2: Hướng dẫn HS nhận diện dạng toán và thực hành về giải dạng toán tương tự toán chuyển động đều.
 Dạng thứ nhất: Hình thành công thức tìm sức chảy của vòi nước (hay năng suất của vòi nước); Lượng nước trong bể; Thời gian cần chảy đầy bể.
Bài toán 1: Một vòi nước chảy vào một bể chứa được 1200l (khi bể đang không có nước) trong 2 giờ thì đầy bể. Hỏi trung bình mỗi giờ vòi đó chảy được bao nhiêu lít nước? 
- GV cho HS đọc thầm bài toán và suy nghĩ xem bài toán này có các yếu tố nào? (Lượng nước chứa được trong bể; thời gian chảy đầy bể; Hỏi: sức chảy của vòi nước trong một giờ ).
- Quan hệ giữa các yếu tố này tương tự với dạng toán nào đã học? ( Các yếu tố này có quan hệ tương tự quan hệ của các yếu tố trong bài toán về tìm “vận tốc” đã học).
- Hãy nêu rõ sự giống nhau của mỗi yếu tố trong bài toán này với bài toán “vận tốc” đã học? (Lượng nước trong bể tương tự quãng đường; sức chảy của vòi nước tương tự vận tốc; thời gian tương tự thời gian trong toán chuyển động đều).
* GV: Trong bài toán này có 3 đại lượng và chúng có quan hệ với nhau tương tự như 3 đại lượng trong toán chuyển động đều đã học đó là: Lượng nước trong bể, sức chảy của vòi nước và thời gian.
- Dựa vào các công thức tìm vận tốc của toán chuyển động đều hãy viết công thức để tìm sức chảy của vòi nước trong bài toán trên ?
Sức chảy của vòi nước = 
Lượng nước trong bể
 Thời gian
- Tương tự hãy viết các công thức để tính lượng nước trong bể và thời gian để nước chảy đầy bể?
 Lượng nước trong bể = sức chảy của vòi nước thời gian 
Thời gian =
 Lượng nước trong bể 
 Sức chảy của vòi nước
* Giáo viên chốt: 
+ Sức chảy của vòi nước hoặc là lưu lượng của vòi nước: tính theo đơn vị lít /phút, lít/giờ hoặc lít/ giây. Đại lượng này tương tự vận tốc nên được tính bằng công thức: 
 Sức chảy của vòi nước = Lượng nước trong bể : Thời gian 
+ Lượng nước trong bể (Thể tích nước): tính theo đơn vị lít (l); mét khối (m3 ) hoặc đề xi mét khối (dm3). Đại lượng này tương tự quãng đường và được tính bằng công thức: 
Lượng nước trong bể = sức chảy của vòi nước thời gian cần chảy đầy bể. 
+ Thời gian tương tự như thời gian trong chuyển động đều nên tính bằng công thức: 
 Thời gian = Lượng nước trong bể : Sức chảy của vòi nước.
Dạng thứ hai : Hướng dẫn học sinh giải các bài toán cụ thể.
Sau khi HS đã nắm chắc các công thức tìm lượng nước trong bể, sức chảy của vòi nước và thời gian cần để nước đầy bể, để giúp các em hiểu rõ hơn về dạng toán này GV cần lựa chọn, sắp xếp hệ thống cỏc bài tập từ dễ đến khú, từ đơn giản đến phức tạp. Tức là từ bài toán cơ bản ban đầu GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi các dữ kiện, phát triển bài toán và cho cỏc em vận dụng cỏc kiến thức đó học để làm bài tập.
a. Cách tính lượng nước trong bể.
(Từ bài toán 1 ta có bài toán 2)
Bài toán 2: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể đang không có nước. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 70 lít, vòi thứ hai chảy được 90 lít. Sau 2 giờ thì bể đầy. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước?
- HS đọc kỹ bài toán và giải bài toán.(Giải bằng nhiều cách khác nhau sau đó cho HS chọn cách giải ngắn gọn, nhanh và dễ hiểu như sau):
Giải: Đổi 2 giờ = 120 phút.
Mỗi phút cả hai vòi chảy được là: 70 + 90 = 160 (l)
Bể đó chứa được lượng nước là: 160 120 = 19200 (l)
 Đáp số: 19200 lít nước.
- Muốn tìm sức chứa của bể ta làm thế nào? (Tìm tổng sức chảy của hai vòi nước cùng chảy vào bể sau đó nhân với thời gian).
- HS thảo luận xem bài toán trên có cách giải tương tự với bài toán nào của toán chuyển động đã học? (Bài toán hai động tử chuyển động ngược chiều và cùng một lúc, tìm quãng đường).
- Vì sao bài toán này lại tương tự với bài toán động tử chuyển động ngược chiều và cùng một lúc, tìm quãng đường? (Hai vòi nước đều chảy vào bể cùng một lúc, tìm sức chứa của bể tương tự tìm quãng đường, nên ta tìm tổng sức chảy của 2 vòi nước như tìm tổng vận tốc của 2 động tử ngược chiều).
Dựa vào cách giải bài toán trên hãy viết công thức tìm sức chứa của bể khi các vòi cùng chảy vào bể?
 Sức chứa của bể = Sức chảy của vòi nước(vòi 1+vòi 2+vòi 3 ) Thời gian.
Bài toán 3: Một bể đang không có nước người ta mở một vòi chảy vào mỗi phút chảy được 120 l và một vòi chảy ra mỗi phút chảy ra được 45 l. Sau 2 giờ thì bể đầy. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước?
- HS đọc kỹ bài toán và giải bài toán.(Giải bằng nhiều cách khác nhau sau đó cho HS chọn cách giải ngắn gọn, nhanh và dễ hiểu như sau)::
Giải: Đổi 2 giờ = 120 phút.
Mỗi phút vòi chảy vào bể chảy được nhiều hơn vòi chảy ra số lít là:
120 - 45 = 75 (l)
Bể đó chứa được lượng nước là: 75 120 = 9000 (l)
Đáp số: 9000 lít nước.
- Muốn tìm sức chứa của bể ta làm thế nào? (Tìm hiệu sức chảy của vòi chảy vào và vòi chảy ra, sau đó nhân với thời gian). 
- HS thảo luận xem cách giải bài toán trên tương tự với bài toán nào của toán chuyển động đã học? (Bài toán hai động tử chuyển động cùng chiều và cùng một lúc, tìm quãng đường để hai động tử đuổi kịp nhau).
- Vì sao bài toán này lại tương tự với bài toán động tử chuyển động cùng chiều và cùng một lúc, tìm quãng đường? (Hai vòi nước không cùng chảy vào bể mà đuổi nhau: một vòi chảy vào, một vòi chảy ra, tìm sức chứa của bể tương tự tìm quãng đường, nên ta tìm hiệu sức chảy của 2 vòi nước như tìm hiệu vận tốc của 2 động tử chuyển động cùng chiều).
- Muốn tìm sức chứa của bể khi các vòi nước không cùng chảy vào bể ta làm thế nào? ( Lấy sức chảy của vòi chảy vào trừ đi sức chảy của vòi chảy ra nhân với thời gian).
Kết hợp cả hai bài toán 2 và 3 để có bài toán 4 như sau:
Bài toán 4: Một bể đang không có nước người ta mở hai vòi chảy vào bể, mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 70 l, vòi thứ hai chảy được 90 l và một vòi chảy ra mỗi phút chảy ra được 60 l. Sau 2 giờ thì bể đầy. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước?
- Bài toán 4 giống bài toán 2( bài toán 3 ) ở chỗ nào? ( Giống bài toán 2: có 2 vòi chảy vào bể và chảy cùng một lúc; giống bài toán 3: có vòi chảy vào và một vòi chảy ra, chảy cùng một lúc). 
Giải: Đổi 2 giờ = 120 phút.
Trong một phút vòi 1 và vòi 2 chảy được số lít nước là:
70 + 90 = 160 (l)
Vì vòi thứ ba cùng chảy ra nên mỗi phút lượng nước vòi một và vòi hai chảy vào bể còn lại số lít là: 160 – 60 = 100 (l)
Bể đó chứa được số lít nước là: 100 120 = 12000 (l)
Đáp số: 12000 lít nước.
- Muốn tìm sức chứa của bể khi các vòi nước không cùng chảy vào bể ta làm thế nào? ( Lấy tổng sức chảy của vòi chảy vào trừ đi sức chảy của vòi chảy ra nhân với thời gian.
Bài toán 5: Hai vòi nước cùng chảy vào một bể đang không có nước. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 70 lít, vòi thứ hai chảy được 90 lít, 1 giờ sau người ta mở thêm vòi thứ ba chảy vào bể, mỗi phút vòi thứ ba chảy được 60 lít. Sau 2 giờ nữa thì bể đầy. Hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước?
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để tự giải bài toán.
Giải: Đổi 1 giờ = 60 phút ; 2 giờ = 120 phút.
Trong 1 giờ đầu vòi 1 và vòi 2 chảy được số lít nước là:
( 70 + 90 ) x 60 = 9600 (l)
Trong 2 giờ sau cả 3 vòi chảy được số lít nước là:
( 70 + 90 + 60 ) 120 = 26400 (l)
Bể đó chứa được lượng nước là: 9600 + 26400 = 36000 (l)
Đáp số : 36000 lít nước.
b. Cách tính thời gian để nước chảy đầy bể.
Bài toán 6: Một vòi nước mỗi phút chảy được 80 lít vào một bể đang không có nước. Hỏi sau mấy giờ thì bể đầy, biết rằng bể đó chứa được 3200 lít nước?
- GV cho HS đọc thầm bài toán và thảo luận xem bài toán này tương tự dạng toán nào đã học? (Tương tự toán chuyển động đều về tìm thời gian để đi hết quãng đường).
- Bài toán cho biết các yếu tố nào? (Sức chứa của bể ; sức chảy của vòi nước)
- Hãy tìm thời gian để nước chảy đầy bể? ( 3200 : 80 = 40 phút = giờ).
Từ bài toán 6 GV thêm dữ kiện để phát triển thành các bài toán sau:
Bài toán 7: Một cái bể hình hộp chữ nhật, đo lòng bể được chiều dài là 5 m, chiều rộng 3 m và chiều cao 2 m. Lúc 6 giờ 30 phút, người ta mở hai vòi nước cùng chảy vào khi bể không có nước. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 55 l, vòi thứ hai chảy được 45 l. Hỏi hai vòi chảy đầy bể lúc mấy giờ?
Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
? Bài toán cho biết gì? (Kích thước của bể; Sức chảy của mỗi vòi nước).
? Bài toán hỏi gì? (Hai vòi chảy đầy bể lúc mấy giờ).
? Cho biết kích thước của bể nhằm mục đích gì? (để tính thể tích của bể hay lượng nước chứa trong bể).
? Cho biết sức chảy của mỗi vòi để làm gì? ( Tính thời gian để hai vòi chảy đầy bể).
? Muốn biết hai vòi chảy đầy bể lúc mấy giờ ta làm thế nào? ( Lấy thời gian bắt đầu mở vòi cho nước chảy vào, cộng với thời gian cần để nước chảy đầy bể).
Giải:
Lượng nước trong bể cũng chính là thể tích của bể nên thể tích của bể là:
5 3 2 = 30 ( m3 )
Đổi: 30 m3 = 30000 dm3 = 30000 l
Mỗi phút cả hai vòi chảy được số lít nước là: 55 + 45 = 100 ( l )
Thời gian để cả hai vòi đó chảy đầy bể nước đó là:
30000 : 100 = 300 (phút)
Đổi 300 phút = 5 giờ.
Hai vòi chảy đầy bể lúc: 6 giờ 30 phút + 5 giờ = 11 giờ 30 phút.
Đáp số: 11 giờ 30 phút.
Bài toán 8: Một cái bể hình hộp chữ nhật, đo lòng bể được chiều dài là 5 m, chiều rộng 3 m và chiều cao 2 m. Lượng nước trong bể có sẵn là chiều cao của bể. Lúc 6 giờ 30 phút, người ta mở hai vòi nước cùng chảy vào. Mỗi phút vòi thứ nhất chảy được 55 l, vòi thứ hai chảy được 45 l. Hỏi đến mấy giờ thì bể đầy nước?
Hướng dẫn HS phân tích bài toán tương tự như bài toán 7 nhưng chỉ khác ở chỗ cần tìm thêm lượng nước đã có trong bể, từ đó tìm được lượng nước cần chảy thêm vào. HS có thể giải như sau:
Giải:
Thể tích của bể là: 5 3 2 = 30 ( m3 )
Đổi: 30 m3 = 30000 dm3 = 30000 l. Vậy bể đó chứa được 30000 lít nước. Lượng nước có sẵn trong bể là: 30000 = 7500 ( l )
Lượng nước cần phải chảy vào bể là: 30000 – 7500 = 22500 ( l )
Mỗi phút cả hai vòi chảy được số lít nước là: 55 + 45 = 100 ( l )
Thời gian để cả hai vòi đó chảy đầy bể nước đó là: 22500 : 100 = 225 (phút)
Đổi 225 phút = 3 giờ 45 phút.
Hai vòi chảy đầy bể lúc: 6 giờ 30 phút + 3 giờ 45 phút = 10 giờ 15 phút.
Đáp số: 10 giờ 15 phút.
c. Cách tính sức chảy của vòi nước.
Từ bài toán 7 và 8 ta thay đổi dự kiện bài toán để có bài toán 9 về tính sức chảy của vòi nước như sau:
Bài toán 9: Một cái bể hình hộp chữ nhật, đo lòng bể được chiều dài là 5 m, chiều rộng 3 m và chiều cao 2 m. Bể đang không có nước, cùng một lúc người ta mở hai vòi nước vào bể và sau 3 giờ thì bể đầy nước. Hỏi mỗi giờ mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước, biết rằng mỗi giờ vòi thứ nhất chảy ít hơn vòi thứ hai 1000 lít?
Hướng dẫn HS phân tích bài toán:
? Bài toán cho biết gì? (Kích thước của bể; Thời gian nước chảy đầy bể).
? Bài toán hỏi gì? (Mỗi giờ mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước).
? Cho biết kích thước của bể nhằm mục đích gì? (để tính thể tích của bể hay lượng nước chứa trong bể).
? Cho biết thời gian nước chảy đầy bể để làm gì? (để tính mỗi giờ cả hai vòi chảy được bao nhiêu lít nước từ đó tìm được sức chảy của mỗi vòi trong một giờ).
Giải:
Thể tích của bể nước đó là: 5 3 2 = 30 (m3)
Đổi 30 m3 = 30000dm3 = 30000 l. Vậy bể đó chứa được 30000 lít nước.
Mỗi giờ cả hai vòi chảy được số lít nước là: 30000 : 3 = 10000 ( l )
Mỗi giờ vòi thứ nhất chảy được số lít nước là: (10000 – 1000) : 2 = 4500 (l)
Mỗi giờ vòi thứ hai chảy được số lít nước là: 10000 – 4500 = 5500 ( l )
Đáp số: Vòi thứ nhất: 4500 l.
 Vòi thứ hai: 5500 l.
Đối với cỏc bài toỏn như trờn, GV khuyến khớch HS tự nờu ra cỏc giả thiết đó biết, cỏi cần phải tỡm, cỏch túm tắt bài toỏn và tỡm đường lối giải. Cỏc phộp tớnh giải chỉ là khõu thứ yếu mang tớnh kĩ thuật. Những em đó giải được và giải thành thạo cỏc bài toỏn cơ bản, thỡ việc yêu cầu các em tự đặt đề toán tương tự và đưa ra hệ thống bài tập nõng cao là rất quan trọng và cần thiết để cho các em cú điều kiện phỏt huy năng lực trớ tuệ của mỡnh, vượt xa khỏi tư duy cụ thể mang tớnh chất ghi nhớ và ỏp dụng một cỏch mỏy múc trong cụng thức. Qua đú phỏt triển trớ thụng minh cho HS, nõng cao tớnh hiểu biết của các em đồng thời bồi dưỡng HS giỏi.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đối chứng:
Qua việ cung cấp kiến thức cơ bản về Toán chuyển động đều cho học sinh thực hành các bài tập có dạng tương tự toán chuyển động đều, tôi nhận thấy hầu hết các em rật yêu thích, hồi hộp chờ đón môn học vào các buổi chiều thứ 2 và athứ 4 hàng tuần, chất lượng tăng lên rõ rệt:
a. Học sinh nắm vững kiến thức về toán chuyển động đều.
b. Các em nhận diện dạng toán đúng, nhanh, chính xác.
c. Biết vận dụng các kiến thức toán đã học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
d. Tự tin, hào hứng khi học đến phần này.
e. Kết quả môn học được nâng cao. Cụ thể như sau:
Số HS của lớp: 
 29 em
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Số HS
%
Số HS
%
Giỏi
2
6,9
6
20,7
Khá
8
27,6
12
41,4
Trung bình
14
48,3
10
34,5
Yếu
5
17,2
1
3,4
 Từ những kết quả đạt được nờu trờn, tụi thấy dạy học giải toỏn phần toán chuyển động đều nói riêng và dạy học giải toán cú lời văn ở lớp 5 nói chung khụng những giỳp cho HS củng cố vận dụng cỏc kiến thức đó học, mà cũn giỳp cỏc em phỏt triển tư duy, sỏng tạo trong học toỏn và biết vận dụng thực thành vào thực tiễn cuộc sống.
2. Bài học: Từ kết quả đạt được ở trên tôi rút ra kết luận : 
- Hướng dẫn và giỳp HS nhận diện dạng toán và giải toỏn cú lời văn nhằm giỳp cỏc em phỏt triển tư duy trớ tuệ, tư duy phõn tớch và tổng hợp, khỏi quỏt hoỏ, trừu tượng hoỏ, rốn luyện tốt phương phỏp suy luận lụgic. Bờn cạnh đú, đõy là dạng toỏn rất gần gũi với đời sống thực tế. Do vậy, việc giảng dạy toỏn một cỏch hiệu quả giỳp cỏc em trở thành những con người linh hoạt, sỏng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
- Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc Tiểu học nên các em cần có kiến thức vững chắc về Toán học để có thể học tốt ở Trung học cơ sở. Là một giáo viên Tiểu học tôi đã nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền thụ, có một hệ thống các bài tập giúp HS thực hành củng cố kiến thức này. Đặc biệt luôn phải lấy HS làm trung tâm, khuyến khích các em tìm yòi và tự rút ra những kết luận cho mình. Có như vậy acác em mới nhớ kĩ, nhớ lâu những kiến rhức mới khám phá. Đặc biệt tôi rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bài tập và tổ chức các trò chơi phù hợp. Vì vậy bước đầu có kết quả trong giảng dạy Toán.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy Toán phần chuyển động đều và đã có những thành công nhưng vẫn không tránh khỏi hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đông khoa học trường, ngành GD&ĐT và các bạn đồng nghiệp để Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Bảo Đài, ngày 20 tháng 7 năm 2011 
 Người viết 
 Nguyễn Văn Huấn
PHỤ LỤC
 PHẦN I: MỞ ĐẦU - Trang 1.
 PHẦN II: NỘI DUNG - Trang 2
1. Thực trạng
2. Nguyờn nhõn.
3. Giải phỏp.
 PHẦN III: KẾT LUẬN - Trang 13.
1. Kết quả đối chứng.
2. Bài học kinh nghiệm.
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC BẢO ĐÀI
..
ĐÁNH GIÁ CỦA PHềNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bien phap giup HS nhan dien va giai cac baitoan chuyen dong deu.doc