Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để xây dựng “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”

Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để xây dựng “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”

 Từ năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 trong tất cả các trường học trên toàn quốc. Vì trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường các em được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, ban đầu của con người trong thời đại mới. Chính vì vậy trường học là ngôi nhà thứ hai của các em. Môi trường giáo dục trong nhà trường và lớp học có vai trò rất quan trọng, nó có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người thông qua các mối quan hệ xã hội. Trong khi đó HS ở vùng sâu chủ yếu là dân tộc thiểu số, còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, hầu hết các em còn rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, chưa dám nói lên ý kiến, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình. Vậy GV chủ nhiệm lớp phải làm gì? Thay đổi phương pháp chủ nhiệm ra sao để nâng cao chất lượng các hoạt động cũng như chất lượng học tập cho HS trong lớp? Lựa chọn cách thức giáo dục nào cho phù hợp để chuẩn bị thật tốt cho các em trở thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực? Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và tôi hiểu ra rằng một trong những con đường giúp cho HS của mình tốt nhất là phải xây dựng cho các em một môi trường thân thiện trong lớp học. Đó là tập hợp các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau để tập thể HS xây dựng các mối quan hệ với nhau và quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành, phát triển nhân cách theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Đến nay, sau ba năm nỗ lực đổi mới công tác chủ nhiệm, sự băn khoăn, lo lắng, trăn trở của tôi đã được đền đáp. Năm nào lớp tôi cũng được nhà trường công nhận là “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”. Vậy tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm lớp để xây dựng “Lớp học thân thiện – học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động và học tập cho học sinh. Rất mong được các đồng nghiệp đang là những GV chủ nhiệm lớp tham khảo và góp ý.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để xây dựng “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm để xây dựng “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Từ năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 trong tất cả các trường học trên toàn quốc. Vì trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống học tập và lao động. Trong nhà trường các em được tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp, ban đầu của con người trong thời đại mới. Chính vì vậy trường học là ngôi nhà thứ hai của các em. Môi trường giáo dục trong nhà trường và lớp học có vai trò rất quan trọng, nó có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người thông qua các mối quan hệ xã hội. Trong khi đó HS ở vùng sâu chủ yếu là dân tộc thiểu số, còn nhiều hạn chế trong giao tiếp, hầu hết các em còn rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, chưa dám nói lên ý kiến, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình. Vậy GV chủ nhiệm lớp phải làm gì? Thay đổi phương pháp chủ nhiệm ra sao để nâng cao chất lượng các hoạt động cũng như chất lượng học tập cho HS trong lớp? Lựa chọn cách thức giáo dục nào cho phù hợp để chuẩn bị thật tốt cho các em trở thành những công dân tương lai có đạo đức, trí tuệ và thể lực? Đó là vấn đề làm tôi băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và tôi hiểu ra rằng một trong những con đường giúp cho HS của mình tốt nhất là phải xây dựng cho các em một môi trường thân thiện trong lớp học. Đó là tập hợp các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau để tập thể HS xây dựng các mối quan hệ với nhau và quan hệ với cộng đồng một cách cởi mở, tích cực, cần thiết cho việc hình thành, phát triển nhân cách theo các mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học. Đến nay, sau ba năm nỗ lực đổi mới công tác chủ nhiệm, sự băn khoăn, lo lắng, trăn trở của tôi đã được đền đáp. Năm nào lớp tôi cũng được nhà trường công nhận là “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”. Vậy tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của mình trong công tác chủ nhiệm lớp để xây dựng “Lớp học thân thiện – học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động và học tập cho học sinh. Rất mong được các đồng nghiệp đang là những GV chủ nhiệm lớp tham khảo và góp ý.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN:
 1. Thực trạng:
 Qua phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của cả ngành Giáo dục cũng như quá trình làm chủ nhiệm lớp trong 3 năm công tác tại trường Tiểu học Châu Lộc (2009 – 2010; 2010 – 2011; 2011 - 2012), qua dự giờ thăm lớp của các lớp trong trường tôi nhận thấy thực trạng học sinh như sau:
 - Học sinh trong lớp, trong trường chủ yếu là dân tộc thiểu số nên kĩ năng giao tiếp của các em còn nhiều hạn chế, rụt rè, chưa mạnh dạn.
 - Mặc dù đến trường nhưng các em vẫn có thói quen trò chuyện, giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ nên nói tiếng phổ thông còn chậm, câu nói ngắn, diễn đạt chưa thành câu trọn vẹn. 
 - Nhiều trò chơi dân gian các em chưa biết cách chơi.
 - HS còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể dục  ngại thể hiện trước đông người.
 - Nhiều HS muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cổ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp.
 - Các em chưa thật sự thân thiện trong học tập cũng như trong vui chơi. Một số HS còn có biểu hiện lôi kéo bạn bè nên có lúc làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết trong lớp.
 - Chất lượng học tập và chữ viết của học sinh chưa cao.
 - Việc trang trí lớp học chưa đẹp, chưa đúng yêu cầu thẩm mĩ, chưa tạo được sự ấm cúng, tình thương yêu, sự gắn bó thân thiết như trong gia đình các em.
 2. Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên chủ nhiệm lớp:
 - GV chủ nhiệm chưa tích cực để xây dựng các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho HS trong lớp của mình.
 - GV chưa thật sự chú ý đến cách trả lời, xưng hô của các em trong giao tiếp nên chưa uốn nắn, chưa hướng dẫn cụ thể để rèn thành thói quen trong học tập, nói năng hàng ngày cho các em.
 - GV chưa xây dựng được môi trường thân thiện và quy tắc ứng xử trong lớp, chưa có kế hoạch vận động phụ huynh tham gia vào việc trang trí lớp học.
 - GV chủ nhiệm chưa kiên trì, chưa thật sự tâm huyết với việc rèn chữ viết cho HS trong lớp.
* Về học sinh:
 - Do vốn ngôn ngữ của các em còn ít, ở trường cũng như ở nhà đều nói bằng tiếng Thái nên diễn đạt khó khăn do đó các em ngại nói bằng tiếng phổ thông.
 - Các em đã được tập các trò chơi dân gian nhưng chưa phong phú nên sức cuốn hút, hấp dẫn đối với học sinh chưa cao.
 - Thời gian dành cho các hoạt động vui chơi của HS còn hạn chế vì ở nhà các em phải phụ giúp việc nhà nhiều. 
 II. NHỮNG GIẢI PHÁP MỚI: (Có 4 nhóm giải pháp).
 Sau khi nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo của ngành, của trường về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” và đối tượng HS trong lớp tôi quyết định lập Ban chỉ đạo xây dựng “Lớp học thân thiện - học sinh tích cực” của lớp 5A – Trường TH Châu Lộc. Dưới đây là các biện pháp thực hiện:
1. Nhóm giải pháp: Nâng cao chất lượng các hoạt động cho học sinh.
 Để nâng cao chất lượng các hoạt động cho học sinh trong lớp tôi đã tiến hành làm các việc sau:
1. Khảo sát thực trạng của lớp mình chủ nhiệm.
 Trong 3 năm học qua, ngay sau khi nhận lớp tôi đều tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của lớp. Kết quả khảo sát đã giúp tôi đề ra kế hoạch xây dựng “Lớp học thân thiện, HS tích cực” trong mỗi năm học. Ngoài ra tôi còn tổ chức phát phiếu khảo sát đến các GV bộ môn dạy lớp tôi cũng như HS trong lớp để tìm hiểu thêm về mối quan hệ thầy – thầy, thầy – trò và trò – trò hiện nay ở trong trường, trong lớp. Việc khảo sát GV và HS giúp cho tôi xây dựng các quy tắc ứng xử thân thiện dành cho GV và HS trong lớp.
(Quy tắc ứng xử của học sinh được kèm theo ở phần phụ lục).
2. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện.
 Sau khi thành lập Ban chỉ đạo (gồm các thành phần: GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Trưởng, phó Chi hội phụ huynh của lớp; lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể cùng các tổ trưởng), tôi đã tiến hành tổ chức hội nghị ban hành kế hoạch thi đua xây dựng “Lớp học thân thiện - Học sinh tích cực”, tôi đã tổ chức họp để tuyên truyền và phối hợp thực hiện như sau:
 a. Cuộc họp thứ nhất: Họp với phụ huynh HS trong lớp: Để thực hiện nội dung thứ nhất “Xây dựng lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn”. Tại cuộc họp này tôi đã tuyên truyền sâu rộng và vận động cha mẹ HS xây dựng “gia đình thân thiện” gắn với cuộc xây dựng gia đình văn hóa và cam kết đảm bảo “ba đủ” cho HS: Đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở. Cũng tại cuộc họp này Ban đại diện cha mẹ HS đã đề nghị phụ huynh của lớp đóng góp công sức và tiền để quét lại vôi ve phòng học; đánh bóng, quét sơn mài lại toàn bộ bàn ghế, làm thêm các câu khẩu hiệu (Kính thầy – Yêu bạn; Nói lời hay, làm việc tốt; Bỏ chuyện riêng, siêng phát biểu; Học, học nữa, học mãi), rèm che cửa sổ, trồng chậu cây cảnh trong lớp, cây xanh là dây leo trên cửa sổ, lẵng hoa nhựa treo ở các góc phòng học  và xây dựng quỹ “khuyến học” trong phụ huynh để thưởng cho HS có thành tích trong các hoạt động của lớp.
 b. Cuộc họp thứ hai: Họp với GV bộ môn và ban cán sự lớp (có mời Hiệu trưởng và Tổng phụ trách Đội tham dự góp ý): để quán triệt kế hoạch xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Cuộc họp tập trung thảo luận các giải pháp thực hiện 3 nội dung “Rèn kĩ năng sống cho học sinh”; “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh”; “HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương”. Trong cuộc họp tôi thông báo kết quả khảo sát GV, HS rồi tổ chức cho GV bộ môn cùng ban cán sự lớp góp ý bản dự thảo các quy tắc ứng xử dành cho GV và HS trước khi thực hiện. Việc khen thưởng cho tổ, nhóm và cá nhân có thành tích trong phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện - Học sinh tích cực” cũng được đặt ra để tạo thêm động lực cho phong trào. 
 c. Cuộc họp thứ ba: Họp với lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng và tập thể học sinh trong lớp nhằm xây dựng chuyên đề “thân thiện trong học tập và trong các hoạt động của lớp”. Giúp các em biết cách xây dựng khối đoàn kết, thân ái, đầm ấm, vui vẻ trong lớp bằng các việc làm cụ thể như: nói năng trong giao tiếp nhẹ nhàng, dễ nghe; sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn hoạn nạn; thương yêu, chia sẻ, động viên nhau trong học tập và vui chơi qua khẩu hiệu: “Ba cùng” là: (Cùng học, cùng chơi, cùng đi về). Giúp đỡ nhau trong học tập như sử dụng 15 phút đầu buổi thứ 3, 5, 6 để truy bài, chữa bài tập về nhà và kiểm tra phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp”, 
3. Các công việc cụ thể đã thực hiện:
 1.3. Để thực hiện tốt nội dung thứ nhất “Xây dựng lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn” ngoài việc vận động phụ huynh trang trí lớp học như đã nêu ở trên, tôi còn tổ chức cho HS tham gia trồng cây đầu xuân. Nắm chắc và làm tốt công tác vận động HS đến trường, không nghỉ học khi trời mưa. Tổ chức nhóm “Bạn đường” cho những HS cùng xóm để các em có thể giúp đỡ, nhắc nhở nhau, đảm bảo an toàn trên đường đi học. Cho các em kí cam kết “Không tham gia đánh nhau, không mang theo và sử dụng hung khí, vật dễ sát thương” khi ở trường cũng như khi ở nhà. Nhắc nhở HS tuyệt đối không leo trèo hoặc ngồi trên lan can các phòng học ở trường hoặc lan can nhà sàn nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân. 
 Ngoài ra để giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường tự nhiên, tôi lên kế hoạch ươm, trồng, chăm sóc, bón phân, thay các giống hoa theo mùa sao cho các bồn hoa của lớp đảm nhận chăm sóc mùa nào cũng có hoa nở. 
 Ví dụ: Mùa thu, mùa xuân thời tiết thuận lợi, mưa nhiều có thể trồng được nhiều loại hoa như: hoa sam, hoa mười giờ, hoa cúc, hoa bướm,  Nhưng mùa đông thời tiết khắc nghiệt những loại hoa này khó phát triển, trồng không đẹp thì tôi ươm và trồng hoa sống đời Nhật Bản (hay còn gọi hoa đá) là một loại hoa nở vào dịp tết hoặc sau tết Nguyên đán. Hoa rất lâu tàn có thể kéo dài hàng tháng. Sang tháng ba, tháng tư khi có mưa và hoa đá tàn tôi lại cho học sinh trồng hoa cúc, hoa bướm,  
 (Có ảnh kèm theo ở phần phụ lục).
 Nhằm giúp cho mọi hoạt động của lớp đi vào nề nếp và thực hiện tốt các kế hoạch của nhà trường và ngành đề ra, tôi đã tổ chức các hoạt động tự quản trong HS như: Xây dựng kế hoạch làm trực nhật, làm vệ sinh khuôn viên trường và chăm  ... ạo cơ hội cho HS được đề xuất với GV về việc cải tiến PPDH cho phù hợp với khả năng tiếp thu của từng đối tượng HS trong lớp.
 - GV chủ nhiệm phải tích cực đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động cho HS để các em tích cực chủ động tham gia nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
 - Cần đổi mới công tác chủ nhiệm để khích lệ, động viên HS tích cực, nỗ lực, cố gắng vươn lên về mọi mặt.
 - GV chủ nhiệm cần biết tổ chức hướng dẫn các trò chơi dân gian để giúp HS biết chơi và giáo dục HS ý thức gìn giữ những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
 - Thông qua các hoạt động GDNGLL, GV chủ nhiệm phải biết tổ chức các hoạt động tìm hiểu về di tích lịch sử, danh nhân, các anh hùng liệt sĩ,  nhằm phát huy các giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương đất nước.
 4. Phương pháp thực hiện SKKN: Tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp giảng giải, vấn đáp; phương pháp tuyên truyền, vận động; phương pháp nêu gương, phương pháp xây dựng điển hình, 
 5. Khả năng ứng dụng SKKN: Kinh nghiệm có khả năng ứng dụng rộng rãi đối với các lớp thuộc trường Tiểu học chưa xây dựng được phong trào “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực” trên cả nước.
PHẦN III: KẾT LUẬN
 1. Kết quả của việc ứng dụng SKKN:
 Sau khi đã xây dựng thành công phong trào “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực” tôi đã trao đổi những kinh nghiệm tích lũy được của mình với GV chủ nhiệm các lớp 5B, 4A, 4C, 2A trong trường Tiểu học Châu Lộc và GV chủ nhiệm lớp 5A ở trường Tiểu học và THCS Thọ Hợp. GV chủ nhiệm các lớp này đã vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của tôi nên đạt được kết quả cao trong phong trào thi đua xây dựng “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”.
2. Kết luận: 
 Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng muốn xây dựng được “Lớp học thân thiện – HS tích cực” thì trước hết phải được sự quan tâm đặc biệt của nhà trường, của phụ huynh HS.
 - GV luôn đổi mới PPDH, đổi mới công tác tổ chức để nâng cao chất lượng giáo dục lên tầm cao mới. Có được như vậy thì lớp chắc chắn nhanh chóng xây dựng được phong trào “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực”.
 - Để có sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng và ban cán sự lớp”.
 - Xây dựng được “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực” thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”.
 - Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các phong trào khác, những hoạt động khác và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, với Ban cha mẹ HS để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng. 
 - Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng đối tượng HS,
 - Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm, tập hợp được sức mạnh tổng hợp. Với vai trò là con chim đầu đàn, là yếu tố có phần quyết định, tạo nên sự thành công hay thất bại cho mỗi HS, mỗi lớp học.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra trong quá trình xây dựng phong trào “Lớp học thân thiện – Học sinh tích cực” và đã có những thành công. Tất nhiên trong quá trình trình bày không tránh khỏi những sai sót, rất mong được lượng thứ và góp ý chân thành của các đồng nghiệp để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Châu Lộc, ngày 10 tháng 5 năm 2012
 Người viết:
 Nguyễn Thị Hoa
PHỤ LỤC
1. QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA HỌC SINH TRONG LỚP 5A
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU LỘC
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
- Quy tắc này được áp dụng với học sinh lớp 5a trường Tiểu học Châu Lộc.
- Quy tắc này được áp dụng trong ứng xử của học sinh trong giao tiếp, học tập và sinh hoạt.
Điều 2. Đối với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường và khách đến trường HS phải:
2.1. Trong chào hỏi, xưng hô, giới thiệu với thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường, khách đến thăm, làm việc với nhà trường đảm bảo kính trọng, lịch sự, rõ ràng, ngắn gọn, không thô lỗ, cộc lốc, không rụt rè. Không sử dụng các động tác cơ thể không văn hóa như thè lưỡi, giơ tay, búng tay, đấm lưng nhau, hô to, hò hét, kéo dài giọng, chỉ trỏ, bình phẩm...
2.2. Ứng xử khi hỏi và trả lời đảm bảo trật tự trên dưới. Câu hỏi và trả lời ngắn gọn, rõ ràng, có thưa gửi, cảm ơn.
2.3. Ứng xử khi làm phiền thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường đảm bảo thái độ văn minh, tế nhị, chân thành, xin lỗi đúng lúc.
2.4. Ứng xử khi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của bản thân với thầy giáo, cô giáo và ngược lại đảm bảo chân tình, giản dị, cởi mở, thân mật, không khách sáo, cầu kỳ.
 Điều 3. Đối với bạn bè phải:
3.1. Ứng xử trong xưng hô đảm bảo thân mật, cởi mở, trong sáng, không cầu kỳ; không gọi nhau, xưng hô bằng những từ: mày, tao,  mà xưng hô với nhau bằng các từ: bạn, mình, cậu,  không gọi tên gắn với tên cha, mẹ, gắn với những khiếm khuyết ngoại hình hoặc đặc điểm cá biệt về tính nết
3.2. Ứng xử trong chào hỏi, giới thiệu, bắt tay nhau đảm bảo thân mật, trong sáng, không thô thiển, cục cằn, không làm ầm ĩ ảnh hưởng đến người xung quanh.
3.3. Ứng xử trong khi thăm hỏi, giúp đỡ bạn bè đảm bảo chân thành, tế nhị, không che giấu khuyết điểm của nhau, không xa lánh, coi thường người bị bệnh, tàn tật hoặc người có hoàn cảnh khó khăn; khi chúc mừng bạn đảm bảo vui vẻ, thân tình, không gây khó xử.
3.4. Ứng xử trong đối thoại, nói chuyện, trao đổi với bạn bè đảm bảo chân thành, thẳng thắn, cởi mở, ôn tồn, không cãi vã, chê bai, xúc phạm, huơ chân múa tay, nói tục, chửi thề,... Biết lắng nghe tích cực và có ý kiến phản hồi mang tính xây dựng khi thảo luận, tranh luận.
3.5. Ứng xử trong quan hệ với bạn khác giới đảm bảo tôn trọng, nhã nhặn.
3.6. Trong học tập đảm bảo nghiêm túc, trung thực không vi phạm quy chế kiểm tra, thi cử.
 Điều 4: Đối với gia đình phải:
 4.1. Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình.
 4.2. Ứng xử trong khi đi, về; lúc ăn uống đảm bảo lễ phép, có chào mời, thưa gửi, xin phép. Khi được hỏi phải trả lời lễ phép, nhẹ nhàng, rõ ràng. Không khích bác, lên án ông bà, cha mẹ và người hơn tuổi.
 4.3. Ứng xử trong quan hệ với anh chị em trong gia đình đảm bảo trật tự họ hàng, quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, giúp đỡ, chia sẻ, an ủi chân thành.
 4.4. Khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, tiếp khách chân tình, cởi mở, lắng nghe.
4.5. Ứng xử trong công việc gia đình đảm bảo làm việc chăm chỉ, vừa sức, không cãi cọ, cau có khi bị nhắc nhở.
Điều 5.  Đối với thôn, bản, xóm làng nơi cư trú phải:
5.1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ; hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù vặt.
5.2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung
Điều 6. Ở nơi công cộng
6.1. Ứng xử ở nhà trường khi tham gia sinh hoạt chung đảm bảo đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ; đảm bảo nếp sống văn minh, không xô đẩy, chen lấn, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi; không đi lại mất trật tự, không trèo, ngồi lên lan can, bàn học...
 6.2. Ứng xử khi có mặt trong khu vực công cộng như trên đường, bến xe ... đảm bảo cử chỉ, hành động lịch thiệp; nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ; không làm ồn, ngó nghiêng, chỉ trỏ, bình phẩm người khác.
6.3. Ứng xử khi đến các cơ quan, công sở đảm bảo thái độ lễ phép, lịch sự, thẳng thắn, mạch lạc; không gây mất trật tự; nhã nhặn khi hỏi và cảm ơn khi được phục vụ.
6.4. Ứng xử khi sinh hoạt tập thể  đảm bảo trật tự, ngăn nắp, tôn trọng mọi người, biết nhường nhịn, chia sẻ, cảm thông.
Điều 7. Ở trong lớp học phải:
7.1. Trong thời gian ngồi học trong lớp đảm bảo đúng tư thế, tác phong nghiêm túc, trật tự, tôn trọng thầy giáo, cô giáo và bạn cùng lớp; không làm các cử chỉ như: vò đầu, gãi tai, ngoáy mũi, quay ngang ngửa, phát ngôn tùy tiện, nhoài người, gục đầu xuống bàn, ....
7.2. Khi cần mượn, trả đồ dùng học tập phải có thái độ nghiêm túc, lời nói nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến giờ học.
7.3. Khi trao đổi, thảo luận về nội dung bài học đảm bảo thái độ cầu thị, tôn trọng ý kiến người khác, không gay gắt, chê bai những ý kiến khác với ý kiến bản thân.
7.4. Trước khi kết thúc giờ học đảm bảo tôn trọng thầy, cô giáo, không nôn nóng gấp sách vở, rời chỗ ngồi để ra chơi, ra về;  đảm bảo trật tự, không xô đẩy bàn ghế, giữ vệ sinh chung.
7.5. Khi bản thân bị ốm đau đột xuất đảm bảo kín đáo, tế nhị và nói nhỏ với GV, hạn chế làm ảnh hưởng đến mọi người; đảm bảo giữ vệ sinh cá nhân và tránh làm lây lan bệnh cho người khác.
  Quy tắc này áp dụng từ ngày 5 tháng 9 năm 2009 và là một trong các căn cứ để đánh giá, xếp loại, khen thưởng học sinh hàng năm.
Ảnh + Giấy chứng nhận do PGD&ĐT Quỳ Hợp cấp cho học sinh
2. Danh sách học sinh lớp 5A đạt giải Giao lưu “Ôlimpic Toán Tuổi thơ” cấp huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳ Hợp tổ chức năm học 2011 - 2012.
TT
Họ và tên
Đạt giải
Ghi chú
1
Trần Văn Hiếu
Giải Nhì
Đứng bên trái hàng trước.
2
Vi Thanh Tú
Giải Ba
Đứng bên phải hàng trước
3
Lữ Văn Trung
Giải Ba
Đứng bên trái hàng sau
4
Sầm Hằng Vi
Giải Ba
Đứng giữa hàng sau
5
Lương Thị Hường
Giải khuyến khích
Đứng bên phải hàng sau
Ảnh + Giấy chứng nhận do PGD&ĐT Quỳ Hợp cấp cho học sinh
3. Danh sách HS lớp 5A đạt giải Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em” cấp huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳ Hợp tổ chức năm học 2011 - 2012.
TT
Họ và tên
Đạt giải
Ghi chú
1
Trương Thị Ngọc Diễm
Giải Nhất
Đứng thứ nhất từ trái sang.
2
Lương Thị Hường
Giải Nhất
Đứng thứ hai từ trái sang.
3
Sầm Hằng Vi
Giải Nhì
Đứng thứ ba từ trái sang.
4
Trương Thị Hồng Vi
Giải Ba
Đứng thứ tư từ trái sang.
Ảnh + Bài viết của học sinh
4. Danh sách học sinh lớp 5A đạt giải cuộc thi “Viết chữ đẹp” cấp huyện do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quỳ Hợp tổ chức năm học 2011 - 2012.
TT
Họ và tên
Đạt giải
Ghi chú
1
Trương Thị Thủy
Giải Nhất
Đứng thứ nhất từ trái sang.
2
Sầm Hằng Vi
Giải Nhì
Đứng thứ hai từ trái sang.
3
Lương Thị Hường
Giải Ba
Đứng thứ ba từ trái sang.
4
Trương Thị Hồng Vi
Giải Ba
Đứng thứ tư từ trái sang.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN chu nhiem lop.doc