I. Lý do chon đề tài
Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học của các học sinh vùng dân tộc tiểu số nói chung và trường Tiểu Học số 1 Mường Kim nói riêng có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm b, v Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn b, v là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp.Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt.
Với thực tế HS và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác với ngữ âm, do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ vì thế mà khi nói, đọc chưa chuẩn ba phụ âm đầu Tiếng Việt b, v và đ chẳng hạn.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM B,V CHO HỌC SINH LỚP 5 LỚP 5 Năm học 2011 - 2012 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chon đề tài Hiện nay trong nhà trường Tiểu Học của các học sinh vùng dân tộc tiểu số nói chung và trường Tiểu Học số 1 Mường Kim nói riêng có rất nhiều học sinh mặc dù đã học đến lớp năm nhưng vẫn còn đọc, viết ngọng phụ âm b, v Vì vậy rèn kĩ năng phát âm chuẩn b, v là vô cùng quan trọng trong mỗi nhà trường. Rèn kĩ năng đọc đúng, chuẩn nhằm trang bị cho các em biết cách giao tiếp...Với ý nghĩa trên rèn kĩ năng đọc không những có quan hệ mật thiết với chất lượng các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng việt. Với thực tế HS và nhân dân địa phương còn nhiều người nghe, nói, đọc, viết chưa chính xác với ngữ âm, do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ vì thế mà khi nói, đọc chưa chuẩn ba phụ âm đầu Tiếng Việt b, v và đ chẳng hạn. - Hôm nay lớp mình bắng năm em. - Lúa nếp năm nay vị sâu cắn nhiều lắm. - Vố em đi công tác bề. Chính vì vấn đề quan trọng đó mà năm học 2011- 2012 tổ tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn viết kinh nghiệm về: "sửa lỗi phát âm b, v cho học sinh lớp 5 trong giờ tập đọc". Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học nói chung, khối 5 trường Tiểu học số 1 xã Mường Kim nói riêng. II. Mục đích nghiên cứu Qua các tiết dạy của phân môn tập đọc chúng tôi thấy học sinh còn phát âm sai các tiếng có phụ âm đâu b, v rất nhiều vì thế dẫn đến chất lượng của phân môn tập đọc không cao mà còn làm ảnh hưởng đến một số phân môn khác như phân môn chính tả do các em phát âm sai dẫn đến viết cũng sai b với v lẫn lộn. Đề tài nghiên cứu dựa trên những lý luận chung về dạy học Tập đọc đồng thời căn cứ vào đặc điểm phát âm của HS lớp 5 trường TH số 1 xã Mường Kim huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu để tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc. III. Đối tượng khách thể nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức dạy sửa lỗi phát âm b, v trong tiết tập đọc cho học sinh lớp 5. 2. Khách thể nghiên cứu: 5 lớp/ 95 học sinh khối 5 của trường Tiểu Học số 1 xã Mường Kim. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lí luận của dạy sửa lỗi phát âm trong tiết Tập đọc cho HS và thực trạng dạy sửa lỗi phát âm trong tiết Tập đọc cho HS dân tộc khối 5 trường TH số 1 xã Mường Kim. - Bước đầu đề xuất một số biện nhằm áp dụng có hiệu quả vào việc nâng cao chất lượng dạy sửa lỗi phát âm b, v trong tiết Tập đọc cho HS dân tộc khối lớp 5 trường Tiểu học số 1 xã Mường Kim. - Thiết kế một số giáo án và thực nghiệm. V. Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan đến môn tập đọc để tìm biện pháp tối ưu nhất làm cơ sở áp dụng cho phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, quan sát thông qua kiểm tra thực tiễn, dự giờ, khảo sát... - Phương pháp thực nghiệm: Dự giờ khảo sát chất lượng học sinh của các lớp, thống kê kết quả, rút kinh nghiệm.. VI. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trang dạy sửa lỗi phát âm trong tiết tập đọc cho học sinh lớp 5 đưa ra các hình thức tổ chức dạy học và cách phát âm trong việc sửa lỗi phát âm b, v cho học sinh trong tiết tập đọc đối với học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học số 1 xã Mường Kim. VII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU: 1. Thành phần tham gia: TT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ TRONG NHÓM 1 Nguyễn Thị Bích Loan Giáo viên Tổ khối trưởng Phụ trách chung 2 Phạm Thị Hương Giáo viên Tổ khối phó Dạy TH + T.Gia ý kiến 3 Phạm Thị Vân Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 4 Cao văn Toàn Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 5 Hà Thị Oanh Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 6 Nùng văn Thu Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 7 Hoàng Văn Bình Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 8 Lò văn Thu Giáo viên Uỷ viên Dạy TH + T.Gia ý kiến 9 Hoàng Văn Thắng PHT Uỷ viên T.Gia ý kiến + Trình bày phần lý thuyết: PHẠM THỊ HƯƠNG + Trình bày phần thực hành: Các GV trong tổ khối 5 thực hiện chuyên đề. 2. Địa điểm: Dạy một giờ thực hành tại khu Trung tâm trường Tiểu học số 1 xã Mường Kim. Người dạy (Nguyễn Thị Bích Loan). Thực hiện (riêng) tại các điểm trường: Tất cả GV chủ nhiệm lớp và các giáo viên trong tổ khối 5 có trong danh sách. 3. Thời gian: (Tháng 9 năm 2011 - tháng 5 năm 2012.) cụ thể: Thời gian Nội dung Người thực hiện Giai đoạn 1 9 - 2011 - Thành lập tổ chỉ đạo - Khảo sát giờ dạy của GV và giờ học của HS. - Xây dựng kế hoạch, xây dựng chuyên đề (có kết quả chấm điểm phần đọc của học sinh). - Tổ trưởng, tổ phó thư ký, giáo viên, học sinh. - Các giáo viên chủ nhiệm tự khảo sát học sinh tại lớp được phụ trách. - Tổ trưởng trình bày, tổ phó và các thành viên đóng góp ý kiến bổ sung. Địa điểm tại trường Tiểu học số 1 xã Mường Kim. Giai đoạn 2 T10- 2011 Tổ chức áp dụng dạy thực tiễn tại lớp được chủ nhiệm (thực hiện cá nhân) - Tập hợp ý kiến (Thuận lợi, khó khăn, điều chỉnh, bổ sung, đề xuất) - Tất cả giáo viên trong tổ thực hiện (các lớp tự bố trí thời gian, người dự để dánh giá rút kinh nghiệm) - Tất cả các thành viên trong tổ Giai đoạn 3 T11- 2011đến T4 - 2012 Đưa chuyên đề ra áp dụng cho các lớp trong trường. - Tất cả cá thành viên trong tổ. Giai đoạn 4 T5 2011 - Nghiệm thu Giáo viên - Học sinh các lớp PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN Qua nhiều năm giảng dạy cũng như giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày chúng tôi thấy các em học sinh dân tộc phát âm chưa chuẩn các phụ âm b, v là do ba nguyên nhân cơ bản sau: - Do ảnh hưởng của môi trường giao tiếp: Ngay từ nhỏ trẻ mới học nói, trẻ cần phải nhớ được, phải nói như thế nào. Việc ghi nhớ này diễn ra một cách tự phát trong quá trình bắt chước lời nói của ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình... Ngôn ngữ của trẻ được hình thành từ đó, trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách vô thức theo chuẩn lời nói mà trẻ cảm nhận và ghi nhớ được. Trong khi hầu hết những người mà trẻ tiếp xúc và ghi nhớ lại là những người phát âm chưa chuẩn b, v. Khi đến trường, môi trường giao tiếp của trẻ có thay đổi hơn thế trẻ còn được trang bị kiến thức và phương thức phát âm một cách bài bản, có hệ thống. Song những gì trẻ nghe thấy đôi lúc chưa thật đúng với những gì trẻ học được do cha mẹ bạn bè xung quanh trẻ còn phát âm sai b, v, (đ, l.) - Do ý thức rèn luyện: Nếu như giao tiếp trong môi trường gia đình, các bạn còn phát âm sai b, v, đ, l khi phát âm b, v chưa chuẩn cũng không bị chê cười nên đại bộ phận người dân địa phương đều chưa có ý thức quyết tâm trong việc rèn sửa cách đọc, nói, viết sai b, v. Chưa tạo sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề sửa sai khi phát âm. Vì vậy cần phải xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực cả gia đình, nhà trường, xã hội. Chương 2: THỰC TRẠNG HỌC SINH KHỐI LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG KIM THƯỜNG MẮC LỖI PHÁT ÂM TRONG TIẾT TẬP ĐỌC NHƯ SAU. 1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi - 100% học sinh của khối lớp 5 đều đọc thông thạo. - Học sinh được mượn đầy đủ sách giáo khoa. - Đa số học sinh có ý thức học tập và đã có sự quan tâm của bố mẹ đối với việc học tập của các em. - Được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo, BGH nhà trường và chính quyền địa phươn. - Giáo viên trẻ, nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm dạy học. * Khó khăn. - Học sinh còn phát âm sai b, v nhiều dẫn đến sai nghĩa của từ. - Các em học sinh chưa có ý thực tự luyện phát âm, đọc. Thống kê chất lượng học sinh trước khi thực hiện chuyên đề: Lớp Tiêu chí 5 Lướt 5 Là 5 TT 5 ND 5 NP 1. Ý thức học tập - Chuẩn bị bài học, sách giáo khoa - Hăng hái phát biểu ý kiến. Trung thực trong học tập TS Đọc đúng TSHS đạt 5 Lướt 5 Là 5 TT 5 ND 5 NP 95 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Dạy học Tập đọc giúp cho HS hình thành và phát triển kĩ năng đọc. Việc rèn kĩ năng đọc cho HS là hình thức đọc phát âm ra âm thanh. Hình thức đọc này dựa trên nghiên cứu quá trình đọc của người mới tập đọc là: Muốn hiểu điều được đọc cần phải phối hợp các hoạt động thị giác và thính giác (miệng đọc, mắt nhìn, tai nghe) thì mới dễ dàng nhớ nội dung. + Đọc đúng: là phát âm chính xác từ ngữ, câu chữ trong văn bản. Cần chú ý đến phương ngữ và lỗi phát âm của từng vùng để có biện pháp sửa chữa phù hợp. + Nhìn bảng thống kê trên cho thấy học sinh ý thức chuẩn bị bài của học sinh chưa cao chính vì các em chưa có ý thức nghe để đọc cho chính xác. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân trên, chúng ta nhận thấy cần phải sửa lỗi phát âm chuẩn b, v cho học sinh là việc làm đúng đắn chỉ cần chúng ta có sự quyết tâm, đồng thuận để tạo ra môi trường giao tiếp tốt, chuẩn mực. Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi thấy lỗi phát âm chia thành ba nhóm sau (dưới đây chưa đủ 3 nhóm) - Phát âm lẫn lộn giữa b, v ( lúc phát âm b thành v và ngược lại) - Có một cách phát âm duy nhất có thể là b hoặc có thể là v. Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM TRONG TIẾT TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 XÃ MƯỜNG KIM 1. Trước tiên cần nắm lại phương thức phát âm và vị trí phát âm của các phụ âm đầu Tiếng Việt đặc biệt là 2 âm b, v a. Bộ máy phát âm: Giáo viên cần kiểm tra kĩ từng em khi phát âm xem các em phát âm như thế nào? Kiểm tra xem răng, môi, lưỡi các em có bình thường không? Thanh quản của từng em như thế nào? b. Cách phát âm (phương thức phát âm): Là xét luồng hơi đi ra từ phổi qua các khoang bị cản hoàn toàn ở một vị trí nào đó thì phụ âm b thuộc ở nhóm này. Phụ âm xát là phụ âm mà khi phát âm luồng hơi từ phổi đi qua các khoang phát âm không bị cản hoàn toàn, có một khe hở nhỏ ở một vị trí nào đó để luồng hơi đi qua một cách dễ dàng phụ âm tắc: v. c. Vị trí phát âm: Là điểm tạo nên âm thuộc bộ máy phát âm khi phát âm. Có các vị trí phát âm như sau: Môi- môi: Hai môi chạm nhau bật môi. Mặt lưỡi: Mặt lưỡi giữ nguyên vị trí Cuối lưỡi: Lưỡi lùi về họng Thanh hầu. d. Bảng phụ âm đầu tiếng việt: Được tập hợp theo cách phát âm và vị trí phát âm, chúng ta có thể miêu tả cách phát âm của một âm vị cụ thể để hướng dẫn học sinh cách phát âm chuẩn. e Chúng ta vẫn dùng cách phát phụ âm đầu theo lối “không tự nhiên” / bờ/ cờ/ ... nhằm phân biệt dễ hơn hai phần của tiếng. Từ đây để đi vào khái niệm phụ âm một cách chính xác phụ âm b khi phát âm phụ âm / b/ thì mím môi lại, luồng hơi bị cản, phải bật môi cho hơi ra, hơi ra thì tắt ngay không thể kéo ... ranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ). - Giáo dục HS ý thức yêu quý ngời lao động... II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - HS đọc bài: Chuỗi ngọc lam. - 1 HS nêu nội dung của bài - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV ghi bảng 2. Vào bài: 1 - 2 HS đọc - Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. a. Luyện đọc: (10 phút) - Mời 1 HS khá đọc. - GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. + Có thể chia bài thơ thành mấy đoạn? - Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm (b/v; l/đ) và giải nghĩa từ khó: - Kinh Thầy là sông chia nước của sông nào và nó chảy qua tỉnh nào? - Hào giao thông là gì? GV liên hệ: Nay người dân đào hào để ngăn cho trâu bò không vào phá nương rẫy. - Tìm từ đồng nghĩa với từ: trành - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Cho HS nhận xét trong nhóm - Mời HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho 1 HS đọc khổ thơ 1: + Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? - Đọc lướt toàn bài chúng ta còn thấy hạt gạo còn được làm nên từ những gì nữa? Qua khổ thơ 1cho chúng ta biết điều gì? (Hạt gạo được lầm nên từ đâu?) - GV chốt lại nội dung khổ thơ 1. - Cho HS đọc khổ thơ 2: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? + GV bố sung: Nắng tháng sáu làm cho nước ruộng nóng bỏng, cua không chịu được phải ngoi lên bờ, nhưng vì công việc, mẹ không quản ngại gian khổ mẹ vẫn xuống ruộng để cấy lúa. - Qua khổ thơ 2 nói lên điều gì về người nông dân? - Cho HS đọc khổ thơ 3: - Hạt gạo được làm ra trong hoàn cảnh nào? GV bố sung: Trong hoàn cảnh đó họ vẫn thấy được vị thơm ngon của cơm gạo mới, vì vậy họ sẵn sáng vượt lên gian khổ để chiến thắng. - Qua khổ thơ 3 nói lên điều gì? - Cho HS đọc khổ thơ 4, 5: - Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo? - Hình ảnh các bạn tát nước, bắt sâu, gánh phân là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. - Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?- - GV : Hạt gạo rất dáng quý vì nó chứa đựng nhiều thứ quý giá thuộc về tinh tuý của con người và đất trời. - Qua khổ thơ 4, 5 cho chúng ta thấy được điều gì? c. Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ: (10 phút) - Mời 5 HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho từng đoạn (đọc diễn cảm, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ, cả bài thơ) GVHDHS đọc diễn cảm khổ thơ Hạt gạo làng ta / Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm. - Luyện đọc thuộc lòng trong 2 – 3 phút. - Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng. *Người nông dân làm ra hạt gạo rất vất vả, vậy chúng ta cần làm gì để đáp lại sự vất vả đó? - GV tiểu kết rút ra nội dung bài. - Cho HS nêu ND bài. - Cả lớp hát bài hạt gạo làng ta. - HS theo dõi SGK - 5 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay. + Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy. + Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông. + Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất. + Đoạn 5: Đoạn còn lại - HS đọc đoạn nối tiếp - Là sông chia nướn của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương - Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến tranh. - Giành, xảo - Đọc đoạn theo cặp . - HS nhận xét bạn đọc. - 1 - 2 HS đọc toàn bài - HS đọc thầm - Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, hương sen thơm, lời mẹ hát. - Bão tháng bảy, mưa tháng ba, giọt mồ hôi của mẹ, cong sức của các bạn thiều nhi + ý 1: Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất. - HS đọc thầm - “Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy” - Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy. Đó là hình ảnh đối lập thể hiện nỗi vất vả của người nông dân khi phải làm việc trong thời tiết khắc nhiệt: Nắng tháng sáu làm cho nước ruộng nóng bỏng + ý 2: Nỗi vất vả của người nông dân. - Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước - Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông. Đó là hình ảnh thể hiện nỗi vất vả, nguy hiểm của người nông dân khi phải làm việc trong hoàn cảnh chiến tranh. Nó nêu lên một thực tế: để tranh thủ thời gian vừa sản xuất vừa chiến đấu, người nông dân ăn cơm ngay trong hào giao thông đào trên ruộng. + ý 3: Hoàn cảnh làm ra hạt gạo. - HS đọc thầm - Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp sức cho tiền tuyến; hình ảnh các bạn tát nước, bắt sâu, gánh phân là những hình ảnh cảm động, nói lên nỗ lực của thiếu nhi dù nhỏ và chưa quen lao động vẫn cố gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo. - Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ đát, nước, nhờ mồ hôi công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. + ý 4: Sự nỗ lực của các em nhỏ và giá trị của hạt gạo. - HS đọc. - HS đọc đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. Chú ý đọc nối liền một số cặp câu thơ trong bài chứa đựng nội dung thông báo: - Có vị phù sa. Của sông Kinh Thầy. - Có hương sen thơm. Trong hồ nước đấy. - Có lời mẹ hát. Ngọt bùi đắng cay - Hai câu cuối bài đọc chậm: Em vui/ em hát. Hạt-vàng-làng-ta. - HS luyện đọc. - HS đọc nhẩm. - HS thi đọc. - Biết yêu quý, trân trọng hạt gạo cũng như yêu quý và trân trọng người lao động... ND: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. 3. Củng cố, dặn dò: (5phút) - Nhắc lại ND bài. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Với kinh nghiệm dạy học nhiều năm tôi không hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách máy móc, thụ động. Cần cho học sinh chủ động trong quá trình rèn đọc. Giáo viên là người khơi dậy, khuyến khích, phát triển cho các em thêm hứng thú luyện đọc phát âm chuẩn b, v. Việc rèn đọc cũng theo một trình tự nhất định. Nó cần sự đánh giá thường xuyên liên tục và nâng dần trình độ phức tạp của bài đọc. Giáo viên cần chú ý phân hóa từng đối tượng học sinh, nhịp độ và những cách thức lĩnh hội khác nhau của từng học sinh. 4. Đo lường Trong thời gian dạy thực nghiệm lớp tôi, tôi dự giờ các tiết tập đọc của các lớp trong khối. Quan sát theo dõi nội dung, phương pháp dạy của giáo viên. Quan sát quá trình học tập của học sinh, trao đổi kinh nghiệm, góp ý đồng nghiệp. Sau khi áp dụng một số biện pháp sửa lỗi phát âm b, v cho học sinh lớp 5. Tôi cũng tiến hành kiểm tra học sinh qua bài đọc: Bài: Mầm non Dưới vỏ một cành bàng Còn một vài lá đỏ Một mầm non nho nhỏ Còn nằm ép lặng im. Mầm non mắt lim dim Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn Rào rào trận lá tuôn Rải vàng đầy mặt đất Rừng cây trông thưa thớt Như chỉ cội với cành... Bài viết: Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, lắm dông như thế cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì bừa sâu. Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Qua quá trình thể nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng phụ âm b, v cho học sinh theo phương pháp kể trên. Nhờ sự theo dõi đánh giá sát sao cùng với sự kiểm tra thường xuyên bài đọc, bài viết của các em kết quả đạt được như sau: Điểm dưới 5 Sai trên 5 lỗi Điểm TB(5-6) Sai từ 3-5 lỗi Điểm k(7-8) Sai từ1-2 lỗi ĐiểmG(9-10) Đọc viết đúng SL % SL % SL % SL % Tổng số HS Đ năm CHKI CHKII KẾT LUẬN Việc rèn cách phát âm đúng b, v cho học sinh là một công việc hết sức tỉ mỉ đòi hỏi giáo viên và học sinh phải kiên trì, diễn ra thường xuyên, liên tục. Rèn cho học sinh cách phát âm đúng b, v là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Học sinh đọc viết đúng b, v là niềm vui của thầy cô giáo, hạnh phúc của trẻ là niềm vui, tự hào của cha mẹ các em. Trong các biện pháp rèn cách phát âm nêu trên, muốn đạt được kết quả như mong muốn thì cần phải kết hợp hài hoà giữa các biện pháp. Vận dụng sáng tạo linh hoạt giữa các phương pháp. Bên cạnh đó cần phải chuẩn bị bài chu đáo, chi tiết bám sát yêu cầu bài dạy, khéo léo xử lí mọi tình huống sư phạm. Cần tạo điều kiện để các em tự tìm ra, chiếm lĩnh kiến thức bằng khả năng của mình. Người thầy đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn các em học tập. Nhưng người thầy phải biết mở rộng bài đọc bằng cách cho các em học sinh tự tìm từ, câu, đoạn văn, các em tự viết, tự đọc. Có như vậy các em mới say mê, hứng thú học tập. Để kích thích sự say mê luyện phát âm chuẩn b, v thì bản thân giáo viên phải là người đọc đúng, chuẩn, rõ ràng, mạch lạc. Vì mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Các em học sinh tiểu học rất thích khen, những lời khen, động viên kịp thời giúp các em tiến bộ hơn. Đọc, viết đúng sẽ giúp các em học tập tiến bộ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đạt được mục tiêu đã đề ra. Nếu mỗi thầy cô cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, tâm huyết với nghề, thường xuyên quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. Chấm, sửa cách đọc, đọc ngọng, đọc sai cho học sinh thì mới giúp các em có biện pháp sửa chữa kịp thời. Có như thế tôi tin chắc rằng cách phát âm chuẩn b, v của học sinh ngày càng được nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường được nâng lên. Bên cạnh đó cần phải có môi trường giao tiếp rộng khắp trong mỗi nhà trường, lớp học, gia đình và toàn xã hội. Vấn đề đặt ra cho cán bộ quản lí cần phải phát động phong trào sửa lỗi phát âm và đưa vào tiêu chí xếp loại giáo viên, học sinh nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Phong trào sửa lỗi phải duy trì nhiều năm tháng, tuy thật khó nhưng phải làm, phải có sự kết hợp đồng thuận với địa phương, phụ huynh học sinh vì việc này không thể chỉ có thầy cô, nhà trường làm được. Có được phong trào sửa lỗi phát âm rộng rãi, chúng ta có được môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ văn hóa để sửa lỗi phát âm thành công. 8. Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 Từ điển Tiếng Việt. Từ điển Chính tả. Sách Thiết kế Tiếng Việt lớp 1 (Xuất bản tháng 7/ 201) Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 Sách Tiếng Việt 5 nâng cao.
Tài liệu đính kèm: