Một số kinh nghiệm về đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5

Một số kinh nghiệm về đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5

 Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triễn đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kiến thức cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở

 Trong các môn học ở Tiểu học, Toán là môn học có vai trò rất quan trọng đến sự hình thành và phát triễn những phẩm chất của người học sinh như: tính kiên trì, tính nhẫn nãi, tính cẩn thận, ý thức vượt khó, Mặt khác Toán là môn học không thể thiếu để phát triển một nhân cách toàn diện, bởi lẻ các kiến thức môn toán đều được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Một trong ứng dụng quan trọng của môn toán trong thực tiễn cuộc sống là đơn vị đo lường

1. Cơ sở lý luận:

 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học có nhiều mảng kiến thức như: Yếu tố hình học, yếu tố thống kê, số học, tỉ lệ bản đồ, giải toán có lời văn,. thì yếu tố đo lường giữ vai trò rất quan trọng vì mảng kiến thức này sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống rất nhiều. Nội dung giảng dạy đơn vị đo lường các em được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao và là một trong những bài tập để rèn luyện tư duy

 Nội dung đo lường ở lớp 5 nhằm hoàn chỉnh Bảng đơn vị đo độ dài; bảng đơn vị đo khối lượng; Bảng đơn vị đo thời gian; Bảng đơn vị đo diện tích và một số đơn vị đo thể tích thông dụng .

Mục tiêu của mảng kiến thức đo lường ở lớp 5 là các em phải thành thạo kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 695Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triễn đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kiến thức cơ bản để học sinh tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở
 Trong các môn học ở Tiểu học, Toán là môn học có vai trò rất quan trọng đến sự hình thành và phát triễn những phẩm chất của người học sinh như: tính kiên trì, tính nhẫn nãi, tính cẩn thận, ý thức vượt khó, Mặt khác Toán là môn học không thể thiếu để phát triển một nhân cách toàn diện, bởi lẻ các kiến thức môn toán đều được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Một trong ứng dụng quan trọng của môn toán trong thực tiễn cuộc sống là đơn vị đo lường
1. Cơ sở lý luận:
 Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học có nhiều mảng kiến thức như: Yếu tố hình học, yếu tố thống kê, số học, tỉ lệ bản đồ, giải toán có lời văn,.. thì yếu tố đo lường giữ vai trò rất quan trọng vì mảng kiến thức này sẽ giúp học sinh vận dụng vào thực tiễn cuộc sống rất nhiều. Nội dung giảng dạy đơn vị đo lường các em được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao và là một trong những bài tập để rèn luyện tư duy
 Nội dung đo lường ở lớp 5 nhằm hoàn chỉnh Bảng đơn vị đo độ dài; bảng đơn vị đo khối lượng; Bảng đơn vị đo thời gian; Bảng đơn vị đo diện tích và một số đơn vị đo thể tích thông dụng . 
Mục tiêu của mảng kiến thức đo lường ở lớp 5 là các em phải thành thạo kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng 
2. Cơ sở thực tiễn:
Lớp 5 học sinh tiếp tục được củng cố, hoàn thiện các kiến thức cơ bản ở lớp dưới và học thêm một số đại lượng mới của bảng đơn vị đo diện tích (như Mét vuông; đề ca mét vuông; héc tô mét vuông) và một số đơn vị đo thể tích thông dụng (như mét khối; đề xi mét khối; xăng ti mét khối). Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo lường tôi thấy có nhiều dạng: Đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại, đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại  học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập chưa cao. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học các bài toán về đổi đơn vị đo lường tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm về đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5”
3. Thực trạng: 
Qua thực tế giảng dạy lớp 5 nhiều năm , tôi nhận thấy : Khi làm bài tập về đổi đơn vị đo lường, đặc biệt là đơn vị đo diện tích và thể tích học sinh còn lúng túng, thường thiếu chữ số ở phần thập phân hàng liền phần nguyên hoặc chưa dịch dấu phẩy đủ các chữ số tương ứng hoặc nhầm lẫn mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và đo diện tích, mối quan hệ không theo quy luật của các đơn vị đo thời gian,
Từ thực trạng trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu tìm ra giải pháp để hạn chế những sai lầm của học sinh khi tiếp xúc với dạng bài tập này.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nội dung bài tập đổi các đơn vị đo lường ở lớp 5
 Để rèn luyện kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo cho học sinh, giáo viên cần phân loại bài tập về đổi đơn vị đo lường , theo tôi có thể chia các bài tập dạng này thành các nhóm:
Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng
Đổi đơn vị đo diện tích
Đổi đơn vị đo thể tích
Đổi đơn vị đo thời gian
Trong mỗi nhóm có các dạng bài tập về đổi đơn vị đo:
-Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ( Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn; đổi từ danh số đơn sang danh số phức; đổi từ danh số phức ra danh số đơn)
- Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn: gồm các dạng bài tập như đổi đơn vị lớn sang đơn vị bé
- Dạng 3: So sánh các đơn vị đo ( điền dấu >, <, = vào ô trống)
 2. Điều cần lưu ý khi dạy học sinh chuyển đổi các đơn vị đo lường 
 Như chúng ta đã biết các dạng bài tập về đơn vị đo lường lớp 5 được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ các bài tập đổi đơn vị đo lường đơn giản để củng cố lý thuyết rồi nâng cao dần đến các bài tập đổi đơn vị đo phức tạp vì vậy muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo lường giáo viên cần phải giúp học sinh:
Nắm vững từng bảng đơn vị đo ( theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé)
Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo đại lượng liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau trong một bảng
Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo
3. Cách hướng dẫn học sinh giải các bài tập về đổi đơn vị đo
3.1. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng 
 Đối với loại bài tập này, giáo viên cho học sinh nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài ( hay bảng đơn vị đo khối lượng); mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề gấp ( kém ) nhau 10 lần, dạng bài tập này có rất nhiều cách chuyển đổi. Chẳng hạn:
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé
 - Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
 Ví dụ1 : 3, 85 kg = .g 2,356km =  m
GV hướng dẫn học sinh : 1kg = 1000g nên 3,85kg = 3,85 x 1000(g) = 3850g . Như vậy ta chỉ việc dịch dấu phẩy của số 3,85 sang phải 3 chữ số tương ứng với 3 đơn vị đo khối lượng liên tiếp là hg, dag, g. 
Tương tự 2,356km = 2356 m
Khi học sinh đã hiểu rõ bản chất phép đổi thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó một chữ số hoặc thêm một chữ số 0. Giáo viên biểu thị cho học sinh phân tích bằng lược đồ sau để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu: 
kg
hg 
g
dagg
3,85 kg = 3 8 5 0 g 
Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh “ Mẹo tính” là : Đếm từ trái sang phải theo thứ tự bảng đơn vị đo khối lượng 3kg; 8hg; 5dag thiếu đơn vị g ta viết thêm số 0 vậy: 3,85 kg = 3850g ( hoặc 2km ; 3hm; 5dam; 6m vậy 2,356 km = 2356m)
- Đổi từ danh số phức sang danh số đơn:
Ví dụ : 3 tấn 7 kg =  kg 
Cách 1: 3 tấn 7 kg = 3 tấn + 7 kg = 3000 kg + 7 kg = 3007 kg
Cách 2: GV có thể hướng dẫn học sinh phân tích như sau để lần sau học có thể nhẩm viết được: 3 tấn 7 kg = 3 tấn 0 tạ 0 yến 7 kg = 3007 kg
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức:
Ví dụ : 7,084 m =  dm  mm
 Học sinh nhẩm 7(m) 0 (dm) = 70 dm; 8 (cm) 4 (mm) = 84 mm
 Vậy 7,084 m = 70 dm 84 mm
Hoặc ta có thể dùng lược đồ phân tích như ví dụ 1
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Đối với dạng này học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng và đồng thời các em cần phải nắm vững kiến thức về phân số, số thập phân
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
 Ví dụ : 31m =  km 6 g =  kg
Cách 1; 31 m = km = 0,031 km (vì 1m = km)
Cách 2: HS nhẩm theo chiều từ bé đến lớn: 1 (m) 3 (dam) 0 ( hm) 0 (km) 
 nên 31 m = 0,031 km
Cách 3: Dịch dấu phẩy : 31 m =  km 
Ta thấy 1km = 1000m n ên 1m = 1 : 1000 (km) hay ta dịch dấu phẩy sang trái 3 chữ số nên 31 m = 0,031 km
Cách 4 : dùng bảng 
 31m = ? km
km
Hm
Dam
m
 Kết quả đổi
0
0
3
1
0,031 km
Đối với việc dùng bảng giáo viên cần hướng dẫn học sinh:
 + Xác định khung các đơn vị đổi của toàn bộ bài tập
 + Xác định yêu cầu bài tập cần đổi ra đơn vị nào ( mỗi đơn vị ứng với một hàng, cứ mỗi chữ số hàng tiếp theo gắn 1 đơn vị liền trước nó, nếu thiếu chữ số thì tiếp tục viết chữ số 0 cho đến đơn vị cần đổi)
 + Điến dấu phẩy vào sau đơn vị cần đổi rồi ghi kết quả bài làm
Tương tự : 6 g = 0,006 kg 
- Đổi từ danh số phức sang danh số đơn:
Ví dụ : 63m 5mm =  m
Cách 1: 63 dm = 6,3 m; 5mm = 0,005m nên 63dm5mm = 6,3m + 0,005m = 6,305m
Cách 2: Học sinh nhẩm: từ trái sang phải rồi đánh dấu phẩy sau chữ số chỉ đơn vị m 
Chẳng hạn: 5 (mm) 0 (cm) 3 (dm) 6 (m) ta có kết quả 63 dm5 mm = 6,305 m
Cách 3: Lập bảng:
m
Dm
Cm
mm
Kết quả đổi
6
3
0
5
6,305m
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức
Ví dụ : 6220 g =  kg g
Cách 1: 6220 g = 6000g + 220 g = 6 kg + 220g = 6kg220g 
Cách 2: Lấy 6220 : 1000 = 6 (dư 220) vậy 6220 g = 6kg 220 g ( vì 1kg = 1000g)
Dạng 3: Các bài tập về so sánh 2 số 
 Dạng bài tập này gồm các dạng so sánh hai danh số đơn; so sánh danh số đơn với danh số phức; danh số phức với danh số phức, chẳng hạn: 
 Ví dụ: 3m5cm . 350cm 6kg 12g . 6,12kg
 6,21 kg .. 6210g 2 m 35 dm . 2m 305 cm
Đối với dạng bài tập này, học sinh cần phải thành thạo kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo, sau đó đưa về cùng một đơn vị đo rồi so sánh
3.2. Đổi đơn vị đo diện tích:
 Tương tự như đổi đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, muốn nâng cao kĩ năng chuyển đổi đo diện tích, học sinh phải nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo: Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp (kém) nhau 100 lần, từ đó giáo viên cho học sinh thấy được mỗi hàng đơn vị đo diện tích ứng với 2 chữ số 
Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé .
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
Ví dụ: 25 km2 =  m2
25 km2 = 25 x 1000000m2 = 25 000000m2
Hoặc nhẩm từ km2 đến m2 là 3 đơn vị đo diện tích ta dịch dấu phẩy sang phải 2 x 3 = 6 ( chữ số) 
 Hoặc dùng “Mẹo”:
Đếm từ trái sang phải, mỗi đơn vị ứng với 2 chữ số: thiếu tên mỗi đơn vị ta thêm 2 chữ số : 25 km2; 00 hm2 00dam200m2 vậy 25 km2 = 25 000000m2
- Đổi từ danh số phức sang danh số đơn
Ví dụ : 16 m2 8dm2 =  m2
Cách 1: 16m28dm2 = 16 m2 + 8 dm2 = 16m2 + m2= 16m2 = 16,08m2
Hoặc lập bảng:
m2
dm2
Kết quả đổi
16
08
16.08m2
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức: 
Ví dụ 3: 25,3215 m2 = m2  dm2 cm2
Cách 1: Phân tích bằng cấu tạo 
 m2
dm2
cm2
25 , 32 15 m2 = 25 m2 32 dm2 15cm2
Hoặc dùng bảng như ví dụ 2
* Một số lưu ý khi lập bảng:
+ Xác định khung các đơn vị đổi của bài tập
+ Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột
+ Trong bảng phân tích mỗi cột phải đủ 2 chữ số
+ Tùy theo đề bài yêu cầu đổi về đơn vị nào thì phải đánh dấu phẩy sau 2 chữ số của đơn vị ấy . 
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn 
 Khi đổi đơn vị bé sang đơn vị lớn ta có thể dời dấu phẩy từ trái sang phải mỗi đơn vị đo liền trước nó 2 chữ số, nếu thiếu chữ số ta thêm chữ số 0 vào bên trái cho đủ mỗi đơn vị 2 chữ số rồi đánh dấu phẩy sau đơn vị cần đổi
- Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn:
Ví dụ : 12,23 m2 = . km2
Đổi từ đơn vị đo m2 sang đơn vị đo km2 phải qua 3 lần chuyển đơn vị đo liền trước nó ( m2 dam2 hm2 km2) nên ta dời dấu phẩy sang trái 2 x 3 = 6 (chữ số)
Nên có: 12,23 m2 = 0,00001223km2
 Có thể dùng lược đồ phân tích
 km2
 m2
 dam2
 hm2
 0 00 00 12 , 23m2 = 0,00001223 m2
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức
Ví dụ : 4021371m2 = . km2 hm2dam2m2
GV hướng dẫn học sinh phân tích bằng lược đồ như ví dụ 1 . 
- Đổi từ danh số phức sang danh số đơn: 
Ví dụ : 32dm26cm2 =  m2
GV hướng dẫn học sinh chuyển lần lượt từng đơn vị về m2 bằng cách đưa về phân số thập phân rồi đưa về số thập phân và cộng chúng lại
Chẳng hạn: 32dm26 dm2= m2 + m2 = 0,32m2 + 0,0006m2 = 0,3206 m2
 Cả 3 ví dụ trên ta có thể hướng dẫn học sinh dùng bảng làm nháp rồi lấy kết quả . Nhưng lưu ý học sinh mỗi đơn vị đo phải ứng với 2 chữ số , tức là mỗi cột phải ứng với 2 chữ ...  
2m3 34cm3 = 2m3 + 34cm3 = 2000000cm3 + 34cm3= 2000034cm3
Cách 2: Dùng bảng để đổi
Đổi với việc dùng bảng để đổi , giáo viên cần nhắc học sinh mỗi cột (mỗi đơn vị đo) ứng với 3 chữ số
- Đổi từ danh số đơn sang danh số phức:
Ví dụ : 45,102m3 = . m3 ... dm3 
Cách 1: Dùng lược đồ phân tích để rút ra kết luận 
 45 , 102 m3 = 45. m3 ..102. dm3 
dm3
m3
Cách 2: Dùng bảng để đổi 
Cách 3: 45,102m3 = 45m3 + m3 = 45m3 + 102 dm3 = 45m3 102dm3
Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn
Cũng tiến hành tương tự như đổi đơn vị đo diện tích , đo độ dài và đo khối lượng nhưng lưu ý học sinh mỗi đơn vị đo phải ứng với 3 chữ số tức là hai đơn vị đo thể tích liền kề gấp ( kém) nhau 1000 lần 
Dạng 3: Các bài tập về so sánh 2 số đo
 Ta cũng thực hiện tương tự như so sánh 2 đơn vị đo diện tích; đo khối lượng hay đo độ dài, nghĩa là phải đưa về cùng số đo để so sánh
3.4. Đổi đơn vị đo thời gian 
 Học sinh đã được làm quen với các đơn vị đo ở lớp dưới và hoàn chỉnh ở lớp 5. Do đó, giáo viên cần giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian không ổn định, không chuyển đổi theo hệ đểm cơ số 10, các đơn vị liên tiếp không hơn kem nhau cùng một số lần. Để khắc phục khó khăn này, khi chuyển đổi đơn vị đo thời gian giáo viên cần hệ thống hóa các mối liên hệ cơ bản và cũng có những bài tập giáo viên cần đưa ra các “mẹo tính” để học sinh dễ nhớ
Các đơn vị đo giờ, phút, giây tuân theo cơ sở lý luận nhân hay chia cho 60 
Ví dụ1: 3 giờ = .. phút 0,5 giờ =  phút phút =  giây
Vì 1 giờ = 60 phút nên ta có:
3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút ; 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút;
 phút = 60 giây x = 30 giây
Ví dụ 2; 205 phút = giờ  phút 3 phút 6 giây =  giây 
 Vì 60 phút = 1 giờ và 205 : 60 = 3 (dư 25) nên 205 phút = 3 giờ 25 phút 
 Tương tự ta có: 3 phút 6 giây = 3 x 60 giây + 6 giây = 186 giây
 Ví dụ 3: Viết số thập phân thích hợp
72 phút =  giờ 30 giây =  phút
Vì 72 : 60 = 1,2 nên 72 phút = 1,2 giờ
Tương tự 30 : 60 = 0,5 nên 30 giây = 0,5 phút
b) Các đơn vị đo ngày , giờ tuân theo cơ sở lí luận nhân, chia cho 24
Ví dụ1: 3 ngày =  giờ 168 giờ =  ngày 
Vì 1 ngày = 24 giờ nên ta có: 3 ngày = 3 x 24 giờ = 72 giờ 
 168 : 24 = 7 nên 168 giờ = 7 ngày
Ví dụ 2: 2 ngày 3 giờ =  giờ 30 giờ =  ngày .giờ
Ta có 2 ngày 3 giờ = 2 x 24 giờ + 3 giờ = 51 giờ
 30 : 24 = 1 ( dư 6) nên 30 giờ = 1 ngày 6 giờ
Ví dụ 3: ngày = ..giờ 0,5 ngày =  giờ 
Ta có: ngày = x 24 giờ = 8 giờ ; 0,5 ngày = 0,5 x 24 = 12 giờ 
c) Các đơn vị đo ngày , tháng :
 Khi dạy phần này giáo viên cần hệ thống lại các kiến thức mà các em đa được học lớp dưới và mở rộng thêm một số kiến thức mới , ngoài ra giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh một số “mẹo tính” dễ nhớ để khi gặp bài tập dạng này học sinh không những làm đúng mà còn làm nhanh . Chẳng hạn: Cứ 4 năm có một năm nhuận, tức là những năm có 2 số cuối cùng tạo thành một số chia hết cho 4, trong năm nhuận tháng 2 có 29 ngày; các tháng có 31 ngày : tháng 1; tháng 3; tháng 5; tháng 7; tháng 8; tháng 10 và tháng 12; Các tháng có 30 ngày : tháng 4; tháng 6; tháng 9 và tháng 11. Để dễ nhớ giáo viên có thể hướng dẫn học sinh dựa vào sự lồi lõm giữa các ngón tay 
 Đối với đơn vị năm tháng tuân theo quy luật chuyển đổi nhân, chia cho 12
Ví dụ 1: 2 năm = . tháng 28 tháng =  năm tháng 
 3 năm 2 tháng =  tháng 
Ta có: 2 năm = 2 x 12 tháng = 24 tháng 
 28 : 12 = 2 ( dư 4) vậy 28 tháng = 2 năm 4 tháng
 3 năm 2 tháng = 3 x 12 tháng + 2 tháng = 38 tháng
d) Các đơn vị đo năm, thế kỉ : Dựa trên quy luật 1 thế kỉ = 100 năm, ngoài ra giáo viên có thể đưa ra mẹo chuyển đổi là: 
- Từ năm xác định thế kỉ
 Hướng dẫn học sinh xem 2 chữ số cuối cùng của năm . Nếu là 00 thì các chữ số còn lại chính là thế kỉ của năm đó
Ví dụ: Năm 1600 là thế kỉ XVI
Nếu 2 chữ số tận cùng bên phải là 01,02,03, ,99 thì xem đó là một thế kỉ. Vậy số chỉ thế kỉ của năm đó là tổng của số chỉ các chữ số còn lại cộng với 1
Ví dụ năm 1982 có 2 chữ số cuối là 82 xem là một thế kỉ , ta có 19 + 1 = 20
Vậy năm 1982 thuộc thế kỉ XX
- Từ thế kỉ xác định được khoảng cách năm 
 Năm đầu chính là hiệu số chỉ thế kỉ trừ đi 1 ghép với 2 chữ số 01 vào bên phải
 Năm cuối chính là số chỉ thế kỉ ghép với 2 chữ số 00
Ví dụ: Thế kỉ 20 là từ năm nào đến năm nào?
Năm đầu 20 – 1 ghép với 01 được 1901
Năm cuối 20 ghép với 00 được 2000
Vậy khoảng đó là năm 1901 đến năm 2000
* Để giúp học sinh nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian , giáo viên có thể thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày kết hợp với việc xem lịch, xem đồng hồ. Ngoài ra giáo viên có thể thông qua các sự kiện lịch sử để giúp học sinh củng cố kĩ năng nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian
4. Bài dạy minh họa
 Tiết 122 Bảng đơn vị đo thời gian 
1. Bài cũ:
- 1 HS lên bảng làm: làm bài tập 2 VBT tiết trước
- GV nhận xét. Ghi điểm
2. Bài mới:
 a) Các đơn vị đo thời gian
- GV yêu cầu học sinh kể tên các đơn vị đo thời gian đã học 
- GV cho học sinh làm việc nhóm , hoàn thành bảng:
 1 thế kỉ =  năm 1 tuần =  ngày
 1 năm =  tháng 1 ngày =  giờ
 1 năm thường =  ngày 1 giờ =  phút
 1 năm nhuận =  ngày 1 phút =  giây
 Cứ  năm lại có 1 năm nhuận
Các nhóm trình bày, lớp nhận xét
GV nhận xét , chốt lại đáp án đúng
Giáo viên hỏi: 
+ Biết năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? (2004)
+ Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004 ( 2008; 2012; 2016)
+ Em có nhận xét gì về chỉ số các năm nhuận ? ( Năm có 2 chữ số cuối cùng tạo thành một số chia hết cho 4)
+ Em hãy kể tên các tháng trong năm ( HS nêu)
+ Em hãy nêu số ngày trong tháng? ( HS nêu )
+ GV hướng dẫn “mẹo nhớ” số ngày trong tháng:
Bắt đầu từ phần lồi ngón tay út bàn tay trái đến phần lồi ngón tay trỏ bàn tay trái theo thứ tự là các tháng 1, 3, 5, 7 và phần lồi của ngón trỏ, ngón giữa, ngón út bàn tay phải là các tháng 8, 10 , 12. Đây là các tháng có 31 ngày; trừ tháng 2 có 28 ngày ( năm thường) và 29 ngày (năm nhuận). Các tháng còn lại có 30 ngày ( tháng 4,tháng 6, tháng 9 và tháng 11)
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian
- Giáo viên treo bảng phụ có sẵn nội dung :
a) 1,5 năm =  tháng b) 0,5 giờ =  phút c) giờ =  phút d) 216 phút =  giờ
- GV gọi 4 HS lên bảng làm và giải thích cách làm 
- Sau khi HS làm xong , giáo viên chốt lại. chẳng hạn:
+ Đổi từ năm sang tháng ta nhân với 12
+ Đổi từ giờ sang phút ta nhân với 60
+ Đổi từ phút sang giờ ta chia cho 60
c) Luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề toán
 GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi
 Trong quá trình học sinh làm bài giáo viên nhắc học sinh: khi đổi từ năm sang thế kỉ chú ý đến 2 số cuối cùng của năm đó. Nếu 2 chữ số cuối cùng của năm là 00 thì các chữ số còn lại chính là số thế kỉ của năm đó. Nếu hai chữ số cuối cùng của năm đó là các chữ số 01, 02, ..,99 thì số thế kỉ của năm đó chính bằng các chữ số còn lại cộng 1
 HS trình bày 
GV nhận xét, chốt đáp án đúng :
Sự kiện
Năm
Thế kỉ
Kính viễn vọng 
1671
XVII
Bút chì
1794
XVIII
 Đầu máy xe lửa
1804
XIX
Xe đạp
1869
XIX
Ô tô
1886
XIX
Máy bay
1903
XX
Máy tính điện tử
1946
XX
Vệ tinh nhân tạo
1957
XX
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 6 năm =  tháng 3 ngày = .. giờ 4 năm 2 tháng = .. tháng 0,5 ngày = .. giờ
b) 3 giờ =  phút giờ = . phút 1,5 giờ =  phút 1 giờ =  giây
- GV yêu cầu học sinh nhắc lại cách đổi ( Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé ) . chẳng hạn từ ngày sang giờ ( nhân với 24) ; từ năm sang tháng ( nhân với 12) từ giờ sang phút ( nhân với 60); từ phút sang giây ( nhân với 60 ; từ giờ snag giây ( nhân với 60 x 60)
- Học sinh tự làm vào vở và 2 HS lên bảng làm
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng 
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
a) 72 phút =  giờ b) 30 giây =  phút
 270 phút = giờ 135 giây = phút
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh nhắc lại cách chuyển đổi ( Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé nên ta thực hiện phép chia phút sang giờ ta chia cho 60; giây sang phút chia cho 60)
d) Trò chơi:
Chia lớp thành 3 nhóm 
GV phổ biến nội dung và luật chơi: Gv nêu câu hỏi miệng học sinh các nhóm trả lời 
Chẳng hạn: Em hãy nêu tên các tháng có 31 ngày và các tháng 30 ngày ?
 Trong các năm sau , năm nào là năm nhuận: 2011; 2010; 2012
 ..
GV nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhắc lại về cách ghi nhớ các tháng trong năm; năm nhuận;  và cách đổi từ năm sang tháng , tháng sang năm; giừ sang phút, 
- GV ra bài tập về nhà cho học sinh 
* Sau khi dạy tiết này tôi đã tiến hành khảo sát 15 phút với 2 lớp 5A ( lớp thực nghiệm) và 5B ( lớp đối chứng)
Đề bài: 
1) Năm 1986 thuộc thế kỉ nào?
 Thế kỉ thứ VI từ năm nào đến năm nào? 
 Trong các năm 2000; 2003; 2006 năm nào là năm nhuận?
2) Viết số thích hợp:
135 phút =  giờ 32 năm rưỡi =  tháng giờ =  phút
Lớp
Số HS
Kết quả thu được
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
5A
24
7
6
11
0
5B
24
4
6
12
2
Lớp 5 A học sinh được dạy học theo cơ sở lý luận và “mẹo vặt”
Lớp 5B học sinh chỉ được dạy theo cơ sở lý luận
III. KẾT LUẬN
Để học sinh nắm được bài không phải là một quá trình dạy học đơn thuần. Nhưng để học sinh nắm được bài và vận dụng linh hoạt cách làm bài phù hợp, dễ hiểu lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên cần tìm tòi, khám phá cho mình biện pháp giúp học sinh hiểu bài một cách nhanh nhất và dễ nhớ nhất. Đặc biệt với những đối tượng học sinh còn chậm cả về năng lực tiếp thu và cách học thì “mẹo vặt” nhằm giúp các em dễ tiếp thu hơn và nhớ kiến thức lâu hơn 
 Trên đây chỉ là kinh nghiêm nhỏ mà bản thân tôi đúc rút được trong mấy năm giảng dạy lớp 5. Chắc chắn còn nhiều sai sót, chưa đầy đủ, rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp đề kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn .
IV. KIẾN NGHỊ
1. Đối với học sinh:
- Khi làm các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng thì trước hết các em cần nắm vững mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng
- Biết vận dụng mối quan hệ đó tìm ra “mẹo tính” để làm bài được nhanh và chính xác
2. Đối với giáo viên:
- Đối với mỗi dạng bài thuộc mảng kiến thức này cần nghiên cứu kĩ các cách giải, hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải nào mang lại kết quả tối ưu nhất
- Không ngừng học hỏi và tham khảo ý kiến đồng nghiệp để trau dồi chuyên môn
3. Đối với nhà trường;
Cần tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề cho toàn thể giáo viên phương pháp dạy thuộc mảng kiến thức Đại lượng và đo đại lượng, đặc biệt là phần chuyển đổi đơn vị đo lường vì nó được ứng dụng nhiều trong thực tiễn.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hương Sơn, ngày 15 tháng 4 năm 2011
 Người thực hiện 
 Đặng Thị Quỳnh Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiệm 2010-2011.doc