Chương trình sách giáo khoa Toán 4 đang được giảng dạy. Nó được đổi mới nội dung, đổi mới cách trình bày. Nó định hướng phương pháp dạy và học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh góp phần nâng cao giáo dục toàn diện.
Sách giáo khoa toán 4 - CTTH mới bao gồm những kiến thức nhằm cho học sinh vẫn tập trung vào kiến thức và kỹ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn ở các lớp1,2,3 . Do vậy từ đầu lớp 4, học sinh có thể nhận biết và vận dụng tốt một số tính chất của số học và hình học ở dạng khái quát và tường minh hơn so với lớp 3 . Các tuyến kiến thức toán học được trình bày trong sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới bao gồm: số và phép tính; một số yếu tố thống kê và tỷ lệ bản đồ; đo lường; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Trong đó đặc biệt là mạch kiến thức giải toán có lời văn, nó giúp các em tư duy một cách tích cực, linh hoạt, năng động và sáng tạo. Đồng thời còn giúp các em nâng cao dần khả năng suy luận, từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm nhiều cách giải cho bài toán. Do vậy, khi học sinh học giải toán có lời văn lớp 4 - CTTH mới bên cạnh rất nhiều những thuận lợi nó còn đòi hỏi học sinh cố gắng và nỗ lực nhiều.
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1 - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Chương trình sách giáo khoa Toán 4 đang được giảng dạy. Nó được đổi mới nội dung, đổi mới cách trình bày. Nó định hướng phương pháp dạy và học, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh góp phần nâng cao giáo dục toàn diện. Sách giáo khoa toán 4 - CTTH mới bao gồm những kiến thức nhằm cho học sinh vẫn tập trung vào kiến thức và kỹ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn ở các lớp1,2,3 . Do vậy từ đầu lớp 4, học sinh có thể nhận biết và vận dụng tốt một số tính chất của số học và hình học ở dạng khái quát và tường minh hơn so với lớp 3 . Các tuyến kiến thức toán học được trình bày trong sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới bao gồm: số và phép tính; một số yếu tố thống kê và tỷ lệ bản đồ; đo lường; các yếu tố hình học và giải toán có lời văn. Trong đó đặc biệt là mạch kiến thức giải toán có lời văn, nó giúp các em tư duy một cách tích cực, linh hoạt, năng động và sáng tạo. Đồng thời còn giúp các em nâng cao dần khả năng suy luận, từng bước phát triển tư duy linh hoạt, độc lập và nâng cao hứng thú tìm nhiều cách giải cho bài toán. Do vậy, khi học sinh học giải toán có lời văn lớp 4 - CTTH mới bên cạnh rất nhiều những thuận lợi nó còn đòi hỏi học sinh cố gắng và nỗ lực nhiều. Như chúng ta đã biết Toán 4 - CTTH mới là bước đầu của giai đoạn học sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn . Do vậy Toán 4 -CTTH mới nói chung và mạch kiến thức giải toán có lời văn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong chương trình tiểu học mới. Hơn nữa với mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới có những nét đổi mới hơn so với sách giáo khoa Toán 4 - CTTH cũ. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài " Một số vấn đề về học giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới " để tìm hiểu và nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này còn giúp em tìm hiểu sâu hơn về chương trình Toán 4 - CTTH mới, tạo điều kiện thuận lợi tự trang bị cho mình vốn kiến thức quan trọng của mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 – CTTH mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, giúp cho mình có thể tham gia giảng dạy thật tốt sau khi ra trường. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Nắm được những yêu cầu dạy học giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - CTTH mới. Nắm được những dạng bài tập cơ bản của giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - rồi mới thông qua tự học , nghiên cứu tài liệu . Nắm được phương pháp đổi mới của chương trình Toán 4 – CTTH mới so với chương trình Toán 4 - CTTH cũ nhằm có những định hướng học tập nghiên cứu cho bản thân sau khi ra trường tham gia giảng dạy có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn Toán 4 - CTTH mới. 3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI: - Chương trình Toán 4 - CTTH mới - Học sinh Lớp 4 - Trường Tiểu học Nhã Nam 4. ĐỐI TƯỢNG V À KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 4.1. Đối tượng. Đề tài này nghiên cứu về việc dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 - CTTH mới 4.2. Khách thể. Khách thể để nghiên cứu đề tài là sách giáo khoa Toán 4 – CTTH mới. Các tài liệu có liên quan tới mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới. 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC. Nếu giáo viên nắm vững những yêu cầu, những khó khăn cơ bản mà học sinh thường gặp phải trong giải toán để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó sẽ giúp cho học sinh tiếp thu tốt mạch kiến thức này và rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải toán có lời văn. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Nghiên cứu những yêu cầu của mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CTTH mới Tìm hiểu nội dung dạy học giải toán có lời văn trong Toán 4 -CTTH mới. Nghiên cứu phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới . 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc, thu thập tài liệu và nghiên cứu tài liệu Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VẾ GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3, 4 - CTTH MỚI 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA MẠCH KIẾN THỨC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở LỚP 1, 2, 3 VÀ MẠCH KIẾN THỨC NÀY Ở LỚP 4 - CTTH MỚI. Trong quá trình học toán phổ thông nói chung , ở tiểu học nói riêng giải toán có vị trí rất quan trọng. Nó đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt và suy nghĩ năng động, sáng tạo. Do vậy, mà giải toán có lời văn có thể coi là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, thử nghiệm về khả năng học tập toán của học sinh tiểu học Việt Nam đầu thế kỷ XXI, việc dạy học toán ở tiểu học theo chương trình tiểu học mới được phân chia thành hai giai đoạn. Giải toán của các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn học tập cơ bản thường gắn với sự vật hiện tượng cụ thể. Học sinh chủ yếu nhận biết ''cái toàn thể", "cái riêng lẻ' chưa nhận ra được (ở dạng "tường minh"). Các quan hệ có tính chất quan trọng của sự vật, hiện tượng. Hầu hết các kiến thức và kỹ năng được sắp xếp theo kiểu "đồng tâm mở rộng" (như hình xoắn ốc) từ đơn giản đến phức tạp hơn, trừu tượng và khái quát hơn. Giai đoạn lớp 4, 5 thì việc dạy học môn toán vẫn tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn ở lớp 1, 2, 3. Vậy Toán 4 CTTH mới mở đầu cho giai đoạn học tập sâu với ý nghĩa là vẫn dạy học các kiến thức và kỹ năng cơ bản của môn toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn so với lớp 3 . Đối với giải toán có lời văn. lớp 4 rồi mới đòi hỏi học sinh nắm bắt kiến thức ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Do vậy các yêu cầu bài toán đặt ra là học sinh phải biết tóm tắt ghi ngắn gọn bằng sơ đồ, hình vẽ biết giải và trình bày bài giải có đến bước tính là chủ yếu hoặc hơn ba bước tính . Giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới là sự kế thừa của giải toán có lời văn ở Toán 1, 2, 3 CTTH mới. Ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 CTTH mới là giai đoạn học tập cơ bản của học sinh. Giai đoạn này học sinh giải toán có lời văn thường là các bài toán đơn, chủ yếu vận dụng các phép tính cơ bản nhưng ở Toán 4 CTTH mới nó còn đòi hỏi học sinh phải tư duy một cách tích cực, linh hoạt, sáng tạo hơn thì mới có thể tìm ra cách giải bài toán. Hơn thế nó còn yêu cầu học sinh biết cách trình bày bài giải một cách chặt chẽ phù hợp với từng bài toán thuộc mạch kiến thức giải toán có lời văn. Như vậy, giải toán có lời văn ở lớp 1 , 2, 3 là nền tảng cho mạch kiến thức này ở lớp 4. Học sinh nắm chắc được nội dung của mạch kiến thức này ở lớp 1 , 2, 3 sẽ tạo thành tiền đề tết để học sinh có thể học tốt mạch kiến thức giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới. Kết luận : Như vậy, giải toán có lời văn ở Toán 4 CTTH mới học sinh sẽ học sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giải toán có lời văn ở lớp 1 , 2, 3 CTTH mới. Tuy nhiên giải toán có lời văn ở lớp 1, 2, 3 - CTTH mới là nền tảng, là cơ sở để học sinh học mạch kiến thức này ở Toán 4 - CTTH mới. Vậy giải toán có lời văn ở lớp 1,2, 3 mới có mối liên hệ mật thiết với giải toán có lời văn ở Toán 4 - CITH mới 2. NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 4 - CTTH MỚI 2.1. Mục tiêu cơ bản của giải toán có lời văn ở lớp 1, 2 – CTTH mới. Bước đầu giúp học sinh hiểu thế nào là giải toán có lời văn. Biết cách đọc và hiểu đầu bài bài toán Biết cách phân biệt cái đã cho và cái phải tìm Biết cách tóm tắt bài toán bằng các hình thức: -Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng -Tóm tắt bằng lời -Tóm tắt bằng mẫu vật Biết viết câu lời giải và thực hiện phép tính không sai lầm Biết cách sử dụng phép thử sai Biết áp dụng các bài toán "thêm - bớt" ở lớp 1 - CTTH mới và các "biến tấu” của nó. Biết áp dụng giải các bài toán "nhiều hơn - ít hơn" và bài toán đơn về phép nhân, phép chia ở lớp 2. 2.2. Mục tiêu cơ bản của giải bài toán có lời văn ở lớp 3 – CTTH mới. Biết tự tóm tắt bài toán ghi ngắn gọn bằng lời, sơ đồ thay hình vẽ. Biết cách giải các bài toán có đến 2 bước tính và biết trình bày bài giải một cách chặt chẽ và thành thạo các bài toán thuộc các dạng sau: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số Gấp một số lên nhiều lần Giảm đi một số lần Giải bài toán bằng hai bước tính Số lớn gấp mấy lần số bé So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn Tìm chu vi và diện tích của hình chữ nhật và hình vuông Làm quen với thống kê số liệu 2.3. Mục tiêu cơ bản của giải toán có lời văn ở lớp 4 – CTTH mới Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính (hoặc nhiều hơn ở các bài toán yêu cầu cao hơn) trong đó có các bài toán : Tìm số trung bình cộng Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Bài toán về yếu tố thống kê và tỉ lệ bản đồ Tình chu vi và diện tích của một số hình đã học. 3. SO SÁNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MẠCH KIẾN THỨC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Ở TOÁN 4 - CTTH MỚI VÀ CTTH CŨ. 3.1. Giống nhau. Nội dung: Đều có các dạng toán. Toán trung bình cộng của nhiều số Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. Tìm chu vi, diện tích của hình vuông và hình chữ nhật Phương pháp: Giáo viên dựa theo bài toán sách giáo khoa đã cho để đưa ra vấn đề cần giải quyết và hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề đó nhằm giúp học sinh hình thành kiến thức về dạng toán và nêu ra một cách tổng quát giải các bài toán thuộc dạng đó. 3.2. Khác nhau. Nội dung : Nội dung của mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp 4 – CTTH cũ có thêm phần kiến thức về tỷ lệ thuận và tỉ lệ nghịch so với sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới. Phần này ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới không đưa vào vì nó khó đối với học sinh lớp 4. Nó dễ đưa học sinh tới tình trạng bị quá tải. Các bài toán có lời văn thuộc phần tính diện tích của các hình thì ở chương trình Toán 4 - CTTH cũ chỉ đề cập tới tính diện tích hình vuông và tính diện tích hình chữ nhật. Nhưng ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới đã giới thiệu một số vấn đề về hình thoi và hình bình hành nên có các bài toán về' tính diện tích hình thoi và hình bình hành. Phương pháp: ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới vẫn đưa ra các bài toán để giáo viên dựa vào đó giới thiệu, hướng dẫn học sinh từng bước giải bài toán để dần hình thành kiến thức về dạng toán tương ứng. Nhưng ... học sinh phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm, học theo lớp, . . . và cố gắng độc lập suy nghĩ trong học và làm bài với việc sử dụng hợp lý các thiết bị dạy học. Giáo viên là người hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi tổ chức cho học sinh huy động những hiểu biết của học sinh (hoặc của một nhóm học sinh) để lập mối liên hệ giữa vấn đề mới phát hiện với các kiến thức thích hợp đã biết, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề. Trân trọng, khuyến khích mọi cách giải quyết .vấn đề của học sinh và giúp học sinh lựa chọn cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất. Như vậy, sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu, nhớ lâu về dạng toán đã học. Các em còn có cơ hội phát huy tính sáng tạo của mình. Ví dụ: Khi dạy học giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Thông qua bài toán "Tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. Tìm hai số đó. Trước hết giáo viên củng cố lại kiến thức số học phần cộng trừ của số tự nhiên đã học. Giáo viên cho học sinh đọc kỹ đề bài của bài toán, phân tích cái đã biết và cái phải tìm, dùng các câu hỏi gợi ý dựa vào các em học sinh tích cực trong tập thể lớp, nhóm để trả lời câu hỏi dần dần mở ra tri thức mà các em cần lãnh hội nếu hướng dẫn một học sinh thì dựa vào khả năng nhận thức của học sinh và hướng dẫn một cách phù hợp với em học sinh đó . Các bước hướng dẫn cụ thể . 70 10 Trước hết giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Học sinh sẽ dựa vào các kỹ năng về tóm tắt đã có và những phân tích đề bài toán trước đó để tóm tắt. Số lớn : Số bé: Sau đó giáo viên có các giả thiết để học sinh có thể tìm ra cách tìm: Số lớn: (70 + 10) : 2 = 40 hoặc số bé: (70 - 10): 2 = 30. Yêu cầu các em trình bày cụ thể Từ đó giáo viên có thể giúp các em khái quát lên cách giải đối với các bài toán thuộc dạng này. Có hai cách tìm: Sổ lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 hoặc Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2 Khi học sinh nắm bắt được tri thức thì giáo viên không bắt buộc học sinh phải tìm tìm số lớn hay số bé trước. Tuỳ vào từng điều kiện và cách suy luận của các em, các em sẽ có cách giải quyết của mình. Như vậy, giáo viên sẽ tôn trọng các cách giải khác nhau của một bài toán làm cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và hứng thú học tập toán. Tổ chức cho học sinh thực hành vận dụng kiến thức mới ngay sau tiết học bài mới để học sinh "học qua làm" góp phần hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh những tri thức mới bằng cách sử dụng các bài tập trong sách giáo khoa toán 4 để tổ chức cho học sinh làm bài theo năng lực của mình. Sau những bài tập đặc biệt là các ''bài toán" mà sách giáo khoa đưa ra để giúp học sinh linh hội cách giải. Học sinh được ôn tập, củng cố kiến thức mới học . Ở Toán 4 - CTTH mới các bài tập ngay sau khi bài giảng nhằm củng cố kiến thức học sinh mới lĩnh hội đã được giảm tải hơn so với CT cũ. Nhưng giáo viên cũng không nên yêu cầu tất cả học sinh của tập thể phải hoàn thành ngay tại lớp mà để các em giải quyết nhiệm vụ học tập theo năng lực của mình. 2. KHI DẠY CÁC TIẾT LUYỆN TẬP, LUYỆN TẬP CHUNG, THỰC HÀNH ÔN TẬP. Giáo viên nên: - Giúp học sinh tự phát hiện ra mối liên hệ giữa bài tập và các kiến thức đã học. Từ đó học sinh biết lựa chọn sử dụng những kiến thức thích hợp để giải bài tập. - Giúp học sinh tự luyện tập, thực hành theo khả năng của từng em tránh cách dạy "đồng loạt" , "bình quân". Giáo viên cần quan tâm đúng mức với từng đối tượng học sinh khi tổ chức cho các em làm bài và chữa bài. - Đối với học sinh khá, giỏi, có năng khiếu về toán học, giáo viên cần phát hiện và có biện pháp bồi dưỡng thích hợp để ngày càng phát huy năng lực và yêu thích môn toán hơn. Nhất là bài toán có lời văn nó là cơ hội và thách thức với các em. Như vậy khi các em làm hết các bài tập trong sách giáo khoa thì giáo viên có thể cho thêm các bài tập tham khảo để các em học tập môn toán sâu sắc hơn. Đối với học sinh khả năng nhận thức từ trung bình trở xuống khi học tập môn toán nó được biểu hiện như sau: Tư duy thiếu linh hoạt; sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm; diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn; sử dụng ngôn ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn; biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài toán giáo viên hỏi lại cũng ngập ngừng không tin là mình đúng, thái độ trong lớp thụ động, cần phải có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục như: +Giáo viên cần theo sát học sinh, đi sâu, tìm hiểu cụ thể nguyên nhân đưa tới tình hình đó của từng học sinh +Phân loại học sinh kém +Giáo viên có phương pháp giảng dạy thích hợp +Tổ chức cho các em học sinh khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn kém. +Tổ chức kèm cặp phụ đạo trong điều kiện và thời gian quy định +Phối hợp với gia đình để tạo điều kiện học tập tết cho các em. +Khuyến khích sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh bằng cách phối hợp giữa làm bài của từng cá nhân với trao đổi ý kiến trong nhóm về cách giải của các bạn để có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh cách giải của bản thân. Giáo viên không khuyến khích hiện tượng làm hộ, thiếu tự lực hoặc thiếu trung thực trong làm bài. - Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra tự đánh giá, tự rút ra kinh nghiệm khi làm bài và chữa bài. Như vậy học sinh sẽ có khả năng tự chỉnh sửa phương pháp học và có những định hướng học tập cho riêng mình. - Tập cho học sinh tìm ra nhiều cách giải một bài tập (nếu có thể) và lựa chọn cách giải hợp lý nhất, không thoả mãn với các kết quả đạt được. Ví dụ: khi học sinh giải bài toán (sách giáo khoa Toán 4 – CTTH mới , trang l51). Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540 kg. Tính số gạo mỗi loại, biết rằng số gạo nếp bằng số gạo tẻ. Bài giải: Cách 1 : Ta có sơ đồ : 540 kg Gạo tẻ: Gạo nếp: Dựa theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 - 3 = 1 (phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 x 1 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 540 : 3 x 4 = 720 (kg) Đáp số: gạo nếp: 180kg gạo tẻ: 720 kg Cách 2: Biểu thị số gạo nếp là một phần, số gạo tẻ là 4 phần như thế Hiệu số phần bằng nhau là: 4-3=1(phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 x 1 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg) Đáp số: gạo nếp: 180 kg gạo tẻ: 720 kg Như vậy, đa số các em trong lớp sẽ giải quyết vấn đề của bài toán này theo cách 1 . Nhưng cũng có những em học sinh tìm ra cách 2 (là cách giải mà các em hiểu sâu hơn mới đưa ra được). Giáo viên phải công nhận cách 2 là đúng và cần giảng cho các em khác hiểu cách này. Tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động đố vui và trò chơi học tập một cách có chủ định, có hệ thống trong giờ học toán, để phát huy hứng thú và tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy học toán. PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 1 . KẾT LUẬN : Với sự hướng dẫn của cô Trịnh Diệp Linh em đã nghiên cứu, tìm hiểu đề tài "Một số vấn đề về dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn trong Toán 4 - CITH mới ". Qua nghiên cứu em đã được tìm hiểu sâu hơn mạch kiến thức giải toán có lời văn trong chương trình Toán 4 – CTTH mới, biết được những biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học giải toán có lời văn ở Toán 4 - CTTH mới. Từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể giúp cho học sinh có hứng thú học tập, kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi và có niềm say mê với toán học. Chương trình sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới đã khắc phục được những hạn chế của chương trình cũ cải cách giáo dục. Đặc biệt trong mạch kiến thức giải toán có lời văn được giảng dạy ở Toán 4 - CTTH mới đã đáp ứng kịp thời với nhận thức của trẻ em hiện nay . Cụ thể. Mạch kiến thức này ở chương trình mới được chọn lọc phù hợp với khả năng của học sinh hơn. Cách trình bày bài giải của bài toán ở sách giáo khoa Toán 4 - CTTH mới gọn gàng và sáng sủa hơn . Mạch kiến thức giải toán có lời văn ở lớp 4, nó mở đầu cho giai đoạn mới, đó là giai đoạn học tập sâu nên nó không chỉ đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn phải nắm ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Học sinh theo chương trình mới hứng thú hơn, tự tin hơn, phát huy được năng lực của bản thân và đạt kết quả cao hơn. 2. ĐỀ XUẤT KIẾN. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này em xin có một số ý kiến đề xuất sau: Đối với học sinh khoa đào tạo giáo viên tiểu học: Cần thường xuyên tìm hiểu nội dung chương trình môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung. Tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè để tìm cho mình cách học tốt nhất. Đọc tìm hiểu, thu thập các tài liêu chỉ đạo chuyên môn về chương trình tiểu học mới . Có thể tự tích luỹ những kinh nghiệm thực tế để hiểu tâm lý trẻ. Đối với khoa đào tạo giáo viên tiểu học. Nên tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên môn tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được trình bày những ý kiến thắc mắc về CTTH mới và giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về những thay đổi của chương trình. Để sinh viên có sự định hướng riêng cho bản thân. Đối với nhà trường sư phạm: Thư viện trường cần được trang bị kịp thời và đa dạng các loại sách, báo, tạp chí có liên quan đến chương trình tiểu học mới để sinh viên khoa Đào tạo Giáo viên tiểu học có điều kiện tham khảo, tìm hiểu tài liệu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Vũ Quốc Trung – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Trần Diễn Hiển - Đào Thái Lai - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Phạm Thanh Tâm - Vũ Dương Thuỵ - Toán 4 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2006 . .. 2. Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Vũ Quốc Trung - Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Trần Diễn Hiển - Đào Thái Lai - Kiều Đức Thành - Lê Tiến Thành - Phạm Thanh Tâm - Vũ Dương Thuỵ - Bài tập Toán 4 - NXB Giáo dục 2006 3 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng - Đỗ Tiến Đạt - Đỗ Trung Hiệu - Phạm Thanh Tâm - Bài tập toán 4 - NXB Giáo dục 2006. 4. Hà S Hồ - Đỗ Đình Hoan - Đỗ Trung Hiệu - Phương' pháp dạy học toán (Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12 + 2) - NXB giáo dục 200 1 . 5 . Đỗ Đình Hoan (chủ biên) - Nguyên áng - Vũ Văn Dương - Đỗ Trung Hiệu - Vũ Mai Phương - Vũ Dương Thuỵ - Luyện giải toán 4 - NXB giáo dục 2006 . 6. PGS. TS Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt - Hỏi đáp về dạy học toán 4 - NXB giáo dục 2006. 7 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Phạm Thanh Tâm - Toán 1 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2002. 8 . Đỗ Đình Biên (chủ biên) - Nguyễn áng – Đỗ Tiến Đạt – Đỗ Trung Hiệu - Phạm Thanh Tâm - Toán 3 sách giáo viên - NXB Giáo dục 2004. 9. Tạp chí lý luận - Khoa học giáo dục. Bộ giáo dục đào tạo.
Tài liệu đính kèm: