Một số kĩ năng về đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5

Một số kĩ năng về đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5

 Môn Toán có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học và đời sống, nhất là trong thời đại hiện nay thời đại mà các ngành khoa học kỹ thuật được áp dụng vào đời sống sản xuất một cách rõ nét nhất, thực tế nhất. Thời đại mà thông tin đại chúng đang phát triển mạnh thì Toán học càng không thể vắng mặt.

 Với bậc Tiểu học, môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng, nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các bậc học cao hơn. Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của Luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã xác định bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc Tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kĩ năng về đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHềNG
PHềNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TIấN LÃNG
----------– & —---------
 ”Một số kĩ năng 
về đổi đơn vị đo đại lượng 
cho học sinh lớp 5 “
 Họ và tên: Đoàn Thị Vân 
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Tiểu học Toàn Thắng
Toàn Thắng, ngày 10 tháng 12 năm 2011
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
= = = = = & = = = = =
 bản cam kết
I. Tác giả:
 Họ và tên: Đoàn Thị Vân 
 Ngày tháng năm sinh: 11 / 05 / 1973
 Đơn vị: Trường Tiểu học Toàn Thắng
II. Sản Phẩm:
 Tên SKKN: “Một số kỹ năng về đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5”
III. Cam kết:
 Chúng tôi xin cam kết sáng kiến, kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo về tính trung thực của bản cam kết này.
 Toàn Thắng, ngày 12 tháng 12 năm 2011
 Người cam kết:
 Đoàn Thị Vân 
Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết
STT
Tên sáng kiến kinh nghiệm
Thể loại
Năm viết
1
Cách xác định từ láy và từ ghép
Từ ngữ
1999
2
Dạy các bài toán về tỉ lệ cho học sinh lớp 5
Toán
2000
3
Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Tập đọc
2004
4
Một số phương pháp khi dạy về cộng hai số thập phân.
Toán
2005
5
Một vài giải pháp về giảng dạy thể văn miêu tả (tả cảnh) tập làm văn 5
Tập làm văn
2007
6
Dạy phép cộng và phép trừ số thập phân cho học sinh lớp 5
Toán
2009
7
Giải một số bài toán khó về diện tích hình chữ nhật cho học sinh lớp 4 - 5.
Toán
2011
A. Tóm tắt
 Môn toán có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học và đời sống, nhất là trong thời đại hiện nay thời đại mà các ngành khoa học kỹ thuật được áp dụng vào đời sống sản xuất một cách rõ nét nhất, thực tế nhất. Thời đại mà thông tin đại chúng đang phát triển mạnh thì toán học càng không thể vắng mặt.
 Với bậc Tiểu học, môn toán có vị trí đặc biệt quan trọng, nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo ở các bậc học cao hơn. Trong xây dựng cơ bản, như khi xây một toà nhà cao tầng hiện đại thì việc xử lý móng là hết sức quan trọng, mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, nên người ta thường chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên; chỉ có những người xây dựng, những người có chuyên môn mới thấy rõ tầm quan trọng, giá trị đích thực của nó. Bậc Tiểu học cũng được coi như cái nền móng của ngôi nhà tri thức kia. Chính vì vậy, điều 2 của luật phổ cập giáo dục Tiểu học đã xác định bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Bậc Tiểu học đã tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho các em tiếp tục học các bậc học trên. Nội dung giảng dạy của tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống, không chỉ có thế mà mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.
Trong các môn học, môn toán là môn học có vị trí rất quan trọng. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phương pháp giải quyết vấn đề... Đối với nội dung giảng dạy về đo đại lượng, các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi Tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo đại lượng tôi thấy có đầy đủ các dạng: đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại rồi đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại v.v... học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo đại lượng tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Một số kỹ năng về đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5” 
Giải pháp của chúng tôi là lựa chọn, tập hợp, thống kê các dạng bài tập về đổi đơn vị đo đại lượng, đưa ví dụ minh hoạ và phương pháp giải cho mỗi dạng đó nhằm giúp cho HS làm tốt các dạng bài về đổi đơn vị đo đại lượng từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho hoc sinh lớp 5
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: lớp 5E2 là lớp thực nghiệm và lớp 5E1 là lớp đối chứng, lớp thực nghiệm thực hiện giải pháp thay thế trong học kỳ I. 
 Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đó là HS làm tốt các dạng bài tập về đổi đơn vị đo đại lượng góp phần nâng cao hứng thú học tập môn Toán cho hoc sinh so với lớp đối chứng Kết quả kiểm tra, khảo sát của lớp thực nghiệm có giá tri trung bình là 21,5; điểm khảo sát của lớp đối chứng là 19,6.
Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p< 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng điều đó chứng tỏ rằng sử dụng một số giải pháp để hướng dẫn HS nắm được cách đổi các đơn vị do đại lượng đã làm tăng hứng thú học tập cho học sinh đối với môn Toán 5.
B. Giới thiệu
Hệ thống các kiến thức trong nội dung đo đại lượng ở Tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm như các nội dung khác của toán học nói riêng và các môn học khác nói chung. Hệ thống các kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với đơn vị đo độ dài là cm, biết đọc, viết và đo các đoạn thẳng hoặc các vật có độ dài dưới 20cm. Lớp 2, 3 các em dần dần làm quen lần lượt với các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng, đơn vị đo thời gian và dung tích (lít), biết thực hành cân, đo và đổi một số đơn vị đo đã học. Lớp 4 học sinh được hoàn chỉnh bảng đơn vị đo khối lượng, đo độ dài, đo thời gian (từ giây đến thế kỷ), được học các đơn vị đo diện tích từ mm2 → m2 và bước đầu biết đổi các đơn vị đo đơn giản. Đến lớp 5 đã hoàn chỉnh bảng đơn vị đo diện tích, được biết về một số đơn vị đo thể tích thường dùng và ghép đổi đơn giản, củng cố toàn bộ hệ thống các đơn vị đo đại lượng thông qua nhiều tiết luyện tập ( tổng số là 17 tiết). Chương trình đo đại lượng lớp 5 chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chương trình đo đại lượng của các lớp dưới, rèn kỹ năng đổi đơn vị nhiều hơn và mang tính tổng hợp hơn. Mặt khác lớp 5 học sinh đã được học đến số thập phân nên các dạng bài tập cũng phong phú hơn.
Chương trình đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5, gồm: 
 + Đơn vị đo độ dài: Gồm 4 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp), trong đó học sinh được củng cố bảng đơn vị đo độ dài, viết số đo độ dài dưới dạng số thập phận.
 + Đơn vị đo khối lượng: Gồm 2 tiết (vì phương pháp đổi đơn vị đo khối lượng giống với đơn vị đo độ dài mà học sinh đã biết cách đổi), học sinh cũng được củng cố bảng đơn vị đo khối lượng và viết các đơn vị đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
 + Đơn vị đo diện tích: Gồm 6 tiết (kể cả ôn tập cuối cấp) học sinh được học tiếp các đơn vị đo diện tích lớn hơn m2 và đổi đơn vị đo diện tích.
 + Đơn vị đo thể tích: Gồm 3 tiết - sau khi học về khái niệm thể tích một hình, học sinh được hiểu khái niệm m3, dm3, cm3, quan hệ chúng và từ đó đổi các đơn vị đo đó.
 + Đơn vị đo thời gian: Gồm 2 tiết về bảng đơn vị đo thời gian và đổi các đơn vị đo đó.
 + Ngoài ra trong các tiết học về thể tích các hình và các phép tính về số đo thời gian học sinh cũng được luyện tập thêm về đổi đơn vị đo.
Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài dạng đổi đơn vị đo đại lượng đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp. 
Các phương pháp thường vận dụng để dạy các bài toán về đo đại lượng là: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi...
Qua những năm giảng dạy ở trường Tiểu học, khi dạy về các đơn vị đo dại lượng và chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng tôi nhận thấy một số khó khăn mà giáo viên cũng như học sinh thường mắc phải cụ thể:
+ Với giáo viên: Còn gặp nhiều lúng túng khi phân loại các dạng bài tập, hay nhầm lẫn giữa các loại bài tập và các dạng bài tập.
+ Với học sinh: Còn nhầm lẫn tên, cách viết các đơn vị đo, cụ thể là các đơn vị đo độ dài với các đơn vị diện tích, thể tích.
 Khi giải các bài toán về đổi đơn vị đo đại lượng thường hay nhầm lẫn về mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
 Chưa nắm chắc mối quan hệ đo giữa các đơn vị đo trong cùng một bảng đơn vị đo đại lượng.
=> Vì những lí do trên nên HS thường hay "sợ" học Toán, không thích học Toán.
Để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã phân loại các bài tập đổi đơn vị đo đại lượng và đưa ra các giải pháp cụ thể với từng dạng bài nhằm giúp cho HS nắm được cách làm từng dạng bài cụ thể.
Giải pháp thay thế: muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo đại lượng giáo viên phải phân loại các bài tập đổi đơn vị đo đại lượng và đưa ra các giải pháp cụ thể với từng dạng bài và giúp học sinh:
- Nắm vững từng bảng đơn vị đo. Thuộc thứ tự bảng đó từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn sang nhỏ.
- Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo đại lượng liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau.
- Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo.
 Thời gian tiến hành thực nghiệm: Trong học kỳ I năm học 2011- 2012.
 Vấn đề nghiên cứu: Việc hướng dẫn HS cách xác định các loại bài tập đổi đơn vị đo và dạy học sinh cách đổi đơn vị đo theo từng dạng bài tập có làm tăng hứng thú học tập cho học sinh không ?
 Giả thuyết nghiên cứu: Có, sử dụng phương pháp dạy học hướng dẫn HS cách xác định các loại bài tập đổi đơn vị đo và dạy học sinh cách đổi đơn vị đo theo từng dạng bài tập sẽ làm tăng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Toàn Thắng- Tiên Lãng- Hải Phòng.
c. Phương pháp
a. Khách thể nghiên cứu
	Chúng tôi chọn hai lớp 5 của trường tiểu học Toàn Thắng vì hai lớp này có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu ứng dụng: Hai lớp có trình độ HS tương đương và số lượng HS của hai lớp không chênh lêch nhiều. 
 + Giáo viên:
	Hai cô giáo trực tiếp giảng dạy ở hai lớp 5 có tuổi đời và tuổi nghề ...  sinh đã thành thạo phương pháp đổi đơn vị đo độ dài và đo diện tích thì giáo viên cho các em so sánh quan hệ của 2 đơn vị diện tích liền nhau với 2 đơn vị thể tích liền nhau khi đó học sinh sẽ dễ dàng đổi đơn vị đo thể tích từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ.
Ví dụ1: Danh số đơn
 0, 8m3 = ...... dm3
Vì 1m3 = 1000dm3 nên 0,8m3 = 0.8 x 1000 = 800dm3
Như vậy khi chuyển từ đơn vị thể tích lớn sang đơn vị nhỏ ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị 3 chữ số hoặc nếu là số tự nhiên thì ta chỉ việc viết thêm mỗi đơn vị liền sau nó 3 chữ số 0.
Ví dụ 2: Danh số phức
a. 8m375dm3 = .......dm3
b. 6,9784m3 = ........m3.......dm3 .......cm3
Cách 1:
a. 8 m375 dm3 = ........... dm3
 = 8000dm3 + 75 dm3 = 805dm3
b. 6.9784m3 = ........ m3 ..........dm3 .........cm3
Học sinh nhẩm 6 (m3) 978 (dm3) 400 (cm3)
Ta được 6,9784 m3 = 6m3978dm3400cm3
Lưu ý học sinh tránh nhầm thêm chữ số 0 trước chữ số 4 của đơn vị đo cm3. Để phát huy trí lực học sinh phần này nên để học sinh khá giỏi tự giải thích.
Cách 2: Lập bảng 
Đề bài
m3
dm3
cm3
Kết quả đổi
8m375dm3
8
075
000
8075 dm3
6.9784m3
6
978
400
6m3978dm3400cm3
Lưu ý: Khi đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì ô của đơn vị lớn nhất không cần đủ 3 chữ số. Nếu các đơn vị chưa đủ 3 chữ số thì phải viết thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ 3 chữ số. Ngoài ra phần thể tích này còn có dạng: Điền tên đơn vị vào chỗ  (bài tập 1b trang 204) như sau:
5100397 cm3 = 5100397
Tuy là dạng mới song bài tập này khá đơn giản, học sinh chỉ cần thuộc bảng đơn vị đo thể tích từ nhỉ đến lớn và làm thành thạo các phép đổi đã học ở trên là học sinh làm được dễ dàng.
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Dạng bài tập này hầu như không có ở SGK toán 5 kể cả chương trình thử nghiệm năm 2000 vì vậy tôi không đề cập trong SKKN này.
5.4: Đơn vị đo thời gian
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé
Đây là đơn vị đo lường mà học sinh hay đổi nhất. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất. Khi đổi đơn vị thời gian chỉ có cách duy nhất là thuộc các quan hệ của đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hoà các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán. 
Ví dụ : * 2 năm 3 tháng = 12 tháng x 2 + 3 tháng = 27 tháng 
* 2 giờ 3 phút = 60 phút x 2 + 3 phút = 123 phút 
* 7 phút 36 giây = .....phút 
 Nhẩm và ghi 7 phẩy rồi tính 36 giây = 36 phút = 0,6 phút 
 Nên 7 phút 36 giây = 7,6 phút 
 Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn 
 Ví dụ : 90 phút = ..........giờ
 Giáo viên gợi ý học sinh nhẩm 1 giờ = 60 phút ; nên ta lấy 90: 60 = 1,5 giờ 
 Vậy 90 phút = 1,5 giờ 
 Ví dụ 1 : 106 giờ = ...........ngày ...........giờ 
 Giáo viên gợi mở cho học sinh 1 ngày = ? giờ . Vậy 106 giờ chia ra được bao nhiêu ngày ? Còn dư bao nhiêu giờ ? 
 Học sinh tính : 106 : 24 = 4 (dư 10) như vậy 106 giờ = 4 ngày 10 giờ. Với loại bài tập này giáo viên phải yêu cầu học sinh thử lại kết quả thì chất lượng đổi đơn vị thời gian mới cao.
Ngoài ra học sinh còn hay gặp điền dấu >; < ; = và 2 giá trị đại lượng. Muốn làm tốt loại bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững bước đổi đơn vị đo và trình bày tỉ mỉ tránh làm tắt dễ điền sai dấu.
 * Cô Hồng dạy lớp đối chứng: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp theo cách dạy thông thường.
 2.Đánh giá, xếp loại học sinh ở cả hai lớp thực hiện theo Thông tư số 32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.
 3.Tiến hành thực nghiệm
	Thực nghiệm nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2011-2012, cụ thể: 
Các lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học được quy định tại Quyết định số16/2005/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của trường Tiểu học Toàn Thắng để dảm bảo tính khách quan, tự nhiên.
e. Đo lường và thu thập dữ liệu
	Sử dụng công cụ đo: Sử dụng thang đo gồm 6 câu hỏi dưới dạng thang Likert. Trong 6 câu hỏi đưa ra, mỗi câu gồm một mệnh đề đánh giá và một thang đo gồm từ 3 đến 5 mức độ phản hồi. Điểm của thang được tính bằng tổng điểm các mức độ được học sinh lựa chọn (nội dung câu hỏi và biểu điểm được trình bày ở phần phụ lục).
Kiểm chứng độ tin cậy của các dữ liệu thu thập được chúng tôi đã sử dụng phương pháp Kiểm tra nhiều lần, mỗi nhóm đối tượng sẽ làm bài kiểm tra 2 lần tại hai thời điểm, lần 1 vào tuần thứ 10, lần 2 vào tuần thứ 16.
	Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu chúng tôi đã chú ý đến kiểm tra độ giá trị về mặt nội dung của các câu hỏi dựa vào mục tiêu và chuẩn kiến thức của môn học, tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, đồng thời kiểm tra độ tương quan của hai tập hợp số điểm ở hai lần kiểm tra trong cùng một nhóm.
	Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan và chính xác, chúng tôi còn sử dụng hình thức đánh giá qua nhận xét của giáo viên khi dự giờ thăm lớp dự giờ, qua các đợt kiểm tra định kì và nhận xét qua quan sát thực tế của các giáo viên khác ( đánh giá ngoài)
g. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả
Phân tích kết quả 
Nhóm thưc nghiệm
Nhóm đối chứng
Mode
18
19
Trung vị
21,5
19
Giá trị TB
21,5
18,6
p (T-Test độc lập)
0,0011 
SMD (mức độ ảnh hưởng)
1,4 
r (Mức độ tương quan)
0,41
0,85
- Phép kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy giá trị p=0,0011<0,05 cho thấy kết quả là có ý nghĩa, chênh lệch không có khả năng xảy ra do ngẫu nhiên mà do tác động.
- Mức độ ảnh hưởng do tác động đem lại ở mức rất lớn SDM=1,4
- Ngoài ra kiểm tra mức độ tương quan của các nhóm qua hai lần kiểm tra cho thấy hệ số tương quan r1=0,41, r2=0,85 cho thấy học sinh làm bài tốt ở lần 1 thì cũng có khả năng là bài khá tốt ở lần 2, điều đó càng chứng tỏ độ tin cậy của dữ liệu đồng thời khẳng định tính tích cực của tác động.
Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm TBC=21,5, nhóm đối chứng TBC=18,6, độ chênh lệch điểm số hai nhóm là 2,9. Điều đó chứng tỏ lớp được tác động có điểm TB cao hơn.
Mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-Test càng khẳng định ảnh hưởng tích cực của tác động.
Hạn chế
Số lượng câu hỏi kiểm tra thang đo trạng thái của nhóm thực nghiệm còn ít.
 Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
	Việc hướng dẫn HS cách xác định các loại bài tập đổi đơn vị đo đại lượng và dạy học sinh cách đổi đơn vị đo theo từng dạng bài tập thực sự mang lại hiệu quả là nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Từ việc áp dụng cách giảng dạy như trên đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ở lớp 5E2 đồng thời nhờ biết cách phân loại các dạng bài tập cụ thể về đo đại lượng và cách giải từng loại bài tập đó đã giúp các em phát triển tư duy, khả năng độc lập suy nghĩ , tìm tòi, khám phá kiến thức và vận dụng tốt kiến thức đã học vào giải các bài tập cụ thể. Từ đó giúp HS thích học Toán và thêm yêu môn Toán hơn và đặc biệt các em sẽ không còn "sợ" môn Toán nữa. Dây bước đầu 
Khuyến nghị
 Được giảng dạy nhiều năm liên tục lớp 5 và qua nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu
 có liên quan cũng như qua sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số khuyến nghị sau:
 + Khi giảng dạy về các đơn vị đo đại lượng và chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng người giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kiến thức một cách có hệ thống.
 + Mạnh dạn tìm tòi các phương pháp dạy học tích cực sao cho tiết học có thể đạt kết quả cao nhất.
 + Đối với các bài toán về đổi các đơn vị đo đại lượng cũng có thể cho học sinh nhớ bằng các bước đổi. Ví dụ:
 Bước 1: Xác định mối quan hệ của các đơn vị đo cần đổi.
 Bước 2: Lấy số biểu thị nhân với mối quan hệ.
 + Khi học sinh đã hiểu được bản chất của vấn đề thì cho các em dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc phải một, hai hay ba chữ số... tùy thuộc vào các đơn vị đo hoặc số đo.
 + Yêu cầu học sinh phải học thuộc các bảng đơn vị đo đại lượng đồng thời phải hiểu được các mối quan hệ của các đơn vị đo trong từng bảng.
 + Với các cán bộ quản lý chuyên môn cần tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề để giáo viên được dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm cũng như rút ra bài học cũng như cách dạy cho bản thân. 
 Tuy vậy, với kinh nghiệm chưa phải là nhiều chúng tôi chỉ xin trình bày những điều mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy về đơn vị đo đại lượng. Vì trình độ lý luận và thời gian giành cho nghiên cứu có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn chỉnh hơn. 
 Hải Phòng, ngày 10 tháng 12 năm 2011
 Người viết
 Đoàn Thị Vân 
Phụ lục
Kết quả KT sau tác động ở hai thời điểm khác nhau
Nhóm thực nghiêm
Nhóm đối chứng
HS
lần 1
lần 2
HS
lần 1
lần 2
Vũ Việt Anh
22
22
Phạm Thế Anh
20
23
Đỗ Tõn Biờn
25
26
Vũ Thị Anh
19
19
Nguyễn M Đụng
18
18
Phạm Trung Đụng
15
18
Vũ Thế Hiệp
16
25
Nguyễ đức Hải
14
14
Phan Quý Hoàng
18
22
Vũ Ngọc Hải
18
18
Lờ Văn Khỏnh
23
23
Ng Bựi Nhật Linh
19
21
Vũ Thị Lan
19
19
Phạm T Khỏnh Huyền
19
19
Phạm T Mai Liờn
20
21
Đoàn Vũ N Minh
18
19
Vũ Thị P Linh
27
26
Bựi đức Nam
18
18
Đỗ Văn Mạnh
22
22
Nguyễn Thế Nam
20
19
Lờ Thị Mơ
18
25
Vũ Ngọc Ngà
18
18
Vũ Đức Nam
22
25
Vũ Thị M Ngọc
19
22
Đỗ Th Q Như
25
22
Dương Văn Quớ
15
19
Phan Thị Tố Như
18
23
Đặng Thị X Sang
14
18
Vũ Hải Phong
16
19
Phạm Hồng Sơn
18
14
Đinh Thị Ng Thảo
18
21
Nguyễn Văn Tuõn
19
18
Phạm Ng Đ Thiệu
23
26
Lương Trịnh H Thỏi
19
21
Vũ Th Thanh Thuỷ
19
22
Tạ Tiến Thanh
18
19
Phạm Thị Thu Thuỷ
18
25
Phạm Đỡnh Thăng
18
19
Vũ Hồng Võn
19
23
Nguyễn T M Thơ
20
18
Vũ Thuỳ Võn
18
19
Phan thu Thuỳ
19
19
Nguyễn Thị Q Thu
19
21
Vũ Xuõn Thưởng
15
18
Vũ Q Trung
14
17
phiếu bài tập
Họ và tên:Lớp: 5E
Bài 1a: Hãy điền số thích hợp vào các ô theo mẫu.
Đề bài
km2
hm2
dam2
m2
Kết quả đổi
1722678m2
1
72
26
78
1,722678km2;172,2678ha; 17226,78 dam2
8546098 m2
283547 m2
69518 m2
9150 m2
Bài 1b: Hãy điền số thích hợp vào các ô
Đề bài
km2
ha
dam2
m2
Kết quả đổi
3726915m2
508060 m2
35264 m2
7071 m2
849,62 m2
 2. Khảo sát
1) Bài khảo sát:
Điền số thích hợp vào chỗ 
9m2 9dm2 = ....m2	800 cm2 = ....m2
5ha 37 dam2 = ...m2	8,54 m2 = ..... dam2
 2004 cm2 = ....m2.....dm2.....cm2
Phụ lục tài liệu tham khảo
 1. Tạp chí giáo dục Tiểu học
 2. Sách giáo khoa môn Toán Tiểu học.
 3. Sách giáo viên môn Toán Tiểu học.
 4. Thư viện Violet.com

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY DOI DON VI DO DAI LUONG LOP 5.doc